31 tháng 8 2011

Thần tích của tiểu đệ tử chứng thực Pháp

Thần tích của tiểu đệ tử chứng thực Pháp

Tác giả: Tiểu Bảo tự thuật, Thành Ngọc chỉnh lý

[Chanhkien.org] Em đã theo mẹ em phát tài liệu giảng chân tướng trong mấy năm qua. Khi em mới được mấy tháng tuổi và chưa biết đi, mẹ em đã đưa em theo. Sau khi biết đi, mẹ em đã nắm tay em và dắt em đi cùng, và bây giờ em có thể phát tài liệu giống mẹ em. Dưới đây là một số thần tích mà em vừa chứng kiến khi phát tài liệu giảng chân tướng.

Một ngày, mẹ em và em đi phát đĩa DVD Thần Vận trong một khu dân cư lớn. Mẹ em đã đưa em các đĩa DVD khi mẹ nhìn thấy những chiếc xe đạp để em đặt lên chúng. Có một chiếc gương thần kỳ, trước tiên nó chiếu sáng lên ghế xe đạp và sau đó đánh dấu lên những nghế ngồi có ít bụi—nghĩa là chúng thường được sử dụng. Sau khi đi theo chỉ dẫn từ chiếc gương và đặt các đĩa DVD trên giỏ xe, một chiếc màng màu lam xuất ra từ chiếc gương và trùm lên mỗi đĩa DVD để những người xấu không thể thấy nó. Và rồi một bóng đèn phát ra ánh sáng rất mạnh mẽ để gia trì năng lượng cho các đĩa DVD. Sau đó các đĩa DVD tràn ngập trong một chữ phát ra ánh sáng màu vàng kim, đó là “cứu độ”. Chiếc gương thần kỳ cũng có nhiều chức năng khác nữa. Ví dụ, nó đánh dấu những chiếc xe đạp đã nhận đĩa DVD trước đó để em bỏ qua chúng, và cái dấu là rất rõ ràng ở không gian khác. Chiếc gương cũng có một cái bút, ghi lại bao nhiêu xe đạp đã nhận DVD và chúng thuộc tòa nhà, đơn vị nào.

Tất cả các đĩa DVD mà em và mẹ em phân phát đều tỏa ánh vàng kim rực rỡ. Chiếc túi chứa nhiều đĩa DVD mà mẹ em mang theo đã trở thành một nguồn năng lượng lớn mạnh. Một ngày nọ, khi trở về nhà với mẹ em sau khi phát đĩa, em thấy những ô cửa sổ nhà em tỏa ánh sáng vàng kim. Những ngôi nhà khác không có luồng sáng ấy, bởi vì chúng không có sách Pháp Luân Công, ảnh của người sáng lập Pháp Luân Công, hay tài liệu giảng chân tướng.

Sư phụ cũng trực tiếp giúp em phát đĩa DVD. Đôi khi, một sợi thừng xuất ra từ các đĩa DVD và chỉ hướng chúng bay tới các giỏ xe đạp mà người chủ của chúng có tiền duyên với Đại Pháp. Mặc dù mẹ em và em đang phát tài liệu giảng chân tướng trong không gian này, thực ra Sư phụ đã trợ giúp rất nhiều ở các không gian khác.

Một hôm, khi thấy mẹ em chuẩn bị bìa đĩa DVD, em nói với mẹ: “Mẹ ơi, hãy để con làm một số việc giúp mẹ. Con cũng muốn làm gì đó để chứng thực Pháp.” Bước cuối cùng của công việc là gấp một bên bìa và em đã làm tất cả chúng. Có khoảng 200 cái và em mất gần 1 giờ để hoàn thành. Mẹ em khen em vì điều đó. Sư phụ cũng phóng các luồng năng lượng về phía em, một số chúng có dạng các chữ là “tốt” và “siêu”. Chúng đều bay vào không gian của em. Em rất biết ơn lòng từ bi của Sư phụ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/6/22/75368.html
http://pureinsight.org/node/6186

Câu chuyện luân hồi: Sự chuyển sinh của Tịnh Nguyệt Liêm

Câu chuyện luân hồi: Sự chuyển sinh của Tịnh Nguyệt Liêm

Tác giả: Khải Hàng

[Chanhkien.org] Trong quá trình tu luyện của tôi, tường, cửa, xe hơi, động vật, cây cối, v.v. đều chào hỏi và nói chuyện với tôi. Khi tôi phát tài liệu giảng chân tướng, một chiếc xe hơi hay thậm chí một cánh cửa đôi khi cũng hỏi xin chúng. Tôi vô cùng cảm động, vạn vật đều có linh, quả không sai chút nào!

Năm 2009, tôi thấy nhiều bình hoa trong nhà một học viên, và sự chú ý của tôi hướng vào một bình hoa lan nhỏ. Người học viên chỉ vào một bình hoa lan lớn và nói với tôi: “Bình hoa lan lớn này nở hoa quanh năm, nhưng bình hoa lan nhỏ thì chỉ nở một lần, và sau đó nó không nở nữa.” Tôi thấy bình hoa lan lớn đang kiêu kỳ với những bông hoa rực rỡ. Bình hoa lan nhỏ thì không hài lòng với khả năng của nó, và nó tức giận rằng nó đã không nở hoa. Ngoài ra, ngay cả nếu bình hoa nhỏ có hoa, chúng vẫn nhỏ so với những bông ở bình hoa lớn. Bình hoa lan lớn sẽ cười nhạo trước điều này. Bình hoa lan nhỏ thì chán nản, cô lập và không muốn ra hoa nữa. Bình hoa lan nhỏ biết rằng tôi thích nó, và nó cố gắng ngẩng lên một chút. Nó giống như một đứa trẻ buồn bã đang nhìn tôi. Tôi không muốn các bông hoa, mà thực sự muốn bình hoa nhỏ này.

Năm 2010, người học viên này chuyển nhà, và muốn để lại những cái cây trong bình cho người chủ mới. Tôi đã giúp cô chuyển đồ. Bình hoa lan lớn trên cửa sổ nói: “Đem tôi đi với!” Những cây trong bình khác cũng nói điều tương tự với tôi. Tôi biết chúng không muốn ở lại với người thường. Tôi không thích hoa, do đó tôi đã không nói gì cả. Tuy nhiên, tôi muốn có bình hoa lan nhỏ. Khi tôi nói với người học viên kia về điều này, cô đã đưa chúng cho tôi.

Một lần khi đang làm việc ở nhà, tôi tình cờ nhìn vào hoa lan nhỏ và nghĩ về điều hoa lan lớn từng nói. Đột nhiên tôi nghe thấy hoa lan nhỏ nói: “Bạn không thể có hoa lan lớn được. Nó rất tồi tệ và xảo trá, tôi ghét nó.” Tôi sững sờ. Có mâu thuẫn giữa những cây hoa này. Vài ngày sau, tôi nhìn thấy một yêu tinh hoa rất xảo quyệt. Một tháng sau, tôi khám phá ra rằng hoa lan nhỏ đã từng là thị nữ của tôi khi tôi còn là Sa Nguyệt Bồ Tát trên thiên thượng. Cô ấy được gọi là Tịnh Nguyệt Liêm. Cô đã nhiều lần kết duyên với tôi ở thế giới con người trong suốt lịch sử. Vào thời mạt pháp khi Đại Pháp hồng truyền, cô không có được thân người và phải gặp tôi với dạng thức này. Điều này đã khiến tôi hiểu được lý do tôi rất thích hoa lan nhỏ ngay khi tôi vừa thấy nó.

Kể từ đó, tôi thường quên tưới nước cho các cây hoa, nhưng tôi tự nhắc nhở mình đừng quên tưới nước cho hoa lan nhỏ.

Tịnh Nguyệt Liêm ganh tỵ với con gái tôi. Một lần con gái tôi đang học thuộc Pháp, Thần tiên trên thiên thượng đều tập trung vào căn phòng nhỏ của con gái tôi. Họ khen cô bé. Một vị Thần tiên tên là Tế Minh nói: “Tiểu hài nhi này học thuộc rất tốt.” Một Thần tiên khác tên là Phí Nguyệt nói: “Mẹ cô bé hơi lười”. Tôi tự nhìn lại mình và định nói chuyện này với con gái. Tịnh Nguyệt Liêm nghe được điều này. Cô mừng cho chúng tôi nhưng lại buồn cho mình vì cô không có thân người để đắc Pháp. Cũng giống như ở đâu đó có một nguyện vọng quan trọng nhưng lại không thực hiện được. Cô buồn bã và khóc cả ngày lẫn đêm. Điều này khiến mạch hoa bị tổn thương. Cũng giống khi người ta cảm thấy vô cùng đau khổ vậy. Sứ giả phụ trách các loài hoa nhìn thấy điều này và cũng đồng cảm với cô. Việc này được bẩm báo lên thiên đình của loài hoa. Bách Hoa Tiên nữ cảm động trước tâm cầu Pháp của Tịnh Nguyệt Liêm, nhưng cũng không làm gì được.

Sự bi ai và thương tâm của Tịnh Nguyệt Liêm làm chấn động thiên đình, và thiên đình đã phái Nhị Lang Thần đến xem xét việc này. Nhị Lang Thần tra xét xong lại lên báo thiên đình. Thiên đình nghi ngờ và hỏi tại sao cây hoa nhỏ này lại đau buồn như vậy và khí của nó xung lên tận thiên đình. Họ đã tra xét luân hồi của cây hoa này và khám phá được ngọn nguồn. Vào triều Đường, cây hoa này từng chuyển sinh thành phu nhân thứ hai của tiểu tướng La Thành. Vào đầu triều Minh, nó chuyển sinh thành em gái Ninh Sơ Phượng của phu nhân Ninh Sơ Phương, vợ đại tướng quân Lam Ngọc. Vào đầu triều Thanh, nó chuyển sinh thành con gái của Hoàng đế Khang Hy, nhưng lên bốn tuổi thì mắc bệnh sởi và chết. Điều tra cho thấy Tịnh Nguyệt Liêm có thể đắc Pháp vào thời mạt pháp, do đó thiên đình đã gọi Triệu Hoa Thần và Chuyển Sinh Thần quân đến để an bài chuyển sinh cho Tịnh Nguyệt Liêm.

Tịnh Nguyệt Liêm do quá bi thương nên cuối cùng khiến mạch hoa bị động đứt, và vào mùa Đông, cây hoa đã chết trong giá rét ở ban công. Tôi quỳ xuống trước bồn hoa và cảm thấy mất mát. Bồn hoa cười với tôi, nói: “Tình nặng quá.” Tôi cũng nghĩ về mình như vậy, và chấp trước vào tình của tôi với cây hoa này quả thực là quá lớn. Người tu luyện liệu có nên như vậy hay không?

Ngày 12 tháng 5 năm nay, tôi phát hiện thấy cây hoa lan nhỏ này đã chuyển sinh thành một bé gái. Bà của bé là một đệ tử Đại Pháp tinh tấn. Hiện tại, để chuyển sinh vào gia đình đệ tử Đại Pháp là rất khó. Các đệ tử Đại Pháp tinh tấn và tu tốt đều đã loại bỏ chấp trước vào sắc dục và chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để làm ba việc. Còn tu không tốt, mê đắm trong người thường, thì các sinh mệnh có duyên có thể chuyển sinh đến đó. Phải có tiền duyên cực lớn thì mới có thể chuyển sinh vào một gia đình đệ tử Đại Pháp tinh tấn. Cũng như vậy, vở kịch lớn đang chuẩn bị thu màn lại, thời gian không đợi người; Tịnh Nguyệt Liêm quả là quá may mắn. Điều này có liên quan đến nguyện vọng của cô trong thời kỳ Chính Pháp. Phía minh bạch của các bông hoa biết rằng đệ tử Đại Pháp là quá may mắn.

Hoa lan nhỏ đã bị hoa lan lớn bắt nạt trong tám năm, và ấy là do họ đã có một mối hận trong lịch sử.

Vào thời Minh Hiến Tông, hoa lan nhỏ là một cung nữ tên là Tô Thái Nga. Năm 32 tuổi, cô xuất cung và trở thành vợ lẽ của một ông lão 50 tuổi giàu có tên là Ngô Sấm. Cô sinh được một bé gái tên là Ngô Phượng. Thái Nga bản tính nhân hậu, thông hiểu sách vở và thấu đạt lễ nghi, nên rất được trượng phu sủng ái. Đại phu nhân là Vương Thái Bình rất đố kỵ với cô. Dưới sự dạy dỗ của Vương phu nhân, hai người con của bà cũng không vừa ý với Thái Nga. Họ luôn gây khó dễ cho cô. Sau khi Thái Nga mang thai, thầy bói nói có dấu hiệu của con trai và cô nhất định sẽ sinh quý tử. Ngô Sấm nghe thấy vậy thì rất vui mừng. Ông bảo nhà bếp nấu thật nhiều món ngon để nhị phu nhân ăn. Đại phu nhân thấy vậy thì càng ghen tức hơn nữa. Bà nói với con cả Ngô Tân và con thứ Ngô Phủ: “Sắp có người được hưởng một phần gia sản, và ta không biết các con sẽ được bao nhiêu.” Ngô Phủ rất thật thà trung hậu, sau khi nghe xong cậu không nói gì. Còn Ngô Tân thì rất khoe tài hiếu thắng, cậu ta sợ rằng sau khi đứa trẻ sinh ra thì cậu ta sẽ có ít gia tài hơn, do đó đã sinh tâm ác ý. Cậu ta đã cho thuốc độc vào thức ăn của Thái Nga, đó là thuốc đọa thai và thuốc độc mạn tính.

Đại phu nhân đến phòng của Thái Nga và nói ra những lời chua cay. Thái Nga đã đưa đồ ăn ngon trong nhà bếp lên để đại phu nhân ăn. Đại phu nhân không khách khí và đã ăn nó. Thái Nga không ăn chút nào, và cô đã bảo người hầu đưa chỗ thức ăn còn thừa về phòng đại phu nhân. Đại phu nhân hả dạ và trở về phòng.

Đến đêm, đại phu nhân bị đau bụng. Ngô Tân đến thăm mẹ và hỏi bà đã ăn gì. Đại phu nhân chỉ vào những món ăn ngon kia. Ngô Tân mặt biến sắc, ôm chầm lấy mẹ và quỳ xuống. Đại phu nhân trong tâm đã hiểu ra và cầm lấy tay con trai. Bà nói không được nói với ai và không được đi tìm nhị phu nhân trả thù. Để tránh tiết lộ sự việc, bà bảo con trai mau chóng trở về phòng. Đại phu nhân bụng đau như cắt và miệng nôn trôn tháo. Bà giận dữ và lăn lộn cả đêm. Cơ thể bà bị tổn thương trầm trọng. Hai tuần sau, bà qua đời. Thái Nga vô cùng kinh ngạc trước sự việc này. Ngô Sấm đã âm thầm điều tra. Sau khi biết được ngọn ngành, ông nghĩ: “Không thể tiết lộ sự việc này. Việc xấu trong nhà không thể truyền ra ngoài được.” Ông đã đưa tiền cho con trai cả Ngô Tân và để cậu đi buôn bán xa nhà cùng những người bạn. Ngô Sấm cũng mua hàng trăm mẫu ruộng ở huyện bên để con trai Ngô Phủ kinh doanh. Bản thân ông thì chuyên tâm chăm sóc cho mẹ con Thái Nga.

Thái Nga bình thường rất quý hoa. Cô cảm thấy đại phu nhân tuy không phải do cô giết, nhưng cái chết của bà là có liên quan đến cô. Cô cảm thấy buồn bã và bất an. Cô thường đến Phật đường niệm kinh cầu phúc và hy vọng đại phu nhân sẽ có nơi tốt để tới.

Sáu tháng sau, Thái Nga mộng thấy đại phu nhân đến, nói: “Em ơi, ta đã chuyển sinh. Ngô Tân là oan gia kiếp trước của ta, nay nợ đã được hoàn trả rồi. Ta và em đã ở cùng nhau được tám năm. Em được sủng ái, còn ta bị lạnh nhạt. Nếu sau lại có duyên, em nên hoàn lại ta tám năm đó.” Thái Nga không ngừng đáp ứng, sau đó còn cùng đại phu nhân phát thệ. Đại phu nhân khi ấy mới rời đi. Sau khi thức dậy, Thái Nga cảm thấy giấc mơ thật quá rõ ràng. Cô kể lại cho trượng phu nghe, và ông than thở: “Sau này em sẽ bồi hoàn bà ấy trong tám năm.”

Vào thời mạt pháp, đại phu nhân và nhị phu nhân lần lượt chuyển sinh thành hoa lan lớn và hoa lan nhỏ. Trong vòng tám năm, hoa lan nhỏ bị hoa lan lớn chế giễu, bởi vì họ đã có oán duyên trói buộc.

Hoa lan nhỏ trong lịch sử còn từng chuyển sinh thành cây bạch quả sống 120 năm; chuyển sinh thành tảng đá đỏ, 300 năm sau thì phong hóa; chuyển sinh thành thiên nhân, thọ 500 năm; chuyển sinh thành cây vạn tuế, sống 700 năm; tại Vân Nam chuyển sinh thành xà vương, sống 120 năm; chuyển sinh thành lợn rừng, và con mồi của người thợ săn. Nó còn chuyển sinh thành chim công và những sinh mệnh khác.

Có hai lý do khiến tôi viết ra bài này. Thứ nhất là cảnh tỉnh đệ tử Đại Pháp, hãy trân quý cơ duyên tu luyện, thân người khó được; đắc được Đại Pháp là phải trải qua vô số khổ để có được vinh diệu lớn nhất trong vũ trụ. Thứ hai là hy vọng các đồng tu nhiều tuổi có thể chăm sóc cho con trẻ và hướng dẫn họ đắc Pháp. Họ không phải vì là cháu trai, cháu gái, họ hàng của bạn mà đến. Họ đến là vì Đại Pháp, vì tu luyện. Xin đừng cô phụ sự lựa chọn của họ khi chuyển sinh vào gia đình bạn, cũng như hy vọng mà họ gửi gắm vào bạn!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/6/27/75494.html
http://pureinsight.org/node/6184

26 tháng 8 2011

Vườn thơ Chánh Kiến: Hôm nay thấy ngày về

Vườn thơ Chánh Kiến: Hôm nay thấy ngày về

Tác giả: Lam Không tại Đài Loan

[Chanhkien.org]

Kim triêu chứng quy kỳ

Tiếu khán thiên niên sự,
Mộng lý cố nhân si.
Vạn cổ tầm Đại Đạo,
Kim triêu chứng quy kỳ.

Tạm dịch:

Hôm nay thấy ngày về

Ngàn năm chốn trần thế,
Mộng thấy cố nhân mê.
Vạn cổ tìm Đại Đạo,
Hôm nay thấy ngày về.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2002/1/24/13494.html

Vườn thơ Chánh Kiến: Đắc Pháp

Vườn thơ Chánh Kiến: Đắc Pháp

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Bắc Mỹ

[Chanhkien.org]

Đắc Pháp

Mê lạc hồng trần niên phục niên,
Đại mộng sơ tỉnh khuy động thiên.
Ân Sư giáo hối minh tâm chí,
Đẩu đẩu tinh thần đăng Pháp thuyền.

Tạm dịch:

Đắc Pháp

Bao năm mê lạc cõi hồng trần,
Vừa tỉnh giấc mộng thấy động tiên.
Ân Sư chỉ lối sáng tâm chí,
Phấn chấn tinh thần lên Pháp thuyền.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/5/12/10116.html

Văn hóa Thần truyền: Hoàng đế Khang Hy đàm luận về tâm tật đố

Văn hóa Thần truyền: Hoàng đế Khang Hy đàm luận về tâm tật đố

Tác giả: Lý Bình

[Chanhkien.org] «Đình huấn cách ngôn» của Hoàng đế Khang Hy là giáo huấn đối với các Hoàng tử, do Ung Chính thuật lại, chỉnh lý mà thành. Dưới đây là đàm thoại của Khang Hy trong đình huấn về tâm tật đố.

[Huấn viết]

“Phàm nhân trì thân xử thế, duy đương dĩ thứ tồn tâm. Kiến nhân hữu đắc ý sự, tiện đương sinh hoan hỉ tâm. Kiến nhân hữu thất ý sự, tiện đương sinh liên mẫn tâm. Thử giai tự kỷ thực thụ dụng xứ. Nhược phu kị nhân chi thành, lạc nhân chi bại, hà dữ nhân sự? Đồ tự hoại tâm thuật nhĩ. Cổ ngữ vân: ‘Kiến nhân chi đắc, như kỷ chi đắc. Kiến nhân chi thất, như kỷ chi thất.’ Như thị tồn tâm, thiên tất hữu chi.”

[Phiên dịch]

Nói chung người ta phải giữ mình mà xử thế, cần phải có khoan dung ở trong tâm. Thấy người gặp việc đắc ý, thì nên sinh tâm vui mừng. Thấy người gặp việc thất ý, thì nên sinh tâm cảm thông. Đây đều là chỗ khiến bản thân được thoải mái thực sự. Nếu như đố kỵ với thành công của người khác, vui mừng trước thất bại của người khác, thì nào có ích chi? Chỉ là khiến tâm của mình xấu đi mà thôi. Cổ ngữ nói: ‘Thấy cái được của người khác, như tự mình đắc được vậy. Thấy cái mất của người khác, như chính mình bị mất vậy.’ Nếu như trong tâm được như vậy, thiên thượng nhất định sẽ bảo hộ loại người này.

[Huấn viết]

“Thế thượng nhân tâm bất nhất. Hữu nhất chủng nhân, bất ký nhân chi thiện, chuyên ký nhân chi ác. Thị nhân hữu sửu sự ác sự, chuyển dĩ vi khoái lạc, như tự đắc kỳ vật giả. Nhiên thử đẳng hạnh tai lạc họa chi nhân, bất tri kỳ tâm chi hà dĩ sinh nhi quái dị như thị dã. Nhữ đẳng đương thử vi giới.”

[Phiên dịch]

Nhân tâm con người thế gian không giống nhau. Có một loại người, không nhớ chỗ tốt của người khác, mà chuyên nhớ chỗ xấu của người khác. Nếu người ta gặp phải việc xấu, thì liền trở nên rất sung sướng, như tự mình đắc được vật quý vậy. Tuy nhiên loại người cười trên nỗi đau của người khác này, không biết tâm của mình đã trở nên quái dị như thế. Các con cần phải lấy đó mà dè chừng.

Dịch từ:

http://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/13/【神传文化】康熙谈妒嫉心-238962.html

Loạt bài về luân hồi (Kỳ 4): Hỗn độn sơ khai

Loạt bài về luân hồi (Kỳ 4): Hỗn độn sơ khai

Tác giả: Tiểu Tây Hài

[Chanhkien.org] Trải qua quá trình đi xuống dài đằng đẵng, Tiểu Tả Hài và tiểu sư tử đã đến vị trí Tam giới, trung tâm của vũ trụ; khi ấy Tam giới còn chưa hình thành. Rất nhiều vị Thần trên thiên thượng đã hạ xuống, họ đều tập trung tại một nơi; Tiểu Tả Hài và tiểu sư tử đứng cạnh Hồng Quân Lão Tổ, chúng Thần đều tận mắt chứng kiến Bàn Cổ khai thiên địa.

Tiểu vũ trụ vừa mới hình thành còn ở trong trạng thái hỗn độn; Tiểu Tả Hài và tiểu sư tử không chùn bước mà tiến vào tiểu vũ trụ. Chú sư tử trắng dũng mãnh này được chúng tôi gọi là ‘Tiểu Bạch’. Sau khi tiến nhập vào tiểu vũ trụ, Tiểu Bạch phát hiện thấy một con phượng hoàng tà ác, do đó nó xông tới ẩu đả với con phượng hoàng.

Sau khi đi xuống, Tiểu Tả Hài trông như một tiểu nữ hài khoảng mười mấy tuổi, mình đeo một chiếc “khuyên Kim Cương”; “khuyên Kim Cương” này chính là cái vòng mà Sư phụ đã trao cho cô. Cô đã đánh nhau với một đám yêu ma trên mặt đất; có con có hình tượng Ngưu Ma vương, có con có hình tượng động vật, cũng có con có đôi cánh dài. Tiểu Tả Hài tay cầm “khuyên Kim Cương” đánh nhau với chúng, một người đối phó với một bầy, đánh nhau tới mấy ngày mấy đêm. Đánh xong lại tiếp tục đánh, đánh không xong liền chạy, chạy tới một sơn động để nghỉ ngơi. Khát quá cô tới bờ sông hớp chút nước, đói quá bèn hái một chút quả để ăn.

Một lần, Tiểu Tả Hài lạc vào trận địa địch, nơi chúng đã bố trí sẵn cạm bẫy, và bị bẫy trùng trùng bao quanh. Trong quá trình chiến đấu kịch liệt, thân thể cô bị thương rất nhiều nơi. Trong tình huống nguy cấp ngàn cân treo sợi tóc ấy, “khuyên Kim Cương” thi triển Pháp lực, trong nháy mắt hóa thành một con chim lớn màu trắng. Tiểu Tả Hài nhảy phắt lên cưỡi, chim lớn vỗ đôi cánh rộng bay vọt lên không trung, mang Tiểu Tả Hài bay về khu rừng. Đám yêu ma bao vây bắn cung tên tua tủa về phía Tiểu Tà Hài. Chim lớn thu đôi cánh lại, bao bọc Tiểu Tả Hài vào trong, các mũi tên đều bị đôi cánh chặn lại.

Sau đó, Tiểu Tả Hài đi qua dãy Hoa Sơn; Hoa Sơn khi ấy là mấy đỉnh núi nối liền với nhau, xung quanh toàn là nước. Đỉnh núi quanh năm bị mây đen che phủ, trong đám mây đen ẩn giấu những sinh mệnh tà ác. Tiểu Tả Hài thân mang bảo kiếm trèo lên vách núi dựng đứng, vung bảo kiếm hướng về đám mây đen; ánh kiếm loang loáng xua tan tầng tầng mây đen, bầu trời trong sáng trở lại. Tiểu Tả Hài lại vung kiếm bổ chẻ dãy Hoa Sơn; sau khi chẻ, vách núi Hoa Sơn dựng đứng, người trên mặt đất không cách nào qua lại. Tiểu Tả Hài lại dùng bảo kiếm mở ra một con đường, con đường này chính là điều mà người sau gọi là “Tự cổ Hoa Sơn nhất điều lộ”.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/7/30/76301.html

15 tháng 8 2011

Đức nhân ái cảm hóa lòng dân

Đức nhân ái cảm hóa lòng dân

[Chanhkien.org] Năm 590, đời vua Tùy Văn Đế, quan Thị Lang bộ Giá tên là Tân Công Nghĩa được bổ nhiệm làm Thứ sử châu Mân. Khi ấy người dân châu Mân đều rất sợ bệnh tật, nghĩ rằng tất cả bệnh tật đều truyền nhiễm, cho nên người nào mắc bệnh đều bị cách ly, ngay cả người nhà cũng xa lánh. Rất nhiều người bệnh vì không được chăm sóc mà phải chết. Quan hệ giữa người với người rất lạnh lùng, đã thành tập quán. Sau khi Tân Công Nghĩa đến nhậm chức, ông quyết dùng lòng nhân ái để cảm hóa lòng dân, cải biến tập quán xấu này.

Mùa hè năm đó, lại có nhiều người lâm bệnh. Tân Công Nghĩa đặt nhiều chiếc giường ngay trong đại sảnh nhà mình, tiếp đón tất cả người bệnh tới cứu chữa. Từ trong đại sảnh cho tới tận ngoài hành lang đều chật cứng bệnh nhân. Tân Công Nghĩa dùng tiền của bản thân cho người bệnh khám bệnh mua thuốc, sớm tối chăm lo cho khắp lượt các bệnh nhân. Rất nhanh chóng, lần lượt từng người bệnh đều thuyên giảm. Tân Công Nghĩa cho người tới gọi thân nhân của người bệnh đến đón về, bảo họ: “Các vị xem, nào đâu có bệnh truyền nhiễm chứ? Chẳng phải tôi vẫn rất khỏe mạnh đây sao?”.

Thân nhân của những người bệnh vừa cảm động vừa hổ thẹn, sau khi trở về đều kể chuyện Tân Công Nghĩa ân đức cho nhau nghe. Một truyền mười, mười truyền trăm, ai nấy mắc bệnh đều đi tìm Tân Công Nghĩa, thân thích của người bệnh cũng đều ở lại chăm sóc cho họ. Kể từ đó, người người hòa thuận thương yêu nhau, tập quán lạnh lùng vô cảm năm xưa đã tiêu tan hoàn toàn.

(Chuyện trong sách “Tư trì thông giám”)

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/articles/2006/2/11/35645.html
http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=3816

13 tháng 8 2011

Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 1)

Ngộ thiên cơ của Thần qua «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» (Phần 1)

Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org] «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» là cuốn sách ghi lại thiên cơ mà Thần tiết lộ cho nhân loại một cách tường tận nhất. Mặc dù người ta có nhiều kiến giải khác nhau về những thiên cơ ẩn chứa trong «Khải Huyền», nhưng lịch sử và hiện thực đã giúp rất nhiều người có trí tuệ đi đến một nhận thức chung.

Sau đây, lấy «Khải Huyền» làm chủ tuyến, kết hợp với các lời tiên tri có liên quan và hiện thực xã hội ngày nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những thiên cơ được tiết lộ trong cuốn sách.

1. Chủ Thần và Đạo của Thần

Bốn chương đầu của «Khải Huyền» chủ yếu miêu tả về Chủ Thần và Đạo của Thần.

“Giăng đã làm chứng về lời Đức Chúa Trời và về lời chứng của Đức Chúa Jesus, tức những gì ông đã thấy.” (Khải Huyền, 1:2)

“Giăng kính gửi bảy hội thánh trong vùng A-si-a: Nguyện xin ân sủng và bình an đến cùng anh chị em từ Đấng Hiện Có, Đã Có, và Sắp Đến, từ bảy vị Thần ở trước ngai Ngài, từ Đức Chúa Jesus, Chứng Nhân Trung Tín, Con Đầu Lòng từ trong cõi chết, và Lãnh Tụ của các vua trên đất.” (Khải Huyền, 1:4-5)

“Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Hiện Có, Đã Có, và Sắp Đến, và là Đấng Toàn Năng phán, ‘Ta là An-pha và Ô-mê-ga.’” (Khải Huyền, 1:8)

“Khi thấy Ngài, tôi ngã quỵ nơi chân Ngài như người chết. Bấy giờ Ngài đặt tay phải Ngài trên tôi và nói, “Đừng sợ. Ta là Đấng Đầu Tiên và Đấng Cuối Cùng.” (Khải Huyền, 1:17)

Đoạn miêu tả trên, kết hợp với bức thư gửi bảy hội thánh đã nói với chúng ta rằng: Chủ Thần là Đấng Toàn Năng, nhờ ý chỉ của Chủ Thần mà sáng tạo ra vạn vật; Đạo của Thần (word of God) chính là Pháp của Chủ Thần, và được Chúa Jesus kiến chứng; Đạo của Thần chủ yếu là “Thành Tín Chân Thật” (Faithful and True), còn bao gồm lòng yêu thương, thiện tâm và nhẫn nại, khái quát lại thì chính là ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Chương 19 của «Khải Huyền», tiết “Người cưỡi bạch mã” miêu tả:

“Bấy giờ tôi thấy trời mở ra; và kìa, một con ngựa trắng với người cưỡi nó được xưng là Đấng Thành Tín và Chân Thật, và Ngài theo lẽ công chính mà đoán xét và tuyên chiến. Mắt Ngài như ngọn lửa hừng, trên đầu Ngài có nhiều vương miện, và Ngài có một danh được ghi rõ, nhưng không ai hiểu ngoài Ngài. Ngài mặc một áo choàng đã nhúng trong máu, và danh Ngài được xưng là Lời Đức Chúa Trời.” (Khải Huyền, 19:11-13)

“Trên áo Ngài và nơi đùi Ngài có ghi một danh, ‘Vua của các vua và Chúa của các chúa’.” (Khải Huyền:19:16)

«Khải Huyền» minh xác nói với thế gian rằng: “Vạn vương chi Vương, Vạn chủ chi Chủ” (King of kings, Lord of lords) là Đấng Bất Diệt của vũ trụ, là Chủ Thần Toàn Năng, là Vũ trụ Chí Tôn; Đạo của Thần là Pháp của Vũ trụ Chí Tôn, cũng là chân lý vũ trụ, chính là Đại Pháp vũ trụ (Pháp Luân Đại Pháp) với Pháp lý tối cao “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Đối với danh xưng của Chủ Thần, Phật Thích Ca Mâu Ni gọi Ngài là “Chuyển Luân Thánh Vương”; tiên tri của người thế gian gọi là “Di Lặc Phật”, “Đại Thánh nhân”; «Cách Am di lục» gọi Đại Thánh nhân là “Vương trung chi Vương” trên thiên thượng. Ấy là bởi vì Chủ Thần có những hiển hiện khác nhau tại các tầng thứ khác nhau, thể hiện ở tầng thứ cao thì là “Vạn vương chi Vương”, “Vương trung chi Vương”, còn hiển hiện tại thế gian thì chính là Đại Thánh nhân.

Các lời tiên tri cổ đại Trung Quốc có rất nhiều dự ngôn và ca ngợi đối với Đại Thánh nhân và Pháp mà Ngài truyền. Chẳng hạn «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, Khóa 12 viết: “Chửng hoạn cứu nạn, Thị duy Thánh nhân, Dương phục nhi trị, Hối cực sinh minh” (Cứu họa cứu nạn, Duy có Thánh nhân, Dương phục mà trị, Đêm hết ngày rạng); «Dự ngôn thi» của Bộ Hư Đại sư triều Tùy viết: “Thế vũ tam phân, Hữu Thánh nhân xuất, Huyền sắc kỳ quan, Long trương kỳ phục; Thiên địa phục minh, Xử trị vạn vật, Tứ hải âu ca, Ấm thụ kỳ phúc” (Thiên hạ chia ba, Có Thánh nhân xuất, Đội mũ huyền sắc, Trang phục rồng bay; Thiên địa phục minh, Sửa trị vạn vật, Bốn biển ngợi ca, Đắm trong hạnh phúc); «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong triều Đường, Tượng 44 viết: “Trung Quốc nhi kim hữu Thánh nhân, Tuy phi hào kiệt dã chu thành, Tứ di trùng dịch xưng Thiên tử, Phủ cực thái lai cửu quốc Xuân” (Trung Quốc ngày nay có Thánh nhân, Dẫu không hào kiệt cũng chu toàn, Tứ di nhìn lại xưng Thiên tử, Khổ tận cam lai nước mãi Xuân). Trong dự ngôn «Thôi Bi Đồ», Lưu Bá Ôn triều Minh dùng “rải vàng khắp Yên nam Triệu bắc” để ca ngợi Pháp mà Thánh nhân truyền quý giá như vàng.

Như vậy, Đại Thánh nhân được đề cập tới rốt cuộc là ai? Trong dự ngôn «Thiêu Bính Ca», Lưu Bá Ôn miêu tả: “Ngũ bách niên gian xuất Thánh quân” (Trong năm trăm năm xuất Thánh quân), chỉ rõ thời gian Thánh nhân xuất hiện là 500 năm sau (tính từ triều Minh), cũng chính là ngày hôm nay. Dự ngôn Hàn Quốc «Cách Am di lục» chỉ rõ Thánh nhân họ là Mộc Tử (chữ “Lý” (李) do “Mộc Tử” (木子) ghép thành), thuộc Thỏ (sinh năm Thỏ), tháng Tư xuất sinh tại Vĩ tuyến 38 độ Bắc (vĩ tuyến phân chia Nam Bắc Triều Tiên ngày nay), dưới chân núi Tam Thần sơn (tức núi Trường Bạch ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc). Năm 2005, khi hoa Ưu Đàm Bà La nở trên bức tượng Phật trong một ngôi chùa ở Nam Hàn, thì dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni từ 2.500 năm trước đã ứng nghiệm—”Chuyển Luân Thánh Vương” hiện đang Chính Pháp tại thế gian. Không nói cũng rõ, “Vạn vương chi Vương”, “Vương trung chi Vương”, “Chuyển Luân Thánh Vương”, “Đại Thánh nhân” được nhắc tới trong các dự ngôn đều chỉ người sáng lập Pháp Luân Công!

Trong «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» cũng có hai danh từ cần được làm rõ, đó là “Thánh đồ” (apostles) và “ấn ký của Thần” (seal of God).

“Ấn ký của Thần” được miêu tả trong một đoạn của Chương 7 như sau:

“Đoạn tôi thấy một vị thiên sứ khác đi lên từ hướng mặt trời mọc, có ấn của Đức Chúa Trời hằng sống. Vị thiên sứ ấy lớn tiếng nói với bốn vị thiên sứ đã được ban cho quyền làm hại đất và biển rằng, ‘Xin chớ làm hại đất, biển, hoặc cây cối, cho đến khi chúng tôi đã đóng ấn trên trán các đầy tớ của Đức Chúa Trời chúng ta.’” (Khải Huyền, 7:2-3)

Chương 14 cũng miêu tả người có ấn ký của Thần trên trán như sau:

“Sau đó tôi thấy, kìa, Chiên Con đang đứng trên Núi Si-ôn, cùng với Ngài là một trăm bốn mươi bốn ngàn người có danh Ngài và danh của Cha Ngài ghi trên trán họ.” (Khải Huyền, 14:1)

“Trong miệng họ không một lời dối trá; họ không có chỗ nào chê trách được.” (Khải Huyền, 14:5)

Ngày nay, những người tiếp thụ ấn ký của Thần là những người chịu đồng hóa với Pháp lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ, trở thành Thánh đồ, tức đệ tử Đại Pháp (con số “144.000″ chỉ các đồ đệ của Chúa Jesus nay chuyển sinh làm đệ tử Đại Pháp, họ có ký hiệu riêng trên trán). Còn với những người từ nội tâm nhận thức Pháp Luân Đại Pháp là tốt, họ sẽ có đại phúc phận.

Điều cần nhấn mạnh ở đây là, dự ngôn «Cách Am di lục» chỉ rõ: Pháp do Đại Thánh nhân truyền là chính Pháp, không có thiếu sót; Đại Pháp mà Ngài truyền được quy kết bởi “tam ngôn” (tức “Chân, Thiện, Nhẫn”), lưỡng bạch (ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch); toàn bộ tôn giáo khi ấy đều vô hiệu lực, Pháp Luân Đại Pháp khiến vạn pháp quy nhất. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa cũng có dự ngôn tương tự như vậy.

(còn tiếp)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/8/44305.html

Vườn thơ Chánh Kiến: Lạp tử

Vườn thơ Chánh Kiến: Lạp tử

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Bắc Mỹ

[Chanhkien.org]

Lạp tử

Trí thân Đại Pháp trung,
Ma nạn luyện tâm tính.
Chuyển tiêu thiện ác nghiệp,
Tu khứ sinh tử tình.
Chính niệm thức tà ác,
Từ bi cứu chúng sinh.
Tề tâm chuyển Pháp Luân,
Trợ Sư chính đại khung.

Tạm dịch:

Lạp tử

Đại Pháp tự đặt mình,
Ma nạn tu tâm tính.
Tiêu bỏ sạch ác nghiệp,
Tu dứt sinh-tử tình.
Chính niệm diệt tà ác,
Từ bi cứu chúng sinh.
Một lòng chuyển Pháp Luân,
Trợ Sư chính đại khung.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/5/10/10115.html

Vườn thơ Chánh Kiến: Mạt thế

Vườn thơ Chánh Kiến: Mạt thế

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Bắc Mỹ

[Chanhkien.org]

Mạt thế

Thiên hôn địa ám,
Tà ác đại tác loạn.
Độc hầu thiết oản tề xuất chiến,
Đại Pháp Sư đồ thụ nạn.

Sư tôn lực vãn cuồng lan,
Đệ tử bất úy gian hiểm.
Từ bi cứu độ chúng sinh,
Trừ ác Pháp chính nhân gian.

Tạm dịch:

Mạt thế

Trời đất tối tăm,
Tà ác đồng tác loạn.
Lưỡi độc tay sắt cùng ra trận,
Sư đồ Đại Pháp gặp nạn.

Sư tôn tận sức xoay chuyển,
Đệ tử không sợ gian hiểm.
Từ bi cứu độ chúng sinh,
Trừ ác Pháp chính nhân gian.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/5/5/10010.html

11 tháng 8 2011

Chuyện cổ Phật gia: Hòa thượng Đạo Khâm

Chuyện cổ Phật gia: Hòa thượng Đạo Khâm

Tác giả: Nhất Đẩu

[Chanhkien.org] Vào triều Đường, có một hòa thượng tên là Đạo Khâm ngụ tại Kính Sơn. Nếu có người tới hỏi Đạo, ông lập tức giải đáp, ngôn ngữ giản đơn mà đạo lý cao thâm.

Khi quan Thích sử Trung Châu là Lưu Yến tới hỏi Đạo, cầm lư hương trong tay, Đạo Khâm nói: “Điều ác chớ làm, việc thiện nên theo”. Lưu Yến nói: “Điều ấy đứa trẻ ba tuổi cũng biết.” Đạo Khâm nói: “Đồng tử ba tuổi có thể biết, lão nhân trăm tuổi làm không được”.

Có vị quan to tên là Thôi Triệu Công tới hỏi ông: “Đệ tử hiện tại muốn xuất gia, liệu có được không?” Đạo Khâm nói: “Xuất gia là việc của đại trượng phu, không phải điều một quan tướng làm được.”

(Tư liệu gốc: «Dậu Dương tạp trở»)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/1/20/35388.html
http://pureinsight.org/node/3717

Vườn thơ Chánh Kiến: Bốn khổ thơ về «Tây Du Ký»

Vườn thơ Chánh Kiến: Bốn khổ thơ về «Tây Du Ký»

Tác giả: Lục Văn

[Chanhkien.org]

Đường Tam Tạng

Phong xan lộ túc khứ Tây thiên,
Nhất lộ Tây hành yêu ma lan;
Quá liễu cửu cửu bát nhất nạn,
Khổ tận cam lai đại viên mãn.

Tôn Ngộ Không

Hỏa nhãn kim tinh Tôn Ngộ Không,
Trung tâm cảnh cảnh bảo Đường Tăng;
Hàng yêu trừ quái bản lĩnh đại,
Hoàn thành sứ mệnh hồi thiên đình.

Trư Bát Giới

Hỉ hoan cật hát lao tao đa,
Thô tâm đại ý lão phạm thác;
Tổng toán tẩu hoàn Tây thiên lộ,
Cải chính thác ngộ hồi thiên quốc.

Sa Hòa Thượng

Cân trước Đường Tăng khứ tây thiên,
Cật khổ thụ luy vô oán ngôn;
Quá liễu nhất nan hựu nhất nạn,
Chung vu thủ đắc chân kinh hoàn.

Tạm dịch:

Đường Tam Tạng

Ăn gió nằm sương hướng Tây thiên,
Dọc đường yêu quái nổi can ngăn;
Vượt qua chín chín tám mốt nạn,
Khổ tận cam lai đại viên mãn.

Tôn Ngộ Không

Hỏa nhãn kim tinh Tôn Ngộ Không,
Lòng trung sáng tỏ bảo Đường Tăng;
Hàng yêu trừ ma đại bản lĩnh,
Hoàn thành sứ mệnh về thiên đình.

Trư Bát Giới

Ham ăn ham ngủ tính kêu ca,
Vô tâm vô ý thường chiêu ma;
Cuối cùng theo đường Tây thiên lộ,
Sửa chữa lỗi lầm trở về nhà.

Sa Hòa Thượng

Bảo hộ Đường Tăng sang Tây thiên,
Chịu khổ chịu mệt chí càng kiên;
Vượt qua nạn này đến nạn khác,
Lấy được chân kinh lại hồi thiên.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2004/7/4/27870.html

Vườn thơ Chánh Kiến: Luyện công

Vườn thơ Chánh Kiến: Luyện công

Tác giả: Hữu Đức

[Chanhkien.org]

Luyện công

Pháp Luân thường chuyển Pháp âm cường,
Động tĩnh tùy cơ nhạc khúc dương.
Đại Đạo đồng đơn bao vạn tượng,
Toàn cơ áo diệu luyện kim cương.
Trùng trùng quan trở tri chân tính,
Đóa đóa thanh liên phóng pháp quang.
Hỉ khán chân Phật liên thượng tọa,
Phật quang phổ chiếu luyện công trường.

Tạm dịch:

Luyện công

Pháp Luân thường chuyển Pháp âm cường,
Động tĩnh tùy cơ nhạc khúc giương.
Đại Đạo bao hàm muôn vạn vật,
Cơ chế ảo diệu luyện kim cương.
Tầng tầng quan ải che chân tính,
Vạn vạn đóa sen phóng Pháp quang.
Ngồi trên đài sen kìa chân Phật,
Phật quang phổ chiếu luyện công trường.

Dịch từ

http://zhengjian.org/zj/articles/2006/10/3/40299.html

03 tháng 8 2011

Thiển ngộ về phương thức Thần tiết lộ thiên cơ

Thiển ngộ về phương thức Thần tiết lộ thiên cơ

Tác giả: Đường Lý

[Chanhkien.org] Thiên cơ chính là bí mật của Trời (bí mật của Thần giới), cũng chính là Thiên ý. Thiên cơ có lớn có nhỏ; lớn thì liên quan đến biến hóa của vũ trụ, hưng suy của xã hội và tồn vong của nhân loại; nhỏ thì quan hệ đến vận mệnh của một cá nhân, một đơn vị.

Theo luật Trời, thiên cơ không thể tiết lộ; tuy nhiên để cứu chúng sinh, một số thiên cơ liên quan là có thể tiết lộ, hơn nữa nhất định cần phải tiết lộ. Thần hiển lộ thiên cơ, chính là từ bi đối với chúng sinh! Bởi vì nhân loại hiện tại đạo đức đã bại hoại, lại đang trong thời kỳ tối hậu sắp đương đầu với đại kiếp, cho nên để thật nhiều chúng sinh được đắc cứu, trong hơn 2.000 năm qua, Thần đã thông qua các chủng phương thức để liết lộ với con người thế gian những thiên cơ trọng đại liên hệ tới vận mệnh của toàn nhân loại.

Nói chung, Thần có ba loại phương thức để tiết lộ thiên cơ.

1. Thần Phật hiểu dụ

Đây chính là Thần đem thiên cơ trực tiếp nói rõ với thế nhân. Để lưu cấp cho hậu nhân thiên cơ một cách chính xác, Thần đã lấy hình thức văn tự để ghi lại thiên cơ và bảo lưu chúng.

Trong kinh thư Phật giáo có ghi lại giáo huấn của Phật Thích Ca Mâu Ni như sau: “Nhân loại thời mạt pháp sẽ có đại kiếp nạn, thế nhưng Pháp của ta sẽ không thể cứu độ thế nhân được nữa; khi ấy ‘Chuyển Luân Thánh Vương’ (thiên thượng gọi là ‘Pháp Luân Thánh Vương’, cũng gọi là Di Lặc) sẽ hạ thế truyền Pháp cứu độ chúng sinh. ‘Chuyển Luân Thánh Vương’ là đấng Như Lai có thần thông tối quảng đại trong vũ trụ; Ngài cũng có 32 tướng và 7 báu như một vị Phật, nhưng Ngài không dùng vũ lực, mà dùng chính nghĩa để xoay bánh xe Chính Pháp; Ngài đến để trở thành Lý Tưởng Vương chi phối toàn thế giới. Khi hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở một lần khai nở, có nghĩa là ‘Chuyển Luân Thánh Vương’ đang Chính Pháp tại nhân gian.”

Đây chính là thiên cơ mà Thần Phật hiểu dụ thế gian từ 2.500 năm trước đây.

Chương mở đầu «Khải Huyền» của «Thánh Kinh» viết như sau: “Mạc khải của Đức Chúa Jesus, mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài, để tỏ ra cho các đầy tớ Ngài biết những điều sắp xảy đến. Ngài đã sai thiên sứ Ngài đến tỏ cho Giăng đầy tớ Ngài biết điều đó. Giăng đã làm chứng về lời Đức Chúa Trời và về lời chứng của Đức Chúa Jesus, tức những gì ông đã thấy.”

«Khải Huyền» đã dùng rất nhiều dị tượng và ẩn dụ để phác họa một hiện thực mà nhân loại nhất định phải đối mặt: đại chiến Chính-tà tàn khốc, phán xét cuối cùng của Thần, khủng bố, thiên tai và ôn dịch. Đồng thời, «Khải Huyền» cũng miêu tả chính nghĩa ắt sẽ chiến thắng tà ác và chỉ rõ phương hướng mà con người phải tự cứu mình, đồng thời khẳng định vũ trụ sau khi canh tân sẽ trở thành thiện lương, cũng như những người kiên định với tín ngưỡng vào Thần sẽ lên thiên quốc vĩnh hằng. «Khải Huyền» ghi lại thiên cơ mà Thần căn dặn thế nhân từ 2.000 năm trước.

«Cách Am Di Lục» (Ghi chép do Cách Am để lại) cũng là một kỳ thư hiển lộ thiên cơ của Thần. Đây là cuốn sách thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ (hiệu Cách Am) của Triều Tiên ghi lại lời một vị Thần tiên trên núi Kim Cương mà ông gặp thời niên thiếu. Cuốn sách này ẩn thân tại thế gian trong 450 năm, mãi cho đến năm 1986, mới được một người họ Tân ở Nam Hàn phá giải mà xuất hiện ở thế gian, từng chấn động một thời. Cuốn sách dùng rất nhiều giấy mực để miêu tả chi tiết về một “Chuyển Luân Thánh Vương” hạ thế truyền Pháp và cứu độ chúng sinh, đồng thời chỉ rõ sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp và cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như rất nhiều tình tiết về đại kiếp nạn mà nhân loại sẽ phải đối mặt. Do đó, «Cách Am Di Lục» ghi lại thiên cơ mà Thần tiết lộ cho nhân loại từ 450 năm trước.

«Tàng tự thạch» (Đá mang chữ) là một tảng đá kỳ lạ có một không hai hiển rõ thiên cơ chấn động thế giới. Năm 2002, tại thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, người ta đã phát hiện ra một tảng cự thạch 200 triệu năm tuổi được khắc sáu chữ lớn. Theo giám định của chuyên gia, sáu chữ lớn này không có dấu vết điêu khắc của nhân công, mà hoàn toàn là tự nhiên. “Tàng tự thạch” mang sáu chữ lớn “Trung Quốc cộng sản đảng vong” chính là do Đấng Tạo Hóa tạo ra từ 200 triệu năm trước, sau đó lăn xuống rồi nứt ra từ 500 năm trước. Đến năm 2002, tảng đá mới thực sự xuất hiện trước thế gian và tiết lộ một thiên cơ trọng đại của Thần.

Như vậy trong hơn 2.000 năm qua, Thần Phật đã hiểu dụ cho con người thế gian những thiên cơ sau: đại chiến Chính-tà, thẩm phán của Thần, Trời diệt Trung Cộng; đại kiếp nạn của nhân loại, đại đào thải; Thánh Vương hạ thế truyền Pháp cứu độ thế nhân, và nhân loại cuối cùng tiến nhập kỷ nguyên mới.

2. Tiên tri dự ngôn

Rất nhiều dân tộc trên thế giới đều lưu truyền các chủng dự ngôn (bao gồm cả truyền thuyết). Dự ngôn là những thiên cơ mà các nhà tiên tri (do Thần phái xuống thế gian) nhìn thấy nhờ công năng của bản thân, rồi họ căn cứ theo hiểu biết của mình để truyền ra thế gian dưới hình thức nào đó. Những dự ngôn này giải thích nội hàm và bổ sung chi tiết các thiên cơ do Thần hiểu dụ từ các góc độ khác nhau, để phù hợp với khả năng tiếp thu của con người thế gian, từ đó gián tiếp tiết lộ thiên cơ.

Rất nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc đều lưu lại các dự ngôn nổi tiếng. Ví dụ «Càn Khôn Vạn Niên Ca» của Khương Tử Nha thời nhà Chu, «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, «Dự ngôn thi» của Bộ Hư Đại sư triều Tùy, «Thôi Bối Đồ» của Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang thời nhà Đường, «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung triều Tống, «Thiêu Bính Ca» và «Bia ký tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây» của Lưu Bá Ôn triều Minh, v.v. Còn trên thế giới, có tập thơ «Các Thế Kỷ» của nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus, tiên tri của người Maya và thổ dân Hopi ở Bắc Mỹ, v.v. Ngoài ra, rất nhiều dân tộc trên thế giới đều lưu truyền các truyền thuyết về “Thần sẽ trở lại”, chẳng hạn truyền thuyết của người Maya về “khi 13 chiếc đầu lâu thủy tinh bị thất lạc được tập hợp, Thần sẽ trở lại”.

Những dự ngôn lưu truyền từ xa xưa này đều có chung một đặc điểm, đó là sự chuẩn xác trong những lời tiên tri mà lịch sử đã nghiệm chứng. Họ đều cố ý để người đời sau (con người ngày nay) biết được những sự kiện trọng đại xảy ra vào thời mạt pháp tối hậu. Do đó, mục đích cuối cùng của các nhà tiên tri là để giúp con người ngày nay hiểu thấu Thiên ý, phân rõ Chính-tà, tâm hướng Đại Pháp, lánh xa tà ác, để tự cứu mình và hướng về tương lai tươi sáng.

Đối với rất nhiều dự ngôn có liên quan, nếu có dịp tôi sẽ phân tích tường tận. Ở đây chỉ xin đưa ra hai dự ngôn điển hình.

Một là tiên tri của người Maya chỉ rõ: trong vòng 20 năm kể từ năm 1992, Địa cầu sẽ tiến nhập vào “thời kỳ canh tân”. Đây là dự ngôn về năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp khai truyền, khiến nhân loại tiến nhập vào thời kỳ nhân tâm tịnh hóa, đạo đức khôi phục; điều này rất phù hợp với thực tế. Dự ngôn này đã chỉ rõ ý nghĩa vĩ đại của sự hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới.

Hai là liên quan đến bài thơ «Mai Hoa Thi». Ở bề mặt, chúng ta thấy Thiệu Ung tiên sinh dùng bài thơ này để tiên tri các sự kiện lịch sử trọng đại qua các triều đại Trung Quốc, từ Bắc Tống tới Nam Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Dân Quốc, và Trung Cộng. Thế nhưng hai câu thơ đầu “Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai, Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai” (Dần từ vạn cổ cổng trời khai mở, Hỏi mấy người đến mấy người trở về) đã hiển lộ rõ thiên cơ trọng đại, đó là thiên môn đại khai, Thần Phật lâm phàm. Còn hai câu ở đoạn 9 của bài thơ “Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ, Liên tiêu phong vũ bất tu sầu” (Vườn hoa kỳ diệu mùa Xuân có chủ, Mưa gió suốt đêm không phải ưu sầu) miêu tả tình huống Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền và bị bức hại. Cuối cùng, bài thơ dùng “Số điểm mai hoa thiên địa Xuân, Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân, Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật, Tứ hải vi gia thục chủ tân” (Hoa mai nở trời đất là mùa Xuân, Muốn rõ Bác Phục hỏi nguyên nhân xưa, Trong hoàn vũ tự hưởng ngày thái bình, Bốn biển ai là chủ ai là khách) để chỉ rõ Đại Pháp tất thành, thiện ác tất báo, con người cuối cùng sẽ thấy ai là vai chính của vũ đài lịch sử. «Mai Hoa Thi» đầu cuối tương ứng, trước hiển lộ cổng trời mở lớn, sau nói rõ Đại Pháp hồng truyền, Chính Pháp tất thành, vũ trụ canh tân, chứng minh rằng an bài trong lịch sử nhân loại đều là vì Pháp Luân Đại Pháp. Do đó, dự ngôn này đã tiết lộ thiên cơ trọng đại về Chính Pháp.

3. Dị tượng cảnh tỉnh

Mấy năm gần đây, các dị tượng trong giới tự nhiên và xã hội nhân loại xuất hiện ngày càng nhiều. Tinh thể mới đột nhiên xuất hiện, hệ Ngân Hà di chuyển ra xa, bốn mặt trời cùng chiếu sáng, tuyết rơi giữa tháng Sáu, loài cóc hợp bầy di chuyển, tượng Thánh rơi lệ, mỏm núi 12 tông đồ đổ sụp, “Đá heo kêu” báo nguy, v.v. khiến người ta hoa cả mắt. Những ai hiểu thấu lý “Thiên-nhân cảm ứng”, thì đều tin rằng những điều này tuyệt không phải ngẫu nhiên, mà là Thần hướng về con người mà chỉ bảo thiên cơ.

Ví dụ, vào năm 2005, mấy ngôi chùa tại Hàn Quốc đua nhau xuất hiện hoa Ưu Đàm Bà La nở, chẳng phải là ấn chứng thiên cơ “Chuyển Luân Thánh Vương” Chính Pháp tại nhân gian mà Phật Thích Ca Mâu Ni tiết lộ ư? Năm 1998, 13 chiếc sọ người bẳng thủy tinh bị thất lạc được tìm thấy, chẳng phải là chứng thực truyền thuyết của người Maya—”Thần sẽ trở lại” hay sao?

Lại như, mấy năm nay Trung Quốc đại lục thiên tai liên miên, nhân họa bất đoạn, rối loạn phát sinh, nguy cơ bốn bề, cộng thêm làn sóng “tam thoái” (thoái đảng, đoàn, đội) kinh thiên động địa, chẳng phải là xác minh thiên cơ trọng đại “Trung Quốc cộng sản đảng vong” khắc trên tàng tự thạch hay sao?

Lại như, năm 2004 phát sinh sóng thần tại Đông Nam Á, mà mấy năm trước đó không ngừng xuất hiện dị tượng Thánh tượng rơi lệ, chảy máu, chẳng phải là cảnh tỉnh đại kiếp nạn mà nhân loại sắp phải đối mặt hay sao?

Sau khi hiểu ra ý nghĩa đằng sau vô số dị tượng này, thì cho dù mỗi người mỗi ý, người ta cũng không thể không thừa nhận đây là một phương thức tiết lộ thiên cơ của Thần đối với nhân loại. Thế nhưng sau khi chứng kiến hết thảy những điều này, có người vẫn chấp mê bất ngộ.

Trước khi kết thúc bài viết này, tôi muốn thử đặt ra một vấn đề: Vì sao “Tàng tự thạch” lại xuất hiện ở Trung Quốc đại lục, chứ không phải nơi khác; mà «Cách Am Di Lục» và hoa Ưu Đàm Bà La lại xuất hiện ở Nam Hàn, chứ không phải Bắc Hàn? Vì sao “Dạ hội mừng năm mới” của Đài truyền hình Tân Đường Nhân lại triển hiện thời thịnh thế huy hoàng của Đường Thái Tông chứ không phải những đấu tranh cung đình trong lịch sử Trung Quốc? Biết bao huyền cơ hiển lộ chẳng lẽ không khiến con người tỉnh ngộ hay sao?

Ấy chính là:

Đại Pháp hồng truyền chính hoàn vũ,
Thần Phật hiểu dụ thấu thiên cơ;
Tiên tri dự ngôn cần tự ngộ,
Dị tượng chấn động tỉnh người mê.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/6/44264.html