Câu chuyện luân hồi: Sự chuyển sinh của Tịnh Nguyệt Liêm
Câu chuyện luân hồi: Sự chuyển sinh của Tịnh Nguyệt Liêm
Tác giả: Khải Hàng
[Chanhkien.org] Trong quá trình tu luyện của tôi, tường, cửa, xe hơi, động vật, cây cối, v.v. đều chào hỏi và nói chuyện với tôi. Khi tôi phát tài liệu giảng chân tướng, một chiếc xe hơi hay thậm chí một cánh cửa đôi khi cũng hỏi xin chúng. Tôi vô cùng cảm động, vạn vật đều có linh, quả không sai chút nào!
Năm 2009, tôi thấy nhiều bình hoa trong nhà một học viên, và sự chú ý của tôi hướng vào một bình hoa lan nhỏ. Người học viên chỉ vào một bình hoa lan lớn và nói với tôi: “Bình hoa lan lớn này nở hoa quanh năm, nhưng bình hoa lan nhỏ thì chỉ nở một lần, và sau đó nó không nở nữa.” Tôi thấy bình hoa lan lớn đang kiêu kỳ với những bông hoa rực rỡ. Bình hoa lan nhỏ thì không hài lòng với khả năng của nó, và nó tức giận rằng nó đã không nở hoa. Ngoài ra, ngay cả nếu bình hoa nhỏ có hoa, chúng vẫn nhỏ so với những bông ở bình hoa lớn. Bình hoa lan lớn sẽ cười nhạo trước điều này. Bình hoa lan nhỏ thì chán nản, cô lập và không muốn ra hoa nữa. Bình hoa lan nhỏ biết rằng tôi thích nó, và nó cố gắng ngẩng lên một chút. Nó giống như một đứa trẻ buồn bã đang nhìn tôi. Tôi không muốn các bông hoa, mà thực sự muốn bình hoa nhỏ này.
Năm 2010, người học viên này chuyển nhà, và muốn để lại những cái cây trong bình cho người chủ mới. Tôi đã giúp cô chuyển đồ. Bình hoa lan lớn trên cửa sổ nói: “Đem tôi đi với!” Những cây trong bình khác cũng nói điều tương tự với tôi. Tôi biết chúng không muốn ở lại với người thường. Tôi không thích hoa, do đó tôi đã không nói gì cả. Tuy nhiên, tôi muốn có bình hoa lan nhỏ. Khi tôi nói với người học viên kia về điều này, cô đã đưa chúng cho tôi.
Một lần khi đang làm việc ở nhà, tôi tình cờ nhìn vào hoa lan nhỏ và nghĩ về điều hoa lan lớn từng nói. Đột nhiên tôi nghe thấy hoa lan nhỏ nói: “Bạn không thể có hoa lan lớn được. Nó rất tồi tệ và xảo trá, tôi ghét nó.” Tôi sững sờ. Có mâu thuẫn giữa những cây hoa này. Vài ngày sau, tôi nhìn thấy một yêu tinh hoa rất xảo quyệt. Một tháng sau, tôi khám phá ra rằng hoa lan nhỏ đã từng là thị nữ của tôi khi tôi còn là Sa Nguyệt Bồ Tát trên thiên thượng. Cô ấy được gọi là Tịnh Nguyệt Liêm. Cô đã nhiều lần kết duyên với tôi ở thế giới con người trong suốt lịch sử. Vào thời mạt pháp khi Đại Pháp hồng truyền, cô không có được thân người và phải gặp tôi với dạng thức này. Điều này đã khiến tôi hiểu được lý do tôi rất thích hoa lan nhỏ ngay khi tôi vừa thấy nó.
Kể từ đó, tôi thường quên tưới nước cho các cây hoa, nhưng tôi tự nhắc nhở mình đừng quên tưới nước cho hoa lan nhỏ.
Tịnh Nguyệt Liêm ganh tỵ với con gái tôi. Một lần con gái tôi đang học thuộc Pháp, Thần tiên trên thiên thượng đều tập trung vào căn phòng nhỏ của con gái tôi. Họ khen cô bé. Một vị Thần tiên tên là Tế Minh nói: “Tiểu hài nhi này học thuộc rất tốt.” Một Thần tiên khác tên là Phí Nguyệt nói: “Mẹ cô bé hơi lười”. Tôi tự nhìn lại mình và định nói chuyện này với con gái. Tịnh Nguyệt Liêm nghe được điều này. Cô mừng cho chúng tôi nhưng lại buồn cho mình vì cô không có thân người để đắc Pháp. Cũng giống như ở đâu đó có một nguyện vọng quan trọng nhưng lại không thực hiện được. Cô buồn bã và khóc cả ngày lẫn đêm. Điều này khiến mạch hoa bị tổn thương. Cũng giống khi người ta cảm thấy vô cùng đau khổ vậy. Sứ giả phụ trách các loài hoa nhìn thấy điều này và cũng đồng cảm với cô. Việc này được bẩm báo lên thiên đình của loài hoa. Bách Hoa Tiên nữ cảm động trước tâm cầu Pháp của Tịnh Nguyệt Liêm, nhưng cũng không làm gì được.
Sự bi ai và thương tâm của Tịnh Nguyệt Liêm làm chấn động thiên đình, và thiên đình đã phái Nhị Lang Thần đến xem xét việc này. Nhị Lang Thần tra xét xong lại lên báo thiên đình. Thiên đình nghi ngờ và hỏi tại sao cây hoa nhỏ này lại đau buồn như vậy và khí của nó xung lên tận thiên đình. Họ đã tra xét luân hồi của cây hoa này và khám phá được ngọn nguồn. Vào triều Đường, cây hoa này từng chuyển sinh thành phu nhân thứ hai của tiểu tướng La Thành. Vào đầu triều Minh, nó chuyển sinh thành em gái Ninh Sơ Phượng của phu nhân Ninh Sơ Phương, vợ đại tướng quân Lam Ngọc. Vào đầu triều Thanh, nó chuyển sinh thành con gái của Hoàng đế Khang Hy, nhưng lên bốn tuổi thì mắc bệnh sởi và chết. Điều tra cho thấy Tịnh Nguyệt Liêm có thể đắc Pháp vào thời mạt pháp, do đó thiên đình đã gọi Triệu Hoa Thần và Chuyển Sinh Thần quân đến để an bài chuyển sinh cho Tịnh Nguyệt Liêm.
Tịnh Nguyệt Liêm do quá bi thương nên cuối cùng khiến mạch hoa bị động đứt, và vào mùa Đông, cây hoa đã chết trong giá rét ở ban công. Tôi quỳ xuống trước bồn hoa và cảm thấy mất mát. Bồn hoa cười với tôi, nói: “Tình nặng quá.” Tôi cũng nghĩ về mình như vậy, và chấp trước vào tình của tôi với cây hoa này quả thực là quá lớn. Người tu luyện liệu có nên như vậy hay không?
Ngày 12 tháng 5 năm nay, tôi phát hiện thấy cây hoa lan nhỏ này đã chuyển sinh thành một bé gái. Bà của bé là một đệ tử Đại Pháp tinh tấn. Hiện tại, để chuyển sinh vào gia đình đệ tử Đại Pháp là rất khó. Các đệ tử Đại Pháp tinh tấn và tu tốt đều đã loại bỏ chấp trước vào sắc dục và chiểu theo yêu cầu của Sư phụ để làm ba việc. Còn tu không tốt, mê đắm trong người thường, thì các sinh mệnh có duyên có thể chuyển sinh đến đó. Phải có tiền duyên cực lớn thì mới có thể chuyển sinh vào một gia đình đệ tử Đại Pháp tinh tấn. Cũng như vậy, vở kịch lớn đang chuẩn bị thu màn lại, thời gian không đợi người; Tịnh Nguyệt Liêm quả là quá may mắn. Điều này có liên quan đến nguyện vọng của cô trong thời kỳ Chính Pháp. Phía minh bạch của các bông hoa biết rằng đệ tử Đại Pháp là quá may mắn.
Hoa lan nhỏ đã bị hoa lan lớn bắt nạt trong tám năm, và ấy là do họ đã có một mối hận trong lịch sử.
Vào thời Minh Hiến Tông, hoa lan nhỏ là một cung nữ tên là Tô Thái Nga. Năm 32 tuổi, cô xuất cung và trở thành vợ lẽ của một ông lão 50 tuổi giàu có tên là Ngô Sấm. Cô sinh được một bé gái tên là Ngô Phượng. Thái Nga bản tính nhân hậu, thông hiểu sách vở và thấu đạt lễ nghi, nên rất được trượng phu sủng ái. Đại phu nhân là Vương Thái Bình rất đố kỵ với cô. Dưới sự dạy dỗ của Vương phu nhân, hai người con của bà cũng không vừa ý với Thái Nga. Họ luôn gây khó dễ cho cô. Sau khi Thái Nga mang thai, thầy bói nói có dấu hiệu của con trai và cô nhất định sẽ sinh quý tử. Ngô Sấm nghe thấy vậy thì rất vui mừng. Ông bảo nhà bếp nấu thật nhiều món ngon để nhị phu nhân ăn. Đại phu nhân thấy vậy thì càng ghen tức hơn nữa. Bà nói với con cả Ngô Tân và con thứ Ngô Phủ: “Sắp có người được hưởng một phần gia sản, và ta không biết các con sẽ được bao nhiêu.” Ngô Phủ rất thật thà trung hậu, sau khi nghe xong cậu không nói gì. Còn Ngô Tân thì rất khoe tài hiếu thắng, cậu ta sợ rằng sau khi đứa trẻ sinh ra thì cậu ta sẽ có ít gia tài hơn, do đó đã sinh tâm ác ý. Cậu ta đã cho thuốc độc vào thức ăn của Thái Nga, đó là thuốc đọa thai và thuốc độc mạn tính.
Đại phu nhân đến phòng của Thái Nga và nói ra những lời chua cay. Thái Nga đã đưa đồ ăn ngon trong nhà bếp lên để đại phu nhân ăn. Đại phu nhân không khách khí và đã ăn nó. Thái Nga không ăn chút nào, và cô đã bảo người hầu đưa chỗ thức ăn còn thừa về phòng đại phu nhân. Đại phu nhân hả dạ và trở về phòng.
Đến đêm, đại phu nhân bị đau bụng. Ngô Tân đến thăm mẹ và hỏi bà đã ăn gì. Đại phu nhân chỉ vào những món ăn ngon kia. Ngô Tân mặt biến sắc, ôm chầm lấy mẹ và quỳ xuống. Đại phu nhân trong tâm đã hiểu ra và cầm lấy tay con trai. Bà nói không được nói với ai và không được đi tìm nhị phu nhân trả thù. Để tránh tiết lộ sự việc, bà bảo con trai mau chóng trở về phòng. Đại phu nhân bụng đau như cắt và miệng nôn trôn tháo. Bà giận dữ và lăn lộn cả đêm. Cơ thể bà bị tổn thương trầm trọng. Hai tuần sau, bà qua đời. Thái Nga vô cùng kinh ngạc trước sự việc này. Ngô Sấm đã âm thầm điều tra. Sau khi biết được ngọn ngành, ông nghĩ: “Không thể tiết lộ sự việc này. Việc xấu trong nhà không thể truyền ra ngoài được.” Ông đã đưa tiền cho con trai cả Ngô Tân và để cậu đi buôn bán xa nhà cùng những người bạn. Ngô Sấm cũng mua hàng trăm mẫu ruộng ở huyện bên để con trai Ngô Phủ kinh doanh. Bản thân ông thì chuyên tâm chăm sóc cho mẹ con Thái Nga.
Thái Nga bình thường rất quý hoa. Cô cảm thấy đại phu nhân tuy không phải do cô giết, nhưng cái chết của bà là có liên quan đến cô. Cô cảm thấy buồn bã và bất an. Cô thường đến Phật đường niệm kinh cầu phúc và hy vọng đại phu nhân sẽ có nơi tốt để tới.
Sáu tháng sau, Thái Nga mộng thấy đại phu nhân đến, nói: “Em ơi, ta đã chuyển sinh. Ngô Tân là oan gia kiếp trước của ta, nay nợ đã được hoàn trả rồi. Ta và em đã ở cùng nhau được tám năm. Em được sủng ái, còn ta bị lạnh nhạt. Nếu sau lại có duyên, em nên hoàn lại ta tám năm đó.” Thái Nga không ngừng đáp ứng, sau đó còn cùng đại phu nhân phát thệ. Đại phu nhân khi ấy mới rời đi. Sau khi thức dậy, Thái Nga cảm thấy giấc mơ thật quá rõ ràng. Cô kể lại cho trượng phu nghe, và ông than thở: “Sau này em sẽ bồi hoàn bà ấy trong tám năm.”
Vào thời mạt pháp, đại phu nhân và nhị phu nhân lần lượt chuyển sinh thành hoa lan lớn và hoa lan nhỏ. Trong vòng tám năm, hoa lan nhỏ bị hoa lan lớn chế giễu, bởi vì họ đã có oán duyên trói buộc.
Hoa lan nhỏ trong lịch sử còn từng chuyển sinh thành cây bạch quả sống 120 năm; chuyển sinh thành tảng đá đỏ, 300 năm sau thì phong hóa; chuyển sinh thành thiên nhân, thọ 500 năm; chuyển sinh thành cây vạn tuế, sống 700 năm; tại Vân Nam chuyển sinh thành xà vương, sống 120 năm; chuyển sinh thành lợn rừng, và con mồi của người thợ săn. Nó còn chuyển sinh thành chim công và những sinh mệnh khác.
Có hai lý do khiến tôi viết ra bài này. Thứ nhất là cảnh tỉnh đệ tử Đại Pháp, hãy trân quý cơ duyên tu luyện, thân người khó được; đắc được Đại Pháp là phải trải qua vô số khổ để có được vinh diệu lớn nhất trong vũ trụ. Thứ hai là hy vọng các đồng tu nhiều tuổi có thể chăm sóc cho con trẻ và hướng dẫn họ đắc Pháp. Họ không phải vì là cháu trai, cháu gái, họ hàng của bạn mà đến. Họ đến là vì Đại Pháp, vì tu luyện. Xin đừng cô phụ sự lựa chọn của họ khi chuyển sinh vào gia đình bạn, cũng như hy vọng mà họ gửi gắm vào bạn!
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/6/27/75494.html
http://pureinsight.org/node/6184
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ