Mô hình kinh doanh dựa trên đạo đức (Phần 1)
Mô hình kinh doanh dựa trên đạo đức (Phần 1)
Đường Phong biên soạn
[MINH HUỆ 18-08-2012] Đức Khổng Tử tin tưởng rằng, mặc dù con người muốn giàu có hay nổi tiếng, lòng từ bi và những tiêu chuẩn đạo đức cao lại cần phải đặt nặng hơn. Rất nhiều mô hình kinh doanh tồn tại trong xã hội hiện tại. Một số mô hình đặt nặng về tính đổi mới, tìm nhiều cách để cạnh tranh, sử dụng nhiều kênh, nghiên cứu những chi tiết rất nhỏ, điều hành một cách hữu hiệu, tổ chức đúng đắn, xử lý mọi việc rất nhanh chóng, v.v. Mục đích của các mô hình này là để làm giàu một cách nhanh chóng khi gặp phải sự cạnh tranh gay gắt. Trong hoàn cảnh như thế, những người với tiêu chuẩn đạo đức cao có thể thành công không? Câu trả lời là “có”.
Có bốn nhà tư bản công nghiệp mẫu mực tại Nhật Bản. Kazuo Inamori, người sáng lập tập đoàn Kyocera và Giám đốc điều hành hiện tại của Japan Airlines, là một người trong nhóm này. Inamori khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và đã thành lập hai công ty [mà hai công ty này nằm] trong số 500 công ty lớn của đặc san Fortune – Tập đoàn Kyocera và công ty viễn thông lớn thứ hai tại Nhật Bản, “KDDI.” Trong 47 năm từ khi thành lập, Tập đoàn Kyocera chưa bao giờ lỗ, [đó là] một thành quả vượt bậc.
Khi được hỏi về bí mật thành công, Inomori có một câu trả lời vô cùng đơn giản. Ông tin rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời là phải đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta có mặt tại đây?” Câu trả lời của ông là:“Chúng ta có mặt ở đây để nâng cao đức tính của chúng ta. Chúng ta muốn trở thành một người có đạo đức tốt hơn khi chúng ta mới sinh ra, và không còn một mục đích nào khác. Để hiểu tại sao chúng ta có mặt tại đây, chúng ta cần phải tìm một con đường chân chính.” Ông tin rằng không có sự khác biệt nào giữa việc chúng ta đối xử như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và phải cư xử như thế nào trong việc kinh doanh.
Sáng kiến của Inamori là xuất phát từ văn hoá truyền thống phương Đông, đặc biệt là văn hoá Phật giáo. Những quan niệm triết lý của Khổng Tử và Đức Phật là căn bản trí huệ của ông. Ông tin rằng việc tạo dựng một doanh nghiệp là do con người làm, do đó đức tính và những tiêu chuẩn đạo đức của con người rất là quan trọng. Nếu một người không có những tiêu chuẩn đạo đức cao, người đó không thể tạo dựng một doanh nghiệp tốt. Người đó phải nâng cao đức tính của mình để phát triển công việc kinh doanh của mình. Vì thế, bí mật để thành công chính là phải nâng cao đức tính.
Inamori chỉ mới 27 tuổi khi ông thành lập Tập đoàn Kyocera. Ông không có kinh nghiệm nào khi ấy và không biết phải tiến hành ra sao. Ông quyết định làm theo lời khuyên của cha mẹ và thầy giáo của ông về tầm quan trọng của sự trung thực, vui vẻ, thành tín, biết ơn, thật thà, nhẫn nhục, kiên nhẫn, tin cậy, công lý, kính trọng, vị tha, siêng năng, tiết kiệm, chịu khổ, không oán hận hay ganh tị, nhớ rằng một điều bất lợi có thể trở thành một lợi điểm, v.v. Những ý niệm này tất cả đều là những tiêu chuẩn đạo đức căn bản. Ông tìm thấy tất cả các câu trả lời từ những khó khăn dựa trên căn bản là những điều đó đúng hay sai, thiện hay ác. Tóm lại, sự phán xét [các vấn đề ] của ông đều hoàn toàn dựa trên lương tâm. Ông đã lãnh đạo công ty của mình đến thành công bằng cách đi trên con đường chân chính.
Người xưa tin rằng sống, chết, giàu có, và địa vị xã hội mà một người có thể đạt được đều tùy thuộc vào số phận. Nền tảng của đời sống là [phải dựa trên] công bằng và đạo đức. Tài sản có được là thước đo về hành xử đạo đức của người đó. Khả năng tích lũy của cải là kết quả của việc có đạo đức tốt. Trong khi hành xử công bằng và đúng đắn chưa bảo đảm được sự giàu có trong kiếp này, những người không có đạo đức thực sự đang chiêu mời sự nghèo khổ và hoạn nạn vào trong nhiều kiếp sống của họ.
(Còn tiếp)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ