«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 32): Bàn tứ nhũ ca
«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 32): Bàn tứ nhũ ca
[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
* * *
Đệ tam thập nhị thiên “Bàn tứ nhũ ca”Lời tựa: Thiên “Bàn tứ nhũ ca” này chính là giảng về “Lạc bàn tứ nhũ”, tức bốn Thái Cực trong đồ hình Pháp Luân. Dùng tám câu miêu tả khái quát, gợi ý đồ hình này chính là phù hiệu của chân lý thập thắng.
Lạc bàn trung nhũ cung cung Ất Ất, Giải tri hạ tị loạn xứ dã.“Lạc bàn trung nhũ cung cung Ất Ất, Giải tri hạ tị loạn xứ dã” (Nhũ trong lạc bàn cung cung Ất Ất, Giải biết được nơi tránh loạn): “Nhũ trong lạc bàn” chỉ Thái Cực và phù hiệu Tiên thiên Đại Đạo có hình tượng như cặp vú trong đồ hình Pháp Luân; “cung cung” trong “cung cung Ất Ất” cũng chính là “nhũ trong lạc bàn”, còn “Ất Ất” là phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Bởi vậy mới nói “cung cung Ất Ất” cấu thành đồ hình Pháp Luân, có thể “giải biết” được thì mới hiểu “thập thắng” tức là Pháp Luân Công, cũng là “nơi tránh loạn”.
Lạc bàn tứ nhũ thập tự thị, Tứ Ất trung vi thập thắng dã.
Mễ tự chi hình bối bàn chi lý, Tứ giác hư khuy diệc thập tự.
Mễ hình tứ điểm lạc bàn hạ, Thế nhân khổ đãi thập thắng hĩ.
“Lạc bàn tứ nhũ thập tự thị, Tứ Ất trung vi thập thắng dã” (Lạc bàn bốn nhũ là chữ thập, Bốn Ất làm thành thập thắng vậy): Lấy bốn Thái Cực, trong đó có hai Tiên thiên Đại Đạo, nối lại thì thành hình chữ “thập” (十); “Tứ Ất”, tức bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” ở Đông Nam Tây Bắc, nối lại cũng được chữ “thập” (十), ngụ ý “thập thắng”. Phật gia coi vũ trụ như thế giới mười phương, còn Đạo gia giảng Thập thiên Vô Cực, lại nói “cửu cung gia nhất” tức là “thập thắng”; bởi vậy, “thập thắng” (十勝) chỉ Pháp mà Phật gia giảng, hoặc Đạo mà Đạo gia giảng, ở đây chỉ chân Pháp lý của vũ trụ.
“Mễ tự chi hình bối bàn chi lý, Tứ giác hư khuy diệc thập tự” (Hình của chữ mễ lý của lưng bàn, Bốn góc trống không cũng là chữ thập): Hình chữ “mễ” (米) gợi ý đồ hình Pháp Luân với phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn ở trung tâm, cộng thêm bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” nhỏ ở Đông Tây Nam Bắc, lại thêm hai Thái Cực ở Đông Nam, Tây Bắc, và hai Thái Cực Tiên thiên Đại Đạo ở Đông Bắc, Tây Nam, tất cả hợp thành chữ “mễ” (米). Mà phù hiệu này nằm ở trên “bàn”, tức hình nền của Pháp Luân; “lý bối bàn” tức thiên lý thâm sâu huyền diệu. “Bốn góc trống không” là bỏ đi “tứ nhũ” tức bốn Thái Cực ở Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, chỉ còn lại các phù hiệu chữ Vạn “卍”, liên kết lại thành hình chữ “thập” (十). Câu này nhấn mạnh phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, tức lý Phật đạo của đồ hình Pháp Luân.
“Mễ hình tứ điểm lạc bàn hạ, Thế nhân khổ đãi thập thắng hĩ” (Hình mễ bốn điểm rớt xuống bàn, Người đời khổ đợi thập thắng vậy): Ở trên đã giải “mễ hình” là đồ hình Pháp Luân, như vậy “tứ điểm” ở đây là “tứ nhũ”, tức bốn Thái Cực. Câu này nhấn mạnh Thái Cực đồ của Đạo gia, tức lý Tiên đạo của đồ hình Pháp Luân. Ở trên cường điệu Phật đạo, ở dưới cường điệu Tiên đạo, biểu thị Pháp Luân tập hợp lý của Phật, Đạo, Thần vào một thể, ấy chính là “thập thắng” mà “người đời khổ đợi”, là chân lý vũ trụ mà con người thế gian có thể tránh loạn mà được sinh.
(Hết thiên 32)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ