Văn hóa Thần truyền: Hoàng đế Khang Hy đàm luận về tâm tật đố
Văn hóa Thần truyền: Hoàng đế Khang Hy đàm luận về tâm tật đố
Tác giả: Lý Bình
[Chanhkien.org] «Đình huấn cách ngôn» của Hoàng đế Khang Hy là giáo huấn đối với các Hoàng tử, do Ung Chính thuật lại, chỉnh lý mà thành. Dưới đây là đàm thoại của Khang Hy trong đình huấn về tâm tật đố.
[Huấn viết]
“Phàm nhân trì thân xử thế, duy đương dĩ thứ tồn tâm. Kiến nhân hữu đắc ý sự, tiện đương sinh hoan hỉ tâm. Kiến nhân hữu thất ý sự, tiện đương sinh liên mẫn tâm. Thử giai tự kỷ thực thụ dụng xứ. Nhược phu kị nhân chi thành, lạc nhân chi bại, hà dữ nhân sự? Đồ tự hoại tâm thuật nhĩ. Cổ ngữ vân: ‘Kiến nhân chi đắc, như kỷ chi đắc. Kiến nhân chi thất, như kỷ chi thất.’ Như thị tồn tâm, thiên tất hữu chi.”
[Phiên dịch]
Nói chung người ta phải giữ mình mà xử thế, cần phải có khoan dung ở trong tâm. Thấy người gặp việc đắc ý, thì nên sinh tâm vui mừng. Thấy người gặp việc thất ý, thì nên sinh tâm cảm thông. Đây đều là chỗ khiến bản thân được thoải mái thực sự. Nếu như đố kỵ với thành công của người khác, vui mừng trước thất bại của người khác, thì nào có ích chi? Chỉ là khiến tâm của mình xấu đi mà thôi. Cổ ngữ nói: ‘Thấy cái được của người khác, như tự mình đắc được vậy. Thấy cái mất của người khác, như chính mình bị mất vậy.’ Nếu như trong tâm được như vậy, thiên thượng nhất định sẽ bảo hộ loại người này.
[Huấn viết]
“Thế thượng nhân tâm bất nhất. Hữu nhất chủng nhân, bất ký nhân chi thiện, chuyên ký nhân chi ác. Thị nhân hữu sửu sự ác sự, chuyển dĩ vi khoái lạc, như tự đắc kỳ vật giả. Nhiên thử đẳng hạnh tai lạc họa chi nhân, bất tri kỳ tâm chi hà dĩ sinh nhi quái dị như thị dã. Nhữ đẳng đương thử vi giới.”
[Phiên dịch]
Nhân tâm con người thế gian không giống nhau. Có một loại người, không nhớ chỗ tốt của người khác, mà chuyên nhớ chỗ xấu của người khác. Nếu người ta gặp phải việc xấu, thì liền trở nên rất sung sướng, như tự mình đắc được vật quý vậy. Tuy nhiên loại người cười trên nỗi đau của người khác này, không biết tâm của mình đã trở nên quái dị như thế. Các con cần phải lấy đó mà dè chừng.
Dịch từ:
http://www.minghui.org/mh/articles/2011/4/13/【神传文化】康熙谈妒嫉心-238962.html
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ