26 tháng 6 2011

Thi từ khúc: Cảm xúc Đắc Pháp

Thi từ khúc: Cảm xúc Đắc Pháp

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org]

Đắc Pháp hữu cảm

Mạt pháp mạt kiếp mê trung hành,
Toàn thị chấp trước khổ tương tranh.
Hạnh vận Sư tôn truyền Đại Pháp,
Chỉ điểm mê tân khổ tu hành.

Đắc Pháp nhất dạ quan niệm biến,
Trừ tận chấp trước danh lợi tình.
Phản bổn quy chân thị ngô nguyện,
Tinh tiến viên mãn phán hồi thăng.

Tạm dịch:

Cảm xúc đắc Pháp

Mạt pháp mạt kiếp mải tranh giành,
Toàn là chấp trước khổ đấu tranh.
May gặp Sư tôn truyền Đại Pháp,
Chỉ khỏi bến mê khổ tu hành.

Đắc Pháp một đêm quan niệm biến,
Trừ sạch chấp trước danh lợi tình.
Phản bổn quy chân là chân nguyện,
Tinh tấn viên mãn lên trời xanh.

(Lấy từ Minh Huệ Net)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/4/14/9652.html

Thi từ khúc: Bỏ xác phàm

Thi từ khúc: Bỏ xác phàm

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org]

Khứ xác

Chủ Phật từ bi cứu chúng sinh,
Hữu duyên đắc Pháp khổ tu hành;
Bạt khứ thường nhân tầng tầng xác,
Viên mãn hồi gia thượng thương khung.

Tạm dịch:

Bỏ xác phàm

Phật Chủ từ bi độ chúng sinh,
Có duyên đắc Pháp khổ tu hành;
Trút hết thường nhân tầng tầng xác,
Viên mãn về nhà lên trời xanh.

(Lấy từ Minh Huệ Net)

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/4/13/9651.html

Thi từ khúc: Trong mê tìm Tịnh thổ

Thi từ khúc: Trong mê tìm Tịnh thổ

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org]

Mê trung chi Tịnh thổ (*)

Mang nhiên nghiệp hải khổ,
Siêu thoát nan hựu nan.
Mê trung tầm Tịnh thổ,
Pháp Luân hiện nhãn tiền.

Sư tôn uy đức hiển,
Phật Pháp đại vô biên.
Tâm trung dung Đại Pháp,
Viên mãn phản gia viên.

Tạm dịch:

Trong mê tìm Tịnh thổ

Mênh mang trong bể khổ,
Siêu thoát mới khó khăn.
Trong mê tìm Tịnh thổ,
Trước mặt hiện Pháp Luân.

Uy đức của Sư tôn,
Phật Pháp thật vô biên.
Trong tâm chứa Đại Pháp,
Viên mãn trở về nguồn.

(Lấy từ Minh Huệ Net)

Ghi chú của người dịch:

(*) Tịnh thổ: mảnh đất thanh tịnh, thế giới thiên đàng, Tây phương cực lạc.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/4/12/9650.html

Thi từ khúc: Mộng tỉnh

Thi từ khúc: Mộng tỉnh

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Bắc Kinh

[Chanhkien.org]

Mộng tỉnh

Thường mê lục đạo bất tri hiểu (*),
Truy yên tùy vân hà thời liễu?
Hỉ đắc Đại Pháp như kinh mộng,
Nhất tâm phản bổn quy Đại Đạo.

Tạm dịch:

Mộng tỉnh

Mê trong lục đạo làm sao hiểu,
Tìm khói tìm mây đến thuở nào?
May đắc Đại Pháp như tỉnh mộng,
Một lòng trở về quy Đại Đạo.

(Lấy từ Minh Huệ Net)

Ghi chú của người dịch:

(*) lục đạo: sáu nẻo luân hồi theo quan niệm của Phật gia, bao gồm người trời, con người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục và Atula. Các sinh vật nội trong tam giới phải luân hồi theo sáu đường này.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/4/8/9645.html

Điều nhìn thấy trong khi thiền định: Phật Chủ từ bi

Điều nhìn thấy trong khi thiền định: Phật Chủ từ bi

Tác giả: Long Phượng Trình Tường

[Chanhkien.org]

Phật Chủ từ bi, đảo ngược thời gian

Hôm qua khi luyện công, chủ nguyên thần của chúng tôi cũng như mọi ngày, một mạch thăng lên trên, cảm giác gió thổi vù vù bên tai; chúng tôi đã tới nhà trên thiên thượng rồi. Tôi thấy mình là một thanh niên khoảng mười tám, mười chín tuổi. Tại một không gian thâm sâu hơn, tôi nhìn thấy một con rồng lớn: rồng trên trời có màu xanh lam, ở dưới đất có màu vàng kim. Nhìn kỹ hơn thì thấy nó liên tục biến đổi thành các màu sắc khác nhau, và bởi vì nó biến hóa quá nhanh nên chỉ nhìn được màu xanh lam hoặc vàng kim. Trong hàng ngàn năm qua, rồng chưa bao giờ hiển lộ diện mạo thực sự, thế nhưng rất nhiều người đã nhìn thấy được tung tích của nó. Tôi thấy vợ tôi là một bé gái rất ít tuổi. Tại một không gian thâm sâu hơn, tôi thấy một con phượng hoàng lửa với năm màu sắc, do “chân hỏa” bốc cháy mà thành; loại lửa này không phải lửa trong thế giới con người, mà giống như nước ở trong tầng thứ ấy, không phải nước trong không gian này. Mỗi chiếc lông vũ trông như vật chất cao năng lượng đang vận động, như lửa cháy vậy. Công của chúng tôi dần dần hình thành một trường năng lượng hình tròn và đang sắp hoàn thành. Tôi nghe được một tư duy truyền cảm bằng tiếng Anh (tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Anh), đại ý là: Sau khi trường năng lượng mới này được hình thành, rồng phượng sẽ đồng loạt trở về; mấy nghìn năm trước chúng tôi đã bên nhau, giờ cuối cùng chúng tôi lại trở về cùng nhau.

Hôm nay khi luyện công, tôi nhìn thấy các sinh mệnh cao cấp nguyên thủy trong vũ trụ đang tụ tập tại một không gian xa xôi để biểu quyết một đại sự nào đó trong vũ trụ, đồng thời họ cũng luyện công. Trong trường không gian của chúng tôi, hai chúng tôi mỗi người ngồi trên một đài sen ba tầng; trường năng lượng đã hoàn thành, rồng phượng và các sinh mệnh hộ pháp của tôi đều nằm trong trường này. Trước mặt Sư phụ có một chiếc đồng hồ cát để đo thời gian; tôi thấy Sư phụ làm một vài tiểu thủ ấn trước đồng hồ cát; và ngay sau đó, dòng cát đo thời gian chảy từ trên xuống dưới toàn bộ ngưng lại, hình thành một sợi cát. Sư phụ nói đại ý: Còn cần cấp cho họ một chút thời gian (tôi cảm giác là chỉ đệ tử Đại Pháp và con người thế gian). Sau đó, Sư phụ tiếp tục đả tiểu thủ ấn; những hạt cát đã rơi xuống dưới tức thời quay trở lại trên (tôi đã miêu tả trong: Thảm họa lớn được nhìn thấy trong khi thiền định).

Phật Chủ từ bi, lái ngựa trời tới

Đúng một năm trước, mẹ tôi đang nằm hôn mê bất tỉnh trong bệnh viện; cái tình của con người khiến tôi đau đớn tuyệt vọng, tựa như không nén lại được. Trong sự thống khổ cực độ, tôi đột nhiên phát hiện mình đã có sẵn công năng cải tử hoàn sinh, có thể trong nháy mắt khiến mẹ tôi hồi phục hoàn toàn; tuy nhiên tôi không hề động thủ. Tôi biết rõ mình có thể làm gì và không thể làm gì; thế nhưng từ nhỏ tôi đã không rời mẹ tôi; loại đau khổ này là có thể tưởng tượng được. Hôm nay khi nhập định trong lúc luyện công, Sư phụ đã điểm hóa cho tôi, nói tôi đã vượt qua khảo nghiệm lớn nhất trong cuộc đời mình. Nói về khảo nghiệm tôi, Sư phụ đã từng vì tôi mà đả khai công năng, giúp tôi biết mình đã có những công năng gì. Nếu tôi thất bại trong khảo nghiệm này, thì từ đó trở đi, Sư phụ sẽ đả khai trí tuệ cho tôi, để tôi đạt đến cảnh giới và tầng thứ tôi nên có; nhưng hết thảy lịch sử đã bị cải biến và điều này không thể phát sinh.

Sau khi Sư phụ nói với tôi, trong không gian đó, tôi cảm giác mình vừa vượt qua khảo nghiệm, nhưng trong thế giới con người thì khảo nghiệm này ròng rã tới một năm trời. Mẹ tôi nói với tôi rằng bà đã hoàn thành sứ mệnh. Bà đã đưa tôi đến thế giới này và nuôi lớn tôi; đồng thời trước khi ra đi, bà cũng giúp tôi vượt qua khảo nghiệm lớn nhất trong cuộc đời tôi.

Trước khi tạ thế, mẹ tôi nói với tôi rằng bà sẽ tới thế giới Pháp Luân. Tôi thất kinh; mẹ tôi mới chỉ xem qua mấy trang «Chuyển Pháp Luân», số lần luyện công cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, làm sao biết được có thế giới Pháp Luân? Mẹ tôi nói là Sư phụ đã chăm nom bà, nói rằng sẽ đưa bà tới thế giới Pháp Luân, và rằng sứ mệnh của bà đã hoàn thành. Trong thời khắc cuối cùng tại bệnh viện, căn cứ bệnh tình của mẹ tôi, bác sĩ nói chỉ có thể dùng thuốc giảm đau để duy trì trạng thái hôn mê cho tới thời khắc cuối cùng của sinh mệnh bà. Nhưng tình huống thực tế lại dường như vượt quá kiến thức y học của bác sĩ. Mẹ tôi cự tuyệt dùng bất cứ loại thuốc nào, điềm tĩnh chờ đợi thời khắc cuối cùng tới, biểu lộ siêu thoát khác thường, thậm chí tràn đầy hy vọng, không hề có bất cứ thống khổ nào. Trước khi ra đi, mẹ tôi đã trải qua hơn 20 ngày không thể ăn gì, hai má hõm vào. Tuy nhiên sau khi tạ thế, nhục thân của mẹ tôi trở nên phi thường mỹ lệ, nhìn không thấy vết hõm, toàn thân mềm mại, hoàn toàn không có thống khổ, vùng vẫy, hoảng sợ, cứng đờ như người bình thường. Thầy hóa trang ở nhà tang lễ nói với tôi rằng ông chưa từng thấy thi thể nào như thế. Khi ấy, thông qua thiên mục, tôi thấy mẹ tôi từ nhục thân nằm ở đó thăng lên trên, trông chỉ như cô gái mười bảy, mười tám tuổi, mặc váy trắng. Sau đó tôi thấy ba con ngựa trời màu trắng vẫy đôi cánh, kéo một chiếc xe ngựa tới; Sư phụ từ trên trời hạ xuống. Năm 2010, Thần Vận có diễn xuất một tiết mục, lấy cảnh Sư phụ cưỡi xe ngựa trời xuống nhân gian, chính là cảnh tượng này. Tôi thấy chủ nguyên thần của mẹ tôi trên xe ngựa, được Sư phụ tiếp tống; ngựa trời quay đầu phi như bay đi mất.

Trong “Thế nào là khai ngộ”, «Tinh Tấn Yếu Chỉ», Sư phụ nói: “Viên mãn một người, tôi tiếp tống một người“. Mẹ tôi đắc Pháp lúc bệnh tình nguy kịch, chỉ mới đọc có mấy trang «Chuyển Pháp Luân» mà thiên mục đã khai mở, nhìn thấy Pháp thân của Sư phụ, nhìn thấy Pháp Luân, nhìn thấy thiên sứ. Mẹ tôi tự nguyện niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”; tôi hỏi tại sao mẹ tôi biết niệm? Mẹ tôi nói mỗi khi bà niệm câu này, các tiểu thiên sứ lại rung động đôi cánh, hoan hô sung sướng. Tôi không thể xác định liệu mẹ tôi có được tính là đệ tử Đại Pháp hay không. Thế nhưng tôi có thể khẳng định rằng trước khi lâm chung, mẹ tôi có thái độ rất cung kính với Sư phụ và Đại Pháp, giống như một đệ tử chân tu.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/3/19/72842.html

25 tháng 6 2011

Những câu chuyện phi thường của người không phải là học viên

Những câu chuyện phi thường của người không phải là học viên

Tác giả: Tĩnh Lệ

[Chanhkien.org] Trong ngày sinh nhật lần thứ 60 của Sư phụ Lý, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, cũng là ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, chúng tôi đã nhận được bài viết sau đây được gửi bởi một người không phải là học viên.

Tôi không phải là một học viên, nhưng mẹ tôi là một học viên Pháp Luân Công. Khi cuộc bức hại bắt đầu, gần như cả gia đình chúng tôi đã không biết sự thật. Tuy nhiên giờ đây, chúng tôi đều biết về sự thật và đồng ý rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Ngoài ra, chúng tôi đều được hưởng lợi rất nhiều từ môn tập.

Một chân của cha tôi bắt đầu xuất hiện một cục u cứng từ vài năm trước. Ông không chú ý nó từ đầu, nhưng nó dần lớn lên và tới mức bằng một quả trứng. Nó rất đau và ông phải đi một đôi giày đặc biệt. Cả cuộc sống và công việc của ông đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các bác sĩ nói nó có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật, nhưng ở tuổi của cha tôi, vết thương có thể sẽ không bao giờ hồi phục được. Sau khi nghe về nguy cơ này, cha tôi đã quyết định không phẫu thuật nữa. Sau đó, mẹ tôi tiếp tục đọc sách Pháp Luân Đại Pháp cho ông. Cha tôi, một người bảo thủ, đã dần dần thay đổi thái độ và tin rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Và rồi, điều kỳ diệu đã xảy ra. Cục u cứng ở chân ông bắt đầu mềm đi và ra mủ. Khi vùng u co lại, chân ông bắt đầu phục hồi. Cuối cùng, không cần phẫu thuật, nó đã trở lại bình thường chỉ với một vết sẹo nhỏ. Ngoài ra, chứng đau lưng làm phiền cha tôi nhiều năm đã không quay trở lại nữa.

Dưới đây là câu chuyện của chị gái tôi. Sau khi có thai được 5 tháng, chị tôi đột nhiên bị đau răng. Nó rất đau đớn và khiến chị gần như không thể ăn hay ngủ được. Chị đã tới khám nhiều bác sĩ, gồm cả một nha sĩ chuyên nghiệp. Cũng như các bác sĩ khác, người bác sĩ này khuyên chị tôi uống thuốc, tiêm thuốc hoặc nhổ răng để tránh ảnh hưởng xấu tới đứa trẻ. Chị gái tôi đã rời phòng khám với khuôn mặt rất buồn. Sau đó, chị và mẹ tôi tới nhà dì tôi, nơi họ gặp những người khách—chú, đồng nghiệp, v.v. Khi mẹ tôi giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho họ, chị tôi cũng đã giúp mẹ tôi kể với họ nhiều ví dụ. Tất cả họ nhờ đó đều biết được sự thật và thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới. Trên đường về nhà, chị tôi rất kinh ngạc khi thấy răng chị đã ngừng đau. Khi chị tôi hỏi mẹ tôi về điều đó, mẹ tôi cười và nói: “Đó là bởi vì con đã làm điều tốt và giúp đỡ người khác, nên con tất nhiên sẽ được phúc báo.” Chị tôi đồng ý: “Pháp Luân Đại Pháp thực sự tuyệt vời.” Hơn 4 năm đã trôi qua và răng chị tôi không còn đau trở lại nữa.

Sau đó, chị tôi sinh được một đứa bé khỏe mạnh và cả gia đình tôi rất hạnh phúc. Tuy nhiên, chị không có nhiều sữa và đứa bé chủ yếu phải uống sữa ngoài. Một ngày, vài cảnh sát viên tới và hỏi liệu mẹ tôi vẫn tập Pháp Luân Đại Pháp hay không. Mẹ tôi trả lời có và giảng chân tướng cho họ. Tuy nhiên, các cảnh sát viên công kích Pháp Luân Đại Pháp và yêu cầu mẹ tôi ngừng tập luyện. Chị gái tôi, người đứng bên cạnh mẹ tôi, nói: “Pháp Luân Đại Pháp là rất tốt. Mẹ tôi đã trở nên khỏe mạnh kể từ khi tập luyện và bà chưa bao giờ bị ốm. Cả gia đình tôi đều được hưởng lợi từ Đại Pháp.” Cảnh sát không còn cách nào khác ngoài việc rời đi. Kể từ đó, chị tôi có ngày càng nhiều sữa. Đứa bé lớn lên và rất khỏe mạnh. Chúng tôi đều biết đây là phúc đến từ Pháp Luân Đại Pháp.

Gần đây, một vài bông hoa Ưu Đàm Bà La đã xuất hiện trên cánh cửa nhà chị gái tôi. Những người trông thấy chúng đều rất ngạc nhiên. Chúng tôi đã làm nhiều điều cho Pháp Luân Đại Pháp, và chúng tôi cũng được hưởng lợi rất nhiều từ Đại Pháp. Điều này minh chứng rằng Pháp Luân Đại Pháp thực sự là kỳ diệu. Ở đây, chúng tôi hy vọng tất cả mọi người có thể biết rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/5/18/74546.html
http://pureinsight.org/node/6159

24 tháng 6 2011

Chuyện đời trước và đời này minh chứng luân hồi

Chuyện đời trước và đời này minh chứng luân hồi

Tác giả: Hiểu Huy chỉnh lý

[Chanhkien.org] Luân hồi thực sự là chuyện có thật. Khi thúc phụ của Hằng Lan Đài tiên sinh mới được mấy tuổi, ông đã nói kiếp trước ông từng là một tăng nhân ở chùa Vạn Thọ tại Thành Tây. Tuy chưa bao giờ đến đó, ông có thể cầm bút vẽ lại đại thể đường vào và điện đường của ngôi chùa. Ông thậm chí còn mô tả được cách bài trí trang nghiêm và phong cảnh xung quanh ngôi chùa như thế nào. Có người đã đi tới chùa Vạn Thọ để kiểm nghiệm và kết quả thấy toàn bộ là trùng khớp. Điều kỳ lạ là cả đời thúc phụ của Hằng Lan Đài tiên sinh chưa từng tới chùa Vạn Tự. Điều này chứng minh rằng luân hồi là thực sự tồn tại.

Chu Hy, nhà lý học nổi tiếng triều Tống cho rằng luân hồi tuy có nhưng chỉ là do sinh khí chưa tận của người chết ngẫu nhiên kết hợp với lực sinh mệnh mà thành. Cách nói này cũng có ví dụ thực tế. Ngày xưa tại Thôi Trang, có một hộ tá điền tên là Thương Long có con trai chết yểu từ thời niên thiếu; sau khi chết, cậu bé chuyển sinh vào nhà hàng xóm. Khi đứa bé chưa được một tháng tuổi đã có thể nói. Vào Tết Nguyên đán, cha mẹ cậu bé tình cờ đi ra ngoài và để đứa trẻ nằm trong tã lót một mình ở nhà; khi ấy một người cùng thôn đến gõ cửa, nói là đến để chúc mừng năm mới. Đứa trẻ nghe thấy tiếng người bèn đáp lại: “Bác cả XX đấy phải không, cha mẹ cháu vừa mới đi ra ngoài rồi. Cửa phòng không khóa, xin mời bác vào nhà ngồi chơi.” Người khách nghe xong kinh hãi quá, lại cũng thấy buồn cười. Nhưng không lâu sau, đứa trẻ cũng qua đời. Đây có lẽ là tình huống mà Chu Hy đề cập tới.

Tuy nhiên, đạo lý trong thiên hạ là vô cùng vô tận, sự tình trong thiên hạ cũng đủ thứ đủ loại; người ta không thể chỉ căn cứ vào chỗ nghe chỗ thấy của mình mà cứng nhắc bảo vệ một loại nhận định.

(Tư liệu gốc: «Duyệt vi thảo đường bút ký» của triều Thanh, quyển 18)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/13/47758.html
http://pureinsight.org/node/4815

Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri

Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri

Tác giả: Thái Bình chỉnh lý

[Chanhkien.org] Khi cổ nhân Trung Quốc khuyến thiện, họ thường nói một câu: “Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri”, nghĩa là khi tâm con người sinh ra một niệm, thì cả Trời và đất đều biết hết. Câu nói này quả thực là nghìn vạn lần chính xác. Trong các sách cổ thỉnh thoảng cũng ghi lại những sự việc như vậy, dưới đây chỉ xin nêu ra một ví dụ.

Vào cuối những năm triều đại nhà Nguyên (1271-1368 SCN), tại Trung Quốc có một người tên là Nguyên Tự Thực. Nguyên Tự Thực có đại ân với một người tên là Mâu Tài, nhưng Mâu Tài lại trở mặt vu cáo Nguyên Tự Thực, quả là rất có lỗi với Nguyên Tự Thực. Nguyên Tự Thực càng nghĩ càng thấy căm phẫn bất bình, đang đêm tự dưng bật dậy quyết giết chết Mâu Tài. Trên đường, Nguyên Tự Thực đi qua một Phật am; chủ am gọi là Hiên Viên Ông, xác thực là một Đạo sĩ với công năng thiên nhãn thông. Khi Nguyên Tự Thực rảo bước về phía nhà Mậu Tài, Hiên Viên Ông thấy rõ theo sau ông là cả chục con quỷ hình thù kỳ dị. Thế nhưng khi Nguyên Tự Thực trở về nhà, Hiên Viên Ông thấy có cả trăm phúc thần mình mang ngọc bội, đầu đội mũ vàng đi theo ông. Hiên Viên Ông vô cùng kinh ngạc!

Trời vừa hửng sáng, Hiên Viên Ông đã tới nhà Nguyên Tự Thực dò hỏi tình hình tối qua. Nguyên Tự Thực nói thật với Hiên Viên Ông: “Mâu Tài vong ân bội nghĩa; tôi hận Mâu Tài quá bạc tình nên mới định giết chết hắn. Vừa đến cửa chính nhà Mâu Tài, tôi lại nghĩ Mâu Tài tuy vong ân bội nghĩa nhưng còn có vợ và mẹ già; nếu giết chết Mậu Tài, vợ và mẹ già Mậu Tài biết nương tựa vào đâu? Vì thế tôi đã nhẫn chịu và thu cái khẩu khí ấy lại.” Hiên Viên Ông bèn thuật lại dị tượng mà mình đã thấy, nói với Nguyên Tự Thực: “Một niệm ác của ông khiến quỷ dữ đi theo, một niệm thiện của ông khiến phúc thần bảo hộ. Sự việc của ông, thần linh đã sớm biết rõ. Ông tất sẽ có phúc về sau.” Sau đó quả nhiên Nguyên Tự Thực được làm huyện lệnh Lư Sơn, còn Mâu Tài bị giết hại giữa đám loạn quân.

Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri. Người nào thường giữ thiện tâm, đặc biệt đối với Phật Pháp, thì nhất định sẽ được cấp thiện quả. Còn những ai thường giữ ác niệm, đặc biệt đối với Phật Pháp, thì nhất định sẽ phải chịu ác vận. Ví dụ điển hình là vấn đề Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là công pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia, là tu luyện Phật Pháp; họ giảng “Chân-Thiện-Nhẫn”. Chính vì thế số người theo học Pháp Luân Công rất nhiều; vào năm 1999, chỉ riêng tại Trung Quốc đã có gần 100 triệu học viên; điều này đã khiến cựu Chủ tịch Trung Quốc là Giang Trạch Dân vô cùng đố kỵ. Ông ta đã tung tin vu khống Pháp Luân Công, ra lệnh trấn áp các học viên, từ đó đẩy hàng triệu người vào chỗ đối lập. Rất nhiều người sau khi bị lừa dối đã tin theo vu khống và mang trong tâm sự thù hận đối với Pháp Luân Công. Đây chính là thù hận đối với tu luyện Phật Pháp, và theo nguyên lý của Trời, những người này sẽ phải nhận tai nạn và bất hạnh. Do đó, xuất phát từ lòng từ bi, các học viên Pháp Luân Công đã không ngừng nói rõ chân tướng bức hại cho công chúng để giúp những người bị lừa dối biết được sự thật. Ước muốn duy nhất của họ là giúp mọi người tránh khỏi tai nạn và bất hạnh, từ đó có được tương lai tươi sáng. Xin các bạn đừng hiểu lầm thiện tâm của họ.

(Tư liệu gốc: «Đức dục cổ giám»)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/4/10/26579.html
http://pureinsight.org/node/2222

21 tháng 6 2011

Câu chuyện y học: Liệu Trung Y có biện pháp nào hay không?

Câu chuyện y học: Liệu Trung Y có biện pháp nào hay không?

Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Vào một buổi tối, một người mẹ đã dẫn đứa con 2 tuổi của cô tới gặp tôi. Ngón tay cái của cậu bé trở nên sưng tấy vào tuần trước. Một bác sĩ Tây Y đã nói với cô rằng con trai cô cần phải phẫu thuật. Cô kể với tôi rằng sau khi ngón tay cái của con trai cô sưng tấy, cô đã đưa cậu bé đi bệnh viện để tiêm. Vài ngày sau khi dùng thuốc, các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn và cả móng tay cũng bị sưng phồng lên. Cậu bé khóc suốt và cháu bị sốt. Họ lại tới khám bác sĩ Tây Y lần nữa, và ông ấy nói với cô rằng cậu bé cần phẫu thuật, nhưng ông không thể bảo đảm ngón tay cậu bé sẽ được cứu. Con trai cô đã lên lịch phẫu thuật vào ngày hôm sau, nhưng cô nghĩ rằng có lẽ họ nên thử Trung Y trước khi đưa cậu bé đi phẫu thuật.

Tôi nhìn qua ngón tay cái của cậu bé và phát hiện thấy nó bị mưng mủ vàng. Theo nguyên lý Âm Dương và Ngũ Hành trong Trung Y, tôi chữa cho cậu bé bằng một que gỗ nhọn như bút chì. Sau đó mẹ cậu bé đưa cậu về nhà nghỉ ngơi. Tôi nói với cô rằng hãy đưa cậu bé trở lại đây nếu cậu không cảm thấy khá hơn, và rằng bây giờ cậu bé không cần phẫu thuật nữa. Người mẹ đưa con trai về nhà với đầy sự hoài nghi.

Sau đó, cô nói với tôi rằng cậu bé đã ngủ rất say ngay sau khi trở về nhà. Hôm sau, ngón tay cái của cậu bé đã ở trong tình trạng hoàn hảo. Cô rất cảm kích và nói rằng giờ cô đã nhận ra rằng Trung Y thực sự có hiệu quả hơn Tây Y.

Sự thực là Trung Y có hiệu quả trị liệu tốt như vậy chính như điều được giảng trong Bài giảng thứ bảy «Chuyển Pháp Luân», mục “Trị bệnh ở bệnh viện và trị bệnh bằng khí công”: “Trung Y thời Trung Quốc cổ đại rất phát triển, Tây Y hiện đại còn phải trải qua bao nhiêu năm nữa mới theo được.”

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/9/17/54891.html
http://pureinsight.org/node/5589

20 tháng 6 2011

«Lưu Bá Ôn bia ký» — Bão Mặt trời và ôn dịch

«Lưu Bá Ôn bia ký» — Bão Mặt trời và ôn dịch

Tác giả: Thần Quang

[Chanhkien.org] Lưu Cơ, người đời gọi là Lưu Bá Ôn, từng phụ tá Chu Nguyên Chương giành lấy thiên hạ, kiến lập triều Minh, là Tể tướng khai quốc triều Minh. Ông tính tình khoáng đạt chính trực, liêm khiết phụng sự việc công, không chỉ là một vị tướng trong triều, mà còn là một cao nhân đắc Đạo, đã vì hậu thế mà lưu lại rất nhiều dự ngôn, bao gồm dự ngôn «Thiêu Bính Ca» được nhiều người biết. Dự ngôn của ông được người đời sau nghiệm chứng, mãi cho đến tận hiện tại, miễn là sự tình đã phát sinh thì đều vô cùng chuẩn xác. Dự ngôn của Lưu Bá Ôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây, còn gọi là «Lưu Bá Ôn bia ký», là do một trận địa chấn mà lộ ra ngoài, nói với người ta cảnh tượng đáng sợ về những sự việc có liên quan đến đại kiếp nạn thời mạt kiếp.

Trong «Lưu Bá Ôn bia ký» có ghi lại một đoạn tiên tri như sau:

“Thiên có nhãn, Địa có nhãn, người người cũng có một đôi nhãn.
Thiên cũng lật, Địa cũng lật, tiêu dao tự lại lạc vô biên.”

Mấy câu trên ý nói Thiên Địa, nhân gian đều nằm trong tầm mắt của chư Thần; người người cũng đều nhìn thấy trạng thái của xã hội nhân loại; thế nhưng ai ai cũng đều tìm cầu khoái lạc, tựa như rất tiêu dao tự tại, không có gì để ước thúc đạo đức. Nếu cứ như vậy, kết quả sẽ ra sao?

“Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.”

Từ mấy câu trên có thể thấy hậu quả đáng sợ khi nhân loại mất đi tiêu chuẩn đạo đức. Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba. Loại tai nạn nào có thể khiến nhân loại bi thảm như vậy? Từ tình huống thê thảm bên trên mà xét, thì dường như là một loại dịch bệnh tương tự như SARS và cúm heo, tuy nhiên cướp đi rất nhiều sinh mệnh. Thế nhưng con người vẫn phớt lờ trước những cảnh tỉnh từ các dự ngôn xưa, vứt bỏ văn hóa Thần truyền, xa rời chuẩn tắc đạo đức, mà lại nghiên cứu tìm biện pháp cực đoan. Bao nhiêu tài lực của nhân loại liệu có thể giải quyết được tai nạn trước mắt hay không?

“Bình địa không có ngũ cốc trồng, cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.
Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, nên xem giữa tháng Chín tháng Mười mùa Đông.”

Mấy câu trên đã nói rõ tai nạn trước mắt mà nhân loại sẽ phải đối diện chính là “ôn dịch”, đồng thời đề cập đến thời gian phát sinh. Đối với những thứ hung khí quái dị thì cổ nhân Trung Quốc thường dùng “ôn dịch” để hình dung. Như vậy trận ôn dịch này là thế nào? Chúng ta chỉ biết rằng thời gian phát sinh ôn dịch sẽ là “giữa tháng Chín tháng Mười mùa Đông” một năm nào đó.

Tháng 3 năm 2009, tạp chí “New Scientist” của Anh đã công bố bản báo cáo của một nhà khoa học Mỹ, trong đó dự tính ngày 22 tháng 9 năm 2012 sẽ xuất hiện bão Mặt trời cực mạnh, trên bầu trời thành phố New York sẽ xuất hiện ánh sáng nhiều màu; một năm sau, hàng triệu người Mỹ sẽ lần lượt tử vong; hơn nữa đây là tai họa mang tính toàn thế giới, rất nhiều quốc gia đều sẽ phát sinh.

Nghe nói nguyên nhân dẫn tới tai họa này là vì Mặt trời phóng tới Địa cầu hàng tỷ tấn thể Plasma; sau khi tiến nhập Địa cầu, những thể Plasma này sẽ phá hoại từ trường Trái đất và gây ra các tai nạn mang tính hủy diệt. Không lâu sau, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã dùng kính viễn vọng Hubble để chụp ảnh bề mặt Mặt trời; họ đã thấy được tình huống các lạp tử vật chất phun ra ngoài, sau đó đã đưa ra dự báo từ trường Trái đất sẽ thay đổi vào năm 2012.

Như vậy mấy câu “Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, nên xem giữa tháng Chín tháng Mười mùa Đông” bên trên phải chăng có liên hệ với phát hiện khoa học này?

Mỗi khi trên thế giới phát sinh đại sự thì thường sẽ có các dự ngôn xuất hiện để cảnh tỉnh con người. Chẳng hạn tiên tri của người Maya nói nhân loại sẽ tiến nhập thời kỳ canh tân vào năm 2012; Phật Thích Ca Mâu Ni nói về mạt kiếp thời mạt pháp; Chúa Jesus nói về ngày tận thế; đối với “đại thẩm phán” được giảng trong «Thánh Kinh» đều là có quan hệ. Còn như nói về hủy diệt nhân loại thì «Thánh Kinh» giảng về đại hồng thủy; như vậy, vào lúc Mặt trời phóng tới Địa cầu hàng tỷ tấn thể Plasma, thì phải chăng sẽ tạo thành một loại “ôn dịch” đặc biệt khiến “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba”? Nghe nói bão từ Mặt trời có thể khiến các thiết bị khoa học của nhân loại bị tê liệt hoàn toàn. Nếu quả như vậy, sau bão Mặt trời, nhân loại hoàn toàn không thể dùng biện pháp khoa học để giải quyết hậu quả; phải chăng đây là lúc “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba” bắt đầu? Phải chăng là dùng hình thức này để xử lý những ai một mực không nghe lời Thần, những người xấu trong “đại thẩm phán”? Nếu như nói trong «Thánh Kinh» ghi lại Thần đã dùng đại hồng thủy để tiêu hủy một nền văn minh nhân loại như thế nào, thì phải chăng vào lúc Mặt trời phóng tới Địa cầu hàng tỷ tấn thể Plasma, nó sẽ tạo thành các loại tai nạn mà con người hoàn toàn không thể chế ngự? Trong “Sáng Thế Ký” của «Thánh Kinh» cũng nói thế giới là do Thần tạo thành. Con người không còn tốt nữa thì có lẽ Thần cũng không cần con người nữa.

Kỳ thực, các loại tai nạn phát sinh trên Địa cầu đều là nhắm vào nhân loại. Đối diện với những tai nạn này, liệu con người có biện pháp nào để tránh hay không?

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, lây bởi kiếp này thật không đáng.”

Mấy câu này đã nói rõ biện pháp tránh nạn chính là phải hành Thiện, đồng thời khuyên con người hãy mau đi tìm những người “hành Đại Thiện” để được cứu độ; nếu không, bỏ lỡ dịp này thì sẽ ân hận mãi mãi. Như vậy những người “hành Đại Thiện” này rốt cuộc là ai? Họ dùng điều gì để giải cứu chúng sinh?

“Tiền bạc là vật bảo, nhìn thấu dùng không được.
Quả thực là vật bảo, lòng đất nứt không đảo.”

Mấy câu trên đã tiết lộ những người “hành Đại Thiện” này là ai, đó chính là các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Đồng tiền thời cổ đại ở giữa có một lỗ hình vuông; đây chính là ám chỉ Pháp Luân của Pháp Luân Công; hình tượng rất tương tự. Pháp Luân ở giữa là phù hiệu chữ Vạn (卍) lớn của Phật gia, chính là có hình vuông. Khi xem sách của Pháp Luân Đại Pháp và đối chiếu với đồ hình Pháp Luân thì liếc một cái là rõ ngay. Dự ngôn nói với chúng ta rằng Pháp Luân Đại Pháp là vật bảo của Trời, nếu như có thể đắc được, thì dẫu tai nạn đất long núi lở thế nào cũng không sợ.


Đồ hình Pháp Luân trông rất giống với hình đồng tiền thời cổ đại.
“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu.
Ba chấm cộng một câu, bát Vương nhị thập khẩu.”

Mấy câu trên dùng hình thức câu đố chữ để ám chỉ Pháp Luân Đại Pháp. Đoạn này đã có người phá giải trên Chánh Kiến Net rồi, ngoài ra tiết mục “Dự ngôn và nhân sinh” trên Đài truyền hình Tân Đường Nhân cũng có đề cập, ở đây chúng ta nhắc lại:

“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu“: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).

“Ba chấm cộng một câu“: chính là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn” (忍).

“Bát Vương nhị thập khẩu“: chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “trập” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.




“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍).

Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói với chúng ta rằng vào mạt kiếp thời mạt pháp, Pháp Luân Thánh Vương sẽ hạ thế độ nhân; Chúa Jesus cũng giảng rằng vào ngày tận thế, Mặt trời do Thượng Đế vun trồng sẽ tới. Pháp Luân Đại Pháp nói với chúng ta rằng “Chân-Thiện-Nhẫn” là căn bản của vũ trụ, là đặc tính tối cao của vũ trụ, ước chế hết thảy mọi vật chất trong vũ trụ. Do đó, chỉ cần nhận thức, tuân theo và đồng hóa với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ thì sẽ có thể đạt được sự bảo hộ của vũ trụ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/5/20/66298.html

Thi từ khúc: Duyên

Thi từ khúc: Duyên

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Singapore

[Chanhkien.org]

Duyên

Đại Pháp thế gian truyền,
Phật quang diệu vũ hoàn;
Duyên tu Chân Thiện Nhẫn,
Viên mãn tùy Sư hoàn.

Tạm dịch:

Duyên

Đại Pháp truyền thế gian,
Vũ trụ đắm Phật quang;
Duyên tu Chân Thiện Nhẫn.
Viên mãn tùy Sư hoàn.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/4/5/9629.html

17 tháng 6 2011

Một học viên sống tại Australia nhớ lại thời gian Sư Phụ truyền Pháp tại Trung Quốc với lòng biết ơn

Một học viên sống tại Australia nhớ lại thời gian Sư Phụ truyền Pháp tại Trung Quốc với lòng biết ơn

Theo Uẩn Vận, phóng viên báo Minh Huệ ở Sydney, Australia

[MINH HUỆ 20-05-2011] Tháng 5 năm 2011 là kỷ niệm lần thứ mười chín ngày Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng từ năm 1992. Bà Đào Nguyệt Phương, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Sydney, Australia, đã tham dự nhiều khóa giảng Pháp Luân Công trong những ngày đầu khi Pháp mới bắt đầu được Sư Phụ Lý Hồng Chí tuyên giảng. Bà hồi tưởng lại những gì đã diễn ra với lòng biết ơn vô hạn.

Được giới thiệu đến với Pháp Luân Công

Vào đầu những năm 90, để nâng cao sức khỏe, bà Đào đã thử tất cả các môn tập khí công khác nhau, nhưng không có môn nào mang lại hiệu quả. Bà nghĩ rằng mình nên tìm một vị sư phụ cao tầng. Bà đã tìm kiếm khắp nơi. Sau khi được một người bạn giới thiệu, bà tìm đến những người tập Pháp Luân Công tại công viên Thiên Đàm ở Bắc Kinh. Pháp Luân Công chú trọng vào việc tu tâm dưỡng tính và bà rất thích các nguyên lý của Pháp Luân Công. Chính vì vậy bà đã quyết định bắt đầu tu luyện. Vào cuối thu năm 1993, bà đã trải nghiệm một ngày không thể nào quên.

Bà đã gặp người sáng lập Pháp Luân Công, Sư Phụ Lý Hồng Chí, ở Hội chợ sức khỏe Phương Đông. Bà nhớ lại, “Tôi cảm thấy rằng Sư Phụ thật đặc biệt, có vẻ như chúng tôi đã gặp nhau trước đây. Vẻ từ bi và hiền hậu toát ra từ Ngài. Tôi đứng cạnh Ngài. Mọi người lập tức đứng xung quanh Sư Phụ khi họ nhìn thấy Ngài để hỏi nhiều câu hỏi. Sư Phụ kiên nhẫn trả lời câu hỏi của họ từng người một. Tôi nói với Sư Phụ rằng tôi gặp phải một vấn đề là tôi luôn luôn nghe thấy một giọng nói trong lúc ngồi thiền. Sư Phụ lắng nghe những gì tôi nói. Ngài nhìn như thể đang nhìn chằm chằm vào khoảng không xa xôi. Tôi cũng nhìn theo Sư Phụ. Tất nhiên, tôi không thấy bất cứ điều gì, nhưng sau đó tôi không còn nghe thấy tiếng nói khi tôi ngồi thiền nữa. Tôi biết rằng Sư Phụ đã loại bỏ sự can nhiễu của tà ác đối với tôi.”

“Tôi đã hỏi Sư Phụ, ‘Khi nào Sư Phụ sẽ tiếp tục mở khóa giảng tiếp theo? Tôi thực sự muốn đi.’ Sư Phụ trả lời: ‘Lớp học tiếp theo sẽ được thông báo sớm. Sẽ tổ chức tại Thiên Tân.’ ‘Tôi nghĩ rằng Thiên Tân thật quá xa và con gái của tôi lại vừa từ Úc trở về. Trong khi tôi đã suy nghĩ về điều này, Sư Phụ nói rằng có ai đó đã nghĩ Thiên Tân là quá xa. Trong khi các học viên đến từ vùng Tân Cương đang theo học các bài giảng, tôi đã ngộ được điều Sư Phụ nói. Phải chăng Sư Phụ đã đọc được những gì tôi suy nghĩ? Tôi cảm thấy rất xấu hổ.”

Sư Phụ loại bỏ bệnh tật của tôi

Bà Đào nói: “Nhiều khí công sư đã tổ chức hội thảo tại Hội chợ. Do buổi hội thảo của Sư Phụ đã chật kín người và vẫn còn nhiều người muốn mua vé, nhà tổ chức hội chợ đã tổ chức thêm hai buổi hội thảo nữa. Không một khí công sư nào có được vinh dự như thế này. Trong suốt buổi hội thảo, Sư Phụ đã nói về một số nội dung trong bài giảng thứ Nhất của sách Chuyển Pháp Luân. Ngài không giải thích các bài tập khí công như những khí công sư khác.”

“Trong suốt bài giảng, Sư Phụ yêu cầu chúng tôi đứng lên và nghĩ về một căn bệnh mà mình có. Ngài nói với chúng tôi rằng Ngài sẽ loại bỏ nó cho chúng tôi. Sư phụ đã làm một động tác tay và nắm lấy tất cả bệnh tật của những người tham dự vào trong tay của mình.“

“Tôi vốn gầy gò và ốm yếu kể từ khi sinh ra. Sau này khi lớn lên, tôi bị suy nhược thần kinh, đau dạ dày trầm trọng, mất ngủ, đau đầu và chóng mặt. Tôi bị bệnh từ đầu đến chân. Tôi không bao giờ ngủ ngon giấc và phải nằm nghiêng khi ngủ. Bệnh lệch đốt sống cổ làm tôi đau đớn khủng khíếp. Tôi nổi tiếng là ốm yếu ở sở làm. Sau buổi hội thảo của Sư Phụ, tất cả bệnh của tôi đã được chữa khỏi, cơ thể của tôi đã được thanh lọc, tôi bước đi những bước thật nhẹ nhàng, và toàn bộ cơ thể của tôi tràn đầy năng lượng.”

Đại Pháp mỹ diệu và thần kỳ đã cuốn hút tôi như nam châm

Vào tháng 1 năm 1994, Sư Phụ đã đến Thiên Tân để giảng Pháp ngay sau Hội chợ sức khỏe Phương Đông tại Bắc Kinh. Bà Đào đã cùng một số người đã đi theo Sư Phụ trong suốt các khóa giảng của Ngài. Bất cứ nơi nào Sư Phụ đến, bà Đào cũng đến. Bà nói: “Khi kết thúc mỗi khóa học, các học viên đều miễn cưỡng khi phải chia tay với Sư Phụ. Mọi người đều muốn được ở lại lâu hơn cùng Sư Phụ. Đó là những khoảnh khắc vô cùng quý giá!”

“Tôi nhớ là tôi đã đến sớm hơn một ngày trong khóa giảng đầu tiên tại Thiên Tân. Tôi nhờ các điều phối viên bố trí cho mình một căn phòng ấm áp vì tôi rất sợ lạnh. Họ đã bố trí cho tôi căn phòng ấm nhất mà họ có, nhưng giường của tôi lại đối diện với cửa ra vào. Gió thổi vào tôi mỗi khi cánh cửa mở ra hay đóng lại. Hoá ra đó lại là một nơi rất lạnh. Mặc dù tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp mới, tôi cũng biết rằng Sư Phụ yêu cầu chúng ta trở thành những người tốt. Mặc dù một số giường khác vẫn còn trống, tôi nghĩ rằng nó sẽ không đúng nếu tôi đổi sang giường khác vì gió sẽ thổi vào bất cứ ai ngủ trên chiếc giường mà tôi đang nằm. Tôi nhận ra rằng tôi không nên yêu cầu để có một phòng đặc biệt khi tôi đến. Tôi nên để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên và theo những cách riêng của nó. Tôi nghĩ, ‘Có lẽ chiếc giường mà mình đang nằm chính là chỗ mà mình nên ở.’”

Bà tiếp tục: “Trong khóa học thứ hai tại Thiên Tân, các học viên từ các vùng khác nhau đã chụp hình chung với Sư Phụ. Có người nói rằng tôi đã che khuất anh ấy vì tôi quá cao. Tôi nhanh chóng bỏ chiếc mũ của mình ra và để nó ở dưới cánh tay. Tôi đã quên nó sau khi chụp ảnh xong và sau đó chiếc mũ xuất hiện trên bàn của Sư phụ ở trên bục giảng. Tôi nhìn thấy chiếc mũ và đi lên phía bục giảng để lấy lại. Khi đi đến đó tôi đã nói với một số người đang đứng quanh bục giảng rằng đó là chiếc mũ của tôi, nhưng không ai chú ý đến lời tôi nói vì Sư Phụ đang tới. Tôi nhanh chóng trở về chỗ ngồi của mình để tránh làm ảnh hưởng tới mọi người trong khi Sư Phụ đang giảng bài. Sư Phụ đã nhấc mũ của tôi lên, vỗ nhẹ nó, và sau đó đặt nó sang một bên. Những học viên khác nhìn thấy những gì Sư Phụ thực hiện và nói với tôi: ‘Ồ, bà lại gặp may rồi.’”

“Đúng vậy, Sư Phụ đã lấy đi những thứ không tốt trong não của tôi. Hai mươi năm trước, chúng tôi sống trong một ngôi tranh ở nông thôn, nơi tôi sinh ra đứa con gái út của mình. Giường của chúng tôi đặt cạnh một cửa sổ và đầu của tôi luôn cảm thấy gió thổi vì tôi thường tựa đầu vào tường. Tôi đã bị bệnh đau đầu. Tôi rất sợ gió và lạnh, suốt ngày phải đội mũ. Tôi đã bị bệnh này hơn hai mươi năm. Sau khi Sư Phụ vỗ nhẹ vào chiếc mũ của tôi, tôi không còn bị đau đầu nữa. Tôi đã hoàn toàn bỏ đội mũ.”

Học phí tham dự các khóa học của Sư Phụ là thấp nhất trên toàn quốc

“Sư Phụ sống rất thanh đạm. ĐCSTQ nói rằng Sư Phụ kiếm được rất nhiều tiền. Đó là điều rất phi lý. Bản thân tôi đã tự trải nghiệm và biết được lệ phí của các khóa học. Học phí các khóa giảng của Sư Phụ là 50 nhân dân tệ cho các học viên tham dự lần đầu. Lúc đầu nó chỉ có 40 nhân dân tệ. Đối với các học viên cũ thì chi phí là 25 nhân dân tệ. Đây là chi phí thấp nhất trong toàn quốc. Một số thầy khí công đã khó chịu về việc này và yêu cầu hiệp hội khí công đề nghị Sư Phụ tăng giá, nhưng Sư Phụ đã không thay đổi mức học phí.”

“Chúng tôi ở trong một khách sạn tại Thiên Tân với giá phòng là 10 nhân dân tệ/đêm. Sư Phụ cũng ở cùng khách sạn đó. Sư Phụ không giống như các các thầy khí công khác, những người kiếm bộn tiền và ở trong các khách sạn sang trọng.”

Thần tích Sư Phụ tiêu trừ ma quỉ

Vào tháng 6 năm 1994, bà Đào tiếp tục theo Sư Phụ tham dự khóa học tại Trịnh Châu. Khóa học được tổ chức trong một nhà thi đấu tạm. Điều đã gây ấn tượng nhất đối với bà là khi Ngài tiêu trừ ma quỉ một cách thần kỳ. Bà nhớ lại, “Đó là ngày đầu tiên Sư Phụ giảng bài. Bầu trời đang sáng đột nhiên tối sầm lại. Mưa rồi mưa đá đổ xuống. Điện mất và tất cả đèn phụt tắt. Sư Phụ ngừng giảng, ngồi kiết già trên bàn và bắt đầu thực hiện các động tác thủ ấn. Sau đó, Ngài ngồi lại ở vị trí giảng Pháp bình thường và lấy một chai nước uống hết. Tiếp theo, Sư Phụ đặt một cái gì đó ở trong lòng bàn tay rồi cho vào chai. Khi Sư Phụ xử lý xong, mưa tạnh hẳn, mặt trời tỏa sáng, ánh nắng chiếu rọi vào phòng, tất cả các đèn bắt đầu hoạt động trở lại. Tất cả chúng tôi đều vỗ tay. Sư Phụ cười và nói rằng, mặc dù là ma quỷ từ cao tầng đến, Ngài không muốn giữ nó trong tay và đã nhốt chúng trong chai.”

Bà Đào đã kết luận rằng Sư phụ đã gánh chịu vô hạn độ những khổ nạn của vô vàn nghiệp lực mà Ngài đã gặp phải khi giảng Pháp trên toàn quốc. Bà Đào luôn rơi lệ bất cứ khi nào bà nghĩ về điều đó. Bà kể ra những câu chuyện này vì hai lý do. Đầu tiên là để cảm tạ lòng từ bi của Sư Phụ và thứ hai, để khích lệ các học viên kiên định cho tới bước cuối cùng của Chính Pháp, làm tốt ba việc, và hoàn thành thệ nguyện với Sư Phụ để cứu độ chúng sinh.

Bản tiếng Hán: http://minghui.ca/mh/articles/2011/5/20/感念师恩-悉尼弟子回忆师父传法点滴-241150.html
Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2011/5/27/125564.html
Đăng ngày 16-6-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Thực tu tâm đắc

Thực tu tâm đắc

Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-05-2011] Khi Chính Pháp đang tiến gần đến kết thúc, số lượng lớn chúng sinh khẩn thiết cần được các đệ tử Đại Pháp cứu độ. Chúng ta tu luyện tốt hay không có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự cứu độ của họ. Nếu một học viên một tu tốt, thì người đó đã loại bỏ đi rất nhiều chấp trước. Càng nhiều các vật chất xấu mà người đó loại bỏ thì tâm từ bi của người đó càng lớn. Khi anh ấy giảng rõ sự thật cho mọi người, một câu đơn giản và tự nhiên có thể khiến những chúng sinh này cảm động sâu sắc, vì họ đã chờ đợi hàng trăm, hàng ngàn năm chỉ vì điều này. Vì vậy, tu luyện tốt bản thân chúng ta sẽ đảm bảo cho sự đắc cứu của họ.

Qua việc tiếp xúc với các đồng tu, tôi nhận thấy rằng, mặc dù một số học viên nỗ lực học Pháp và phát chính niệm mỗi ngày và có ước muốn mạnh mẽ để cứu độ chúng sinh, nhưng họ không biết làm thế nào để thực tu. Khi họ giảng rõ sự thật, mọi người có xu hướng không chấp nhận những gì họ nói. Điều bất lợi này làm họ hoang mang và dần dần họ không dám bước ra. Tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của mình về thực tu. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không thích hợp.

Học Pháp nhập tâm

Một số học viên nỗ lực học Pháp mỗi ngày. Tuy nhiên, trong khi học Pháp, họ có đủ loại tư tưởng can nhiễu và không thể tập trung. Họ học Pháp mỗi ngày như họ đang hoàn tất một công việc trần tục, thay vì toàn tâm học Pháp. Trong tình huống này, Pháp không thể tẩy tịnh nghiệp lực, các tư tưởng xấu và chấp trước của chúng ta và do đó sẽ khó để loại bỏ chúng. Một số học viên học Pháp thanh tĩnh và cẩn thận, nhưng thường họ không thể xử lý mọi việc từ quan điểm của Pháp khi đối mặt với các vấn đề. Chủ ý thức của họ không thực sự đánh giá và chính lại tư tưởng cũng như hành động của mình theo các tiêu chuẩn của Pháp. Sau khi rời khỏi nhóm học Pháp, họ lại cảm thấy bất bình và bị quấy rầy khi họ có mâu thuẩn với người khác.

Đối với vấn đề trên, giải pháp của tôi như sau.

Bất cứ khi nào tôi học Pháp, tôi đòi hỏi bản thân thực hiện tốt những điều này. Trước khi học Pháp, tôi loại bỏ tất cả các tư tưởng và duy trì một tâm trí trống không. Tôi loại bỏ các chấp trước truy cầu và học Pháp không mục đích. Trong khi học Pháp, tôi tập trung vào Pháp và ngồi trong một tư thế đúng mực bằng tâm tôn kính. Khi nghiệp tư tưởng hiện lên, tôi chỉ tập trung vào việc học Pháp và dùng chủ ý thức của mình khống chế lại. Nếu tôi không thể khống chế nó ngay lập tức, thì tôi tạm dừng một chút để điều chỉnh bản thân để loại bỏ nó.

Sư phụ giảng:

“Học Pháp đắc Pháp,
Tỉ học tỉ tu,
Sự sự đối chiếu,
Tố đáo thị tu.”
(“Thực tu“, Hồng Ngâm)

Tôi ngộ ra rằng chúng ta nên cân nhắc lời dạy của Sư phụ như sự chỉ đạo cho tất cả các hành động của chúng ta. Chúng ta cần phải có ước muốn mạnh mẽ từ chủ ý thức của mình rằng chúng ta phải tin tưởng tuyệt đối vào Sư phụ và Đại Pháp và toàn tâm theo lời dạy của Sư phụ. Với ước muốn mạnh mẽ từ tận tâm mình, chúng ta có thể kết nối với Pháp và liên tục chính lại những tư tưởng và hành động của chúng ta. Trong khi tu luyện thực sự, chúng ta phải hướng nội. Miễn là chúng ta hướng nội mỗi lúc, chúng ta có thể tìm thấy nhiều chấp trước và những thiếu sót mà chúng ta đã không nhận ra.

Dũng mãnh tinh tấn và nghiêm khắc bản thân

Tự mãn và lười biếng là những yếu tố làm sao nhãng lớn nhất đối với người tu. Khi một học viên không quyết định thành tâm cải chính bản thân sau khi nhận ra lỗi lầm, thì anh ta có thể mắc lại cùng lỗi lầm đó và tự thứ lỗi cho mình một lần nữa. Nếu anh ta cứ để thời gian trôi đi như vậy, làm sao anh ta có thể tinh ? Mỗi khi tôi nhận thấy mình đã làm điều gì sai, tôi vô cùng ân hận và ngay lập tức cải chính bản thân. Ngoài ra, tôi thúc giục bản thân không được phạm sai lầm như vậy nữa. Tôi giữ lời hứa của mình và chấp hành bằng hành động của mình. Đây là cách tôi sửa những sai lầm của mình. Mỗi ngày, tôi đều hướng nội để tìm các chấp trước và thiếu sót của bản thân. Miễn là tôi tìm thấy một [chấp trước hay thiếu sót], mọi lúc tôi đều yêu cầu bản thân chỉnh đốn lại cho đến khi đã chính lại bản thân mình.

Một điều quan trọng khác là làm thế nào để đối đãi với những lời phê bình từ người khác. Khi bị phê bình, chúng ta không nên hướng ngoại hoặc để những lời đó lọt từ tai này sang tai kia. Chúng ta cần hướng nội sâu và đo lường bản thân theo tiêu chuẩn của Pháp.

Tu luyện kiên định với lòng biết ơn và chân thành

Theo như tôi biết, một số học viên cảm thấy họ đắc Pháp một cách quá dễ dàng và vì vậy có tâm lý tu luyện thất thường đến một tầng thứ nào đó mà họ có thể đạt đến. Với tâm lý như vậy, sẽ rất khó tinh tấn và tu luyện kiên định.

Bất cứ khi nào tôi thấy bản thân mình suy nghĩ như thế, tôi liên tục cảnh báo bản thân. Để cứu độ chúng ta, Sư phụ đã chịu đựng nhiều vất vả và gánh chịu những tội lỗi mà chúng ta đã phạm trong hàng trăm, hàng ngàn năm. Sư Phụ đã vớt chúng ta lên từ địa ngục, tịnh hóa, và ban cho chúng ta tất cả mọi thứ tốt đẹp nhất. Làm sao chúng ta có thể không tinh tấn và trân quý nó chứ? Hãy nhìn những thay đổi lớn lao cả tâm lẫn thân tôi sau khi học Pháp Luân Đại Pháp! Tôi mãi biết ơn và theo những lời dạy của Sư Phụ, trân quý Đại Pháp và tất cả mọi thứ trong khi tu luyện và tinh tấn không ngừng.

Sinh mệnh chúng ta đến từ Pháp, chúng ta chính vì Pháp mà đến. Hòa cả tâm và thân vào trong Pháp, chúng ta sẽ cảm thấy đó thực sự là “Mỹ diệu cùng tận ngữ nan tố” (“Pháp Luân thế giới”, Hồng Ngâm)

Bản dịch tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/28/实修心得-241571.html
Bản dịch tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2011/6/5/125829.html
Đăng ngày 16-6-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

16 tháng 6 2011

Câu chuyện y học: Hiệu quả khác nhau với cùng huyệt vị châm cứu

Câu chuyện y học: Hiệu quả khác nhau với cùng huyệt vị châm cứu

Tác giả: Tống Thần Quang

[Chanhkien.org] Một bác sĩ Trung Y già từng kể với tôi rằng vào triều Thanh (1644-1911), có một thầy thuốc Trung Y nọ đã tới Bắc Kinh; ông có thể cứu chữa bất cứ bệnh tật nào chỉ với một cây kim. Tôi thấy rằng thật khó tin, nhưng vì vị bác sĩ Trung Y già này y thuật thật cao minh, nên tôi không thể không tin ông.

Vài năm sau, khí công trở thành cao trào tại Trung Quốc và nhiều người mang theo tuyệt kỹ bắt đầu ào ào xuất đầu lộ diện. Tôi đã tận mắt chứng kiến một thầy thuốc dân gian có thể chữa bất cứ bệnh liệt người nào chỉ với ba cây kim; cho dù là chứng tê liệt do phong hàn ở trẻ em, bệnh nhân bán thân bất toại, hay thậm chí đột quỵ, bất kể đã bị lâu hay chưa, chỉ cần ba cây kim là chữa khỏi. Một số bệnh nhân có thể đi lại ngay lập tức và những người khác sẽ hoàn toàn hồi phục chỉ trong vài ngày. Chưa từng thấy tuyệt kỹ nào hay như vậy, chỉ cần dùng cây kim mà cứu được người ta; tôi cảm thấy thật kinh ngạc. Nhưng tôi vẫn không thể hiểu được rằng tại sao với cùng một huyệt vị châm cứu, cây kim trong tay các thầy thuốc Trung Y khác nhau thì có hiệu quả khác nhau; tôi tự hỏi liệu có bí quyết chân truyền chưa được tiết lộ nào ở đây hay không.

Tôi đã không hoàn toàn hiểu được điều này cho tới khi đọc «Chuyển Pháp Luân». Trong mục “Luyện công vì sao không tăng công”, Sư phụ Lý nói: “Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu, đó là chân lý tuyệt đối.” (Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ nhất)

Cuối cùng tôi đã hiểu được rằng, Trung Y là bắt nguồn từ Đạo. Trong phần mở đầu cuốn «Hoàng Đế Nội Kinh», “Thượng cổ thiên chân luận thiên đệ nhất” có đàm luận về mối liên hệ giữa “Đạo” và “đức”. Trung Y lấy Đạo làm căn bản, người học nghề y nhất định phải tuân theo đạo đức. Hơn nữa, Trung Y là do Thần truyền cấp cho con người, nên đương nhiên tùy theo tiêu chuẩn đạo đức của người học nghề y mà Thần ban cho năng lực trị bệnh. Cổ nhân Trung Quốc có câu: “Truyền nhầm người thì chính là tiết lộ vật báu của Trời”. Tôi thầm nghĩ, những người học nghề y mà không có đạo đức, sao có thể dùng y đạo để hành thiện cứu người đây?

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/12/29/56892.html
http://pureinsight.org/node/5664

Câu chuyện lịch sử: “Phong tăng tảo Tần”

Câu chuyện lịch sử: “Phong tăng tảo Tần”

Tác giả: Thẩm Phán

[Chanhkien.org] Vào thời Nam Tống, tại Trung Quốc xuất hiện hai vị hòa thượng nổi tiếng, thứ nhất là “tăng điên” Tế Công, thứ hai là “phong tăng” Phong Ba hòa thượng. Hai vị hòa thượng điên điên khùng khùng này đều trở thành La Hán, được dân gian cung phụng kính ngưỡng.

Phong Ba hòa thượng sống vào đầu thời Nam Tống. Ông là người gan dạ sáng suốt, nổi tiếng với sự tích “Phong tăng tảo Tần”.

Tương truyền thời bấy giờ, anh hùng chống quân Kim Nhạc Phi bị gian thần Tần Cối hãm hại; ông ta bịa đặt tội danh “mạc tu hữu” để giam Nhạc Phi vào đại lao. Sau đó, Tần Cối không quyết định được phải làm thế nào với Nhạc Phi, vì thế ông ta đã tới chùa Linh Ẩn cầu xin quẻ và gặp Phong Ba hòa thượng. Vừa thấy Tần Cối, Phong Ba hòa thượng đã cười ầm lên, hỏi Tần Cối: “Tào Tháo gian hùng cả đời, hôm nay hỏi đã đến đâu?” Tần Cối không hiểu sao; Phong Ba đáp: “Đạo Trời rõ ràng, trung-gian tự thấy, thiện ác hữu báo. Tướng công thân là Tể tướng, một tay có thể nâng cả bầu trời, cớ sao phải sát hại trung thần lương đống? An nguy của quốc gia, lẽ nào không thèm đếm xỉa tới?” Tần Cối hỏi: “Ai là lương đống?” Phong Ba hòa thượng nghiêm mặt nói: “Nhạc Phi tướng quân!” Tần Cối táng tận lương tâm vẫn giả làm ngơ; Phong Ba hòa thượng cười lớn: “Thật là ngu xuẩn, vẫn chưa tỉnh ngộ, về sau hối hận e rằng đã muộn.” Sau đó phẫn nộ, lấy cây chổi cùn quét lia lịa vào mặt Tần Cối, quét xong ngênh ngang bỏ đi, bỗng chốc mất hút bóng dáng. Tần Cối bị quét đến hồn xiêu phách lạc, nhếch nhác bỏ đi. Đây chính là cố sự nổi tiếng “Phong tăng tảo Tần”.

Sau khi cố sự “Phong tăng tảo Tần” được truyền rộng, dân gian càng thêm yêu quý Nhạc Phi, cũng như khoái chí trước sự trừng phạt đối với kẻ gian thần; họ đã đưa vị “phong tăng” vào hàng ngũ La Hán. Tượng hai vị kỳ tăng thời Nam Tống, một “điên” một “phong”, được đặt bên trong đại điện tại nhiều chùa chiền trên khắp Trung Quốc, tôn vinh lẫn nhau.

Bên trong Đại Hùng bảo điện tại rừng Đàn Hương, núi Cửu Hoa có hai bức tượng nhỏ; một là Tế Công hòa thượng, tạo hình như tiên nhân; một là Phong Ba hòa thượng, dưới sườn trái là một cây chổi, tay phẩy phất trần, nhất tâm muốn quét sạch gian tặc Tần Cối. Chỉ cần là nơi nhân quần tụ tập, cho dù sàn nhà có sạch sẽ bao nhiêu, thì ông vẫn khua chổi rơm quét đất, nói là “tảo Tần”, thường thường cảnh tỉnh thế nhân không được quên mất phải cùng nhau trừ bỏ gian tặc.

Ghi chú của người dịch:

Phong tăng tảo Tần: tăng điên quét Tần Cối (diễn theo chữ nghĩa).

Mạc tu hữu: có lẽ có. Vào thời Nam Tống, gian thần Tần Cối vu cho Nhạc Phi là mưu phản; Hàn Thế Trung bất bình, bèn hỏi Tần Cối có căn cứ gì không; Tần Cối trả lời “có lẽ có”. Về sau từ này dùng với nghĩa bịa đặt không có căn cứ.

Lương đống: trụ cột, rường cột, ví với người đảm nhiệm chức trách nặng nề của quốc gia.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/1/30/6914.html
http://pureinsight.org/node/1458

Thi từ khúc: Thăng hoa

Thi từ khúc: Thăng hoa

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org]

Thăng hoa

Trừ khước danh lợi trí huệ tăng,
Đãng tận tư tình từ bi sinh;
Địch khứ trần cấu bản tính hiển,
Liên hoa trản phóng Chính Pháp thành.

Tạm dịch:

Thăng hoa

Trừ bỏ danh lợi trí huệ tăng,
Rửa sạch tư tình từ bi sinh;
Gột hết bụi trần bản tính hiện,
Hoa sen khai nở Chính Pháp thành.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/3/21/9185.html

13 tháng 6 2011

Văn hóa Thần truyền: Ba mẩu chuyện ngắn minh chứng tội lỗi phạm phải chỉ bởi một niệm dâm dục

Văn hóa Thần truyền: Ba mẩu chuyện ngắn minh chứng tội lỗi phạm phải chỉ bởi một niệm dâm dục

[MINH HUỆ 21-03-2011]

Câu chuyện thứ nhất

Dưới triều vua Chính Đức thời nhà Minh (1505-1521), có một người tên là Triệu Vĩnh Trinh. Khi còn trẻ, một thầy bói nói với anh rằng, “Anh nhất định sẽ đỗ đầu trong kỳ thi hương và nhận được bổng lộc khi anh hai mươi ba tuổi.”

Khi chàng trai trẻ họ Triệu đi thi hương, anh viết một bài văn rất hay. Giám khảo quyết định chọn bài của anh. Tuy nhiên, trái với những gì mong đợi, anh trượt những bài thi sau và vì thế không đỗ kỳ thi này. Anh rất tức tối và trong giấc mơ, anh đã hỏi Văn Xương đế quân (vị thần phụ trách việc học hành thi cử) tại sao anh lại bị trượt. Vị Thần trả lời rằng: “Đáng lẽ anh đỗ đầu trong cuộc thi hương, nhưng gần đây anh tỏ ý dâm dục với người hầu gái và tán tỉnh cô gái nhà bên. Tuy anh không thực sự chạm vào những người ấy, nhưng tâm anh lại đầy dục vọng. Đó là lý do tại sao anh bị mất công danh!”

Nghe Thần nói vậy, Vĩnh Trinh bật khóc. Anh xin được sửa chữa lỗi lầm và làm thật nhiều việc tốt. Sau đó anh viết một cuốn sách khuyên răn người ta phải biết giữ gìn trinh tiết, tránh các suy nghĩ và thái độ dâm đãng. Vì thế, anh đã đỗ đầu trong kỳ thi hương tiếp theo. Sau này, Triệu Vĩnh Trinh được phong làm chúa đất cai trị một vùng.

Câu chuyện thứ hai

Ngày xưa có một hòa thượng tên là Tĩnh Vân. Một hôm ông thấy một bông hoa sen và bất chợt có ý nghĩ dâm dục. Đêm hôm đó, một người phụ nữ đến gõ cửa nhà ông. Tĩnh Vân mở cửa và thấy người phụ nữ cùng một thiếu nữ đứng ngoài cửa. Người phụ nữ nói rằng: “Tôi chính là người phụ nữ hoa sen đây.” Tĩnh Vân rất vui mừng khi gặp người phụ nữ xinh đẹp này và bắt đầu nói chuyện với cô rất trìu mến. Một lúc sau, nến tắt. Gia nhân ở bên cạnh nghe thấy Tĩnh Vân khóc và người phụ nữ nói với ông gay gắt: “Tại sao nhà ngươi lại có những ý nghĩ dâm dục như vậy? Thậm chí ta có thực sự là con gái, ta sẽ không đồng ý quan hệ với ngươi!”. Người gia nhân vội chạy đi gọi các vị hòa thượng khác lại. Họ ùa vào phòng và chỉ thấy hai con yêu quái trong khi Tĩnh Vân đã bị chém đầu. (“Thái Bình quảng ký” cuốn 357)

Câu chuyện thứ ba

Vào những năm cuối thời nhà Thanh, có một thí sinh tới Bắc Kinh dự kỳ thi hương. Chủ quán trọ nơi anh ở là một người phụ nữ mới góa chồng. Do trời tuyết chặn hết đường, anh buộc phải trọ lại thêm vài ngày. Sau khi nhìn thấy nhau vài hôm, họ nảy sinh tình cảm và bắt đầu có những ý nghĩ dâm dục. Người thí sinh đi tới phòng của góa phụ và khi chuẩn bị gõ cửa, anh chợt nghĩ: “Không, ta không thể làm như thế này được. Ta đang chuẩn bị dự kỳ thi hương. Nếu ta vào trong và dan díu với cô ấy, ta sẽ không đỗ đầu trong kỳ thi được. Ta phải quay lại thôi!” Trong khi anh quay lại phòng, người góa phụ bắt đầu nghĩ về anh. Cô bước ra ngoài cửa và nghĩ: “Không được! Ta là một góa khụ và phải giữ gìn trinh tiết cho chồng mình. Làm sao ta có thể quên điều này sau khi gặp một chàng trai trẻ? Không được, ta phải quay lại thôi!” (Theo truyện dân gian Trung Quốc, nếu một góa phụ giữ trinh tiết cho chồng mình và giữ mình sạch sẽ thì sẽ được lên thiên đường sau khi chết; nhưng nếu một góa phụ phạm vào tội thông dâm, hình phạt đủ để cô ta phải xuống địa ngục). Vì thế, người góa phụ trở lại phòng của mình.

Sau khi chàng trai trở về phòng, anh ta không thể kiềm chế được khát vọng cháy bỏng đó, vì thế anh trở lại phòng người góa phụ và gõ cửa. Trước khi cô mở cửa, anh nhanh chóng chạy đi, nhận ra rằng anh không nên ở đó. Anh sợ bị hủy hoại công danh vì tội thông dâm. Có một câu tục ngữ rằng, khi một người có tài trí và được định là đỗ đầu kỳ thi hương, nếu người đó phạm tội thông dâm hay những việc gian trá khác thì trời sẽ không cho đỗ đầu. Vì thế anh trở về phòng trước khi người góa phụ mở cửa. Tuy nhiên, người góa phụ đã biết đó là anh, vì thế cô đến gõ cửa phòng anh. Cô cũng dằn vặt, tự nhủ rằng mình không nên không chung thủy. Vì thế cô lại quay lại. Họ cứ đi đi lại lại như vậy hai, ba lần. Lần cuối cùng, chàng trai mở cửa, nhưng họ đứng đó chần chừ, muốn làm chuyện đó, nhưng còn cảm thấy e ngại.

Lúc đó, họ nghe thấy tiếng nói từ trên trời: “Này! Hai ngươi cùng muốn làm vậy, và sợ làm như thế, cứ đi đi lại lại. Sổ sách của ta loạn hết cả rồi!!”. Họ nghe tiếng có cái gì đó bị vứt xuống. Chàng trai và người góa phụ cùng run rẩy. Họ nhanh chóng nhặt quyển sách ở dưới chân lên. Đó là quyển “Sổ công và tội”. Tên của họ có trong quyển sách: một người đỗ đầu kỳ thi hương nhưng tên bị gạch đi vì mắc tội thông dâm; một người góa phụ đáng lẽ được lên thiên đường vì đã chung thủy, tên cũng bị gạch đi sau khi phạm tội thông dâm. Nhìn kỹ hơn, có một chữ “chưa phạm tội”, và tên được viết lại. Dưới đó, chữ “phạm tội” lại được viết, và tên lại bị gạch đi. Sau đó là chữ “phạm tội” và tên bị gạch đi. Quyển sổ nhem nhuốc toàn vết gạch xóa. Sau đó, hai người trở về phòng và không dám có những ý nghĩ dâm dục nữa.

- – - – - – - – - -

“Nhân tâm sinh nhất niệm, Thiên địa tận giai tri”. Tôi từng hiểu nhầm rằng có ý nghĩ dâm dục mà không phạm tội đó thì không sao. Không làm sẽ không có tội, hoặc tội nhẹ. Dường như tôi đã sai.

Khi Lữ Thanh thời nhà Minh từ cõi chết trở về, ông nghe được một quản viên ở địa ngục nói với ông rằng có những ý nghĩ dâm dục là một tội lớn. Nếu thần không ghi lại xác thực những ý nghĩ này thì cũng là tội lớn của các thần phụ trách vấn đề này.

Vì thế, nếu một người muốn có công danh thì cần phải vứt bỏ ngay lập tức các ý nghĩ dâm dục gian tà. Bởi khi chỉ một niệm dâm dục khởi lên, đó đã là một tội lớn và không đem lại điều gì tốt cả. Cuộc đời sẽ thay đổi mãi mãi và người đó sẽ mất hết công danh, hoặc cuộc đời sẽ bị ngắn lại. Xui xẻo sẽ tới, và có thể nói đó là lỗi của chính người đó.

Đối với người tu luyện chuyện này thậm chí còn nghiêm túc hơn, bởi cơ hội tu luyện trân quý của một người có thể bị hủy hoại chỉ bằng một niệm dâm dục!

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2011/3/21/色欲心起,即为大过-237882.html
Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2011/6/3/125783.html
Đăng ngày 12-6-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho phù hợp hơn với nguyên bản.

Thi từ khúc: Bàn sơ về chữ tình

Thi từ khúc: Bàn sơ về chữ tình

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Bắc Mỹ

[Chanhkien.org]

Tình tự thiển tích

Thế nhân giai vi tình nhi hoạt,
Tại trần nan đào vô tình tỏa.
Cổ kim thương tình thán mệnh bạc,
Khởi tri tình trung tư tâm ngọa.

Ngã bản bất tại tình trung sinh,
Vi hà yếu vi tình sở chế.
Khiêu xuất tình ngoại đại tự tại,
Phao khước tư tình từ bi sinh.

Tạm dịch:

Bàn sơ về chữ tình

Thế nhân đều sống ở trong tình,
Tại trần khó thoát khóa bởi tình.
Xưa nay khổ tình than bạc mệnh,
Há hiểu tư lợi ẩn trong tình.

Ta chính không sống ở trong tình,
Cớ sao phải bị trói bởi tình.
Nhảy thoát khỏi tình đại tự tại,
Rũ sạch tư tình từ bi sinh.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/3/15/9319.html

Thi từ khúc: Lãng lãng càn khôn lộ kỷ thiên

Thi từ khúc: Lãng lãng càn khôn lộ kỷ thiên

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Bắc Kinh

[Chanhkien.org]

Lãng lãng càn khôn lộ kỷ thiên

Nhân gian bản tự hành lộ nan,
Hỉ đắc Đại Pháp phá mê đoàn.
Tung hữu vạn ma tầng tầng đáng,
Xung phá quan sơn trùng trùng lan.

Thiên cổ duyên, nhất tuyến khiên.
Đệ tử tâm bỉ bàn thạch kiên.
Tha nhật phong bình quang minh hiển,
Lãng lãng càn khôn lộ kỉ thiên?

Tạm dịch:

Trời đất sáng trong lộ kỷ thiên

Nhân gian vốn dĩ đường gian nan,
May đắc Đại Pháp phá mê đoàn.
Mặc có vạn ma tầng tầng cản,
Phá vỡ quan sơn trùng trùng ngăn.

Thiên cổ duyên, sợi chỉ xuyên.
Đệ tử tâm như bàn thạch kiên.
Mai ngày gió lặng quang minh hiển,
Trời đất sáng trong lộ kỷ thiên?

Ghi chú của người dịch:

Lãng lãng: trong sáng, tươi sáng. Mê đoàn: những thứ mê hoặc. Quan sơn: quan ải và núi non, chỉ chung những trở ngại ngăn cản đường người tiến bước. Nhất tuyến khiên: một sợi chỉ xuyên suốt, nối liền các mối nhân duyên. Thiên cổ: nghìn đời, nghìn xưa. Lộ kỷ thiên: hiển lộ biết bao nhiêu; thiên: ngàn, nghìn, nhiều.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/3/11/9179.html

Thi từ khúc: Trần thế Phật quang

Thi từ khúc: Trần thế Phật quang

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org]

Trần thế Phật quang

Trần thế ác độc hựu mê mang,
Hạnh đắc Pháp Luân kiến phật quang;
Duyên kết ân Sư tu Đại Pháp,
Danh lợi tình khứ xuất nê nhưỡng; (*)

Dĩ đắc chân kinh hà sở cụ,
Duy hộ chân lý xả bì nang;
Liễu khước tiền nguyện tùy Sư phản,
Công thành viên mãn thượng thiên đường.

Tạm dịch:

Trần thế Phật quang

Cõi trần ác độc lại mê mang,
May đắc Pháp Luân thấy Phật quang;
Duyên kết ân Sư tu Đại Pháp,
Danh lợi tình thoát vượt trần gian;

Đã đắc chân kinh còn gì sợ,
Bảo vệ chân lý bỏ xác phàm;
Theo Thầy trở về hoàn thệ ước
Công thành viên mãn lên thiên đàng.

Ghi chú của người dịch:

(*) Nê nhưỡng: bùn đất dơ bẩn, cõi trần phàm tục, thế gian con người.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/3/10/9181.html

Thi từ khúc: Pháp độ hữu duyên

Thi từ khúc: Pháp độ hữu duyên

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Washington D.C

[Chanhkien.org]

Pháp độ hữu duyên

Pháp Luân thường chuyển vĩnh bất đình,
Phật Pháp vô biên nhân nan minh.
Thương mang trụ vũ thùy chủ tể,
Sư tôn trí tuệ lượng vô ngân.

Vô cầu tự đắc chân đại Đạo,
Danh lợi vu ngã tự phù vân.
Nhi kim dũng mãnh phá chấp trước,
Phản bổn quy chân tùy Sư hành.

Tạm dịch:

Pháp độ hữu duyên

Pháp Luân thường chuyển mãi không ngừng,
Phật Pháp vô biên mấy người minh.
Vũ trụ mênh mang ai chủ tể,
Sư tôn trí huệ không chốn dừng.

Không cầu tự đắc chân đại Đạo,
Danh lợi với ta tựa phù vân.
Hôm nay dũng mãnh phá chấp trước.
Phản bổn quy chân tùy Sư hành.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/3/9/9220.html

11 tháng 6 2011

Trải qua luân hồi ba đời mới được thân người

Trải qua luân hồi ba đời mới được thân người

Tác giả: Tưởng Trân Tường

[Chanhkien.org] Vào một năm thời Đồng Trị triều đại nhà Thanh (1856-1875), một cuộc thi do Triều đình tổ chức đã được cử hành tại phủ Hoàng Châu, tỉnh Hồ Quảng (tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam ngày nay). Một thư sinh họ Lý đến từ Hi Thủy cũng tới dự thi. Anh ở cùng phòng với một người đồng hương mang họ Trần. Bất kể người họ Trần này làm gì, anh ta đều đeo một cái băng đỏ tại ống tay áo bên trái. Và bất kể trời nóng thế nào, anh ta cũng không bao giờ cởi áo. Tất cả các thí sinh đều nghĩ rằng anh ta thật kỳ dị và họ bắt đầu bàn tán sau lưng anh ta. Chỉ có thư sinh họ Lý là không nói gì cả. Sau kỳ thi, mọi người đều ở lại đợi xem bảng công bố danh sách thi đậu.

Một ngày nọ, tất cả những người khác trong phòng đều đi ra ngoài chơi. Thư sinh họ Trần nói với thư sinh họ Lý: “Lý huynh, tôi thấy anh là người thành thật đáng tin cậy. Tôi có một việc cần nói với anh. Anh có biết tại sao tôi luôn đeo cái băng đỏ trên tay áo và không bao giờ cởi áo ngay cả khi trời rất nóng hay không? Than ôi! Đây là kiếp luân hồi thứ ba của tôi và cuối cùng tôi đã được thân người!”

Thư sinh họ Lý vội hỏi lại: “Trần huynh nói thế là sao?”

Thư sinh họ Trần đáp: “Lý huynh, xin hãy nghe câu chuyện của tôi.”

“Tôi nhớ rằng kiếp trước tôi từng là một con tê tê. Một năm kia, có một trận hạn hán và trời không đổ mưa trong một thời gian dài. Tôi đã không uống chút nước nào trong suốt thời gian ấy, bởi vì chúng tôi không được phép xuống núi tùy tiện. Một ngày nọ, tôi rất khát và cảm thấy thật tồi tệ. Tôi bò xuống núi và muốn ra bờ sông uống chút nước. Nhưng khi đến con sông, tôi thấy một phụ nữ mang thai đang giặt quần áo. Khi ấy tôi nghĩ rằng nếu tôi đột nhiên bò xuống, người phụ nữ đó chắc chắn sẽ bị sợ chết khiếp, và tôi có thể làm hại hai sinh mạng. Tuy nhiên, nếu tôi không đi xuống, tôi sẽ bị khát tới chết. Tôi chần chừ một lúc và quyết định: ‘Dù sao, ta cũng không thể đi xuống. Nếu ta chết vì khát, đó chỉ là một đời, và sẽ còn hơn là giết chết hai sinh mạng.’ Do đó tôi đã chết vì khát. Sau khi chết, tôi tới chỗ Diêm vương ở. Ngài nói: ‘Ngươi đã tích đức trong kiếp này, và giờ ngươi có thể đầu thai tới một nơi tốt hơn.’ Tôi nói tôi không muốn đầu thai, nhưng Ngài nói điều đó không phụ thuộc vào tôi.

“Trong kiếp sống tiếp theo, tôi chuyển sinh thành một con lợn. Tôi được nuôi bởi một cặp vợ chồng già. Họ rất tốt với tôi và tôi lớn rất nhanh. Ngay khi hết năm, họ đã lên kế hoạch bán tôi. Tôi nghĩ: ‘Chẳng phải điều này có nghĩa là giết ta sao? Chạy thôi!’ Ngày hôm sau, tôi chạy lên núi và trốn ở đó. Cặp vợ chồng già đưa người mua lợn tới và tìm kiếm tôi khắp nơi. Họ gọi tên tôi hết lần này tới lần khác. Tôi nghe thấy và rất buồn: ‘Nếu ta ra ngoài, ta sẽ bị giết; nhưng nếu không, họ đã nuôi lớn ta trong một năm và hy vọng kiếm được chút tiền cho năm sau bằng cách bán ta. Trời ơi! Ta phải ra ngoài. Ta không đáng được nhận sự tốt bụng của họ khi nuôi ta.’ Do đó tôi lại bị chết lần nữa. Sau khi chết, tôi lại tới nơi Diêm vương ở. Ngài nói: ‘Lần này ngươi đã tích đức nữa. Giờ ngươi có thể chuyển sinh thành người rồi.’ Tôi nói tôi không muốn chuyển sinh chút nào nữa. Ngài nói: ‘Cả hai lần, ngươi đều nghĩ đến người khác và hy sinh thân mình, do đó ngươi đã tích đức. Lần này ngươi sẽ đầu thai vào một gia đình tốt và sẽ có thể hưởng phúc.’ Đó chính là tôi bây giờ.

Khi đang kể câu chuyện, thư sinh họ Trần kéo ống tay áo lên và cởi áo ra. “Lý huynh, nếu anh không tin tôi thì hãy nhìn đây. Tôi vẫn còn những dấu hiệu từ hai kiếp trước.” Thư sinh họ Lý thấy rằng tay trái thư sinh họ Trần là một cái móng heo, và trên lưng anh là chín cái vảy tê tê. Không thể không tin anh, thư sinh họ Lý gật đầu lia lịa. Kể từ đó, thư sinh họ Lý không còn hứng thú với quan trường nữa. Thay vào đó, anh nhất tâm tu Phật hướng Thiện. Anh đã sống đến 80 tuổi và chết mà không có bệnh gì. Trước khi chết, anh thấy một chiếc kiệu tới đón anh, và rất nhiều người dân làng nghe thấy tiếng trống và tiếng nhạc.

Thư sinh họ Lý này là ông ngoại của mẹ tôi.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2007/4/27/43510.html
http://pureinsight.org/node/4561

Chuyện cổ Phật gia: Đạo Long

Chuyện cổ Phật gia: Đạo Long

Tác giả: Mộc Mộc

[Chanhkien.org] Đạo Long là một tăng nhân ở Vụ Châu. Ông đi vân du nhiều nơi và sau đó định cư tại chùa Năng Ẩn ở Giang Châu. Hành vi của Đạo Long kỳ dị đến mức người ta đặt cho ông cái tên là “hòa thượng điên”.

Trong năm Thiệu Hưng đầu tiên, Đạo Long tới Thụy Xương và qua đêm tại chùa Thiên Hoa. Đến đêm, một nam tử tới bên ông khóc thút thít: “Đệ tử bất hạnh khi còn sống đã gây ra rất nhiều ác nghiệp. Giờ đệ tử phải mang thân trâu. Đuôi của đệ tử mọc trên đầu và hình dáng đệ tử xấu xí vô cùng. Pháp sư từ bi, giờ đệ tử đã sám hối, xin ngài giúp đệ tử thoát khỏi khổ cảnh này.” Ngày hôm sau, Đạo Long tới nhà họ Thang ở Nhược Sơn. Nam nữ trong nhà đều bước ra hành lễ, nói: “Hôm trước con trâu nhà chúng con đẻ ra một con nghé trông mười phần kỳ quái, đuôi mọc trên đầu, e rằng sẽ khiến nhà chúng con gặp tai nạn. Hy vọng pháp sư có thể giảng giải nhân duyên.”

Một lúc sau, con nghé được mang đến. Nó vẫy cái đuôi khi nhìn thấy Đạo Long, như thể đang cầu mong sự thương xót. Đạo Long trách mắng nó: “Đây chính là báo ứng do nghiệp chướng ngươi đã gây ra trước kia. Ngay cả khi chuyển sinh vào thân trâu, bản tính của ngươi vẫn không đổi. Ngươi có nghe nói rằng Ngụy Sơn hòa thượng có câu ‘Trong tiếng vang ẩn chứa tàng cơ’ hay không? Nếu minh bạch, thì ngươi sẽ biết phải làm thế nào.” Lúc ấy ánh sáng thần kỳ chói khắp mười phương, Đạo Long thụ ký cho con nghé. Sau đó con nghé đi theo ông vào chùa trước sự chứng kiến của hàng ngàn người.

Vào đêm Giao thừa, con nghé đột nhiên lăn ra chết. Cũng trong đêm ấy, hồn con nghé hiện ra trong giấc mơ của Đạo Long và bày tỏ sự cảm tạ ông. Đạo Long liền dẫn mọi người đem xác con nghé đi hỏa thiêu.

(Theo «Thần tăng truyện», quyển 9)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/5/21/43851p.html
http://pureinsight.org/node/4631

08 tháng 6 2011

Điều tiểu đệ tử nhìn thấy ở không gian khác về kết cục của ba loại người

Điều tiểu đệ tử nhìn thấy ở không gian khác về kết cục của ba loại người

[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Bài viết này nói về điều một tiểu đệ tử nhìn thấy ở không gian khác bằng thiên mục. Điều nhìn thấy chịu sự hạn chế về tầng thứ tu luyện, và không nên được coi như chân lý tuyệt đối hay Pháp. Mục đích của chúng tôi khi đăng những bài viết này cũng giống như tác giả: “…khích lệ các đồng tu trân quý cơ duyên quý giá được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một cơ hội sẽ không bao giờ trở lại, và để hoàn thành thệ ước tiền sử của chúng ta.”

Một số học viên chúng ta không trân quý Đại Pháp trong quá trình tu luyện. Một vài người đã từ bỏ tu luyện sau một giai đoạn thời gian. Những người này cuối cùng sẽ không thể tu thành. Cuối cùng khi Pháp Chính Nhân Gian tới, những ai đã từ bỏ tu luyện có hối cũng không kịp. Ký ức của họ sẽ được khai mở hoàn toàn và họ sẽ nhớ lại mọi điều trong quá khứ, chẳng hạn Sư phụ từ bi đã tiêu nghiệp và chịu đựng cho họ như thế nào. Họ sẽ thấy trong quá khứ Sư phụ đã khích lệ họ như thế nào, cùng với nụ cười từ bi của Sư phụ. Khi họ đối mặt với sự hủy diệt, sự đau đớn về thể xác của họ sẽ không thể so sánh với nỗi đau về tinh thần của họ. Mọi thứ trong thế giới của họ sẽ bị hủy diệt hoàn toàn chỉ vì họ.

Những đệ tử Đại Pháp phản bội Sư môn sẽ bị hạ vào cửa vô sinh. Ngay cả những tiểu quỷ cũng khinh bỉ và không thèm nói chuyện với những người này. Khi xuống Địa ngục, họ sẽ phải quỳ gối trước Diêm vương. Diêm vương sẽ mở cuốn sổ sinh-tử, trong đó bao gồm mọi điều mà người đó đã làm trong suốt cuộc đời. Diêm vương sẽ vẫn hoàn toàn câm lặng. Ông chỉ để mỗi kẻ phản bội tự đọc những điều mình đã làm và lặng nhìn họ chìm vào vực sâu của sự tuyệt vọng. Và rồi, những tiểu quỷ sẽ kéo họ đi. Người Trung Quốc có câu: “Không phải Diêm vương và chính các tiểu quỷ sẽ kéo bạn xuống Địa ngục.” Khi họ đi vào quỷ môn quan, mọi loại quỷ sứ đã ở đó chờ đợi họ. Chúng sẽ dọa dẫm họ đến gần chết nhưng họ sẽ không chết. Đột ngột, một bàn tay chạm vào họ, và một con quái vật xấu xí sẽ đột nhiên nhảy xổ vào để dọa họ. Màn dạo đầu kinh dị này sẽ khiến mỗi kẻ phản bội rơi vào trạng thái hoảng loạn, tựa như người bị điên. Cuối cùng, họ sẽ bị đưa tới một căn phòng nằm ở nơi sâu nhất, tối tăm nhất và khủng bố nhất ở Địa ngục. Có nhiều tiểu quỷ gác bên ngoài căn phòng. Một khi nguyên thần người ta bị đưa vào đây, họ sẽ ở đó vĩnh viễn. Tại đó, ký ức của họ sẽ được khai mở hoàn toàn và họ sẽ nhớ lại những cảnh tượng mà họ viết cam kết từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp vì sợ hãi. Phải trải qua hàng trăm triệu năm thì “họ” ở tất cả các tầng không gian mới bị hủy diệt hoàn toàn.

Đối với những người bán rẻ Phật và bán rẻ đồng tu, thậm chí ma quỷ dưới Địa ngục cũng sẽ chửi rủa họ. Tất cả chúng sinh từ thế giới của họ và tất cả sinh linh sẽ gia tăng nghiệp lực lên thân họ. Loại người này sẽ chịu đủ loại tra tấn và khốc hình. Số phận của họ thậm chí còn thảm thương hơn những cảnh sát tà ác và người xấu bức hại học viên Pháp Luân Công.

Mục đích của bài viết này là khích lệ các đồng tu trân quý cơ duyên quý giá được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, một cơ hội sẽ không bao giờ trở lại, và để hoàn thành thệ ước tiền sử của chúng ta. Một số học viên đã làm đủ ba việc được đề cập ở trên. Họ phải quay trở lại ngay lập tức và vãn hồi tổn thất họ đã gây ra. Họ phải bắt đầu làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu chúng ta, bao gồm học Pháp, phát chính niệm và giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Chỉ có như vậy, họ mới tìm được cơ hội để bù đắp tội lỗi. Họ phải mau chóng quay trở về tu luyện, thực hiện thệ ước tiền sử, sống đúng với lương tâm, và có trách nhiệm với chúng sinh.

Nếu lỡ vấp ngã, bạn nên đứng dậy ngay lập tức và tiến lên. Nếu bạn cảm thấy xấu hổ hoặc chấp trước vào quan niệm nào đó mà không thể đứng lên, thì bạn thực sự đã không còn hy vọng. Hãy nhớ, thời gian không chờ đợi người! Một số người tuyên bố họ muốn bắt đầu lại, nhưng lo rằng Sư phụ sẽ không coi họ là đệ tử nữa. Do đó họ lưỡng lự quá lâu và vẫn đang lưỡng lự. Đây là kết quả của ngộ tính kém và thiếu niềm tin vào Đại Pháp. Hãy nhìn xem bạn đã trở thành như thế nào. Trước hết bạn phải thực sự nỗ lực đứng dậy thay vì hỏi Sư phụ có muốn bạn hay không. Bạn nên cố gắng bắt kịp và bù đắp tổn thất mà bạn đã gây ra! Chỉ có đức tin thật sự mới thay đổi được số phận bạn. Làm sao bạn có thể mặc cả với Sư phụ liệu bạn có trở lại tu luyện hay không sau khi đã phản bội Sư phụ, từ bỏ Đại Pháp và phản bội các bạn đồng tu? Bạn phải thanh tỉnh và không từ bỏ chính mình. Hãy tinh tấn tiến bước ngay từ bây giờ!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/1/12/25340.html
http://pureinsight.org/node/2325

06 tháng 6 2011

Thi từ khúc: Phật quang phổ vạn phương, kiên tâm tựa kim cương

Thi từ khúc: Phật quang phổ vạn phương, kiên tâm tựa kim cương

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Washington D.C

[Chanhkien.org]

Phật quang phổ vạn phương, đan tâm tự kim cương (*)

Sư tôn từ bi độ chúng sinh,
Thập phương thế giới quảng truyền văn.
Khiêu xuất tam giới đại tự tại,
Vô thượng tâm pháp Chân Thiện Nhẫn.

Vạn ma xuất thế tề lan trở,
Đệ tử đan tâm kiên thả hằng.
Phát nguyện tinh tiến bất thối chuyển.
Tha nhật viên mãn bái Sư ân.

Tạm dịch:

Phật quang phổ vạn phương, kiên tâm tựa kim cương

Sư tôn từ bi độ chúng sinh,
Thế giới mười phương đều nghe tin.
Nhảy xuất tam giới đại tự tại,
Tối cao tâm pháp Chân Thiện Nhẫn.

Vạn ma xuất thế cùng ngăn trở,
Đệ tử kiên tâm mãi vững bền.
Phát nguyện tinh tấn không hồi chuyển.
Mai ngày viên mãn bái Sư ân.

(*) Ghi chú: Tiêu đề do người biên tập thêm vào.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/3/7/9084.html

Thi từ khúc: Giác ngộ thấu mười phương

Thi từ khúc: Giác ngộ thấu mười phương

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Washington D.C

[Chanhkien.org]

Giác ngộ triệt thập phương

Dạ lai tĩnh tọa tâm tự ngọc,
Đãn văn Sư tôn từ bi ngữ.
Vạn niên tầm sư chung đắc kiến,
Nhất triều đắc Pháp lệ kỉ hứa.

Ngã nguyện chúng sinh giai đắc độ,
Ngã thệ đãng tận tình dữ dục.
Lịch tận kiếp nan tâm di kiên,
Minh nhật liên hoa mãn thương vũ.

Tạm dịch:

Giác ngộ thấu mười phương

Ban đêm tĩnh tọa tâm như ngọc,
Chỉ nghe Sư tôn tiếng từ bi.
Vạn năm tìm Thầy rồi cũng thấy,
Một khi đắc Pháp nước mắt rơi.

Ta nguyện chúng sinh đều đắc độ,
Ta thề diệt tận tình và dục.
Trải hết kiếp nạn tâm càng vững,
Ngày sáng hoa sen khắp trời xanh.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2001/3/6/9087.html

02 tháng 6 2011

Bàn về chữ Đức trong tiếng Trung

Bàn về chữ Đức trong tiếng Trung

Bài của Thanh Ngôn

[MINH HUỆ 8-1-2006] Chữ “Đức”, theo cuốn “Khang Hy tự điển” giải thích là “Thiện mỹ, chính đại quang minh, trong sáng”. Thực ra trong lời bói quẻ thời nhà Thương và tài liệu lịch sử thời kỳ trước khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa, thì “Đức” và “Đắc” là có liên hệ mật thiết. “Đức” có hàm ý là đạt được, có được. Trong cuốn “Thuyết văn giải tự” giải thích “Đức” như thế này: “Đức giả đắc dã, nội đắc vu kỷ, ngoại đắc vu nhân” (Tạm dịch: Người có Đức thì bên trong làm chủ được bản thân, bên ngoài đắc được nhân tâm).

Đức được người xưa xem là tiêu chuẩn phân biệt giữa con người với cầm thú. Chỉ khi phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mà con người cần phải có thì mới xứng được gọi là người. Mà làm người, muốn “Tề gia trị quốc, bình thiên hạ” thì đầu tiên phải “Tu thân”. Tu thân nghĩa sao? Chính là tu dưỡng đạo đức bản thân. Căn cứ trình độ tu dưỡng đạo đức cao hay thấp, người ta chia làm 4 hạng người là Thánh nhân, người tài, quân tử, và tiểu nhân. Cho nên hoàng đế cần phải “Tu Đức cho xứng với Mệnh”, “Kính Đức hạnh và bảo vệ nhân dân”, nhân dân “Sỹ phu có trăm hạnh, đứng đầu là Đức”, cần phải “Tu thân dưỡng Đức”.

Vì sao Đức lại quan trọng đến thế? Vấn đề này vượt khỏi nhận thức “Tu thân” thông thường, là một phương diện mà giới tu luyện mới có thể hiểu rõ. Người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp – Sư Phụ Lý Hồng Chí đã giảng:

“Đức tích lại từ các kiếp trước. Vua, quan, phú, quý đều từ Đức mà ra. Vô Đức, vô đắc; mất Đức tức là mất tất cả. Vậy ai muốn quyền lực và của cải trước tiên cần phải tích đức. Bằng lao động vất vả và làm việc thiện, người ta có thể thu lấy Đức từ quần chúng. Muốn thành tựu, phải lĩnh hội luật nhân-quả. Hiểu được thế thì dân chúng và quan chức mới biết tự tu thân, phú quý thái bình mới thịnh hành thiên hạ”. (Tinh tấn yếu chỉ – “Của và Đức”)

“Con người tại rất nhiều các không gian khác đều có một thân thể chuyên biệt; và trong một không gian nhất định, thì có một trường bao quanh thân thể. Là trường gì vậy? Trường ấy chính là cái mà chúng tôi gọi là “đức”. Đức là một loại chất màu trắng; nó không phải là thứ mà trước kia chúng ta cho rằng chỉ là điều [thuộc về] tinh thần, điều ở trong con người [với] hình thái ý thức; nó hoàn toàn là dạng tồn tại vật chất; vậy nên những người già trước đây thường nói nào là tích đức, nào là tổn đức; những lời nói ấy hết sức đúng.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ nhất)

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2006/1/8/118213.html
Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/1/25/69319.html
Đăng ngày 01-06-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Hội họa Trung Quốc: “Người đẹp đang ngủ”

Hội họa Trung Quốc: “Người đẹp đang ngủ”

Tác giả: Chương Thúy Anh


[Chanhkien.org] Khi họa sĩ Chương Thúy Anh tốt nghiệp đại học và bắt đầu đi làm, cô cảm thấy rất không thoải mái khi chứng kiến quá nhiều người đang tranh đấu với nhau chỉ vì lợi ích cá nhân. Cô thường tự nghĩ: “Tất cả danh, lợi, tình sẽ qua đi như giấc mộng, cái bóng hay ảo ảnh. Mọi người đều bị mê mờ, tranh giành, đấu đá, thậm chí giết hại lẫn nhau chỉ vì tư lợi. Sống như vậy thật mệt mỏi làm sao!” Cô đã vẽ bức tranh này để bày tỏ ước muốn thoát khỏi xã hội. Thời bấy giờ, mặc dù họa sĩ chưa tu luyện nhưng cô đã nảy sinh tư tưởng xuất thế. Tuy nhiên, “ngủ” chỉ là một cách trốn tránh tiêu cực và căn bản không giải quyết được vấn đề. Giờ đây cô đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) và được hưởng lợi ích cả tâm lẫn thân.

Bài thơ viết trong bức tranh:

Thế sự phân vân nhất mộng trung,
Thị phi thành bại chuyển hình không,
Li nô dã giải thanh nhàn hảo,
Bạn ngã thụy đáo tịch dương hồng.

Tạm dịch:

Sự đời rối ren như giấc mộng,
Thị phi thành bại bỗng thành không,
Chú mèo thật biết hưởng nhàn hạ,
Bạn ta ngủ đến ánh chiều hồng.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/7/8/16700.html
http://pureinsight.org/node/2873

Hội họa Trung Quốc: “Thần nữ đồ”

Hội họa Trung Quốc: “Thần nữ đồ”

Tác giả: Chương Thúy Anh

[Chanhkien.org]









Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/7/16/22561.html