20 tháng 6 2011

«Lưu Bá Ôn bia ký» — Bão Mặt trời và ôn dịch

«Lưu Bá Ôn bia ký» — Bão Mặt trời và ôn dịch

Tác giả: Thần Quang

[Chanhkien.org] Lưu Cơ, người đời gọi là Lưu Bá Ôn, từng phụ tá Chu Nguyên Chương giành lấy thiên hạ, kiến lập triều Minh, là Tể tướng khai quốc triều Minh. Ông tính tình khoáng đạt chính trực, liêm khiết phụng sự việc công, không chỉ là một vị tướng trong triều, mà còn là một cao nhân đắc Đạo, đã vì hậu thế mà lưu lại rất nhiều dự ngôn, bao gồm dự ngôn «Thiêu Bính Ca» được nhiều người biết. Dự ngôn của ông được người đời sau nghiệm chứng, mãi cho đến tận hiện tại, miễn là sự tình đã phát sinh thì đều vô cùng chuẩn xác. Dự ngôn của Lưu Bá Ôn trên bia đá tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây, còn gọi là «Lưu Bá Ôn bia ký», là do một trận địa chấn mà lộ ra ngoài, nói với người ta cảnh tượng đáng sợ về những sự việc có liên quan đến đại kiếp nạn thời mạt kiếp.

Trong «Lưu Bá Ôn bia ký» có ghi lại một đoạn tiên tri như sau:

“Thiên có nhãn, Địa có nhãn, người người cũng có một đôi nhãn.
Thiên cũng lật, Địa cũng lật, tiêu dao tự lại lạc vô biên.”

Mấy câu trên ý nói Thiên Địa, nhân gian đều nằm trong tầm mắt của chư Thần; người người cũng đều nhìn thấy trạng thái của xã hội nhân loại; thế nhưng ai ai cũng đều tìm cầu khoái lạc, tựa như rất tiêu dao tự tại, không có gì để ước thúc đạo đức. Nếu cứ như vậy, kết quả sẽ ra sao?

“Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba.
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền.”

Từ mấy câu trên có thể thấy hậu quả đáng sợ khi nhân loại mất đi tiêu chuẩn đạo đức. Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba. Loại tai nạn nào có thể khiến nhân loại bi thảm như vậy? Từ tình huống thê thảm bên trên mà xét, thì dường như là một loại dịch bệnh tương tự như SARS và cúm heo, tuy nhiên cướp đi rất nhiều sinh mệnh. Thế nhưng con người vẫn phớt lờ trước những cảnh tỉnh từ các dự ngôn xưa, vứt bỏ văn hóa Thần truyền, xa rời chuẩn tắc đạo đức, mà lại nghiên cứu tìm biện pháp cực đoan. Bao nhiêu tài lực của nhân loại liệu có thể giải quyết được tai nạn trước mắt hay không?

“Bình địa không có ngũ cốc trồng, cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người.
Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, nên xem giữa tháng Chín tháng Mười mùa Đông.”

Mấy câu trên đã nói rõ tai nạn trước mắt mà nhân loại sẽ phải đối diện chính là “ôn dịch”, đồng thời đề cập đến thời gian phát sinh. Đối với những thứ hung khí quái dị thì cổ nhân Trung Quốc thường dùng “ôn dịch” để hình dung. Như vậy trận ôn dịch này là thế nào? Chúng ta chỉ biết rằng thời gian phát sinh ôn dịch sẽ là “giữa tháng Chín tháng Mười mùa Đông” một năm nào đó.

Tháng 3 năm 2009, tạp chí “New Scientist” của Anh đã công bố bản báo cáo của một nhà khoa học Mỹ, trong đó dự tính ngày 22 tháng 9 năm 2012 sẽ xuất hiện bão Mặt trời cực mạnh, trên bầu trời thành phố New York sẽ xuất hiện ánh sáng nhiều màu; một năm sau, hàng triệu người Mỹ sẽ lần lượt tử vong; hơn nữa đây là tai họa mang tính toàn thế giới, rất nhiều quốc gia đều sẽ phát sinh.

Nghe nói nguyên nhân dẫn tới tai họa này là vì Mặt trời phóng tới Địa cầu hàng tỷ tấn thể Plasma; sau khi tiến nhập Địa cầu, những thể Plasma này sẽ phá hoại từ trường Trái đất và gây ra các tai nạn mang tính hủy diệt. Không lâu sau, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã dùng kính viễn vọng Hubble để chụp ảnh bề mặt Mặt trời; họ đã thấy được tình huống các lạp tử vật chất phun ra ngoài, sau đó đã đưa ra dự báo từ trường Trái đất sẽ thay đổi vào năm 2012.

Như vậy mấy câu “Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, nên xem giữa tháng Chín tháng Mười mùa Đông” bên trên phải chăng có liên hệ với phát hiện khoa học này?

Mỗi khi trên thế giới phát sinh đại sự thì thường sẽ có các dự ngôn xuất hiện để cảnh tỉnh con người. Chẳng hạn tiên tri của người Maya nói nhân loại sẽ tiến nhập thời kỳ canh tân vào năm 2012; Phật Thích Ca Mâu Ni nói về mạt kiếp thời mạt pháp; Chúa Jesus nói về ngày tận thế; đối với “đại thẩm phán” được giảng trong «Thánh Kinh» đều là có quan hệ. Còn như nói về hủy diệt nhân loại thì «Thánh Kinh» giảng về đại hồng thủy; như vậy, vào lúc Mặt trời phóng tới Địa cầu hàng tỷ tấn thể Plasma, thì phải chăng sẽ tạo thành một loại “ôn dịch” đặc biệt khiến “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba”? Nghe nói bão từ Mặt trời có thể khiến các thiết bị khoa học của nhân loại bị tê liệt hoàn toàn. Nếu quả như vậy, sau bão Mặt trời, nhân loại hoàn toàn không thể dùng biện pháp khoa học để giải quyết hậu quả; phải chăng đây là lúc “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba” bắt đầu? Phải chăng là dùng hình thức này để xử lý những ai một mực không nghe lời Thần, những người xấu trong “đại thẩm phán”? Nếu như nói trong «Thánh Kinh» ghi lại Thần đã dùng đại hồng thủy để tiêu hủy một nền văn minh nhân loại như thế nào, thì phải chăng vào lúc Mặt trời phóng tới Địa cầu hàng tỷ tấn thể Plasma, nó sẽ tạo thành các loại tai nạn mà con người hoàn toàn không thể chế ngự? Trong “Sáng Thế Ký” của «Thánh Kinh» cũng nói thế giới là do Thần tạo thành. Con người không còn tốt nữa thì có lẽ Thần cũng không cần con người nữa.

Kỳ thực, các loại tai nạn phát sinh trên Địa cầu đều là nhắm vào nhân loại. Đối diện với những tai nạn này, liệu con người có biện pháp nào để tránh hay không?

“Người làm việc thiện thì được thấy, kẻ làm việc ác không được xem.
Trên đời có người hành Đại Thiện, lây bởi kiếp này thật không đáng.”

Mấy câu này đã nói rõ biện pháp tránh nạn chính là phải hành Thiện, đồng thời khuyên con người hãy mau đi tìm những người “hành Đại Thiện” để được cứu độ; nếu không, bỏ lỡ dịp này thì sẽ ân hận mãi mãi. Như vậy những người “hành Đại Thiện” này rốt cuộc là ai? Họ dùng điều gì để giải cứu chúng sinh?

“Tiền bạc là vật bảo, nhìn thấu dùng không được.
Quả thực là vật bảo, lòng đất nứt không đảo.”

Mấy câu trên đã tiết lộ những người “hành Đại Thiện” này là ai, đó chính là các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Đồng tiền thời cổ đại ở giữa có một lỗ hình vuông; đây chính là ám chỉ Pháp Luân của Pháp Luân Công; hình tượng rất tương tự. Pháp Luân ở giữa là phù hiệu chữ Vạn (卍) lớn của Phật gia, chính là có hình vuông. Khi xem sách của Pháp Luân Đại Pháp và đối chiếu với đồ hình Pháp Luân thì liếc một cái là rõ ngay. Dự ngôn nói với chúng ta rằng Pháp Luân Đại Pháp là vật bảo của Trời, nếu như có thể đắc được, thì dẫu tai nạn đất long núi lở thế nào cũng không sợ.


Đồ hình Pháp Luân trông rất giống với hình đồng tiền thời cổ đại.
“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu.
Ba chấm cộng một câu, bát Vương nhị thập khẩu.”

Mấy câu trên dùng hình thức câu đố chữ để ám chỉ Pháp Luân Đại Pháp. Đoạn này đã có người phá giải trên Chánh Kiến Net rồi, ngoài ra tiết mục “Dự ngôn và nhân sinh” trên Đài truyền hình Tân Đường Nhân cũng có đề cập, ở đây chúng ta nhắc lại:

“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu“: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).

“Ba chấm cộng một câu“: chính là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn” (忍).

“Bát Vương nhị thập khẩu“: chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “trập” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.




“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍).

Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói với chúng ta rằng vào mạt kiếp thời mạt pháp, Pháp Luân Thánh Vương sẽ hạ thế độ nhân; Chúa Jesus cũng giảng rằng vào ngày tận thế, Mặt trời do Thượng Đế vun trồng sẽ tới. Pháp Luân Đại Pháp nói với chúng ta rằng “Chân-Thiện-Nhẫn” là căn bản của vũ trụ, là đặc tính tối cao của vũ trụ, ước chế hết thảy mọi vật chất trong vũ trụ. Do đó, chỉ cần nhận thức, tuân theo và đồng hóa với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ thì sẽ có thể đạt được sự bảo hộ của vũ trụ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/5/20/66298.html

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ