Thực tu tâm đắc
Thực tu tâm đắc
Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-05-2011] Khi Chính Pháp đang tiến gần đến kết thúc, số lượng lớn chúng sinh khẩn thiết cần được các đệ tử Đại Pháp cứu độ. Chúng ta tu luyện tốt hay không có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự cứu độ của họ. Nếu một học viên một tu tốt, thì người đó đã loại bỏ đi rất nhiều chấp trước. Càng nhiều các vật chất xấu mà người đó loại bỏ thì tâm từ bi của người đó càng lớn. Khi anh ấy giảng rõ sự thật cho mọi người, một câu đơn giản và tự nhiên có thể khiến những chúng sinh này cảm động sâu sắc, vì họ đã chờ đợi hàng trăm, hàng ngàn năm chỉ vì điều này. Vì vậy, tu luyện tốt bản thân chúng ta sẽ đảm bảo cho sự đắc cứu của họ.
Qua việc tiếp xúc với các đồng tu, tôi nhận thấy rằng, mặc dù một số học viên nỗ lực học Pháp và phát chính niệm mỗi ngày và có ước muốn mạnh mẽ để cứu độ chúng sinh, nhưng họ không biết làm thế nào để thực tu. Khi họ giảng rõ sự thật, mọi người có xu hướng không chấp nhận những gì họ nói. Điều bất lợi này làm họ hoang mang và dần dần họ không dám bước ra. Tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của mình về thực tu. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không thích hợp.
Học Pháp nhập tâm
Một số học viên nỗ lực học Pháp mỗi ngày. Tuy nhiên, trong khi học Pháp, họ có đủ loại tư tưởng can nhiễu và không thể tập trung. Họ học Pháp mỗi ngày như họ đang hoàn tất một công việc trần tục, thay vì toàn tâm học Pháp. Trong tình huống này, Pháp không thể tẩy tịnh nghiệp lực, các tư tưởng xấu và chấp trước của chúng ta và do đó sẽ khó để loại bỏ chúng. Một số học viên học Pháp thanh tĩnh và cẩn thận, nhưng thường họ không thể xử lý mọi việc từ quan điểm của Pháp khi đối mặt với các vấn đề. Chủ ý thức của họ không thực sự đánh giá và chính lại tư tưởng cũng như hành động của mình theo các tiêu chuẩn của Pháp. Sau khi rời khỏi nhóm học Pháp, họ lại cảm thấy bất bình và bị quấy rầy khi họ có mâu thuẩn với người khác.
Đối với vấn đề trên, giải pháp của tôi như sau.
Bất cứ khi nào tôi học Pháp, tôi đòi hỏi bản thân thực hiện tốt những điều này. Trước khi học Pháp, tôi loại bỏ tất cả các tư tưởng và duy trì một tâm trí trống không. Tôi loại bỏ các chấp trước truy cầu và học Pháp không mục đích. Trong khi học Pháp, tôi tập trung vào Pháp và ngồi trong một tư thế đúng mực bằng tâm tôn kính. Khi nghiệp tư tưởng hiện lên, tôi chỉ tập trung vào việc học Pháp và dùng chủ ý thức của mình khống chế lại. Nếu tôi không thể khống chế nó ngay lập tức, thì tôi tạm dừng một chút để điều chỉnh bản thân để loại bỏ nó.
Sư phụ giảng:
“Học Pháp đắc Pháp,
Tỉ học tỉ tu,
Sự sự đối chiếu,
Tố đáo thị tu.”
(“Thực tu“, Hồng Ngâm)
Tôi ngộ ra rằng chúng ta nên cân nhắc lời dạy của Sư phụ như sự chỉ đạo cho tất cả các hành động của chúng ta. Chúng ta cần phải có ước muốn mạnh mẽ từ chủ ý thức của mình rằng chúng ta phải tin tưởng tuyệt đối vào Sư phụ và Đại Pháp và toàn tâm theo lời dạy của Sư phụ. Với ước muốn mạnh mẽ từ tận tâm mình, chúng ta có thể kết nối với Pháp và liên tục chính lại những tư tưởng và hành động của chúng ta. Trong khi tu luyện thực sự, chúng ta phải hướng nội. Miễn là chúng ta hướng nội mỗi lúc, chúng ta có thể tìm thấy nhiều chấp trước và những thiếu sót mà chúng ta đã không nhận ra.
Dũng mãnh tinh tấn và nghiêm khắc bản thân
Tự mãn và lười biếng là những yếu tố làm sao nhãng lớn nhất đối với người tu. Khi một học viên không quyết định thành tâm cải chính bản thân sau khi nhận ra lỗi lầm, thì anh ta có thể mắc lại cùng lỗi lầm đó và tự thứ lỗi cho mình một lần nữa. Nếu anh ta cứ để thời gian trôi đi như vậy, làm sao anh ta có thể tinh ? Mỗi khi tôi nhận thấy mình đã làm điều gì sai, tôi vô cùng ân hận và ngay lập tức cải chính bản thân. Ngoài ra, tôi thúc giục bản thân không được phạm sai lầm như vậy nữa. Tôi giữ lời hứa của mình và chấp hành bằng hành động của mình. Đây là cách tôi sửa những sai lầm của mình. Mỗi ngày, tôi đều hướng nội để tìm các chấp trước và thiếu sót của bản thân. Miễn là tôi tìm thấy một [chấp trước hay thiếu sót], mọi lúc tôi đều yêu cầu bản thân chỉnh đốn lại cho đến khi đã chính lại bản thân mình.
Một điều quan trọng khác là làm thế nào để đối đãi với những lời phê bình từ người khác. Khi bị phê bình, chúng ta không nên hướng ngoại hoặc để những lời đó lọt từ tai này sang tai kia. Chúng ta cần hướng nội sâu và đo lường bản thân theo tiêu chuẩn của Pháp.
Tu luyện kiên định với lòng biết ơn và chân thành
Theo như tôi biết, một số học viên cảm thấy họ đắc Pháp một cách quá dễ dàng và vì vậy có tâm lý tu luyện thất thường đến một tầng thứ nào đó mà họ có thể đạt đến. Với tâm lý như vậy, sẽ rất khó tinh tấn và tu luyện kiên định.
Bất cứ khi nào tôi thấy bản thân mình suy nghĩ như thế, tôi liên tục cảnh báo bản thân. Để cứu độ chúng ta, Sư phụ đã chịu đựng nhiều vất vả và gánh chịu những tội lỗi mà chúng ta đã phạm trong hàng trăm, hàng ngàn năm. Sư Phụ đã vớt chúng ta lên từ địa ngục, tịnh hóa, và ban cho chúng ta tất cả mọi thứ tốt đẹp nhất. Làm sao chúng ta có thể không tinh tấn và trân quý nó chứ? Hãy nhìn những thay đổi lớn lao cả tâm lẫn thân tôi sau khi học Pháp Luân Đại Pháp! Tôi mãi biết ơn và theo những lời dạy của Sư Phụ, trân quý Đại Pháp và tất cả mọi thứ trong khi tu luyện và tinh tấn không ngừng.
Sinh mệnh chúng ta đến từ Pháp, chúng ta chính vì Pháp mà đến. Hòa cả tâm và thân vào trong Pháp, chúng ta sẽ cảm thấy đó thực sự là “Mỹ diệu cùng tận ngữ nan tố” (“Pháp Luân thế giới”, Hồng Ngâm)
Bản dịch tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/28/实修心得-241571.html
Bản dịch tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2011/6/5/125829.html
Đăng ngày 16-6-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ