31 tháng 3 2011

Những câu chuyện dân gian: Nguồn gốc hào quang của Phật

Những câu chuyện dân gian: Nguồn gốc hào quang của Phật
Bản để in
[Chánh Kiến.org] Ru Zhi Ngày nay, người ta nhìn thấy “hào quang của Phật” ở một vài ngọn núi, sông và những ngôi chùa nổi tiếng. Những người tin Phật thì nghĩ rằng đó là lời nhắn từ thiên đình, nhưng những người nghi ngờ cho đó là một hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, nói một cách văn chương, tên “Phật quang” có nghĩa nó phải có gì đó với Phật. Theo truyền thuyết, có một cụ già vào thời nhà Hán ở phương Đông, ông ta sống tại Huayan trên đỉnh núi Emei tại tỉnh Sichuan. Ông ta đi hái lá để kiếm sống và mọi người gọi ông ta là Pu Gong. Pu Gong rất tử tế và thích giúp đỡ mọi người. Vì vậy, ông đã làm nhiều điều nhân đức. Ông cũng là một người bạn tốt của một thầy tu tại chùa Bao Zhang trên đỉnh Bao Zhang. 2 người họ thường thảo luận về Phật Pháp.

Một ngày nọ, khi Pu Gong đang hái lá, ông nghe nhạc thiên đình. Ông ta đã đi theo hướng của âm nhạc và tìm kiếm. Ông đã nhìn thấy một nhóm người đứng trên một đám mây đủ màu và bay đến đỉnh vàng (Golden Crown) của núi Emei. Pu Gong biết rằng họ là thần tiên hoặc là những vị giác giả, vì thế ông đã nhanh chân và đi theo đám mây đến đỉnh vàng.

Sau khi đến đỉnh vàng, ông nhìn lên vách đá và thấy một biển mây tỏa ra triệu ánh sáng lấp lánh rất đẹp. Giữa những ánh sáng, có một vị thần đẹp tuyệt trần. Ông ta có một cái vương miệng màu tím và vàng, một chiếc áo thầy tu màu vàng, và đang cưỡi một con voi. Cảnh tượng đó vượt khỏi sự miêu tả.

Pu Gong đã không thể nhận ra vị Thần đó và đã nhanh chân chạy đến bạn ông ta tại chùa Bao Zhang. Sau khi nghe vậy, vị thầy tu đã nói rằng: “Ồ, đó là Samantabadra! Tôi muốn hỏi ông ta sự chỉ giáo. ” Rồi ông ta nắm tay Pu và chạy đến đỉnh vàng. Khi họ đến vách núi, họ nhìn thấy hàng triệu đám mây, như là những đợt sóng lớn ở đại dương. Người thầy tu bảo Pu rằng đám mây 7 sắc được gọi là Phật quang và nó là sự hiện ra của Samanabadra. Khi Pu nhìn vào đám mây kĩ hơn, ông đã thấy một vị Phật. Ông đã chỉ cho thầy tu, nhưng không may vị thầy tu không thể nhìn thấy. Thầy tu đã thở dài và nói, “Ông nhặt lá mỗi ngày giúp đỡ người khác. Những việc làm tốt của ông đã cảm động Phật, vì thế Phật đã để cho ông nhìn thấy. Tuy nhiên, tôi đã không làm tốt như thế, vì thế tôi không thể thấy Phật và chỉ thấy được hào quang trên đỉnh đầu của ông ta. Từ đó, người ta gọi hào quang hiện ra bởi các vị Phật là “Phật quang” hoặc là “ánh vàng kim” mà đó được coi như là một điềm tốt lành.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/17/47788.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4824

28 tháng 3 2011



[Chanhkien.org]

Trong tranh viết:

“Nhân khoa Xuân thiên ánh sơn hồng
Ngã tự tố tĩnh đạm nhã trang”.

Nghĩa là:

“Người ta ca ngợi sắc Xuân của hoa đỗ quyên
Còn ta ưa thích sự tĩnh lặng và trang nhã.”

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/9/7/18413.html
http://pureinsight.org/node/1224

24 tháng 3 2011

Giấc mộng và chân thực: 26 nhát dao

Giấc mộng và chân thực: 26 nhát dao
Tác giả: Lưu Tân Vũ chỉnh lý

[Chanhkien.org] Giấc mộng là gì? Nhiều nhà khoa học hiện đại cho rằng giấc mộng là một loại hoạt động thần kinh trong não bộ khi người ta đang ngủ. Tuy nhiên nhiều người lại thấy trong mộng những cảnh tượng và điềm báo mà sau đó thực sự xảy ra trong tương lai. Đây là hiện tượng mà khoa học hiện đại không thể giải thích.

Sau đây là câu chuyện có thực được ghi lại trong lịch sử Trung Quốc về một giấc mộng kỳ lạ mà khoa học hiện đại khó có thể giải thích. Thực ra trong giới tu luyện, người ta cho rằng có một số giấc mộng là do nguyên thần ly thể rồi tiến nhập vào không gian khác và trực tiếp nhìn thấy. Cũng có thể là những sinh mệnh không gian khác triển hiện những cảnh tượng ấy cho người ta, do vậy nguyên nhân xuất hiện giấc mộng là rất phức tạp. Nhiều giấc mộng không có quan hệ trực tiếp với chúng ta.

Vào thời nhà Thanh ở Trung Quốc, có một thương gia tên là Trình Bá Lân. Ông quê ở tỉnh An Huy nhưng sống ở thành Dương Châu, tỉnh Giang Tô, là người rất tin Quan Âm Bồ Tát. Mùa hè năm Ất Dậu, quân nổi loạn đi qua và cướp bóc thành Dương Châu. Ông Trình cầu khẩn Quan Âm Bồ Tát xin cứu giúp. Sau đó ông có một giấc mộng, trong đó Quan Âm Bồ Tát nói với ông: “Cả nhà con 17 người thì 16 người được miễn nạn, chỉ có con khó mà thoát khỏi kiếp nạn này.” Khi thức giấc, ông Trình nhớ lại lời mà Bồ Tát nói với ông trong mộng. Biết mình khó thoát khỏi vận hạn, ông thành khẩn cầu Quan Âm Bồ Tát cứu giúp. Đêm hôm sau, ông lại mơ thấy Bồ Tát nói với ông: “Kiếp trước con đã giết chết Vương Ma Tử bằng 26 nhát dao, kiếp này con nhất định phải bồi hoàn. Con nên dặn dò gia đình con 16 người núp tại mé Đông tòa nhà, để một mình con ở chính đường, có như vậy mới không liên lụy đến gia nhân.”

Năm ngày sau, một toán quân xông vào nhà ông Trình. Ông hỏi chúng: “Ai trong các ngươi là Vương Ma Tử? Kiếp trước ta đã mắc nợ ngươi 26 nhát dao, hiện tại ta phải hoàn trả. Ngươi hãy giết ta đi!” Tên lính nghe nói cả kinh: “Làm sao ông biết danh tính ta?” Ông Trình bèn đem chuyện trong mơ kể lại hết cho hắn. Hắn ta nghe xong bèn than thở: “Kiếp trước ngươi đã giết ta bằng 26 nhát dao. Nếu kiếp này ta giết ngươi báo thù, kiếp sau chẳng phải ngươi cũng đi tìm ta báo thù hay sao?” Nói xong dùng sống đao đánh vào lưng ông Trình 26 cái rồi tha cho ông.

(Nguồn: «Kiến văn lục bạch thoại»).

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/4/30/26839.html
http://pureinsight.org/node/2252

20 tháng 3 2011

Hội họa Trung Quốc: “Tảo trừ”



Tác giả: Chương Thúy Anh
[Chanhkien.org]

Viết trong bức tranh:

Âm vân quá – Phong hoàn cấp
Xích long trảm – Nhân hoàn mê
Tà ác xứ – Hữu âm mai
Đại Pháp đồ – Đơn chưởng lập
Trừ dư ác – Chính niệm khởi
Giảng chân tướng – Cứu chúng sinh
Diệt ác tận – Tảo hoàn vũ

(Kinh văn “Tảo trừ”)

Lấy từ bài thơ của Sư phụ Lý Hồng Chí trong tập thơ «Hồng Ngâm II»
Trong Tết Nguyên tiêu năm 2002
Bởi Thái Hạnh [bút danh của Chương Thúy Anh]
[Triện con dấu của Chương Thúy Anh]

Họa sĩ đã miêu tả các đệ tử Đại Pháp như những vị Phật, trong thế đơn thủ lập chưởng đồng phát chính niệm diệt trừ hết thảy thế lực tà ác còn sót lại trong vũ trụ với lòng từ bi vĩ đại vô hạn, thần thông mạnh mẽ vô hạn và uy lực to lớn vô hạn.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/7/17/16833.html
http://pureinsight.org/node/1640

16 tháng 3 2011

Bài viết nhân lễ kỷ niệm một thập niên Chánh Kiến: Một số chuyện thần kỳ trên con đường tu luyện

Bài viết nhân lễ kỷ niệm một thập niên Chánh Kiến: Một số chuyện thần kỳ trên con đường tu luyện
Tác giả: Kim Tâm, đệ tử Đại Pháp tỉnh Sơn Đông

[Chanhkien.org] Tôi đã gần 70 tuổi và được học hành rất ít khi còn trẻ. Kể từ khi bắt đầu tu luyện, tôi đã biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt và siêu thường. Tôi biết rằng tôi đang bước đi trên con đường tu luyện với sự đề cao không ngừng, và Sư phụ đã chăm lo cho tôi trong suốt quá trình. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ một số điều thần kỳ đã xảy ra với tôi trên con đường tu luyện.

1. Đắc Pháp

Nhiều người trong thành phố tôi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp vào mùa Xuân năm 1996. Một ngày nọ, một bạn đồng tu đưa tôi một bản «Chuyển Pháp Luân», nhưng tôi không thể đọc vì bị mù chữ. Sau khi nghe nói về tầm quan trọng của việc học Pháp trong tu luyện, tôi đã rất lo lắng. Trong giấc mơ đêm hôm đó, một trưởng lão tóc bạc với cây phất trần trong tay đến bên tôi. Ông phẩy chiếc phất trần lên cuốn sách và nói với tôi rằng tôi đã có thể đọc được. Rồi ông biến mất và tôi tỉnh dậy. Sau khi cầm cuốn sách lên, tôi kinh ngạc khi thấy rằng mình đã có thể đọc nó! Ngoài ra, mỗi dòng chữ mà tôi đọc sẽ nổi lên trên. Kể từ đó, tôi bắt đầu học Pháp và luyện công. Thật lạ lùng, mặc dù tôi có thể đọc tất cả bài giảng và kinh sách của Sư phụ, tôi vẫn không thể đọc các sách của người thường.

Hồi tưởng lại, tôi nhận ra rằng Sư phụ đã thấy sự lo lắng về học Pháp của tôi và đã giúp tôi làm điều đó. Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ.

2. Ngộ Đạo

Tôi đã bước đi trên con đường tu luyện và gặp phải nhiều khảo nghiệm tâm tính. Một ngày nọ, khi đang đi xe đạp ngang qua một khu chợ quê, tôi trông thấy một người bán mơ và lấy một quả để ăn thử. Nó rất chua và tôi không muốn mua nó. Người bán dạo chửi mắng tôi bằng những từ ngữ rất khó nghe. Tôi đã đưa anh ta nửa nhân dân tệ và muốn rời đi. Anh ta không chịu nhận và vẫn tiếp tục chửi mắng tôi. Tôi bực mình và cãi nhau cùng anh ta. Trên đường về nhà, tôi bị ngã xe đạp, rơi xuống đường và bị gẫy khuỷu tay trái. Tuy nhiên, tôi không cảm thấy đau chút nào (sau đó tôi mới biết rằng Sư phụ đã chịu đau thay cho tôi). Sau khi về nhà, con tôi rất lo lắng và muốn đưa tôi đi bệnh viện. Tôi từ chối và nhớ lại câu chuyện trong «Chuyển Pháp Luân», khi một học viên không bị hề hấn gì sau khi bị đâm bởi một chiếc ô-tô. Ngày hôm ấy, vì tôi có vấn đề trong tâm tính nên đã xung đột với người khác. Đó là lỗi của tôi. Tôi xin lỗi Sư phụ trong tâm và quyết tâm làm tốt hơn. Bởi vì nó không đau, tôi đã không để ý nhiều đến nó và vẫn tiếp tục làm những gì hay làm. Vài ngày sau, tôi thấy xương đã được ghép thẳng lại. Tôi biết rằng Sư phụ lại giúp tôi và tôi rất cảm kích vì điều đó.

Một ngày nọ, một học viên nhờ tôi giúp cô ấy di chuyển một tấm đá lớn. Cô ấy không biết gì về vụ tai nạn và tôi cũng không kể gì với cô. Khi tôi cố gắng nhắc tấm đá, xương đã bị trật ra trở lại. Tôi không chú ý và vẫn tiếp tục làm việc. Vài ngày sau, xương liền lại và mọi thứ trở lại bình thường. Tôi biết rằng Sư phụ đã giúp tôi thêm một lần nữa.

3. Nghe Pháp

Sau khi cuộc đàn áp tàn bạo bắt đầu vào tháng 7/1999, một vài học viên địa phương, bao gồm cả tôi đã tới Bắc Kinh thỉnh nguyện. Trước khi khởi hành, một số học viên quan ngại về trình độ văn hóa của tôi, cho rằng điều ấy có thể gây khó khăn cho việc chứng thực Pháp. Tuy nhiên, với trái tim tôn kính Sư phụ và Pháp, tôi nói với họ rằng tôi chỉ muốn tới đó để nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Không cần thiết phải có văn hóa cao khi nói điều gì đó từ trong tâm bạn. Các học viên đã bị thuyết phục. Tại Văn phòng Khiếu nại ở Bắc Kinh, một vài học viên và tôi đã nói với các viên chức rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt như thế nào, và nhờ họ chuyển lời tới các quan chức cao hơn. Các viên chức coi tôi là một người điều phối địa phương và họ không tin tôi chỉ là một bà nội trợ mù chữ. Sau khi trở về nhà, tôi tiếp tục tĩnh tâm học Pháp. Một ngày nọ, một học viên đưa tôi kinh văn mới “Tâm tự minh”. Tôi nghĩ rằng tôi không thể đọc nó và nhờ những người thường quanh tôi giúp. Tuy nhiên, họ nói rằng họ cũng không thể đọc. Tôi rất lo lắng. Khi đang tìm cách đọc kinh văn mới, tôi đột nhiên nghe tiếng Sư phụ: “Pháp độ chúng sinh Sư đạo hàng, Nhất phàm thăng khởi ức phàm dương v.v.” Thanh âm rất lớn và rõ. Rồi tôi có thể đọc hết kinh văn và học thuộc nó sau khi đọc lại một vài lần nữa. Kinh văn đã thúc giục tôi tinh tấn hơn trên con đường tu luyện.

4. Thoát còng

Một ngày nọ, tôi tới vùng quê phân phát tài liệu giảng rõ sự thật và có người báo tôi với cảnh sát. Cảnh sát bắt giữ và còng tay tôi vào một chiếc ghế. Lúc đầu, tôi xét tình hình với tâm con người. Tôi càng vùng vẫy, chiếc còng càng xiết chặt và để lại một vết sẹo cho đến ngày nay. Một cảnh sát cười tôi và nói: “Sao không đi kêu Sư phụ tháo còng đi?” Tôi nhớ rằng trong một bài giảng Sư phụ có nói về các học viên cầu Sư phụ cứu giúp khi gặp nguy hiểm. Do đó tôi hét to: “Sư phụ, cứu con! Sư phụ, cứu con!”. Kỳ diệu thay, chiếc còng tự mở. Điều này khiến viên cảnh sát bị sốc và ông ta đứng sững như trời trồng. Tôi rất cảm kích trước Sự cứu giúp của Sư phụ và bật khóc. Khi các cảnh sát trở lại sau bữa trưa, viên cảnh sát này đã không có mặt. Qua cuộc trò chuyện của họ, tôi biết được rằng ông ta đã bị tai nạn xe máy trên phố và bị thương. Tôi bèn nói với các viên cảnh sát rằng Đại Pháp là tốt và giảng chân tướng cho họ. Tôi cũng đọc cho họ nghe kinh văn “Pháp Chính” trong «Tinh Tấn Yếu Chỉ»: “Người vô đức, thiên tai nhân hoạ. Đất vô đức, vạn vật điêu tàn. Trời vô Đạo, đất nứt trời sập, thương khung trống rỗng. Pháp Chính, càn khôn chính, sinh cơ bừng bừng, trời đất ổn, Pháp trường tồn.” Họ lặng lẽ nghe Pháp và thả tôi ra ngày hôm sau.

5. Chân niệm

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, các cảnh sát luôn theo dõi và giám sát tôi. Với niềm tin vào Sư phụ và Pháp, tôi không sợ họ một chút nào. Gần như hàng ngày, tôi vẫn đi ra ngoài phát tài liệu giảng rõ sự thật, giảng chân tướng, và sau đó thuyết phục mọi người thoái đảng và các tổ chức liên đới. Một ngày nọ, hai cảnh sát viên tới và gõ cửa nhà tôi. Cánh cửa được làm bằng những song sắt và chúng tôi có thể trông thấy nhau rõ ràng. Nhận ra rằng cảnh sát đã tới can nhiễu, tôi ngồi trong thế hoa sen, nhìn thẳng vào mắt họ và bắt đầu phát chính niệm. Tôi có niệm rất mạnh rằng: “Đây là nhà của đệ tử Đại Pháp. Sư phụ sẽ trợ giúp và không tà ác nào được phép vào.” Cảnh sát luống cuống rồi rời đi. Họ không bao giờ trở lại nữa. Từ sự việc này, tôi đã ngộ được rằng: “Chính niệm của đệ tử Đại Pháp là có uy lực” («Tinh Tấn Yếu Chỉ II») và chứng thực được “Niệm nhất chính, ác tựu khỏa” và “Đệ tử chính niệm túc, Sư hữu hồi thiên lực” («Hồng Ngâm II»).

Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm của cá nhân tôi. Xin từ bi chỉ ra những gì không phù hợp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/2/12/71794.html
http://pureinsight.org/node/6107

Điều thần kỳ xảy ra với các nữ học viên cao tuổi

Điều thần kỳ xảy ra với các nữ học viên cao tuổi
Tác giả: Thiên Minh chỉnh lý

[Chanhkien.org]

Mù chữ nhưng vẫn có thể học Pháp

Có một cụ bà từng chịu đựng nhiều bệnh tật trước khi tập Pháp Luân Công. Đôi khi cụ bỏ cả bữa ăn, nhưng thuốc thì vẫn uống đều. Sau khi nghe nói rằng Pháp Luân Công là miễn phí và có hiệu quả rất tốt, cụ đã học nó. Khi được biết về tầm quan trọng của việc học Pháp, cụ đã lo lắng: “Tôi chỉ biết rất ít chữ”. Tuy nhiên, bất cứ khi nào những học viên khác đọc Pháp, cụ vẫn giữ cuốn sách trên tay với sự trân trọng. Khi những người khác hỏi cụ đang đọc đến câu nào, cụ nói rằng cụ không biết. Điều này tiếp diễn trong một thời gian dài và cụ chưa bao giờ bỏ lỡ việc học Pháp. Khi các học viên chia sẻ kinh nghiệm, họ thường mời cụ đến trò chuyện. Sau khi được hỏi, cụ thường nói: “Tôi là một học viên và tôi rất vui khi Sư phụ chăm lo cho tôi. Khi điều gì đó xảy ra, tôi cần kiểm tra xem mình đã làm sai ở đâu.” Dần dần, cụ ngừng dùng thuốc và đã có thể đọc hết «Chuyển Pháp Luân» mà không bỏ sót chữ nào. Thật đáng kinh ngạc, vẫn cùng là một chữ đó nhưng cụ không thể nhận ra khi đọc cuốn sách khác. Năm đứa con của cụ cũng bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, cụ già này tiếp tục học Pháp. Giờ đây, cụ đã gần 90 tuổi và vẫn rất khỏe mạnh. Nhiều hàng xóm của cụ nói: “Cụ vẫn thật khỏe mạnh ở tuổi này – điều ấy cho thấy Pháp Luân Công thực sự tốt.”

Phép lạ xảy ra với mẹ tôi

Mẹ tôi đã từng có nhiều bệnh tật và một ngày nọ, bà cảm thấy khó chịu. Lúc đầu, tôi không biết phải làm gì. Rồi tôi nhớ lại những gì Sư phụ giảng trong «Chuyển Pháp Luân»: “Các đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tuyệt đối không được phép đi coi bệnh cho người khác. Đọc cho người bệnh cuốn sách này, nếu như người bệnh có thể tiếp thu, thì có thể trị bệnh, tuy nhiên hiệu quả đối với những người có nghiệp lực lớn nhỏ khác nhau là khác nhau.” Tôi đã đọc đoạn Pháp này cho mẹ tôi và thật thần kỳ, bà cảm thấy khá hơn chỉ trong một thời gian ngắn. Tôi đã giúp bà bước tới trước ảnh Sư phụ, bà nói: “Giờ con biết rằng một vị Phật đã cứu sống con.” Vào ngày đó, bà bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, mẹ tôi đã tới Bắc Kinh nhiều lần để thỉnh nguyện và đã bị bắt giữ rất nhiều lần. Tuy nhiên, bà không bao giờ thỏa hiệp với tà ác. Ngay cả khi bị buộc phải lưu lạc, bà vẫn liên tục giảng chân tướng cho người khác. Một ngày nọ, sau khi đi ra ngoài giảng chân tướng, bà bị ngã xuống một cái mương sâu bên vệ đường cùng với chiếc xe ba bánh. Cái mương rất sâu và không có ai ở quanh đó. Chân của bà cũng bị thương và chảy rất nhiều máu. Bà nghĩ: “Sư phụ, con không quen thuộc vùng này và đã ngã xuống một chiếc mương sâu. Xin Ngài giúp con ra khỏi đây và về nhà an toàn.” Nhờ đó, Sư phụ đã giúp bà thoát hiểm và an toàn trở về nhà.

Sự đau đớn đột nhiên biến mất

Một cụ già đến chơi nhà con gái cụ, người không phải là một học viên. Cháu cụ sắp cưới và họ muốn cụ ở lại đó trong vài ngày. Tuy nhiên, học viên này có nghiệp bệnh và vì đau đớn, cụ cần người khác chăm sóc. Cụ nghĩ: “Ta là một học viên và thật khó để chứng thực Pháp mà không có sức khỏe tốt. Thay vào đó, ta phải nhờ người khác giúp đỡ ta.” Do đó bà đã thắp hương và cầu xin Sư phụ cứu giúp. Ngay lúc ấy, sự đau đớn đột nhiên biến mất. Học viên này vô cùng cảm kích và đã kể câu chuyện này cho con gái cụ. Con gái cụ cũng rất hạnh phúc, nói: “Pháp Luân Công thật là thần kỳ.”

Do tuổi cao và trình độ văn hóa có hạn, những học viên cao tuổi dường như không thể trao đổi hay viết ra nhiều hiểu biết của họ về Pháp lý. Tuy nhiên, với niềm tin vững chắc vào Sư phụ và Pháp, họ vẫn đang âm thầm chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/2/15/71868.html
http://pureinsight.org/node/6106

13 tháng 3 2011

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (V)

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (V)

Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]

Trên đường đi, Đường Tăng bộc lộ rõ ràng nhất là tâm sợ hãi và lo lắng, thế nhưng mãi không khứ được, vẫn cứ sợ bị yêu ăn thịt, tâm tư rối loạn. Một lần ông trông thấy có núi cao chặn đường, lại sợ có yêu quái. Ngộ Không thấy nơi đây đã gần đến Tây Thiên, nên nói rằng ở gần đất Phật thì không có yêu để trấn an ông. Nhưng Đường Tăng vẫn mãi băn khoăn đường xa đường gần, Ngộ Không bèn hỏi xem ông còn nhớ “tâm kinh” không, Đường Tăng nói rằng vẫn chưa quên, Ngộ Không nói rằng cứ niệm thì không việc gì là không giải được. Pháp lý ở tầng thứ cao thì không có cách nào dùng ngôn ngữ mà nói xuất lai được, nhưng có thể thấy rằng nếu thuộc kinh văn rồi thì có thể thật sự thiểu theo yêu cầu Pháp lý mà làm, ấy chính là “Sự sự đối chiếu, Tố đáo thị tu” vậy!

Nạn cuối cùng mà bốn thầy trò và Bạch Long Mã phải trải qua để đến được Tây phương Tịnh Độ rất đáng để người ta suy ngẫm: Không phải là yêu ma cản đường, cũng không phải là hôn quân diệt Phật, mà lại là một điều rất “vụn vặt” chẳng oanh liệt gì. Trên đường đi có Khấu viên ngoại, hay thiện trai tăng, phát nguyện bố thí cơm chay cho một vạn vị tăng. Vừa đúng lúc bốn thầy trò tới, cũng vừa đủ số một vạn, viên ngoại ân cần khoản đãi. Bởi vì Bát Giới trước sau không khứ được tâm tham ăn, lại gặp viên ngoại hào phóng, thế là cứ ngồi ăn luôn không muốn đi tiếp nữa. Còn ba người kia tâm hướng Linh Sơn, phải lo lên đường sớm. Cuối cùng Đường Tăng “mắng” bắt Bát Giới lên đường, viên ngoại thì bày tiệc lớn, phô trương lãng phí để tống biệt chúng tăng. Kết quả làm đám cường đạo thèm đến nhỏ dãi, ban đêm chúng xông vào cướp, đá chết viên ngoại, vợ viên ngoại tức quá hóa giận, vu oan hãm hại bốn thầy trò là hung thủ, báo quan bắt giam bốn thầy trò. Về tai họa giam ngục này Ngộ Không đã sớm biết rõ, nguyên Đường Tăng là phải chịu nạn này. Nhưng đã là thường nhân gặp nạn, tất sẽ có người không rõ chân tướng hoài nghi về Thiên Lý “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, cho rằng Khấu viên ngoại trai tăng một vạn nhưng phải gặp bất trắc. Bởi vậy đoàn thỉnh kinh nhất định phải hóa giải nạn này, đưa chân tướng phơi bày trước toàn thiên hạ. Kỳ thực hành vi lương thiện của viên ngoại đã cải biến vận mệnh của ông, người thường cũng chính là cần phải trong mê và luân hồi mà chịu khổ. Giả sử viên ngoại không kính Phật trai tăng, vận mệnh của ông có lẽ là trăm tuổi rồi chuyển thế theo nghiệp lực luân báo. Nhưng thiện niệm thiện hành của ông đã khiến tai nạn mà ông phải gặp đến trước thời hạn, đưa ông đến một nơi tốt đẹp: tạm làm chưởng án giữ sổ bộ thiện duyên của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đồng thời Tam Tạng vẫn còn tâm chấp trước: quá coi trọng chiếc áo cà sa bằng gấm. Ngộ Không mượn cơ hội để giúp ông vứt bỏ tâm này, lại khiến quan phủ vì thấy vật này mà biết đoàn thỉnh kinh thân phận không phải tầm thường, chuẩn bị sửa lại án sai. Cuối cùng viên ngoại trở về Dương gian, án oan được giải, đồng thời chứng thực Thiên Lý “thiện ác hữu báo”, bốn thầy trò tiếp tục lên đường.

Đến Tây Thiên rồi, Tiếp Dẫn Phật Tổ dùng thuyền không đáy chở người qua sông, Ngộ Không giúp Đường Tăng vứt bỏ chấp trước sinh tử, rũ bỏ nhục thân, thoát thai hoán cốt.

Chấp trước vào chiếc áo cà sa bằng gấm chẳng khác gì dùng quan niệm và cái “tình” của con người để đối đãi với Giác Giả; chấp trước vào cái bát vàng (Ghi chú: vật báu mà Đường Thái Tông tặng Đường Tăng trước lúc lên đường, sau này A Nan và Ca Diếp đòi cái bát rồi mới cấp chân kinh; độc giả vẫn nhầm tưởng đây là chuyện “nhận hối lộ”.) cũng chính là cái tình “trung với Vua” của người thường. Tất nhiên người thường cần phải có quan niệm luân lý như vậy, nhưng người tu luyện thì không chấp trước vào chúng. Hơn thế nữa chân kinh khó đắc, qua sự việc này mới khiến người ta thấy nó trân quý, đồng thời cũng khiến Đường Tăng vứt nốt chấp trước vào cái bát, lại để ông vượt qua thêm một nạn “kinh không chữ” nữa, cuối cùng lấy được chân kinh.

Để xem có thể viên mãn hay chưa, Bồ Tát bấm tay và phát hiện thấy vẫn còn thiếu một nạn nữa, sau đó bèn bổ sung, khiến đoàn thỉnh kinh gặp nạn rơi xuống nước. Lúc phơi kinh làm rách mấy tờ giấy, Đường Tăng đang thương tiếc thì Ngộ Không điểm ngộ ông: “Ấy là tại Trời Đất bất toàn. Bộ kinh này vốn không đầy đủ, nay dính rách, âu cũng là một điều huyền diệu ứng với sự không trọn vẹn đó thôi. Sức người làm sao giữ được!” Nạn này là do Như Lai và Bồ Tát thêm vào lúc sau, kỳ thực cũng là ở trong tầm kiểm soát của các Giác Giả. Mà phàm là người tu luyện Đại Pháp, càng thấy cảm khái trước sự khiếm khuyết và bất toàn của cựu vũ trụ; nếu như không phải Sư Tôn mang theo Pháp Lý như ý viên dung vĩnh viễn mà đến thế gian, cựu vũ trụ có dùng hết sức cũng không có cách nào tự cứu vãn.

Lúc này tâm tính mỗi người đã đến chỗ cao nhất mà họ có khả năng tu đến rồi, do đó lúc mang chân kinh về đến Trung Thổ Đại Đường thì Bát Giới cũng không còn chấp trước nặng vào ăn uống nữa, Ngộ Không thì đã khiêm nhường nhã nhặn, hiểu rõ lễ nghi.

Lấy kinh xong, là lúc mọi người quy vị. Chiểu theo tâm tính cá nhân cao thấp ra sao mà mỗi người nhận quả vị cũng bất đồng. Đường Tăng được phong làm Chiên Đàn Công Đức Phật, Ngộ Không làm Đấu Chiến Thắng Phật, Sa Tăng làm Kim Thân La Hán, Bạch Long Mã làm Bát Bộ Thiên Long, Bát Giới làm Tịnh Đàn Sứ Giả. Ngộ Không trong toàn bộ quá trình tu luyện thì cả tâm tính và ngộ tính đều rất cao, Huyền Trang biểu hiện kém hơn khá nhiều, vì sao cuối cùng vẫn đắc quả vị tương đồng? Kỳ thực bởi vì Ngộ Không tu luyện thì dường như không tồn tại vấn đề “mê”, hết thảy đều nhìn một cái liền rõ ngay; còn Huyền Trang căn cơ rất tốt, rất có lai lịch, nhưng mê rất nặng, trên thực tế là rất khổ. Điều gì nhìn cũng không thấy, điều gì nghe cũng không biết, điều gì cũng không rõ, chính là chỉ một mực tu luyện bản thân; tu trong mê mà biểu hiện tâm tính cũng không thấp, chịu khổ nhiều hơn, do đó sau khi viên mãn thì ngược lại được quả vị cao. Sa Tăng căn cơ và ngộ tính có hạn, nhưng kiên định tu luyện, không oán không trách, tâm tính tu luyện một điểm cũng không qua loa, cuối cùng đắc được La Hán chính quả. Bạch Long Mã tuy rằng trên đường cực khổ, nhưng hầu như không tu luyện tâm tính, cũng như những người chịu khổ trong núi sâu rừng già mà tu, tu rất chậm, tu không cao, cuối cùng không xuất khỏi Tam Giới. Còn Bát Giới tuy có cơ hội tu luyện tâm tính, nhưng bản tính quá mê, tâm sắc dục và đố kỵ mãi không khứ được, không đắc chính quả cũng là đương nhiên.

Đến đây quá trình tu luyện đã chấm dứt, trên đường đi đã cân bằng các chủng nguồn gốc ân oán, diệt trừ rất nhiều yêu tinh hại người, trừng trị rất nhiều hôn quân vô đạo, tỏ rõ Thiên Lý nhân duyên “thiện ác hữu báo”, hồng dương Phật giáo là chính giáo, đưa Đại thừa Phật giáo quảng truyền tại Trung Nguyên, cũng là gây dựng nền văn hóa tu luyện bác đại tinh thâm trong chỗ sâu thẳm linh hồn người Trung Quốc, đặt định cơ sở văn hóa tín Phật kính Trời để Đại Pháp quảng truyền trong tương lai. Mặc dù trong hơn 50 năm ác đảng Trung Cộng thống trị bằng máu, toàn bộ lịch sử và luân lý đạo đức đã bị bóp méo, những cố sự trong «Tây Du Ký» cũng khó thoát khỏi kiếp nạn này, nhưng tùy theo sự biến hóa của hình thế Chính Pháp, con người tương lai đều sẽ thấy được lịch sử chân chính, trong đó cũng bao gồm những lý giải và đánh giá các cố sự trong «Tây Du Ký» một cách chính diện.

Bản thân là người tu luyện đồng thời cũng là người yêu thích «Tây Du Ký», tôi đã dùng lý giải của bản thân để phân tích ngắn gọn các cố sự tu luyện trong «Tây Du Ký». Nhưng dù sao tầng thứ cũng có hạn, nội hàm thâm sâu hơn còn phải đợi các đồng tu chỉ rõ.

(Hết)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/28/36209.html

12 tháng 3 2011

Đạo “Nhẫn” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc

Đạo “Nhẫn” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc

Tác giả: Lý Kiếm

[Chanhkien.org] Dân tộc Trung Hoa có một khả năng “Nhẫn” thật vĩ đại. Có thể khoan dung và khiêm nhường với người khác được coi là một mỹ đức của người Trung Quốc kể từ thời cổ đại. Nho gia nhấn mạnh vào sự thần thánh bên trong, Đạo gia nhấn mạnh vào gìn giữ sự nhu hòa, Phật gia giảng từ bi với tất cả chúng sinh. Tất cả đều mang theo nội hàm về chữ “Nhẫn”. Lùi một bước, biển rộng trời trong. Có khả năng “Nhẫn” thì mọi sự tất thành.

Trong «Thượng Thư» (một trong những kinh điển Nho giáo), Chu Thành Vương nói với quần thần: “Nhất định phải Nhẫn mới có thể thành công. Khoan dung thì đức sẽ lớn”. Khổng Tử nói: “Việc nhỏ không nhẫn, tất loạn việc lớn”. Ông cũng nói: “Bậc quân tử không có tranh giành”. Lão Tử nói: “Thiên Đạo không tranh mà Thiện thắng, không nói mà Thiện ứng”. Phật giáo giảng: “Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành, ‘Nhẫn’ là đệ nhất”, v.v. Tất cả đều giảng về Đạo “Nhẫn”.

1. Đạo “Nhẫn” trong Nho gia

Có nhiều ghi chép về Đạo “Nhẫn” trong «Luận Ngữ» của Khổng Tử. Ông nói: “Việc nhỏ không nhẫn, tất loạn việc lớn”. Nghĩa là việc nhỏ đã không nhẫn nhịn được thì khi làm việc lớn nhất định sẽ bị hỏng. Ông cũng nói: “Một khi phẫn nộ, quên mất cả người thân và bản thân, há chẳng hồ đồ lắm sao?” Khổng Tử cũng nói: “Bậc quân tử không có tranh giành” và “Quân tử dẫu kiêu cũng không tranh”, đều là nói về “Nhẫn”.

Trong «Luận Ngữ» ghi lại Khổng Tử nhắc nhở Tử Lộ (một môn đồ của Khổng Tử) như sau: “Hàm răng cương ngạnh nên mới dễ bị gẫy, cái lưỡi mềm mại nên mới dễ bảo tồn. Nhu nhuyễn nhất định thắng cương ngạnh, nhỏ yếu mà lại chiến thắng cường đại. Ham tranh đấu nhất định sẽ bị tổn thương, một mực khoe dũng nhất định sẽ dẫn tới diệt vong. Thái độ căn bản để làm mọi chuyện là: Nhẫn nhịn là tốt nhất.”

2. Đạo “Nhẫn” trong Phật gia

Trong kinh thư Phật giáo ghi lại câu nói của Phật Thích Ca Mâu Ni: “Ta hiểu rõ cái tinh túy của ‘không tranh giành’, có thể nói là thiên hạ đệ nhất.” “Trong sáu phép độ và hàng vạn phương pháp tu hành, ‘Nhẫn’ là đệ nhất”.

Trong kinh Phật viết: “Thái độ đối nhân xử thế đoan chính, nét mặt kiền tịnh tinh khiết, phong thái dung mạo tốt đẹp, đây đều là từ trong ‘Nhẫn’ mà đạt được.” Trong kinh thư cũng ghi lại: “Trong quá khứ có người ca ngợi Phật là người có đại phúc đại đức. Một người nghe được rất tức giận, nói: ‘Sinh ra bảy ngày đã mất mẹ, làm sao có thể nói là đại phúc đại đức chứ?’ Người ca ngợi Phật nói: ‘Cả tuổi tác và tư tưởng đều đến thời kỳ cực đỉnh mà vẫn không chết. Ai đánh cũng không tức giận, ai mắng cũng không mắng lại. Như vậy chẳng phải là đại phúc đại đức sao?’ Người tức giận sau đó tâm phục.”

3. Đạo “Nhẫn” trong Đạo gia

Lão Tử nói: “Thượng Thiện giống như nước, làm lợi cho vạn vật mà không tranh”. Đại ý là đức hạnh chí cao vô thượng thì cũng giống như nước vậy, lương thiện ban phúc cho vạn vật mà không hề tranh đấu. Lão Tử cũng nói: “Thiên Đạo không tranh mà Thiện thắng, không nói mà Thiện ứng”. Ý là sự vật phù hợp với quy luật tự nhiên thì không tranh đấu với sự vật khác. Khéo lùi mà lại chiến thắng.

Người tu luyện trong Đạo gia cũng để lại rất nhiều lời bàn về “Nhẫn”. Tử Hư Nguyên Quân nói: “Bỏ qua, bỏ qua, bỏ qua, các chủng các dạng tai họa bỗng chốc biến mất; nhường nhịn, nhường nhịn, nhường nhịn, chủ nợ và kẻ thù từ đó không còn.” Xích Tùng Tử khuyên bảo đệ tử: “Có thể Nhẫn thì không còn bị người khác làm nhục.” Hứa Chân Quân nói: “Gắng Nhẫn điều khó mà Nhẫn được, đi theo người không ngừng tự vươn lên.” Tôn Chân Quân nói: “Nhẫn nhịn có thể khiến những chuyện xấu tự nhiên biến mất, tự phản tỉnh thì tai họa tự nhiên tránh xa khỏi mình.”

4. Đạo “Nhẫn” trong các sách xưa

Quẻ Dịch Tốn nói rằng: “Quân tử dĩ trừng phẫn trất dục”. Nghĩa là người có đức hạnh luôn luôn tự mình cảnh giác để ức chế sự phẫn nộ và dục vọng. Trong «Thượng Thư» cũng ghi lại Chu Công nhắc nhở Chu Thành Vương: “Người xấu oán hận ngài, trách mắng ngài, như vậy ngài cần phải nghiêm túc đức hạnh.” Trong đó cũng nói: “Không phải vì ngài không dám tức giận”. Lại nói: “Còn phải nới rộng chí khí của mình”. Thành Vương bố cáo trước quần thần: “Nhất định phải Nhẫn mới có thể thành công. Khoan dung thì đức sẽ lớn”. Nghĩa là con người ta nhất định phải có tâm nhẫn nại thì mới có được đạo đức cao thượng.

Trong «Tả Truyện» nói: “Một khi vì thẹn mà bất nhẫn, chẳng phải sẽ hổ thẹn cả đời sao?” Ý là một khi bị sỉ nhục đến mức hổ thẹn mà không muốn chịu đựng, chẳng lẽ cảm thấy nhục nhã hổ thẹn cho đến lúc chết hay sao? «Tả Truyện – Chiêu Công Nguyên niên» cũng nói: “Người nước Lỗ cùng nhường nhịn lẫn nhau cai trị quốc gia”. «Tả Truyện – Ai Công 27 niên» viết: “Tri Bá nói với Triệu Mạnh: ‘Đáng trách là ngài lại không có dũng khí. Làm sao ngài có thể xưng là “Tử” (người có đức hạnh) đây? Triệu Mạnh đáp: ‘Bởi vì tôi có thể nhẫn nại. Ông chế nhạo tôi, nhưng đối với Triệu Mạnh tôi đâu có tổn hại gì.”

5. Đạo “Nhẫn” trong ngạn ngữ dân gian

Có câu ngạn ngữ Trung Hoa rằng: “Lấy Nhẫn đối phó với tai họa”, “Phàm việc Nhẫn thì phải Nhẫn. Người khoan dung không phải là kẻ ngốc, kẻ ngốc không giống như người khoan dung”. “Nhẫn được thì Nhẫn, kiềm chế được thì phải kiềm chế. Không Nhẫn không kiềm chế được, việc nhỏ thành việc lớn”. Tất cả đều nói với chúng ta đạo lý sâu sắc rằng “Lùi một bước, biển rộng trời trong, nhường ba phân trời quang mây tạnh.”

Văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa là bác đại tinh thâm. Đây là văn hóa mà Thần truyền cấp cho con người, mục đích là đặt định văn hóa cho sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp ngày nay. Pháp Luân Đại Pháp đã lần đầu tiên đưa đặc tính vũ trụ “Chân-Thiện-Nhẫn” nói rõ với chúng sinh.

“Đạo gia tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn, trọng điểm tu Chân. Vậy nên Đạo gia giảng tu chân dưỡng tính, nói lời chân, làm điều chân, làm chân nhân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân Nhân. Nhưng cũng có Nhẫn, cũng có Thiện; trọng điểm rơi vào tu Chân. Trọng điểm của Phật gia rơi vào tu Thiện của Chân-Thiện-Nhẫn. Vì tu Thiện có thể tu xuất tâm đại từ bi; một khi xuất tâm từ bi, thấy chúng sinh rất khổ, do vậy phát sinh nguyện vọng muốn phổ độ chúng sinh. Nhưng cũng có Chân, cũng có Nhẫn; trọng điểm rơi vào tu Thiện. Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ —Chân-Thiện-Nhẫn đồng tu— công chúng ta luyện rất to lớn.” («Chuyển Pháp Luân»)

Theo tôi, “Nhẫn” là sự cương nghị nội tâm để mà đoạn tuyệt, tức có thể Nhẫn được điều không thể Nhẫn, đây là một loại tu dưỡng và cảnh giới. Trọng Nhĩ lưu vong nhẫn khổ chịu nhục, cuối cùng trở thành Vua nhà Tấn. Nhan Uyên sống cuộc sống giản dị, an bần mà lạc Đạo, cuối cùng trở thành đệ tử hiền đức nhất của Khổng Tử. Hàn Tín mang theo kiếm mà chịu nhục chui háng, cuối cùng trở thành đại tướng quân của Lưu Bang. Tô Vũ nuôi cừu 19 năm, trung nghĩa giữ gìn tiết tháo, Nhẫn được điều người thường không thể Nhẫn được, sau trở thành tấm gương cho hậu thế. Những trang sử phong phú đầy màu sắc này đã diễn giải nội hàm thâm sâu của chữ “Nhẫn”, trải đường và đặt nền móng cho sự hồng truyền của Đại Pháp ngày nay. Thế nhân ngày nay đều là trải qua muôn kiếp luân hồi và nghìn vạn năm chờ đợi để nghênh đón thời thịnh thế Đại Pháp hồng truyền. Nhất định đừng bỏ lỡ cơ duyên từ vạn cổ này!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/8/1/38797.html
http://pureinsight.org/node/4189

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (IV)

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (IV)

Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]

Bạch Cốt Tinh ba lần trêu Đường Tăng, khiến ông đuổi Ngộ Không, cũng là lần thứ hai ông để sổng “tâm viên”. Một là Huyền Trang thiện tâm không thuần, bất phân thị phi, trong mệnh vốn đã có nạn này; hai là Bát Giới tâm tật đố, sắc tâm không bỏ xúi bẩy gây chuyện; ba là Ngộ Không phải gặp kiếp nạn này để trừ bỏ tâm kiêu ngạo: trên đường tu luyện người tu luyện phải gặp oan ức lớn như vậy, rõ ràng cứu người, trừ ác dương thiện, vậy mà bị đối xử bất công như vậy, liệu tâm tu luyện còn kiên định bất di, tự mình ma luyện, không oán không hận hay không? Ngộ Không tuy bị Huyền Trang đuổi đi, song trong tâm vẫn muốn tu luyện, về sau trên đường đi Tây Thiên đã có chuẩn bị; vừa về thì thấy Hoa Quả Sơn gặp nạn, Ngộ Không nhân cơ hội này quét sạch lũ thợ săn, trùng tu đất cũ, có lẽ đây cũng là số Trời.

Sau khi Huyền Trang gặp nạn ở rừng Hắc Tùng, mọi người bó tay không có cách nào, Bạch Long Mã thỉnh cầu Bát Giới đi mời Ngộ Không trở lại bảo vệ Đường Tăng. Ngộ Không không chấp chuyện cũ, thu được tâm kiêu ngạo và cuồng vọng, qua được quan ải tâm tính này; còn Huyền Trang chịu đợt khổ này, cuối cùng cũng vượt quan.

Trước lúc sang Tây Thiên thỉnh kinh, chúng tăng hỏi đường xá xa xôi hiểm ác thế nào, Huyền Trang đáp: “Tâm sinh, đủ loại ma sinh; tâm diệt, đủ loại ma diệt“. Có thể nói điều này thể hiện lĩnh ngộ của Huyền Trang đối với kinh Phật. Tuy nhiên khi trên đường, mỗi quan đều gặp ma, tính mệnh thường nguy hiểm, tâm người thường của ông lại thường lộ rõ. Từ đó có thể thấy tu luyện không chỉ là có thể lý giải lý luận hay không, mà nhất định phải thực tại và chân chính từ bỏ những tâm ấy. Cũng may có Ngộ Không hết lần này đến lần khác điểm hóa ông, bảo hộ ông, khích lệ động viên ông, ông mới có thể từ bỏ một số tâm.

Lại nói về chuyện hàng yêu ở nước Ô Kê, mặc dù yêu tinh chiếm ngôi vua, nhưng không có quan hệ nhân duyên thì cũng không cho phép. Chính bởi vì quốc vương năm ấy khiến tăng nhân mà Văn Thù Bồ Tát biến thành phải chịu khổ ba ngày, nên mới dẫn tới tai họa ba năm dưới đáy giếng ngày nay. Song ông Trời rất công bình, tuy trừng phạt quốc vương, để yêu quái sư tử thế chỗ ba năm, nhưng cai trị quốc gia mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, không hề phạm vào cung tần, không hoại nhân luân.

Lúc Huyền Trang lộ ra tâm nhớ nhà, Ngộ Không lập tức điểm ngộ đạo lý “bỏ công tất có thành quả”. Tuy nhiên năm ấy Quan Âm Bồ Tát hóa thân đến Đông Thổ tìm người thỉnh kinh có nói rằng trong hai ba năm là có thể đến Tây phương Tịnh Độ rồi, câu nói này cũng là một khảo nghiệm cho đoàn thỉnh kinh: phải chăng vẫn còn chấp trước vào thời gian viên mãn? Liệu muốn tìm đường tắt ư? Chẳng ngờ quá trình tu luyện là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước; tâm khứ nhanh thì viên mãn nhanh; tâm khứ chậm thì thời gian trì hoãn mãi. Bởi vậy muốn mau chóng lấy được chân kinh thì chỉ uổng công, tu luyện tâm tính là một chút cũng không được qua loa. Có lẽ nếu Huyền Trang và các đồ đệ thật sự vứt bỏ tâm chấp trước, quyết tâm sang Tây Thiên thì chắc chỉ hai ba năm là đến rồi.

Sau đó rất nhiều quan và nạn không hề trực tiếp nhắm vào đoàn thỉnh kinh mà đến, hoặc là lê dân chịu nạn, hoặc là chúng tăng gặp kiếp. Làm người tu luyện thì không thể khoanh tay đứng nhìn, đối với những sự việc liên quan đến nhân mạng, nếu như không quản mà cứ đi thẳng về Tây thì e rằng vẫn chưa qua được quan ải tâm tính ấy.

Sau đó, Huyền Trang lại một lần nữa để sổng “tâm viên”, đây là một lần tối nghiêm trọng. Ngộ Không nổi hung tâm đánh chết mấy tên cướp, Huyền Trang niệm chú xiết vòng Kim Cô không ngừng, Ngộ Không lại một lần nữa bị đuổi. Ngộ Không đến Bồ Tát cáo trạng, Bồ Tát phán xử theo lẽ công bằng, nói về tội sát sinh, nhưng Ngộ Không lần này muốn bỏ tu luyện, về Hoa Quả Sơn làm người thường. Trong «Tây Du Ký» tuy nói không nhiều, rất ít bình luận, nhưng thiết tưởng có một tâm tối nghiêm trọng mà người tu luyện đại kỵ, đó chính là phản bội sư môn, một khi xuất tâm loại này là có thể không tu luyện được nữa, hậu quả nghiêm trọng như vậy. Ngộ Không tuy chưa bỏ hẳn nhưng đã phải trả một giá rất đắt: cùng Lục Nhĩ Mỹ Hầu biến thành giả Ngộ Không đánh nhau đến mức tối trời mịt đất. Kỳ thực ở không gian bề mặt chính là tranh đấu giữa Phật tâm kiên định tu luyện và ma tâm, cuối cùng phải nhờ Như Lai mới có thể hóa giải nạn này. Có thể thấy một khi sản sinh tâm loại này thì sẽ tạo thành ma nạn lớn đến thế nào.

Đoạn về Hỏa Diệm Sơn tả rất rầm rộ sôi nổi, mà ngọn lửa Hỏa Diệm Sơn đúng lúc ngăn trở đường sang Tây Thiên, cũng là bốn thầy trò muốn tu luyện thì nhất định phải vượt qua quan này. Ngộ Không dùng mưu lấy được quạt Ba Tiêu, nhưng vì khởi tâm hoan hỉ nên bị lừa đoạt lại, mãi đến khi vứt bỏ tâm này mới thu phục được Ngưu Ma Vương, lấy được quạt Ba Tiêu cắt đứt hỏa căn, đạt được tâm thanh tịnh.

Bởi vì Kim Thiền Tử nguyên do khởi tâm thất lễ với Phật Pháp mà bị giáng hạ, do vậy khi tu luyện trong mê lần này ông có lĩnh hội, phát nguyện “gặp chùa bái Phật, gặp tháp quét tháp”, tâm kính Phật kính Pháp quả là vô cùng thuần tịnh kiên định.

Sau đó tại Mộc Tiên Am luận thơ, nạn này kỳ thực chính là do Huyền Trang mãi không khứ tâm cầu an dật mà dẫn tới. Huyền Trang cùng đám yêu cây ngâm thơ chính là tâm truy cầu thú vui của người thường, vả lại được đám yêu tán tụng, càng thêm lâng lâng tự đắc, dẫn khởi yêu tinh Hạnh Tiên tới cám dỗ sắc dục. Cũng may ý chí khứ sắc tâm của Huyền Trang mười phần kiên định, như vừa tỉnh mộng, mới thoát được nạn này. Nhưng tâm cầu an nhàn này kéo dài và trở thành tâm cầu viên mãn của người tu luyện, từ đó dẫn tới cú vấp ngã lớn tại chùa Tiểu Lôi Âm.

Phật vì năm người mà an bài một nạn này để tất cả cùng đề cao tâm tính mà vượt qua. Tâm sợ hãi của Đường Tăng một lần nữa bị yêu ma lợi dụng. Hết nạn này, đến khi Ngộ Không, Sa Tăng, Bát Giới nhận ba hoàng tử làm đồ đệ, tự mình làm “sư phụ” dạy họ thì lập tức chiêu mời yêu quái “sư tử” tới, có thể thấy trở ngại do tâm muốn làm thầy người khác là lớn như thế nào. Do vậy tất nhiên nguyên nhân ba người bị mất binh khí cũng chính là xa rời Pháp, nên mới khiến sư tử quái ăn trộm binh khí. Như vậy đủ thấy làm người tu luyện thì thời thời khắc khắc không thể ly khai Pháp, nếu không lập tức xuất hiện phiền phức.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/26/36188.html

10 tháng 3 2011

Tác giả: Chương Thúy Anh
[Chanhkien.org]



Chữ viết trong bức tranh:
“Thế giới cần Chân Thiện Nhẫn”
Bởi Thái Hạnh [Bút danh của Chương Thúy Anh]
Ở Crawford, Texas, Hoa Kỳ.

Tháng 8 năm 2002.
[Triện con dấu của Chương Thúy Anh]

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/1/3/19887.html
http://pureinsight.org/node/2100

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (III)

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (III)

Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]

Người Trung Quốc có câu thành ngữ, gọi là “tâm viên ý mã”, có nghĩa là mơ tưởng hão huyền, muôn vàn tâm tư, suy nghĩ vẩn vơ, v.v. Trong «Tây Du Ký», câu này lại để chỉ Tôn Ngộ Không và Bạch Long Mã, ám chỉ rằng khi tu luyện, Huyền Trang không được phép nới lỏng họ, nếu không ở không gian người thường sẽ có biểu hiện chính là không nhập định được, chưa đủ tâm thanh tịnh; còn tại một không gian khác lại có biểu hiện là Huyền Trang vì tự bản thân không buông bỏ được tâm chấp trước, hoặc là tâm chấp trước của Ngộ Không chưa được vứt bỏ, dẫn đến thầy trò tạm thời chia lìa.

Ngộ Không vừa mới khởi hành đã gặp phải sáu tên cướp chặn đường, đại biểu cho “lục căn” mà người tu luyện không thể bị mê hoặc: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Ngộ Không vừa trừ căn chúng, Huyền Trang đã không chịu nổi, bèn lên tiếng dạy bảo Ngộ Không. Huyền Trang lấy Thiện ngôn để khuyên giải, chỉ rõ đạo lý tu Thiện cho Ngộ Không; tuy nhiên “lục tặc” này thực ra là thể hiện của chấp trước ở không gian khác, tương đồng với nghiệp lực, không thể lưu tình với chúng. Huyền Trang dạy bảo một hồi thì biểu lộ tâm lo lắng rất nặng, không còn là Thiện tâm thuần chính nữa; cộng thêm Ngộ Không tuy trừ ác dương Thiện, nhưng vẫn còn chấp trước, khiến thầy trò chia ly lần thứ nhất, lần đầu tiên “tâm viên” bị thả ra.

Cũng may Ngộ Không ngộ tính tốt, được Long vương dùng điển cố “ba lần dâng giày ở Cầu Dĩ” cảm động, quyết tâm trở về bảo hộ Đường Tăng tiếp tục tu luyện. Đường Tăng lúc này đã được Quan Âm Bồ Tát ban cho Vòng Kim Cô và thần chú “Định Tâm” để sau này hàng phục Ngộ Không. Quả nhiên Ngộ Không vừa về đã phải chịu khổ để kiềm chế tâm kiêu ngạo, một lòng theo Đường Tăng đi về Tây. Còn tâm “hành Thiện với tà ác” của Huyền Trang sau này cũng khiến ông chịu rất nhiều đau khổ.

Tới lúc thu phục Bạch Long Mã, bởi vì tâm kiêu ngạo của Ngộ Không trỗi dậy rất mạnh, không nói rõ danh tính mà đã tranh đấu với Bạch Long Thái tử, tự dưng thêm vào một nạn nữa. Bồ Tát giúp Ngộ Không hàng phục Bạch Long xong mới giảng ra cái Lý này, Huyền Trang từ đó cũng thu được “ý mã”.

Ngộ Không lúc đầu chính là vì khởi tâm hiển thị mà bị Bồ Đề Tổ sư đuổi khỏi sư môn, lần này tại Quan Âm viện cũng là vì đem khoe áo cà sa nên mới bị yêu quái gấu đen lấy trộm mất. Đồng thời Kim Trì trưởng lão khẩu Phật tâm ma, hại mình hại người, đã mất mạng còn bị cháy mất tự viện, tu hành nửa chừng, vẫn bị đọa luân hồi. Đúng là một khi khởi tâm chấp trước liền lập tức chiêu mời ma.

Lúc Bồ Tát hạ sơn theo Ngộ Không vào hang gấu hàng ma, đã chiểu theo mưu kế của Ngộ Không mà biến thành yêu quái sói xám. Sau khi biến hóa, Ngộ Không nói: “Bồ Tát yêu tinh hay yêu tinh Bồ Tát đây?” Bồ Tát cười điểm ngộ: “Bồ Tát hay yêu tinh, âu chỉ một niệm.” Có thể thấy tu thành Phật hay đọa đường ma đều là do tự bản thân mình cả. Sai biệt một niệm dẫn đến kết quả khác nhau.

Bát Giới sau khi được thu phục vẫn không cải biến sắc tâm. Tham ăn lười biếng, oán thán đầy bụng, hoàn toàn không giống người tu luyện. Ngộ Tịnh quy y tại Lưu Sa hà, gia nhập đoàn thỉnh kinh. Để thử tâm mấy thầy trò xem có kiên định hay chăng, Lê Sơn Lão mẫu cùng ba vị Đại Bồ Tát biến hóa thành gia đình bà quả phụ. Khi Lê Sơn Lão mẫu đề xuất việc kén rể, tâm mỗi người lập tức sáng tỏ ngay: Tâm lấy kinh của Tam Tạng tuy vững như bàn thạch, nhưng tâm sợ hãi và lo lắng vẫn đi theo ông như hình với bóng; Ngộ Không trời sinh vô tâm sắc dục, vả lại biết rõ việc này là các vị Bồ Tát thử tâm mấy thầy trò nên càng bất động tâm; Sa Tăng thần thông có hạn, căn cơ bình thường, nhưng tâm tu luyện thì vô cùng kiên định; chỉ duy Bát Giới vẫn còn sắc dục, đã ham phú quý lại thiếu siêng năng, cuối cùng vấp ngã rất nặng.

Kế đó tới Ngũ Trang quán, là một đại kiếp nạn, tuy nhiên nạn này cùng với tâm chấp trước chưa buông bỏ được của đoàn thỉnh kinh có quan hệ mật thiết với nhau. Chủ Ngũ Trang quán là một vị Chân Nhân của Đạo gia, đạo hạnh thâm sâu, tầng thứ rất cao, tuy nhiên Ngộ Không lại chưa biết tiếng nên mới gây ra mầm tai họa xuất phát từ tâm kiêu ngạo và oán hận của mình. Đồng thời tâm sợ hãi và lo lắng của Tam Tạng cũng châm ngòi sự việc: vì ông sợ ăn Nhân Sâm quả mà khiến đồ đệ phải hái trộm. Tâm tham ăn của Bát Giới càng đổ thêm dầu vào lửa, xui khiến Ngộ Không trộm Nhân Sâm quả. Ăn xong Nhân Sâm quả rồi, ba người lại chối cãi, Tam Tạng khuyên giải một hồi để Ngộ Không hồi tâm chuyển ý, thừa nhận sai lầm, chẳng qua vì Ngộ Không sơ ý mà dẫn tới hiểu nhầm, khiến hai đạo đồng chửi rủa ầm lên. Kỳ thực cũng bởi Ngộ Không tính Nhẫn quá thấp, một chút uất ức cũng không chịu được, nếu không giải quyết có khó gì? Sau khi đánh bật gốc cây tiên, tội lại thêm tội, đoàn thỉnh kinh lại không muốn chịu trách nhiệm, muốn đào tẩu. Đến lúc Trấn Nguyên Tử quay về rồi, bắt bốn người trói lại đó chờ xử phạt. Ở đây lưu ý điểm này, Trấn Nguyên Tử là bậc Chân Nhân đắc đạo, tuyệt không phải là vì phẫn nộ mà trả thù bốn thầy trò Tam Tạng, mà là sau khi tươi cười nghe hai đạo đồng thuật lại rồi mới làm, không hề nổi nóng. Mà việc ông làm cũng phù hợp với đạo lý thường tình: Làm sai thì phải hoàn lại, đánh bật gốc cây tiên rồi thì phải tìm cách chữa trị. Ông chỉ là duy hộ cái Lý tại cảnh giới của tầng thứ ấy mà thôi, chứ không như người thường vẫn tưởng. Sau khi Ngộ Không nhờ được Pháp lực của Quan Âm Bồ Tát chữa lành cho cây, Trấn Nguyên Tử lập tức thi hành lời hứa, kết giao cùng Ngộ Không, qua sự việc này cũng khiến Ngộ Không minh bạch hậu quả nghiêm trọng của việc “không thể Nhẫn” là như thế nào.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/24/36158.html

07 tháng 3 2011

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (II)

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (II)
Tác giả: Kim Cung
[Chanhkien.org]
Sau khi Ngộ Không bị hàng phục, Quan Âm Bồ Tát phụng mệnh Phật Như Lai đến Nam Thiệm Bộ Châu tìm người thỉnh kinh, ở không gian bề mặt phản ánh chính là Đại thừa Phật giáo sắp phát triển tại Trung Thổ. Bồ Tát trên đường đi khuyến thiện Quyển Liêm Đại tướng, Thiên Bồng Nguyên soái, Bạch Long Thái tử và Ngộ Không, những người từng phạm tội trước đây, khuyên họ đi Tây Thiên thỉnh kinh để được giải thoát. Sau đó Bồ Tát tìm Pháp sư Huyền Trang làm người thỉnh kinh, nguyên là đệ tử Phật Như Lai Kim Thiền Tử, chỉ vì khinh mạn Phật Pháp mà bị đọa chuyển sinh nơi Đông Thổ. Ở đây bản thân tôi cho rằng năm người này thực ra là các phó nguyên thần khác nhau của Pháp sư Huyền Trang ở bề mặt, nhờ chủ nguyên thần sang Ấn Độ thỉnh kinh mà cùng có cơ hội tu luyện đắc chính quả.
Trong sách có ghi lại một đoạn phiêu lưu của Đường Thái Tông. Đây cũng là tình huống chân thực phát sinh tại không gian khác. Có lẽ điều này cũng đã thực sự xảy ra trong lịch sử, chỉ là vì đạo đức nhân loại xuống dốc nên người đời sau mới không tin và cắt bỏ chính sử. Dù sao đi nữa, cá nhân tôi tin rằng đây là một đoạn cố sự chân thật.
Long vương sông Kinh Hà khởi tâm tranh đấu với một vị cao nhân tại thế, đó là Viên Thủ Thành, chú của quan Khâm Thiên Giám Viên Thiên Cang, tác giả «Thôi Bối Đồ» (một cuốn sách tiên tri nổi tiếng của Trung Quốc). Chỉ vì đánh cược mà cắt giảm lượng mưa rồi chịu chém đầu. Ở bề mặt thì là Long vương vì làm trái ý chỉ Thiên đình, thực ra là phản ánh tâm tính của Long vương không còn phù hợp với tiêu chuẩn tại tầng thứ đó nữa nên mới bị hạ tầng.
Thừa tướng Ngụy Trưng phụng mệnh chém đầu rồng, bởi vậy Long vương mới báo mộng cho Đường Thái Tông, hy vọng Thái Tông khuyên thủ hạ Ngụy Trưng lưu tình. Thái Tông gọi Ngụy Trưng đi đánh cờ để Long vương qua khỏi kiếp nạn này, chẳng ngờ đây là số Trời, con người không có khả năng chi phối. Kết quả Ngụy Trưng trảm nghiệt long trong mộng, nghiệt long khởi kiện Thái Tông nơi điện Diêm La, Thái Tông cuối cùng băng hà vì khiếp sợ.
Thái Tông băng hà lúc ấy nguyên là Thiên số, như ghi trong sổ bộ sinh tử, tuy nhiên được Thôi Phán quan cải thọ mệnh, thọ thêm hai thập niên nữa. Kỳ thực Trời Đất vốn vô tư, Thái Tông được kéo dài thọ mệnh không phải là vì quan cũ có tình riêng, mà căn bản là vì Thái Tông đức cao vọng trọng, vả lại hoằng dương Phật giáo, mang theo sứ mệnh lịch sử là phái người đi lấy kinh nên mới được trả lại dương gian, tăng thêm tuổi thọ.
Sau đó trong sách tả lại Lưu Toàn liều mình dâng dưa, vợ thì mượn thân Đường Ngự muội mà hoàn hồn, bản thân ông sau khi trở về không chỉ được Thái Tông ban thưởng vàng bạc mà còn trở thành Tướng quốc, hết thảy đều thể hiện đạo đức nhân tâm thời thịnh thế lúc ấy, là sự thật lịch sử, đồng thời cũng miêu tả Thái Tông giữ chữ Tín, khai sáng nền đạo đức độ lượng. Có lẽ cũng chính vì Phật thấy lúc ấy nhân tâm còn có thiện niệm, bậc minh quân lại càng đức hạnh, nên mới đưa Đại thừa Phật giáo truyền nhập Trung Thổ.
Pháp sư Huyền Trang nguyên kiếp trước khinh mạn Phật Pháp, phải đọa hạ giới, vừa mới sinh ra vận mệnh đã trắc trở. Nhưng tâm tu luyện của ông mười phần kiên định, trước con đường phía Tây hiểm ác không hề chùn bước, kiên quyết sang Tây Thiên bái Phật cầu kinh. Tâm tu luyện này quả là đáng quý phi thường. Thần Phật an bài một sự việc nhất định không chỉ có một kết quả, sang Tây lần này, vừa để Kim Thiền Tử viên mãn trở về, đồng thời quét sạch yêu ma trên đường sang Tây, trừ hại cho lê dân, cũng khiến mấy đồ đệ Ngộ Không được ma luyện, cuối cùng đắc chính quả, lại hưng thịnh Phật giáo ở Đông Thổ, khiến hậu nhân thấy rõ sự huyền diệu và gian khổ của tu luyện, từ đó đặt định cơ sở văn hóa tu luyện cho Đại Pháp khai truyền.
Dù sao Huyền Trang vẫn là người mới cất bước tu luyện, trên đường đi cũng bộc lộ đủ loại tâm chấp trước. Gặp yêu ma thì tâm sợ hãi rất nặng, gặp gian khó thì luôn rớt nước mắt. Cho dù Huyền Trang có tu xuất được thần thông thì vẫn không có công năng, việc thỉnh kinh là do Phật an bài, là tất thành, là Thiên định, do đó bất kể ông gặp phải trở ngại nào, thậm chí có nguy hiểm đến sinh mệnh đi nữa, thì rốt cuộc vẫn có Thần hộ Pháp và chư Thần khác bảo hộ ông.
Trong năm phó nguyên thần hay là năm người tu luyện này thì Ngộ Không là có ngộ tính tốt nhất. Sau khi bị đè dưới Ngũ Hành Sơn, Ngộ Không đã sớm tỉnh ngộ, vì vậy khi Bồ Tát vừa đề cập tới bảo hộ Huyền Trang đi thỉnh kinh để đắc chính quả thì Ngộ Không đầy vui mừng ưng thuận. Vừa được Huyền Trang cứu ra xong, Ngộ Không đã bái Huyền Trang làm sư phụ, bởi vì Ngộ Không biết rằng tội nghiệp mình gây ra cần phải hoàn trả, tâm tính cũng cần phải tu, hơn nữa Huyền Trang vào Phật môn đã nhiều năm, am hiểu kinh Phật, trong quá trình tu luyện tâm tính có thể chỉ bảo Ngộ Không. Đồng thời Ngộ Không cũng hiểu rõ nhân duyên kiếp trước của Huyền Trang, hiểu rằng mỗi nạn của ông đều có nguyên do, chỉ là không tiết lộ Thiên cơ, chỉ một mực bảo hộ ông khỏi bị ma quỷ làm hại. Bởi vì Ngộ Không 500 năm trước đã gây ra đại tội nghiệt, cũng bởi vì tâm tranh đấu và tự cao quá mạnh, nên lần tu luyện này bái một người phàm hoàn toàn không có thần thông làm sư phụ, cũng là để tu bỏ đi tâm ngạo mạn ấy.
Thiên Bồng Nguyên soái nguyên cũng là Thần nội trong Tam giới, đã ở trong tình lại sinh thêm sắc niệm, chọc ghẹo Hằng Nga, phạm phải trọng tội tà dâm. Nhờ Thái Bạch Kim Tinh can ngăn nên Ngọc Đế tạm tha không trảm, phạt anh ta xuống hạ giới không đắc được thân người mà lại mang thân heo, từ đó có thể thấy được phạm tội sắc dục này thì hậu quả là nghiêm trọng đến nhường nào! Thiên thượng từ bi cấp cho anh ta cơ hội chuộc tội, lệnh anh ta bảo hộ Huyền Trang sang Tây, nhưng căn cơ anh ta rất kém, tâm tính khá thấp, chẳng những không muốn quy y cửa Phật mà còn muốn làm yêu tinh. Bồ Tát khuyến thiện một hồi anh ta cũng hồi chuyển, đồng ý sang Tây Thiên, nhưng sau này cuối cùng cũng không đắc chính quả.
Quyển Liêm Đại tướng làm vỡ chén Lưu Ly, nhìn qua thì thấy điều này cũng không quan trọng lắm. Nhưng vạn vật đều có linh, chén Lưu Ly trên Thiên giới bị đánh vỡ có khác chi là bị giết chết? Mà Thần trong một cảnh giới nhất định, nếu như tâm tính phù hợp với tầng thứ ấy thì ắt không thể gây ra sai lầm loại này, hoặc là vì đắc ý quên hình, hoặc là vì thiếu tập trung, hoặc là vì cẩu thả sơ ý, v.v. chỉ có thể xuất ra nhân tâm mới tạo thành sai lầm loại này. Cũng bởi vì tâm tính không đạt tiêu chuẩn nên Quyển Liêm Đại tướng mới bị giáng xuống hạ giới. Tuy rằng Đại tướng căn cơ không bằng Ngộ Không, tâm tính không được như Huyền Trang, nhưng một mực bảo hộ Huyền Trang sang Tây Thiên, ý chí tu thành chính quả từ đầu đến cuối cũng mười phần kiên định, quả nhiên đắc được quả vị La Hán.
Bạch Long Thái tử phóng hỏa đốt Minh Châu Đại điện, bị phụ thân là Tây Hải Long vương tâu lên Thiên đình, vốn là tội chết. Ở đây thấy rằng Thần là không thể vì tư tình mà không tuân thủ phép Trời, cũng chính là yêu cầu tâm tính đích thực là phi thường nghiêm khắc. Bồ Tát cứu anh ta, bảo anh ta cõng Huyền Trang, chịu khổ để hoàn nghiệp rồi đắc chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/23/36145.html

Thông hiểu nhân quả: Dâm thư hại người, tác giả chịu ác báo

Thông hiểu nhân quả: Dâm thư hại người, tác giả chịu ác báo
[Chanhkien.org] Lời ban biên tập: Tất cả các tác phẩm văn học được đề cập trong bài viết này hiện được coi là các kiệt tác của văn học Trung Hoa, và cả năm tác giả vẫn thường được coi là những cây đại thụ trong nền văn học cổ điển Trung Quốc.
«Mẫu Đơn Đình» là cuốn sách miêu tả cuộc bỏ trốn xuất phát từ tình yêu của một đôi trai gái, hơn nữa văn chương dùng từ ngữ hoa lệ, ai ai cũng thích đọc, cũng vì thế mà chịu nhận ảnh hưởng, từ đó phản đối lễ giáo, truy cầu tình ái, khiến nhiều người ngộ nhận việc dâm dật thành hành vi phong nhã. Sau khi tác giả cuốn sách là Thang Hiển Tổ qua đời, có người từng chết đi rồi sống lại kể rằng đã chứng kiến cảnh ông ta bị giam tại phòng tối nơi Âm phủ, chịu cảnh thiêu đốt, nóng đến mức không chịu nổi, da bị nứt đến mức lòi cả thịt, vô cùng thống khổ.
Tác giả «Tây Sương Ký» là Vương Thực Phủ, có sở trường miêu tả chuyện nam nữ tư tình vụng trộm, khiến rất nhiều người sau khi xem xong «Tây Sương Ký» liền khởi dâm tâm tà niệm. Nghe nói tác giả chỉ vì soạn cuốn sách này mà bị dưới Âm khiển trách, chưa viết xong đột nhiên vô cớ ngã vật ra, tự mình cắn lưỡi mà chết.
Nguyên tác giả «Hội Chân Ký» là Nguyên Chẩn, bởi vì muốn lấy vợ là người em họ Thôi Oanh Oanh mà không được, lấy làm căm phẫn mà sáng tác nên truyện ký này, đem em họ ra làm nhân vật chính, vừa để gièm pha em họ và những người có hành vi yêu đương vụng trộm, làm Thôi Oanh Oanh trong sạch không tỳ vết phải chịu nhục ngàn thu, lại cũng khiến nam nữ thanh niên đời sau bắt chước theo việc hẹn hò vụng trộm. Có người nói Nguyên Chẩn lúc chết cực kỳ đau đớn khổ sở, chết rồi lại bị sét đánh nhằm trúng thi thể để báo ứng.
Tác giả «Thủy Hử Truyện» là Thi Nại Am, trong tiểu thuyết miêu tả rất nhiều tình tiết trộm cướp, sát sinh, tà dâm, chẳng khác gì hối thúc người ta trộm cướp tà dâm; kết quả con trai, cháu trai, chắt trai của Thi Nại Am sinh ra tất cả đều bị câm.
Kim Thánh Thán, sống vào cuối triều Minh đầu triều Thanh, từng bình giải ca ngợi «Thủy Hử Truyện», «Tây Sương Ký», «Kim Bình Mai», v.v. đều là những cuốn sách hối dâm xướng loạn. Vốn dĩ ông là kẻ tài trí nhanh nhạy, nhưng thay vì viết bài ca ngợi đạo đức, lại chuyên viết bình giải dâm thư ướt át. Do đó sau này bị Triều đình giam ngục, khi chết chịu cực hình tra tấn khủng khiếp, người thân và họ hàng của ông cũng vì thế mà bị họa tru di.
Dịch từ:
http://www.minghui.org/mh/articles/2005/8/22/108938.html
http://pureinsight.org/node/3258