12 tháng 3 2011

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (IV)

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (IV)

Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]

Bạch Cốt Tinh ba lần trêu Đường Tăng, khiến ông đuổi Ngộ Không, cũng là lần thứ hai ông để sổng “tâm viên”. Một là Huyền Trang thiện tâm không thuần, bất phân thị phi, trong mệnh vốn đã có nạn này; hai là Bát Giới tâm tật đố, sắc tâm không bỏ xúi bẩy gây chuyện; ba là Ngộ Không phải gặp kiếp nạn này để trừ bỏ tâm kiêu ngạo: trên đường tu luyện người tu luyện phải gặp oan ức lớn như vậy, rõ ràng cứu người, trừ ác dương thiện, vậy mà bị đối xử bất công như vậy, liệu tâm tu luyện còn kiên định bất di, tự mình ma luyện, không oán không hận hay không? Ngộ Không tuy bị Huyền Trang đuổi đi, song trong tâm vẫn muốn tu luyện, về sau trên đường đi Tây Thiên đã có chuẩn bị; vừa về thì thấy Hoa Quả Sơn gặp nạn, Ngộ Không nhân cơ hội này quét sạch lũ thợ săn, trùng tu đất cũ, có lẽ đây cũng là số Trời.

Sau khi Huyền Trang gặp nạn ở rừng Hắc Tùng, mọi người bó tay không có cách nào, Bạch Long Mã thỉnh cầu Bát Giới đi mời Ngộ Không trở lại bảo vệ Đường Tăng. Ngộ Không không chấp chuyện cũ, thu được tâm kiêu ngạo và cuồng vọng, qua được quan ải tâm tính này; còn Huyền Trang chịu đợt khổ này, cuối cùng cũng vượt quan.

Trước lúc sang Tây Thiên thỉnh kinh, chúng tăng hỏi đường xá xa xôi hiểm ác thế nào, Huyền Trang đáp: “Tâm sinh, đủ loại ma sinh; tâm diệt, đủ loại ma diệt“. Có thể nói điều này thể hiện lĩnh ngộ của Huyền Trang đối với kinh Phật. Tuy nhiên khi trên đường, mỗi quan đều gặp ma, tính mệnh thường nguy hiểm, tâm người thường của ông lại thường lộ rõ. Từ đó có thể thấy tu luyện không chỉ là có thể lý giải lý luận hay không, mà nhất định phải thực tại và chân chính từ bỏ những tâm ấy. Cũng may có Ngộ Không hết lần này đến lần khác điểm hóa ông, bảo hộ ông, khích lệ động viên ông, ông mới có thể từ bỏ một số tâm.

Lại nói về chuyện hàng yêu ở nước Ô Kê, mặc dù yêu tinh chiếm ngôi vua, nhưng không có quan hệ nhân duyên thì cũng không cho phép. Chính bởi vì quốc vương năm ấy khiến tăng nhân mà Văn Thù Bồ Tát biến thành phải chịu khổ ba ngày, nên mới dẫn tới tai họa ba năm dưới đáy giếng ngày nay. Song ông Trời rất công bình, tuy trừng phạt quốc vương, để yêu quái sư tử thế chỗ ba năm, nhưng cai trị quốc gia mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, không hề phạm vào cung tần, không hoại nhân luân.

Lúc Huyền Trang lộ ra tâm nhớ nhà, Ngộ Không lập tức điểm ngộ đạo lý “bỏ công tất có thành quả”. Tuy nhiên năm ấy Quan Âm Bồ Tát hóa thân đến Đông Thổ tìm người thỉnh kinh có nói rằng trong hai ba năm là có thể đến Tây phương Tịnh Độ rồi, câu nói này cũng là một khảo nghiệm cho đoàn thỉnh kinh: phải chăng vẫn còn chấp trước vào thời gian viên mãn? Liệu muốn tìm đường tắt ư? Chẳng ngờ quá trình tu luyện là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước; tâm khứ nhanh thì viên mãn nhanh; tâm khứ chậm thì thời gian trì hoãn mãi. Bởi vậy muốn mau chóng lấy được chân kinh thì chỉ uổng công, tu luyện tâm tính là một chút cũng không được qua loa. Có lẽ nếu Huyền Trang và các đồ đệ thật sự vứt bỏ tâm chấp trước, quyết tâm sang Tây Thiên thì chắc chỉ hai ba năm là đến rồi.

Sau đó rất nhiều quan và nạn không hề trực tiếp nhắm vào đoàn thỉnh kinh mà đến, hoặc là lê dân chịu nạn, hoặc là chúng tăng gặp kiếp. Làm người tu luyện thì không thể khoanh tay đứng nhìn, đối với những sự việc liên quan đến nhân mạng, nếu như không quản mà cứ đi thẳng về Tây thì e rằng vẫn chưa qua được quan ải tâm tính ấy.

Sau đó, Huyền Trang lại một lần nữa để sổng “tâm viên”, đây là một lần tối nghiêm trọng. Ngộ Không nổi hung tâm đánh chết mấy tên cướp, Huyền Trang niệm chú xiết vòng Kim Cô không ngừng, Ngộ Không lại một lần nữa bị đuổi. Ngộ Không đến Bồ Tát cáo trạng, Bồ Tát phán xử theo lẽ công bằng, nói về tội sát sinh, nhưng Ngộ Không lần này muốn bỏ tu luyện, về Hoa Quả Sơn làm người thường. Trong «Tây Du Ký» tuy nói không nhiều, rất ít bình luận, nhưng thiết tưởng có một tâm tối nghiêm trọng mà người tu luyện đại kỵ, đó chính là phản bội sư môn, một khi xuất tâm loại này là có thể không tu luyện được nữa, hậu quả nghiêm trọng như vậy. Ngộ Không tuy chưa bỏ hẳn nhưng đã phải trả một giá rất đắt: cùng Lục Nhĩ Mỹ Hầu biến thành giả Ngộ Không đánh nhau đến mức tối trời mịt đất. Kỳ thực ở không gian bề mặt chính là tranh đấu giữa Phật tâm kiên định tu luyện và ma tâm, cuối cùng phải nhờ Như Lai mới có thể hóa giải nạn này. Có thể thấy một khi sản sinh tâm loại này thì sẽ tạo thành ma nạn lớn đến thế nào.

Đoạn về Hỏa Diệm Sơn tả rất rầm rộ sôi nổi, mà ngọn lửa Hỏa Diệm Sơn đúng lúc ngăn trở đường sang Tây Thiên, cũng là bốn thầy trò muốn tu luyện thì nhất định phải vượt qua quan này. Ngộ Không dùng mưu lấy được quạt Ba Tiêu, nhưng vì khởi tâm hoan hỉ nên bị lừa đoạt lại, mãi đến khi vứt bỏ tâm này mới thu phục được Ngưu Ma Vương, lấy được quạt Ba Tiêu cắt đứt hỏa căn, đạt được tâm thanh tịnh.

Bởi vì Kim Thiền Tử nguyên do khởi tâm thất lễ với Phật Pháp mà bị giáng hạ, do vậy khi tu luyện trong mê lần này ông có lĩnh hội, phát nguyện “gặp chùa bái Phật, gặp tháp quét tháp”, tâm kính Phật kính Pháp quả là vô cùng thuần tịnh kiên định.

Sau đó tại Mộc Tiên Am luận thơ, nạn này kỳ thực chính là do Huyền Trang mãi không khứ tâm cầu an dật mà dẫn tới. Huyền Trang cùng đám yêu cây ngâm thơ chính là tâm truy cầu thú vui của người thường, vả lại được đám yêu tán tụng, càng thêm lâng lâng tự đắc, dẫn khởi yêu tinh Hạnh Tiên tới cám dỗ sắc dục. Cũng may ý chí khứ sắc tâm của Huyền Trang mười phần kiên định, như vừa tỉnh mộng, mới thoát được nạn này. Nhưng tâm cầu an nhàn này kéo dài và trở thành tâm cầu viên mãn của người tu luyện, từ đó dẫn tới cú vấp ngã lớn tại chùa Tiểu Lôi Âm.

Phật vì năm người mà an bài một nạn này để tất cả cùng đề cao tâm tính mà vượt qua. Tâm sợ hãi của Đường Tăng một lần nữa bị yêu ma lợi dụng. Hết nạn này, đến khi Ngộ Không, Sa Tăng, Bát Giới nhận ba hoàng tử làm đồ đệ, tự mình làm “sư phụ” dạy họ thì lập tức chiêu mời yêu quái “sư tử” tới, có thể thấy trở ngại do tâm muốn làm thầy người khác là lớn như thế nào. Do vậy tất nhiên nguyên nhân ba người bị mất binh khí cũng chính là xa rời Pháp, nên mới khiến sư tử quái ăn trộm binh khí. Như vậy đủ thấy làm người tu luyện thì thời thời khắc khắc không thể ly khai Pháp, nếu không lập tức xuất hiện phiền phức.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/26/36188.html

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ