08 tháng 7 2010

Sự thấu hiểu về cuộc đời: Không thèm muốn và vô tư

Quang Minh (Guan Ming)

[Chánh Kiến.org] Cách đây vài ngày, một người bạn đồng nghiệp đột nhiên đã hỏi tôi, “Bạn không kiếm nhiều tiền bằng tôi, nhưng tôi chú ý thấy bạn và những người bạn của bạn thật là nhàn hạ. Bạn thật là dễ dãi và không thấy có chút gì suy nghĩ lo lắng. Bạn có thể cho tôi biết bí quyết đó là gì không?Sự chân thành của anh ấy đã lây động tôi, và tôi đã trả lời một cách điềm tĩnh với một nụ cười, “Tôi không có sự thèm muốn trong tâm tôi. Anh có thể làm như vậy không?”Anh ấy lập tức một sự biểu hiện không thoải mái trên khuôn mặt và đã nói, “Làm sao có thể làm thế?Tôi đã rất mệt mỏi trong vài ngày vừa qua và cần phải quay lại chỗ làm ngày mai. Con tôi đã hỏng lớp toán và tôi không biết phải giải quyết làm sao. Gần đây tôi bị nhiều khoản tiền đòi trên thẻ tín dụng và tôi không có đủ tiền trong ngân hàng để trang trãi. Thật là nhiều việc phải lo lắng!Nếu tôi không giải quyết những việc này, cuộc sống của tôi sẽ tồi tệ hơn. ”

Tôi thong thả bảo anh ta “Chỉ khi anh thật sự không đòi hỏi gì cả thì anh mới có thể thảnh thơi. ”

Và tôi đã kể cho anh ta câu chuyện như sau:

Xưa có một thương gia giàu có gặp một kẻ ăn mày. Người ăn mày nói, “Người và ta là đã quen biết từ xưa. Làm ơn cho ta một ít tiền?”Người thương gia nhìn người ăn mày một cách cẩn thận vànói: “Ta nhận ra ngươi. Ngươi đã thật rất sung túc. Chuyện gì đã xảy ra?”

Người ăn xin nói: “Vâng, năm ngoái một trận cháy lớn và tất cả của cải của tôi đã tan thành khói. ”

Người thương buôn lại hỏi, “Vậy là tại sao anh đã trở thành một người ăn xin?”

Người ăn xin nói, “Vì tôi cần tiền để mua rượu. ”

Người thương buôn lại hỏi, “Tại sao anh lại muốn uống rượu?”

Người ăn xin trả lời, “Vì rượu cho tôi sự can đảm để van nài!”

Nghe vậy người thương gia đột nhiên ngộ ra. Vào lúc đó anh ta đã thấy sự thật về con người mà đã bị lạc mất trong cái thế giới trần tục này. Anh ta thở dài và đã nói, “Tất cả con người trong thế giới này bị mê muội bởi rượu, đàn bà và tiền; vì thế họ đã lãng phí đời mình. Cuối cùng, tất cả đều kết cục dưới 6 tất đất, nhưng mà tại sao lại như vậy?”

Anh ta bảo người ăn xin, “Khi nào anh quyết định anh không bao giờ muốn uống rượu nữa, anh có thể đến gặp tôi. ”Và rồi anh ta bỏ đi.

Người ăn xin thật thất vọng bởi vì anh ta không được cho tiền ngay cả từ một người quen cũ. Ngay lúc đó một Đạo sĩ đi ngang qua và người ăn xin lập tức hỏi ông ta, “Ông có thể nào cho tôi biết ngày mai sẽ ra sao?”

Đạo sĩ đã trả lời anh ta với một nụ cười, “Anh không có gì cả, nhưng chỉ có lo lắng cho ngày mai?Tại sao anh lại phiền muộn về những chuyện nhỏ nhặt như vậy?Chúng tôi là những người tu Đạo chỉ muốn tử tế, từ bị, nhẫn nại và không muốn chấp chứa những sự bực bội hay là sự khát khao. Chúng tôi có thức ăn mỗi ngày thì chúng tôi có thể ăn. Nhưng nếu chúng tôi không nhận được gì chúng tôi cũng không cảm thấy đói. Tại sao anh không thể sống thanh thản?”

Sau khi kể xong câu chuyện của mình, tâm tôi đã đầy sự xúc động. Bạn tôi dường như có một chút sự nhận ra và đã nói, “Tôi sẽ không lo lắng những chuyện này nữa trong lúc này. ”

Tôi đã biết rằng anh ta đã tạm thời yên tâm và đã nói, “Anh cố thử điều này:chỉ cần từ bi, tử tế, nhẫn nại, không oán hận hoặc bực bội, không mang trong người sự phàn nàn hoặc sự căm ghét. Vậy thì anh có thể từ từ học được cách không ham muốn. Tôi hy vọng anh cũng sẽ thanh thản vô tư. ”

Sau đó tôi cẩn thận nghĩ lại, rằng chỉ có người từ bi, chân thật, nhẫn nại thì mới có thể trở nên thanh thản vô tư. Khi tâm không ham muốn gì cả, một người có thể nhìn thấy sự thật của cuộc đời. Vậy thì người đó có thể sống một cuộc sống thanh thản. Chỉ khi một người không ham muốn gì cả, tâm người đó mới trở nên cao thượng.

Được dịch từ: http://zhengjian.org/zj/articles/2007/4/30/43584.html
Được dịch từ: http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4557

02 tháng 7 2010

Đạo Đức Và Hạnh Phúc

Chánh Kiến.org] Nếu nghĩa sâu sắc của đạo đức là đi theo Đạo và giữ gìn đức tính của mình (Chữ Hán của đạo đức gồm có hai chữ Đạo và đức tính), vậy thì nghĩa nông cạn là theo qui luật hạn chế hành vi con người và làm cho người ta hành động đứng đắn. Đó là cách xử sự liên hệ giữa con người dựa trên quyền lợi của đôi bên hay là để quyền lợi của người khác được trước nhất.

Thật ra để quyền lợi cho người trước nhất là làm tăng thêm nền móng cho hạnh phúc tương lai của mình. Trong cộng đồng tu luyện, một người có đức hạnh tốt sẽ được hưởng nhiều may mắn. Khi người ta nghĩ đến và làm việc tốt cho người khác, vậy có phải là người ta tích đức. Tích đức là nguồn gốc của sự may mắn và hạnh phúc trong tương lai của mọi người.

Đó chỉ là nhìn vấn đề ở một góc độ. Ở góc độ khác, dựa trên tiêu chuẩn cao của đạo đức cũng là điều kiện cần thiết để người ta đạt được hạnh phúc.

Trên thực tế, dục vọng loài người không bao giờ hết được. Khi dục vọng trong vòng thỏa mãn thì người ta thấy được hạnh phúc. Khi người ta đi ra ngoài vòng đó, họ trở nên quá kích thíchvà họ cảm thấy sự trống không và cuối cùng là sự đau khổ vì họ không thỏa mãn được dục vọng. Tiêu chuẩn đạo đức là một cách chính xác dùng làm phương tiện để giới hạn và kiềm chế dục vọng không chính đáng của con người. Dựa vào điểm này, đạo đức cao cũngmang lại hạnh phúc cho con người.

Thí dụ nói về ăn uống. Người ta thích ăn thịt, rau cải, và thích nhiều mùi vị mặn, ngọt, chua, cay, vân vân… Khi tiêu chuẩn mức sống đạt đến mức mà người ta muốn ăn thứ gì mà họ thích và sau khi được thỏa mãn thức ăn đủ cho họ, thì họ bắt đầu quăng đi các thức ăn còn dư lại. Họ quăng đi các thức ăn còn dư lại để họ có thể có các thức ăn mới ngon cho mỗi bữa ăn. Nếu họ ăn nhữngmón gì không hợp khẩu vị, họ từ chối không ăn và liệng đi món ăn đó. Thực ra khi người ta cư xử cách đó thì họ đã bị mất đức. Một việc thiệt hại tự họ mang đến cho họ là sự mất đức của họ mà họ không biết ngay lập tức. Do đó họ vẫn tiếp tục liệng thức ăn còn dư lại. Thời gian trôi qua, người ta bắt đầu tìm thức ăn mới lạ để thỏa mãn khẩu vị mới. Một số người Trung Hoa ăn nhiều thứ lạ, như là lưỡi vịt, đuôi mèo, vân vân.. Khi họ ăn những thứ đó, họ không ăn cho khẩu vị của họ. Việc chính là để thỏa mãn cái bản ngã và khoe khoang sự giàu sang của họ. Một số người cũng ăn cả óc con khỉ còn sống hoặc ăn nhau của trẻ mới sinh. Họ bào chữa hành vi của họ nói là những thứ đó là để mang lại nhiều sức khoẻ cho họ. Nhu cầu nhau được bán cao giá ở Trung quốc do đó có bản báo cáo những phụ nữ Trung Hoa nghèo khi mang thai họ có thể bán nhau của họ. Có phải là dấu hiệu tiêu chuẩn đạo đức ở xã hội Trung quốc thật trở nên đáng trách?

Khi tiêu chuẩn cuộc sống đi lên thì tiêu chuẩn đạo đức lại đi xuống, người ta chỉ để ý đến sự ăn uống, họ cũng lo đến sự ăn mặc của họ. Quần áo với nhãn hiệu danh tiếng dùng nhiều vật liệu ngoại quốc, như là da chó sói, da cá sấu, mai rùa và nhiều lông chim hiếm có. Một số người mặc những thứ đó là để khoe khoan và rất kén chọn đồ họ mặc.

Người ta muốn trong đời sống của họ là mọi thứ tự động. Chung quanh họ là những dụng cụ điện tử nhỏ mới nhất và chạy theo chiều hướng mới nhất. Một số người trở nên hống hách bề ngoài và lo lắng bên trong vì thái độ của họ có thể giống như là một hoàng đế ngông cuồng nhất trong quá khứ.

Việc gì chắc chắn sẽ đến là sự theo đuổi thỏa mãn khao khát tình dục. Người ta tìm người tình mới và luôn luôn tìm mối liên hệ tình cảm lãng mạn mới. Họ có thể thích một người ở buổi sáng và thích một người khác vào buổi chiều. Một số người có hai hoặc ba tình cảm lãng mạn cùng một lúc. Họ hoàn toàn rời bỏ tiêu chuẩn đạo đức của con người.

Người như thế có hạnh phúc hay không? Khi họ lắng dịu xuống và tự hỏi câu hỏi đó, họ có thể cảm thấy chỉ là sự trống rỗng. Đặc biệt là trong đêm tĩnh lặng, họ cảm thấy trống rỗng trong tận đáy lòng của họ và họ không có cách gì có thể xua đuổi nó.

Người ta phải từ bỏ những việc đó và sống một đời sống với thái độ vững chắc, thận trọng và có ý thức. Việc đó rất khó mà thực hiện, bởi vì tinh thần của người ta trở nên hoang man bối rối do đó họ không còn quen với đời sống yên tĩnh và sơ sài.

Tại sao vậy? Bởi vì tâm của họ đã tách rời sự kiềm chế của đạo đức con người. Khi mà người ta cư xử mà khôngbị kiềm chế thì dục vọng từ từ đi tán loạn không kiểm soát được. Họ không thể dừng lại sự đuổi bắt vô tận để có thêm hứng thú và kích thích, và họ không còn kiểm soát được dục vọng trong tâm của họ.

Việc mà truyền thống tiêu chuẩn đạo đức chú trọng đúng là ngược lại. Nó chú trọng đến tự kiểm soát, kềm chế, cần kiệm và có kỷ luật. Về những vấn đề quan trọng, nó chú trọng đến lòng tốt, chính trực, lịch sự, khôn ngoan và sự đáng tin cậy. Nói một cách đặc biệt là nó theo qui tắc xử thế. Hoàng đế phải có lòng thương dân và dân phải trung thành với hoàng đế. Cha phải tốt với các con và các con phải có đạo làm con với cha. Anh cả phải chăm sóc em, em phải kính trọng người anh. Chồng phải kính trọng vợ, vợ phải vâng lời chồng. Bạn bè phải được tin cậy lẫn nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta phải siêng năng làm việc, cần kiệm, và kiềm chế sống trong hoang phí và phóng túng.

Đồng thời, truyền thống đạo đức dạy người ta làm việc siêng năng, sẵn sàng chịu đựngđau khổ, và có thể biết quý những gì mình có. Những việc đó chẳng những thích hợp với nguyên tắc trên thiên đàng và cũng phù hợp xứng đángvới đặc tính con người.

Thí dụ, từ góc độ của cảm giác sinh lý và tâm lý, người ta có giới hạn tối đa của tác dụng kích thích. Nếu tác dụng kích thích ở trong giới hạn của nó, thì người ta cảm thấy hạnh phúc, khi quá giới hạn thì họ cảm thấy đau khổ. Thêm vào đó mọi người đều biết rằng cuộc sống chỉ có một việc gì đó thì rất là nhàm chán. Do đó, người ta cần có nhiều thứ việc trong đời sống của họ. Thật ra nói rõ ràng nếu người ta không biết nếm mùi đau khổ thì không biết được ý nghĩa của hạnh phúc. Nói từ cao tầng của Đại Pháp, những việc đó là do luật phổ thông của sự hỗ tương của phát sinh và kiềm chế. Nó trông thật là đơn giản, nhưng nó là căn bản cảm giác hạnh phúc của con người.
Bản chất nhân loại là muốn tránh sự đau khổ và muốn tìm hạnh phúc. Vì vậy nhân loại theo đuổi không ngừngđể kết hợp hạnh phúc là tự nhiên. Thật là khó mà không trở nên quá ham mê của dục vọng con người. Khi người ta đi con đường đó, họ sẽ rơi xuống vực thẳm của sự đau khổ khác.

Truyền thống tiêu chuẩn đạo đức tán thànhsự tự kiểm soát, lòng khoan dung, cần kiệm, siêng năng và chịu đựng. Những việc nàycó thể tránh cho người ta bị dục vọng hoành hành. Những việc đó thêm màu sắc đời người và bảo đảm chắc chắn làm cho người ta cảm thấy đầy đủ. Để có thể biết quý những gì mình có làm cho con người sống một cuộc sống có lý trí và tỉnh táo, và ngăn ngừa người ta cảm thấy buồn chán vì không thể thỏa mãndục vọng vô tận.

Từ việc này, người ta dễ dàng thấy được truyền thống tiêu chuẩn đạo đức liên quan mật thiết với hạnh phúc của con người. Hiện tượng xã hội mà các người trẻ tuổi trong gia đình giàu có thường quá ham mê dục vọng đã cảm thấy trống rỗng và chán nản. Thật ra đó là kết quả do từ bỏ tiêu chuẩn đạo đức.

Người Trung Hoa luôn luôn được người ta biết là có đạo đức tốt, khoan dung, kính trọng người trưởng thượng và thương người trẻ. Không biết vì lý do gì, trong vài thế kỷ qua, người Trung Hoa thường có khuynh hướng quá nuông chiều con cái. Rất nhiều mgười trẻ tuổi để cho dục vọng tung hoành, muốn làm gì thì làm, không kính trọng người khác và không cảm thấy mình có trách nhiệm. Đó là vấn đề chủ yếu của xã hội Trung quốc ngày nay.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/12/23/3505.htmlPublished at: Monday, February 06, 2006-03-05All right reserved. PureInsight


Ngày đăng: 01-01-2004

Quan niệm khi đau khổ vì bị mất là được phước.

[Chánh Kiến]Đau khổkhi bị mất chính là phước báu. Ngày nay người ta rất đau khổ khi bị mất vàđể người khác mang gánh nặng đó hơn là chính họ, những người xưa ở Trung Quốc luôn thuyết phục con cháu rằng mất không phải là điều xấu. Trong quá trình lịch sử, có rất nhiều nhà đạo đức đã tự buộc mình để có thể chịu được sự mất, họ luôn dạy con cháu theo hướng đó.

Đòi hỏi lòng cao thượng khoan dung của một người để có thể nhẫn nhục khi bị mất thật không dễ. Nó gồm cả nhún nhường và điều chỉnh tình huống. Thời xưa có vị quan tên là. Lin Tuijhai người vừa đạo đức vừa giàu có, trong nhà ông đầy con và cháu. Trước khi chết tất cả con cháuquì xuống và xin ông chỉ dạy ; Lin Tuijhai bảo họ “ta không có gì nhiều để nói, các người cũng cố gắng tập nhẫn nhục như vậy là đủ”. Từ xưa có nhiều vị anh hùng đã bị thua chỉvì họ không chịu được đau khổ khi bị mất. Cũng từxưa rất nhiều anh hùng đã được nhiều sự nghiệpchỉ vì họ có thể nhịn nhục và đau khổ khi bị mất. Thi dụ: Hàn tín cam chịu xấu hổ chui dưới háng tên vô lại nhưng về sau Hàn tín đã trở thành đại tướng soái trong triều Lưu Bang. Rồi người thanh niên ở Huarym kẻ đã nhục mạ ông thành thuộc hạ. Khả năng chịu đựng sự mất là tiêu chuẩn của người xưa để phân biệt anh hùng và tiểu nhân. Nhà học giả Wei Xi triều đại Qing nói : “ tôi không biết về người hào hoa, phong nhã nhưng tôi để ýtới người có thể chịu được sự mất là người hào hoa. Tôi không biết người tiểu nhân, nhưng tôi để ý tới người lúc nào cũng muốn được là tiểu nhân. Từ xưa luôn có câu : thật được phước khi bị đau khổ vì mất. Nghĩa thực của sự đau khổ khi bị mất là có thể chuyển nghiệp xấuthành phước đức. Vật chất trong đời sống người thường đổi bằng đức, làm người khác đau khổ là tạo nghiệp và thất đức. Vì thế trên quan niệm này đau khổ khi bị mất là được phước.


Ngày đăng: 01-01-2004

Tầng cấp của một người tu luyện là từ trong tâm người đó.

Viết bởi một đệ tử tại Trung quốc.

[Chánh Kiến.org] Su Shi (1036-1101), còn được biết là Tô Đông Pha, là một nhà thơ, văn lỗi lạc, một nghệ sĩ và một nhà viết chữ mỹ thuật. Khi còn trẻ ông ta có một người bạn là một thiền sư Phật giáo tên là Foyin. Tô Đông Pha là người có tính tranh đấu nên thường hay cãi với Foyin, với một thái độ muốn thắng người. Tuy nhiên không biết tại sao ông ta lại luôn luôn bị thua. Một ngày, khi Tô Đông Pha gặp sư Foyin, ông ta nói giỡn là "Trông ông giống như một đống phân bò". Sư Foyin không giận dữ gì cả, và vừa trả lời vừa cười "Trông ông giống như một ông Phật". Pha như được lên thiên đàng khi nghe lời ca này. Khi trở về nhà, ông ta rất hí hởn nói với em gái của ông ta là Tô Xiaomei "Cuối cùng ta cũng cãi hơn sư Foyin mà" Sau đó ông ta kể lại cho em gái của ông ta câu chuyện. Tô Xiaomei nói rằng "Anh ơi, anh thua rồi!" Tô Đông Pha đỏ mặt. Em gái ông ta giải thích rằng "Đối với anh, những người khác trông giống như đống phân bò vì tâm của anh là đống phân bò. Trường phái Phật dạy rằng tất cả mọi ý niệm đều phát xuất từ tâm của con người. Foyin tu luyện trường phái Phật một cách kiên trì, và Phật luôn luôn trong tâm của ông ta. Vì thế, bất cứ điều gì ông ta thấy đều giống như Phật cả. Đây chính là tầng cấp, quả vị tu luyện của ông ta".

Trong xã hội thực tại, ý niệm của một người chính là tính chất chính trong đời sống của người đó. Nếu bạn là người thông thái trong thế gian rộng lớn này thì bạn có thể chấp nhận được giá trị của mọi người khi bạn tiếp xúc họ và bạn có thể nhận chân được giá trị của mọi người với cái tâm trung thực của họ. Mỗi người đều có ưu và khuyết điểm, và tạo nên cá tính của họ. Nếu bạn có thể nhận chân được những ưu điểm của họ và học được từ họ, và vì thế bạn có thể làm tan đi những khuyết điểm của bạn khi bạn bị xung đột hay cãi cọ và cuối cùng bạn có thể biến những khuyết điểm của bạn thành ưu điểm và tự tu tỉnh, sửa chữa bản thân mình. Hơn nữa, bạn đã đạt đến một tầng cấp chịu đựng rất cao nếu bạn có thể chịu đựng được những khuyết điểm của người khác.

Dĩ nhiên là, bất cứ tính cách nào của con người có thể bị xem là khuyết điểm dựa theo sự suy nghĩ riêng của một người. Nếu đó là điều thật sự, chúng ta nên chỉ rỏ cho họ bằng lòng từ tâm và thiện ý. Ngay lúc đó, bạn sẽ thấy thế gian này rộng lớn vô biên và cuộc sống này rất mầu nhiệm.

Sự khác biệt lớn lao giữa người tu luyện và người thường là người tu luyện tự nhìn vào trong tìm kiếm khuyết điểm của mình khi có xung đột, và người thường thì đổ lỗi của sự xung đột là do người khác. Người thường thì chỉ thấy người khác có khuyết điểm và chính họ thì luôn luôn hoàn thiện.

Những người tu luyện như chúng ta là thấy sự tự biết mình bằng tất cả những gì hiện hữu trong tâm mình và tự tu tỉnh vượt qua những khuyết điểm đó. Sư phụ dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải tự nhìn vào trong mỗi khi có sự xung đột. Khi chúng ta trừ diệt được nhiều tạp niệm trong tâm, thì chúng ta càng nâng tầng cấp của mình, và mọi thứ đều trở nên vô cùng đẹp đẽ.

Khi chứng thực Pháp, nếu chúng ta càng để tâm, để ý đến ưu và khuyết điểm của các bạn đệ tử khác và trừ diệt được tự ngã, thì tà ác không có cơ hội để lợi dụng những sơ hở để chui vào và can nhiễu chúng ta. Không cần biết là có vấn đề gì xảy ra, chúng ta luôn luôn nên tự nhìn vào trong vào nghĩ đến ưu điểm của người khác. Như thế, những vấn đề, khó khăn sẽ tự nhiên tan biến.

Cuối cùng, cho tôi được phép nhắc lại lời của Sư phụ để chia sẻ cùng các bạn
"Một người có tâm ác thì luôn luôn ích kỷ, thù hận, bị lòng ganh ghét trấn ngự, và than phiền rằng người khác không đối xử tốt với mình. Một người thiện tâm thì luôn luôn giữ tâm trong sạch, từ bi. Một đấng giác ngộ thì không còn chấp trước nào. Ông ta lặng lẽ nhìn người đời bị mê lầm tại thế gian" ("Tầng cấp" trong Tinh Tấn Yếu chỉ)

Bản tiếng Hán : http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/26/30466.html
Bản Tiếng Anh: http://www.pureinsight.org/pi/articles/2005/3/28/2867.html

Vài cảm tưởng về cố sự Mã Đơn Dương và Khưu Trường Xuân

Vài cảm tưởng về cố sự Mã Đơn Dương và Khưu Trường Xuân


Tác giả: Văn Hoa

Những lời dạy của Sư phụ và sự hiểu Pháp là điều quan trọng bậc nhất trong sự tu luyện của chúng ta; những quan niệm con người của chúng ta, những điều như là ‘nghĩ đến người khác,’ cũng có thể là trở ngại cho sự thành Đạo.

[Chanhkien.org] Ngày 15 tháng 7, 2002, Chánh Kiến Net có đăng một bài viết tựa đề «Đạo gia thần tiên cố sự – Thanh lọc mỗi tư tưởng trong lúc tu luyện». Câu chuyện kể lại những phương cách mà các đồng tu dùng để khuyến khích lẫn nhau. Sau khi đọc xong, tôi cảm thấy rất hứng khởi. Khi so sánh câu chuyện đó với cách mà tôi giải quyết mối liên hệ giữa tôi và bạn đồng tu, tôi có đôi điều muốn chia sẻ với các bạn đồng tu chúng ta.

Sư huynh Mã Đơn Dương có ngộ tính khá hơn sư đệ Khưu Trường Xuân, vì vậy ông tu nhanh hơn. Khi Mã Đơn Dương thấy Khưu Trường Xuân ngộ sai một điều gì, ông liền nghiêm khắc chỉ ra cho sư đệ: ‘Đối với người tu luyện, chẳng những đệ cần phải tu nội công, mà còn cần phải luyện Đức và tu ngoại công nữa. Sư phụ nói rằng chúng ta chỉ có thể đạt đến một cảnh giới cao thâm thông qua ‘nội ngoại kiêm tu’. Đệ có hiểu lời ta vừa nói không?’ Vì Khưu Trường Xuân là một người tu luyện, khi nghe lời chỉ trích và phê bình ấy, ông liền cảm ơn Mã sư huynh ngay. Ông tịnh tâm phản tỉnh tự mình đề cao, không như một số người tu luyện lâu năm có khi vẫn chấp trước vào danh tiếng của mình. Họ chỉ chấp nhận các lời phê bình ở ngoài mặt, nhưng không chân chính cải biến nội tâm họ.

Sau đó Khưu Trường Xuân xuất hảo tâm, kể lại với Mã Đơn Dương cuộc nói chuyện riêng của ông với sư phụ Vương Trùng Dương, cũng giống như một số đệ tử chúng ta truyền miệng những lời của Sư phụ Lý Hồng Chí vậy. Ông nghĩ rằng ông đang làm một việc tốt, truyền lại lời dạy của sư phụ mình. Nhưng Mã Đơn Dương thở dài và nói: ‘Sư phụ đã có lần nói rằng đệ cần tu luyện trong im lặng. Vậy mà đệ lại muốn hiển thị. Vậy là trong sáu người đệ tử chúng ta, đệ sẽ là người thành Đạo cuối cùng. Kể từ nay, đệ cần tự tiết chế bản thân mình hơn nữa.’ Mã Đơn Dương đã đúng. Nếu chúng ta luôn tỏ ra là người linh thông nhiều tin tức nhất và không chịu buông bỏ cái ‘tình’ con người của chúng ta, làm sao chúng ta có thể đạt được yêu cầu của Sư Tôn về tu khẩu?

Khi Mã Đơn Dương thấy sư đệ bị rớt lại đằng sau, ông không những không phê bình mà còn chủ động bang trợ. Ông nói: ‘Nếu đệ có thể phản tỉnh, giấu đi trí tuệ của mình và chờ thời cơ, ta sẽ truyền lại Đạo của sư phụ cho’. Là một bậc chân nhân đã đắc Đạo, Mã Đơn Dương rất từ bi thẳng thắn.

Câu chuyện còn thú vị hơn nữa. Một ngày kia, một trận bão tuyết bất chợp ập đến. Họ bị phong tỏa và không ăn không uống trong ba ngày đêm liền. Khưu Trường Xuân bản thân không sợ đói, nhưng xuất phát từ lòng tôn kính sự nhân ái của người trưởng bối Mã Đơn Dương, muốn hồi báo ơn giáo Đạo của sư huynh, lại lo rằng Mã Đơn Dương xuất thân từ gia đình khá giả, không chịu được đói, nên khi đang ngồi đả tọa, ông nghĩ đến việc tìm một chút đồ ăn cho Mã Đơn Dương. Ông không biết rằng mỗi tư tưởng của một người tu là có năng lượng, và những tư tưởng của ông đã quấy rầy thần thổ địa. Trong một giấc mơ, một người lùn xuất hiện như là thành viên của một gia đình tin vào Thần. Ngày hôm sau, gia đình đó mang đồ ăn đến cho họ. Người thường có thể nghĩ rằng Mã Đơn Dương phải cám ơn Khưu Trường Xuân, nhưng ông lại nói rằng: ‘Quân tử mưu Đạo bất mưu thực; đệ chẳng nghĩ làm sao để thăng tiến trong Đạo, mà lại tham vào đồ ăn. Niệm ấy vẫn còn đó, làm sao ngộ được Đạo đây? Từ nay ta sẽ không đi cùng đệ nữa, chúng ta tách nhau ra thôi.’

Sau khi đọc câu chuyện này, lúc đầu tôi nghĩ rằng Khưu Trường Xuân đúng. Hiển nhiên là ông có hảo tâm muốn làm điều tốt. Ông chịu được đói, nhưng Mã Đơn Dương vẫn trách ông và nói ông chấp trước vào đồ ăn. Ông đâu có làm gì sai, thật là oan uổng cho ông! Sau khi suy ngẫm kỹ lưỡng, tôi mới hiểu được rằng Khưu Trường Xuân đã sai. Ông đã đối đãi với một người tu bằng cái tâm của người thường, và bản thân cái đó đã là sai.

Câu chuyện này khiến tôi nhớ đến việc chúng tôi tĩnh tọa Phát Chính Niệm suốt 24 giờ một ngày vào mỗi đầu giờ, trước tòa Đại sứ quán Trung Quốc trong hơn 49 ngày. Chúng tôi thiếu người mà lại không dễ gì cho mỗi chúng tôi chịu đựng được trong nhiều ngày như vậy. Nhiều lần, tôi không muốn đánh thức các bạn đồng tu và cố giữ mình sáng suốt ngồi tại nơi đó trong lúc cùng nhau Phát Chính Niệm. Lúc bấy giờ tôi nghĩ tâm tôi khá tốt và tốt hơn một số bạn đồng tu khác (nam) quá cứng rắn, nhưng bây giờ tôi hiểu rằng tôi đã chấp trước vào chữ ‘tình’ con người lúc bấy giờ và tôi đã dùng tiêu chuẩn người thường để đo lường hành động người tu luyện. Kỳ thực, đúng là một sự sỉ nhục đối với người tu nếu không đánh thức họ dậy. Tôi đã khiến họ mất đi một cơ hội để ‘nạn trung luyện kim thể’, điều đó là không từ bi đối với họ, và có lẽ đã làm hại họ.

Câu chuyện trên đây khiến tôi hiểu được rằng chúng ta không thể luôn chờ đợi người khác giúp đỡ và cũng không thể luôn nghĩ đến giúp đỡ người khác. Tất cả chúng ta là người tu luyện và Pháp thân của Sư phụ trông chừng cho mỗi đệ tử. Đôi lúc chúng ta có ước muốn giúp người khác thăng tiến. Chúng ta sợ họ rơi rớt lại phía sau vì họ không tu đủ tốt. Sự lo lắng như vậy tưởng như là lòng vị tha và có vẻ tốt vì sẽ cùng nhau thăng tiến như một chỉnh thể. Nhưng nếu chúng ta để nó phát triển thành một thứ ‘tình’, thì đó là sai vì nó cho thấy việc học Pháp chưa sâu. Trong quá khứ, chúng ta đã sợ rằng tự chúng ta không tu luyện tốt, tu không thành, nhưng bây giờ chúng ta lại sợ rằng các bạn đồng tu của chúng ta tu không thành. Kỳ thực, đó đều là do lý giải Pháp chưa thâm sâu, là chấp trước con người và quan niệm sai lầm. Chúng ta phải vứt bỏ nó đi, làm cho tốt mọi việc, xử lý tốt mâu thuẫn giữa các đồng tu, dĩ Pháp vi Sư. Chúng ta phải chân chính hình thành nên một thể thống nhất, kim cương bất hoại.

Trên đây chỉ là hiểu biết cá nhân, có chỗ nào sai sót xin vui lòng chỉnh lý.

* * * * *

Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/7/16/16806.html

01 tháng 7 2010

Câu chuyện xưa về luật nhân quả: Chuyện về Ngộ Đạt quốc sư

[MINH HUỆ 21-1-2009] Thời Đường có một vị cao tăng là Ngộ Đạt quốc sư. Khi còn chưa hiển đạt và được phong làm quốc sư, có lần ông gặp một nhà sư đang bị bệnh tại một ngôi chùa. Nhà sư ấy trên người đang bị lở loét, bốc mùi hôi thối rất ghê, do vậy người ta ai cũng lo tránh cho xa. Chỉ có một mình Ngộ Đạt thường thương xót lại chăm sóc cho ông ta, và bệnh tình của nhà sư cũng đã dần dần khá lên. Sau này lúc chia tay, nhà sư cảm kích nói với ông: “Sau này nếu như ông gặp nạn thì có thể tới Tứ Xuyên, Bành Châu, Cửu Lũng Sơn tìm tôi. Trên núi đó có một đám cây tùng làm mốc đánh dấu chỗ tôi ở”. Nói xong thì rời đi.

Về sau, nhờ Đức hạnh cao thâm, Ngộ Đạt được Đường Ý Tông cực kỳ tôn kính và phong làm quốc sư, đối với ông vô cùng sủng ái. Nhưng một ngày nọ, trên đầu gối của Ngộ Đạt quốc sư tự nhiên mọc ra một vết loét có hình mặt người, đầy đủ cả mắt mũi miệng. Mỗi lần lấy thức ăn nước uống đút cho thì nó đều có thể mở miệng ra ăn uống hệt như người. Nhiều lần Ngộ Đạt quốc sư thỉnh mời các vị danh y tới chữa trị nhưng tất cả đều bó tay.

Một ngày, Ngộ Đạt quốc sư đột nhiên nhớ lại lời dặn dò của vị tăng bệnh lúc chia tay, nên bèn lên đường vào núi tìm kiếm. Cuối cùng vào lúc trời nhá nhem tối, Ngộ Đạt quả nhiên tìm được mấy đám cây tùng cao vút tận mây. Còn vị tăng kia đã đứng ở trước một cung điện lớn bằng vàng và ngọc bích huy hoàng tráng lệ, chờ đợi ông. Vị tăng ấy ân cần tiếp đãi Ngộ Đạt quốc sư và giữ ông ở lại đó.

Ngộ Đạt quốc sư bèn kể về căn bệnh kỳ quái và nỗi thống khổ của bản thân, vị tăng kia nói với ông: “Không cần phải vội, ở dưới núi đá lởm chởm này có dòng suối trong vắt, đợi đến sáng sớm ngày mai ông tới đó dùng nước suối ấy rửa thì sẽ khỏi bệnh thôi”.

Bình minh ngày hôm sau, khi Ngộ Đạt quốc sư tới cạnh dòng suối trong vắt ấy, đúng lúc đang muốn vốc nước để rửa đột nhiên nghe thấy vết loét mặt người kia lại mở miệng kêu to: “Khoan hãy rửa đã! Ông có tri thức uyên thâm, thông kim bác cổ, nhưng không biết là ông đã đọc câu chuyện về Viên Áng và Triều Thác trong sách “Tây Hán thư”, hay chưa?”.

Ngộ Đạt quốc sư trả lời: “Đã từng đọc qua rồi!”.

Vết loét mặt người nói: “Nếu ông đã đọc rồi, tại sao không biết chuyện Viên Áng giết Triều Thác chứ! Kiếp trước ông chính là Viên Áng, còn Triều Thác chính là ta. Lúc đó bởi ông tâu lời sàm ngôn với Hoàng đế, hại ta phải bị chém ngang lưng tại Đông Sơn. Mối thù sâu hận lớn này, ta suốt mấy kiếp liền đều tìm kiếm cơ hội trả thù, nhưng vì suốt 10 kiếp ấy ông đều là một vị cao tăng, vả lại giữ gìn giới luật nghiêm cẩn, khiến ta không có cơ hội để báo thù. Lần này ông vì được Hoàng thượng quá sức sủng ái cho nên tâm danh lợi đã động, đạo đức có chỗ tổn khuyết cho nên ta có thể đến gần ông tìm cách trả thù. Hiện nay nhờ có tôn giả Mông-già-nhược-già (hóa thân làm vị tăng bị bệnh ngày trước) ban cho ta nước phép tam muội, giải thoát cho ta. Thù xưa giữa chúng ta đến đó cũng đã được giải rồi!”.

Sau khi nghe xong, Ngộ Đạt quốc sư bất giác rùng mình kinh ngạc, vội vàng vốc nước rửa ráy, lúc rửa cảm thấy đau đớn thấu xương và ngất xỉu. Sau khi tỉnh lại ông thấy vết loét đã biến mất, quay đầu lại nhìn thì cung điện vàng ngọc lộng lẫy kia cũng đã không còn dấu tích đâu nữa. Về sau Ngộ Đạt quốc sư tu hành ngay tại chỗ này, từ đó trở đi không rời ngọn núi ấy nữa. Bộ kinh “Tam muội thủy sám” nổi tiếng chính là do Ngộ Đạt quốc sư truyền lại cho đời sau.

Một mối thù từ 10 kiếp trước, đến tận 10 kiếp sau, kẻ có tội tuy là cao tăng, nhưng chỉ vì một niệm danh lợi khởi lên trong lòng, vẫn chạy không thoát báo ứng nhân quả. Câu chuyện cổ chân thực này đã cho chúng ta một sự cảnh tỉnh không nhỏ. Ai còn coi thường bất kỳ một ý niệm nào sinh ra? Ai còn hoài nghi sự công bằng của luật nhân quả được nữa đây?
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2009/1/21/193911.html
Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2009/2/3/104512.html
Đăng ngày 30 – 06 – 2010; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.