Văn hóa Thần truyền: Tuyển dịch trong bộ sách “Viên thị thế phạm” (phần 12)
[MINH HUỆ 24-7-2007]
Ăn nói chớ làm tổn thương người khác
Đối với người thân và bạn bè, bởi vì nói chuyện không thỏa đáng mà giao tình bị rạn nứt, chưa chắc đều là do nói lời ác ý với người khác. Rất nhiều trường hợp là bởi vì thái độ, ngôn từ, giọng nói quá đáng và thô bạo, làm người khác nổi giận. Ví như khuyên can nhược điểm của người khác, mà lời nói ân cần ngay thẳng, lại vui vẻ hòa nhã, cho dù không được người ta lắng nghe, thì cũng không đến mức làm người ta giận. Bình thường nói chuyện vốn không có chỗ nào ác ý với người khác, nhưng mà ngôn từ và giọng nói đều rất nghiêm khắc, cho dù không bị người ta giận dữ, cũng sẽ khiến họ hoài nghi.
Cổ nhân nói: “Sau khi nổi giận ở trong nhà, khó tránh khỏi việc phải đem bộ mặt giận dữ ra ngoài”, chính là vì trong lúc người ấy tức giận, nói chuyện với người ta nhất định sẽ không thể tỏ ra khiêm tốn. Người khác không biết là nguyên nhân gì, làm sao không thấy kỳ quái cho được! Bởi vậy lúc giận dữ cùng người khác nói chuyện càng cần phải cảnh giác, không nên làm tổn thương người khác. Tiền bối từng nói: “Sau khi uống rượu thì hạn chế nói chuyện, lúc ăn cơm thì kỵ nóng giận, gắng nhẫn chịu những chuyện khó nhẫn nhịn, không tranh luận với những kẻ tự cho mình là đúng”. Thường xuyên kiên trì làm như thế sẽ có lợi cho bản thân.
Tài Đức có thể làm người khác tâm phục
Người có phẩm hạnh cao thượng tự nhiên sẽ được người khác kính trọng, không phụ thuộc vào việc người ấy dung mạo đẹp đẽ bao nhiêu, vóc người cao lớn bao nhiêu. Những người có tài năng cao siêu sẽ được người khác kính phục, không phụ thuộc vào việc những lời bàn luận của người ấy cao minh ra sao.
(Hết)
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/24/158260.html
Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/8/18/88698.html
Đăng ngày 28-1-2010; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ