Văn hóa Thần truyền: Tuyển dịch trong bộ sách “Viên thị thế phạm” (phần 3)
[MINH HUỆ 28-6-2007]
*Ngôn trung tín hành đốc kính
Lời nói cần phải trung tín, hành động tuân theo “Đốc”, “Kính”, đây là Thánh nhân dạy người ta phương pháp làm thế nào để có được sự kính trọng của mọi người.
Đại khái ở phương diện tiền tài vật chất, thì không làm những việc lợi mình hại người; trong tình cảnh nguy nan khốn khổ thì không làm những việc thuận lợi cho mình nhưng lại gây chướng ngại cho người khác. Đây chính là “Trung” mà mọi người thường nói đến. Một khi hứa hẹn với người ta, thì dẫu chỉ là việc nhỏ, cũng nhất định phải có kết quả; một khi ước định kỳ hạn, thì một khắc cũng không chậm trễ, đây chính là “Tín” mà người ta hằng nói đến.
Đối nhân xử thế nhiệt tình phúc hậu, nội tâm thành thật đôn hậu, đây chính là điều mọi người vẫn gọi là “Đốc” (chú thích: “Đốc” ý nghĩa là thành thật, phúc hậu, thuần chính). Lễ phép khiêm nhường cung kính, ngôn từ khiêm cung, người ta gọi ấy là “Kính”.
Nếu có thể làm được những đức tính này, không chỉ có thể được bà con kính trọng, mà làm việc gì cũng đều thuận lợi. Cung kính đối đãi người ta, bởi bản thân không tổn thất gì, người đời hoàn toàn có thể làm được. Thế nhưng bề ngoài đối xử người ta tốt lắm, nhưng trong lòng lại coi thường khinh miệt, đây là “Kính” nhưng không “Đốc”. Người quân tử xem những kẻ như thế ngang hàng với bọn tiểu nhân nịnh nọt ton hót, bà con lâu ngày cũng sẽ không còn kính trọng kẻ ấy nữa.
*Nghiêm khắc kiểm điểm bản thân, rộng lượng với người khác
Trung thành, giữ chữ Tín, phúc hậu, cung kính, những đức hạnh này đầu tiên bản thân phải có đủ, sau đó mới có thể hy vọng người khác cũng được như thế. Nếu chính mình chưa hoàn toàn đạt được những yêu cầu ấy, lại khắt khe yêu cầu người khác, người ta cũng sẽ từ đó trách cứ mình.
Hiện nay người có thể tự kiểm điểm bản thân xem có trung thành, giữ chữ tín, phúc hậu, cung kính hay không thực sự rất hiếm, mà yêu cầu khắt khe người khác thì lại rất nhiều. Kỳ thực, cho dù bản thân có được những đức hạnh ấy rồi, cũng không cần yêu cầu người khác phải làm được.
Bây giờ người có thể có được những đức hạnh này thì quả thật là tốt. Thế nhưng người ấy muốn kẻ khác cũng giống mình, nhất thời gặp chuyện không vừa lòng liền hung hăng quở trách người khác. Người như thế chắc chắn không có đức bao dung, rất dễ kết oán với người khác.
Người dịch chú thích:
Trong “Luận Ngữ” có ghi lại một câu chuyện cổ cũng trình bày về đạo lý này. Tử Hạ là học trò của Tử Trương xin thỉnh giáo làm thế nào để kết giao với người khác. Tử Trương giảng: “Quân tử tôn trọng người tài, cũng dung nạp người bình thường; khen thưởng người tốt, cũng thông cảm với những người có năng lực khác nhau. Nếu bản thân mình thực sự rất tốt, người nào lại không thể dung nạp ta? Nếu bản thân ta không tốt, người khác sẽ từ chối kết giao với ta, nói gì đến việc cự tuyệt người khác đây?”.
Bản tiếng Hán: http://minghui.ca/mh/articles/2007/6/28/157619.html
Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/7/30/88142.html
Đăng ngày 19-01-2010; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ