Chuyện tu luyện thời cổ đại: Hác Đại Thông tạc động tu Đạo
Bài viết của Lưu Kính Tùng
[MINH HUỆ 18-05-2007] Bởi vì tiểu thuyết võ hiệp đã rất phổ biến, nên nói về Toàn Chân thất tử mà một trong đó là Hác Đại Thông, tại Trung Quốc nói chung không ai là không biết. Sử sách ghi chép về Hác Đại Thông, tuyệt nhiên không có việc lỡ tay đánh chết lão bà bà, tương phản với những ghi chép ở lời tựa của Phùng Bích trong “Thái cổ tập” (có trong bộ “Chính thống Đạo tàng” được biên soạn vào thời Minh). Hác Đại Thông tại Ốc Châu (tức Triều Châu, nay thuộc tỉnh Hà Bắc) vân du, từng ở dưới cầu Triều Châu đả tọa 6 năm bất động, bị trẻ con tinh nghịch đánh chửi trêu chọc, ông cũng không hoàn thủ; bọn nhỏ thậm chí lấy mấy hòn đá to đặt trên đầu ông, ông vẫn như trước bất động; nước sông dâng cao ông không chạy mà nước sông cũng không làm hại ông. Hác Đại Thông là một cao nhân có Đạo hạnh cao thâm.
Hác Đại Thông năm đó bái sư tại Toàn Chân giáo làm đệ tử của tổ sư Vương Trùng Dương tu Đạo. Sau này Vương Trùng Dương vũ hóa đăng Tiên, ông cùng với 6 vị sư huynh đệ đi khắp nơi ngao du sơn thủy. Hác Đại Thông vân du tứ xứ, tới Triều Châu, mỗi ngày tại dưới cầu nhắm mắt tĩnh tọa dưỡng tính tu tâm. Một ngày, Vương Trùng Dương hóa thành đồng tử hiện thân điểm hóa cho ông, muốn ông đến Hoa Sơn tạc động tu Đạo, có thể thành được chính quả.
Hác Đại Thông nghe lời Sư phụ đến Hoa Sơn, tại Bắc Đẩu Bình tạc động 3 năm, tạc ra được động Tử Vi chuẩn bị ở đây tu hành. Trong quá trình tạc động, ông thu nạp 2 người đệ tử, một người tên là Mai Lương, một người tên là Trúc Thanh. Hai người bọn họ giúp Hác Đại Thông tạc động, rất là dốc sức. Hác Đại Thông đối với đồ đệ cũng quan tâm chăm chút. Nhưng ai ngờ động Tử Vi tạc xong rồi, lại có một vị lão Đạo nhân đến, khẩn cầu nói rằng: “Động của ông tạc thật là tốt, ta không tạc, vậy nhường cho ta nhé”. Hác Đại Thông nghe xong, không nói câu nào liền nhường động cho lão Đạo sỹ đó. Hai người đồ đệ trong lòng rất không thoải mái, thấy Sư phụ đã đồng ý cho rồi, cũng chỉ biết nói tốt thôi. Hác Đại Thông đem 2 đồ đệ lên núi cao, tiếp tục tìm chỗ tạc động, chẳng ngờ động thứ 2 tạc xong, lại có một Đạo hữu khác muốn lấy. Cứ như vậy 3 thầy trò tạc hết động này đến động khác, cho hết Đạo hữu này đến Đạo hữu kia, mất đến hơn 40 năm, tạc được 70 động nhưng vẫn không có một cái động nào cho bản thân mà tu Đạo cả.
Hác Đại Thông mang theo 2 đồ đệ tới Nghiệt Nghiệt Chuyên, nơi này có vách núi đen tuyệt đẹp, là một chỗ tu hành rất tốt. Ông gọi 2 người đồ đệ dùng sợi dây cho ông đi xuống, tại lưng chừng vách núi mà tạc động. Hai đồ đệ vốn một lòng muốn tu Đạo thành Tiên, đâu biết lại gặp một Sư phụ như thế này, chỉ biết tạc động tặng cho người ta, không có truyền một chút Đạo nào cho bọn họ, nhiều lần muốn bỏ xuống núi, nhưng lại sợ Sư phụ nhìn thấy. Bây giờ thấy thời cơ đã tới, nhất thời ác niệm nổi lên, cắt đứt sợi dây cho Sư phụ rơi xuống núi. Hai người đồ đệ thu thập hành lý vội vàng xuống núi, mới đi đến “Thiên xích tràng” có một khối đá lớn, đã thấy Sư phụ phiêu nhiên đi tới. Hai đồ đệ lập tức hiểu ra rằng Sư phụ là người đã đắc Đạo thành Tiên, trong tâm hối hận mãi không thôi. Hác Đại Thông thấy 2 đồ đệ đã hết sức hối hận trong lòng, một lần nữa lại thu nạp bọn họ. Tảng đá kia sau này được đổi tên là “Hồi tâm thạch”.
Có một ngày Hác Đại Thông dẫn 2 đồ đệ trở lại Nam Thiên Môn, lại ở chỗ vách núi ấy tạc động. Một ngày, khi bọn họ đang tiếp tục tạc cái động lúc đó mới hoàn thành một nửa, thì 2 đồ đệ Mai, Trúc thấy một người đi ngang qua, liền nói với Sư phụ: “Có người tới!”. Hác Đại Thông nghe vậy, vào trong động nhắm mắt đả tọa liền đăng Tiên. Động này còn chưa tạc thành xong, cho nên chỉ là “Bán tiệt động”.
Tu luyện tối quan trọng chính là tu tâm tính. Có người không hiểu, nói Pháp Luân Công các vị vừa là phát tư liệu, vừa là đi du hành, vừa là biểu diễn văn nghệ, vậy thì tu luyện cái gì? Kỳ thực, trong lúc vân du thưởng ngoạn có thể tu luyện tâm tính, dưới cầu ngồi tĩnh tọa cũng có thể tu luyện tâm tính, trên núi tạc động cũng có thể tu luyện tâm tính, hình thức nào cũng đều không trọng yếu, mà quan trọng chính là trong quá trình tu luyện tâm tính người ta có thể được ma luyện. Cũng giống như thế, lúc phát tư liệu giảng rõ sự thật, lúc du hành cũng như lúc biểu diễn văn nghệ cũng sẽ gặp phải đủ loại người thế gian khiến tâm tính chịu ma sát, như vậy đều có thể tu tâm tính; hơn nữa chủ yếu chính là có thể kết được thiện duyên, để cho những người không rõ chân tướng, lòng mang những tư tưởng bất thiện “Hồi tâm” hướng thiện, từ đó có thể được cứu độ.
Bản tiếng Hán: http://minghui.ca/mh/articles/2007/5/18/155073.html
Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2007/6/3/86392.html
Đăng ngày 07-12-2009; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên tác.
Bài viết được đăng trên tuần báo Minh Huệ.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ