không đề
Cũng hết một năm
Đời sống muôn mầu cũng lại một năm nữa qua đi, chúng ta ai cũng thêm tuổi mới, thế thì thư mọi người hay nói khi đầu năm mới gặp nhau, ta "Chúc mừng năm mới" tới mọi người;
Khi người ta có thêm một tuổi mới cũng tự nhiên lớn thêm một chút, ý nghĩa là phải hiểu biết xã hội nhiều hơn, học hỏi nhiều kiến thức hơn, tích lũy kinh nghiệm sống nhiều hơn,... đơn giản thì các cụ hay gọi thông dụng với nhau là "ăn lên làm gia", theo hiểu ý thì là học hành tiến bộ và tiến tới công thành trên đường đời.
Thời gian là sự kỳ diệu của tự nhiên nó tuần tự trôi qua không chờ đợi ai, cũng không nhắn nhủ với ai một điều gì có lẽ chăng đó là những nếp nhăn tăng thêm của mỗi người, hay được đánh dấu bới sự nghiệp của họ, hoặc bằng một cái gì đó.
Chúng ta sinh ra đỏ hỏn và mũm mĩm, khóc o a, o e; chẳng mang theo gì cả chỉ có tiếng khóc chào thế giới này, qua năm tháng trẻ thơ vô tư, hồn nhiên, từ khi sinh ra tới khoảng năm, sáu tuổi; qua thời gian và môi trường lúc này mỗi cá nhân sẽ được học tập và có những suy nghĩ, tư tưởng và hành động khác nhau, anh bạn này học giỏi, tôi thì học trung bình thôi, cô kia xinh, chú kia thì tốt, bác này thì nóng tính quá,... mỗi cá nhân đều có một tư tưởng và một nền văn hóa làm gốc cho sự phát triển tính cách sau này, các tư tưởng truyền thống được truyền từ các thế hệ này tới các thế hệ khác, giúp con người trong xã hội và thời kỳ đó sống với một tinh thần và sự ước thúc của văn hóa truyền thống, sự ước thúc của Đạo đức, lòng thành kính, biết ơn, sự chân trọng người hiền đức; kính trên nhường dưới, giúp đỡ người ta trong lúc khó khăn, từ đó con người hướng thiện, lòng người chân thật, khoan dung độ lượng,
một cá nhân là một tế bào của xã hội, nhiều cá nhân trong một xã hội đều có sự ước thúc với văn hóa truyền thống thì đất nước với những cá nhân này xẽ ngày càng phát triển từ nội lực.
Trên thế giới với các nền văn hóa đa dạng đang được đồng hóa với xu thế hội nhập, không biết mỗi chúng ta có vững vàng với văn hóa truyền thống, để hòa đồng với thế giới không?.
Bây giờ, thoảng vẫn hay nghe các cụ nói với chúng ta câu nói, "hãy tích đức", hay "tích đức cho con cháu"; chúng ta tự hỏi tại sao các cụ đến khi gần cả một cuộc đời sống đây đó, khi về già cũng là gần đi gặp các bậc tiền bối rồi thì sao lại nhắc nhở chúng ta như vậy, theo hiểu biết cá nhân thì thực sự ý nghĩa lắm ạ, đó là một bài học là một kinh nghiệm sống mà các cụ để lại cho chúng ta, khi sinh không mang đến cái gì, khi ra đi cũng vậy các cụ cũng chẳng mang theo gì, đó là sự thực;
Vậy tại làm sao các cụ khi về già mới hiểu và thường nhắc nhở con cháu, làm việc thiện, tích đức, có phải các cụ đã trải nghiệm và thấy được điều gì đó rồi và nói với chúng ta. Vậy khi chúng ta còn trẻ tại sao không tiếp thu lời chỉ báo đó.
Văn học có ông Trịnh Công Sơn cũng có nói trong một bài hát, "cát bụi lại trở về với cát bụi"; đó chỉ là một ví von để đơn giản thôi;
daocuong
02/01/2010
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ