Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Tu tâm trọng đức giúp trị bệnh kinh niên
Nghiên cứu phương Tây về luân hồi: Tu tâm trọng đức giúp trị bệnh kinh niên
Tác giả: Tử Quân
[Chanhkien.org] Vừa mới cất tiếng khóc khi chào đời, chúng ta không hề biết được điều gì sẽ chờ đợi chúng ta trong tương lai. Khi ở tại thế giới này, chúng ta trải nghiệm cả sự hạnh phúc lẫn khổ đau. Đến lúc cần rời khỏi thế giới này, số phận sẽ mang chúng ta đi. Những câu chuyện về luân hồi chuyển thế đã được truyền tụng hết đời này qua đời khác. Nợ nghiệp đời trước sẽ được hoàn trả trong đời này, trong khi việc thiện từ đời trước sẽ dẫn tới phúc báo trong đời này. Nếu ai đó nói rằng bệnh tật trong đời này là do “nghiệp lực luân báo”, và tu tâm trọng đức có thể trị bệnh, thì bạn có tin hay không?
Trong cuốn sách Many Mansions có câu chuyện về việc Edgar Cayce trị bệnh như sau.
Một người đàn ông nọ mắc chứng xơ cứng mật độ cao và không thể làm việc trong vòng ba năm. Ông bị mù, và sẽ ngã xuống nếu cố gắng đi lại. Ông đã đi nhiều bệnh viện và được trả lời rằng căn bệnh của ông không thể chữa được. Gần như vô vọng, ông tìm đến Edgar Cayce để tìm hiểu về tiền kiếp của mình. Cayce đã “đọc” tiền kiếp của ông và nói rằng nghiệp lực gây ra trong kiếp trước đã khiến ông phải chịu căn bệnh này. Người đàn ông đã hỏi Cayce làm sao có thể chữa bệnh. Cayce nói rằng ông phải loại bỏ tình cảm oán hận và đau khổ, đồng thời cho ông một chỉ dẫn chi tiết để làm theo.
Một năm sau, người kỹ sư điện này liên lạc lại với Edgar Cayce. Trong thư gửi Cayce, ông nói rằng triệu chứng của ông đã được giảm nhẹ ngay lập tức sau khi ông theo chỉ dẫn điều trị. Tuy nhiên, sau khi ông bắt đầu tập trung vào Tây Y, vật lý trị liệu và bỏ qua việc tu dưỡng tinh thần thì căn bệnh lại xấu đi. Cayce nói với ông rằng sức khỏe của ông đã cải thiện rất nhiều, nhưng ông cần làm tốt hơn nữa. Cayce nhấn mạnh rằng căn bệnh của ông là do nghiệp lực tạo thành. Liệu pháp vật lý chỉ có thể giúp giảm nhẹ một chút bệnh. Nhưng nếu ông vẫn ích kỷ và không thể tự kiểm điểm hành vi, vẫn căm phẫn bất bình và không thể giữ tâm từ thiện khi chịu thống khổ, vẫn không thể tự cải thiện nội tâm mình, thì ông không thể hồi phục. Chỉ bằng cách cải thiện lời nói và hành vi, tình trạng của ông mới có thể cải thiện.
Từ trường hợp này, chúng ta có thể thấy rằng lời giáo huấn của người xưa “trọng đức, tích đức” không phải là không có cơ sở. Khi người đàn ông trên chú trọng hành vi, tu dưỡng tinh thần, giữ tâm nhân từ, khiêm tốn vô tư, thì bệnh tình của ông sẽ chuyển biến. Nhưng nếu chỉ chú trọng trị liệu vật chất mà quên mất tu dưỡng tinh thần, thì sức khỏe của ông chỉ cải thiện rất ít. Tu tâm trọng đức có thể tiêu nghiệp và lập tức loại trừ bệnh tật. Từ đó có thể thấy rằng tu tâm đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/11/21/19282.html
http://pureinsight.org/node/1281
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ