28 tháng 2 2011

Hội họa Trung Quốc: “Quan Âm Bồ Tát từ hàng đồ”



Hội họa Trung Quốc: “Quan Âm Bồ Tát từ hàng đồ”

Tác giả: Chương Thúy Anh

[Chanhkien.org]


‘Quan Âm Bồ Tát từ hàng đồ’
Viết trong bức tranh:

Bên phải: Quan Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Bi
Bên trái: Bởi Thái Hạnh [bút danh của Chương Thúy Anh]

Một đệ tử Đại Pháp với bàn tay trong sạch và cung kính
[Triện con dấu của Chương Thúy Anh]

Quan Thế Âm Bồ Tát, cùng với A Di Đà Phật và Đại Thế Chí Bồ Tát là ba vị Thánh ở thế giới Tây phương Cực Lạc. Quan Thế Âm Bồ Tát được coi là một vị nữ Thần phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Bức tranh này vẽ Quan Thế Âm Bồ Tát với lòng đại từ bi. Trong tâm của con người, Quan Thế Âm Bồ Tát là hóa thân của sự thuần khiết, mỹ hảo, từ bi và lương thiện.

Quan Thế Âm Bồ Tát có nhiều hình tượng khác nhau. Chủ đề của bức tranh này là Quan Thế Âm Bồ Tát với chiếc bình tịnh thủy trong tay. Trong bức tranh, Bồ Tát đứng trên đài sen, một tay cầm nhành liễu, tay kia cầm chiếc bình “tịnh thủy” (tức Cam Lộ) vẩy xuống chúng sinh. Họa sĩ đã vẽ Quan Thế Âm Bồ Tát với những đường nét cực kỳ súc tích điêu luyện, sắc thái thanh nhã tự nhiên, hình tượng siêu phàm thoát tục.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/7/9/16699.html
http://pureinsight.org/node/1658

Hội họa Trung Quốc: “Quan Âm tống tử đồ”



Hội họa Trung Quốc: “Quan Âm tống tử đồ”

Tác giả: Chương Thúy Anh

[Chanhkien.org]


‘Quan Âm tống tử đồ’
Viết ở góc trên bên phải bức tranh:

Quan Âm Bồ Tát đưa đứa trẻ vượt cõi người
Một vị Thần giáng hạ từ Thế giới Cực Lạc

Viết ở góc dưới bên trái bức tranh:

Bởi Thái Hạnh [bút danh của Chương Thúy Anh]
Một đệ tử Đại Pháp với bàn tay trong sạch

[Triện con dấu của Chương Thúy Anh]

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/9/2/18285.html
http://pureinsight.org/node/1867

Thiển đàm về tương lai của sinh mệnh

Thiển đàm về tương lai của sinh mệnh

Tác giả: Minh Tân
[Chanhkien.org] Con người có nhiều loại cảm giác khác nhau về tương lai, chẳng hạn như trông mong, e dè hay sợ hãi. Một số người tìm cách dự đoán tương lai bằng các phương pháp khoa học, trong khi những người khác cố gắng nhìn thấu tương lai bằng các năng lực siêu thường. Bất kể thế nào, con người luôn nghĩ rằng việc có thể đoán trước tương lai sẽ bảo vệ cho chính họ. Có thể sống sót có nghĩa là họ vẫn còn có hy vọng cho tương lai, mặc dù họ không biết rằng tương lai ấy đòi hòi những gì.
Nếu chúng ta coi thời gian là đường thẳng, thì cái “hiện tại” chính là tương lai của “quá khứ”. Với quan điểm ấy, “tương lai” tuyệt đối là chưa xảy ra, không thể biết trước, và đơn giản là chưa hề tồn tại, nói gì đến dự đoán hay thay đổi. Mặt khác, nếu chúng ta chấp nhận quan điểm rằng thời gian và không gian là tồn tại hài hòa, vũ trụ này có các thời-không khác nhau, và chúng tồn tại ở các tầng thứ khác nhau, thì cái “tương lai” ấy thực sự có tồn tại ở một không gian khác. Do đó, chúng ta không những có thể biết trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, mà còn có thể nhìn xem lịch sử đã được an bài như thế nào.
Cách hiểu về tương lai của con người không nên dựa trên sự phân tích xu thế, thứ phương pháp được sử dụng bởi khoa học xã hội. Để dự đoán tương lai, chúng ta phải hiểu về không gian và thời gian. Nếu chúng ta siêu xuất không gian và thời gian vốn được hiểu bởi con người (bốn hay nhiều chiều không gian hơn), chúng ta sẽ biết rằng thời gian và không gian tồn tại thành từng lớp trong vũ trụ bao la này, được an bài bởi các vị Thần cao hơn, và xã hội nhân loại chính là được phát triển chiểu theo thiên tượng. Cái “tương lai” ấy sẽ ở trong các thời-không khác liên quan tới sự chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ, và tương lai của một cá nhân là nút cuối cùng của vũ trụ. Nếu chúng ta nhìn vào tương lai của một cá nhân, một quốc gia, hay cả thế giới chỉ theo cái nhìn của xã hội nhân loại, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời. Do đó, con người không thể xác định tương lai. Thay vào đó, điều người ta định làm về tương lai chỉ là tạo ra tương lai của chính họ bằng cách chiểu theo ý chí của vị Chủ đã khai sáng vũ trụ, từ đó xác định vị trí chính họ trong vũ trụ.
Hãy nhìn vào tâm con người. Nếu họ vẫn tiếp tục ích kỷ, và nếu các đặc tính cơ bản cấu thành sinh mệnh họ biến dị, họ sẽ hủy diệt lẫn nhau cho tới khi tất cả bị tiêu hủy. Nếu loại hiện tượng biến dị này xuất hiện trong vũ trụ ở một mức độ lớn hơn, thì cả vũ trụ này sẽ phải đối diện với một cuộc khủng hoảng. Nếu điều này là thật, thì sinh mệnh nào sẽ có một tương lai trong vũ trụ? Không quả trứng nào sống được trong một cái tổ bị vỡ, và nếu môi hở thì răng lạnh.
Và rồi, nhìn từ góc độ quan hệ nhân quả toàn diện, nếu chúng ta muốn tương lai của sinh mệnh mình được tốt đẹp, chúng ta phải chiểu theo tiêu chuẩn của cái tốt kể từ bây giờ, và chuyển sinh mệnh của chúng ta thành thuần khiết như ban đầu. Rõ ràng là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, khổ nạn ngày hôm hay được gây ra bởi nghiệp lực tạo ra trong quá khứ, và nếu chúng ta muốn một tương lai hạnh phúc, chúng ta phải làm điều tốt trong đời này. Vì sinh mệnh một người tu luyện là không ngừng trở về với cảnh giới tiên thiên được sinh ra ban đầu trong vũ trụ, cuộc sống hạnh phúc trong tương lai của họ sẽ là các vị Phật, Đạo, Thần tại các tầng thứ khác nhau trong vũ trụ. Do đó, để trân quý tương lai của chính mình, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là điều mà chúng ta nên làm.
Sư phụ Lý Hồng Chí đã tiết lộ về tầm quan trọng của Chính Pháp trong việc cứu độ các sinh mệnh trong toàn vũ trụ, để quy chính những biến dị trong toàn vũ trụ, để thanh trừ can nhiễu của cựu thế lực trong vũ trụ đối với Chính Pháp, và để khai sáng một tương lai huy hoàng cho các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau trong vũ trụ. Đây chính là đại từ bi của Lý Sư phụ. An bài cũ cho tương lai đã bị thanh trừ, các thiên thể vũ trụ mới đã được khai sáng và hình thành. Pháp sẽ chính thế gian con người, và con người sẽ có một tương lai tốt đẹp. Khi chúng ta duy hộ Pháp của vũ trụ bằng tất cả sức lực của mình, ấy chính là chúng ta đang chân chính khai sáng vị lai.
Ngược lại, tương lai của những sinh mệnh bị tà ác lợi dụng để bức hại Đại Pháp sẽ là hoàn trả không ngừng nghỉ cho khối nghiệp lực to lớn mà họ đã gây ra. Sự đau khổ của họ sẽ còn tiếp tục cho đến khi họ bị tận diệt, vì hoàn toàn không có chỗ cho họ trong tương lai.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/2/8/13698.html
http://pureinsight.org/node/776

Câu chuyện có thật về luân hồi: Cuộc hành trình trên biển cả

Tác giả: Mai Lan Trúc Cúc
[Chanhkien.org] Bạn tôi, T, là một người tốt. Một ngày nọ, anh hỏi tôi về người bạn của anh, W. W đến từ Đài Loan và anh đã giúp T rất nhiều trước đây. Vì cả hai người họ đều tin vào luân hồi, T muốn biết quan hệ nhân duyên giữa anh và W trong quá khứ.
Tôi nói với T rằng tôi sẽ không nói riêng với anh về mối quan hệ giữa anh với W. Nếu tôi nói ra, nó sẽ được đăng trên Internet. Anh đồng ý.
Thực ra, mối quan hệ nhân duyên giữa con người thường là rất phức tạp và đôi khi là đan xen lẫn nhau. Thêm vào đó, có nhiều điều mà tôi không biết. Tuy nhiên, lý do tôi muốn chia sẻ câu chuyện này là để nói với mọi người rằng nguyên thần một người không chết đi sau khi người đó chết; thay vào đó, nguyên thần vẫn tiếp tục trải qua luân hồi.
Con thuyền lênh đênh trên biển cả
Câu chuyện xảy ra vào thời nhà Tống ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cả T và W đều đang làm việc cho một nhà buôn muối. T là kế toán, còn W là tổng quản lý, và hai người rất hòa thuận với nhau. Người lái buôn rất thích T và thường tặng anh thêm quà hoặc tiền thưởng. Với tính hào phóng, T thường giúp bạn bè hoặc người nghèo tiền tài.
Sau đó, một viên quan lớn trong triều đình bị giáng chức và lưu đày. Vì người lái buôn là bạn thân của viên quan, ông cũng bị liên lụy và tài sản của ông bị sung công. Nhiều người làm của ông cũng bị bắt giữ.
Bởi vì T và W luôn luôn rất tốt với người khác, ai đó đã báo trước với họ về cuộc bắt giữ. Rồi họ bỏ trốn cùng nhau trên một chiếc nhỏ thuyền lênh đênh ở đại dương.
Sau một đêm trên biển cả, T và W vẫn không tới được đất liền. Họ kiệt sức và phải nằm ngủ trên thuyền. Sau đó, gió thổi mạnh hơn và lật úp chiếc thuyền. Trước khi chết, T và W nắm tay nhau nói: “Chúng ta hy vọng sẽ là anh em trong kiếp sau…”
Cuộc phiêu lưu trên hoang đảo
Vào triều nhà Nguyên, cả T và W cùng sinh ra trong một gia đình nghèo ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Họ cũng rất yêu thương nhau. Cha mẹ họ tin vào Phật và thường kể cho họ nghe những câu chuyện trong Phật giáo. Với nền tảng này, sau khi lớn lên, họ là những người tốt và rất quan tâm đến nhau. Họ cũng ít coi trọng danh tiếng và tiền bạc.
Sau đó, họ kiếm sống bằng cách bốc dỡ hàng cho một con tàu trên biển. Một lần nọ, khi họ đang dỡ hàng, một cơn gió mạnh thổi tới, đẩy bánh lái và khiến con tàu lao vào đại dương một cách vô định.
Ba ngày sau, tình cờ con tàu đáp vào một hòn đảo hoang với diện tích khoảng 20 km2. Bước chân lên đảo hoang, T và W rất buồn bã và nhớ nhà. Và rồi, họ nhớ những lời mẹ dạy: “Luôn nhớ rằng các con tin vào Phật. Chừng nào các con nghe theo những lời Phật dạy, các con sẽ có một tương lai tốt đẹp.”
Có rất nhiều cây cối trên đảo. Một số loại quả có thể ăn được và rất ngon. T và W làm một chiếc nhà lá và tiếp tục sống trên đảo.
Mười năm trôi qua, vào một ngày nọ, T tới bãi biển xem liệu có thể bắt cá hay không, và thấy rằng một cụ già nằm bất tỉnh ở đó. Anh đưa cụ già lên đảo và W chuẩn bị một số thức ăn. Họ đối xử rất tốt với cụ già, như thể cụ là mẹ họ vậy. Năm năm sau, vào một buổi sáng nọ, cụ già nói: “Ta phải đi đây. Các con đã rất tốt với ta. Ta không có gì để cho các con ngoại trừ một cuốn sách và một đôi khuyên tay bằng ngọc bích. Nếu các con muốn thoát khỏi bể khổ và tu luyện, các con có thể chiểu theo cuốn sách này. Trong quá trình tu luyện, các con có thể gặp phải can nhiễu và đôi vòng ngọc sẽ bảo vệ các con. Hãy nhớ đừng làm hỏng hoặc làm mất đôi vòng ngọc.” Sau khi nói những lời này, cụ già bước ra biển và biến mất.
T và W bắt đầu đọc cuốn sách, như cụ già bảo họ, và nghiêm túc chiểu theo lời chỉ dẫn. Sau đó, họ bắt đầu gặp can nhiễu. Nhưng từ cuốn sách, họ học được cách tự bảo vệ chính mình với đôi vòng ngọc. Sau khoảng 20 năm tu luyện, họ đều đạt viên mãn. Chúng ta không cần nói về chi tiết ở đây.
Quan hệ nhân duyên giữa con người có thể rất khó nhận ra. Đâu là mục đích của những nhân duyên này? Bởi vì nhân duyên trong quá khứ, chúng ta có thể tin tưởng lần nhau, và gặp lại nhau trong vòng luân hồi. Khi một số người biết được ý nghĩa chân chính của cuộc sống, những người khác cũng có thể biết được thông qua họ. Xin hãy trân quý tiền duyên từ quá khứ và cơ hội ngày hôm nay. Ngoài ra, xin đừng phụ lòng từ bi của các học viên Pháp Luân Công khi họ giảng rõ sự thật cho các bạn.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/2/6/71641.html
http://pureinsight.org/node/6097

Truyền kỳ về Bát Tiên: Lã Động Tân



Truyền kỳ về Bát Tiên: Lã Động Tân

Nguồn từ Chánh Kiến

Bát Tiên trong Đạo giáo. (Tranh vẽ của Chương Thúy Anh)
Truyền kỳ về Bát Tiên có lẽ bắt đầu từ triều đại nhà Đường, và câu chuyện cũng thay đổi khác nhau qua với các triều đại. Tám vị tiên, theo ấn bản sau đời nhà Minh, là gồm có Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Lý Thiết Quải, Tào Quốc Cửu, Lã Động Tân, Lam Thái Hoà, và Hà Tiên Cô. Rất khác nhau về bề ngoài và cá tính, tám vị này là Đại Tiên trong Đạo gia, và họ thường tụ tập, họp mặt với nhau.

Tào Quốc Cửu là hoàng thân của một Hoàng đế; Lý Thiết Quải có tật ở chân nên bước đi với một cây gậy; Hà Tiên Cô là một phụ nữ trẻ đẹp; Trương Quả Lão trông rất khỏe mạnh ở tuổi già của mình và thường cưỡi ngược trên lưng lừa. Hàn Tương Tử là cháu trai của Hàn Dũ, một văn nhân nổi tiếng ở triều đại nhà Đường, thường thích thổi sáo; Hán Chung Ly luôn luôn được nhìn thấy với một tay phe phẩy cây quạt lá.

Trong suốt các cuộc hành trình của họ, tám vị Tiên này đã gặp đủ loại người trong các tình huống khác nhau, nhiều câu chuyện về những trường hợp trong số đó đã được lưu truyền lại. Một ví dụ có liên quan đến nỗ lực cứu độ con người mà không thành công của Lã Động Tân như sau:

Lã Động Tân đã có một lần cam kết với Hán Chung Ly rằng ông sẽ cứu độ tất cả chúng sinh. Nhưng ông vẫn chưa cứu được một người nào cả, do đó ông đã làm một chuyến du hành đến vùng Nhạc Dương. Trước kia ông đã tới đó hai lần để cố gắng giúp đỡ người thường. Nhạc Dương bây giờ là một địa giới hành chính thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc, ở trên bờ hồ Động Đình.

Lã Động Tân đã tự cải trang thành một ông già bán dầu ăn. Ông xem việc bán dầu như là một dịp để gặp và lựa chọn những người có triển vọng được cứu độ. Nếu một khách hàng có vẻ không tham lam, không đòi dầu ăn nhiều hơn những gì họ đã trả tiền cho, thì ông có thể cứu độ người đó được. Vì vậy, ông đã tiếp tục đi bán dầu trong một số năm, trong thời gian mà ông đã gặp các khách hàng, ngoại trừ một bà già ra, tất cả đều tham lam đòi hỏi quá đáng. Tuy nhiên bà già này, chỉ lấy những gì bà đã trả, và không lấy thêm ngay cả một giọt.

Rất ngạc nhiên, Lã Động Tân nghĩ rằng cuối cùng ông đã tìm thấy một người có thể cứu độ được. Ông hỏi bà ta: “Những người đến mua dầu đều muốn xin thêm, ngoại trừ bà ra. Tại sao bà không làm vậy?” Bà ta trả lời: “Tôi hài lòng với chỉ một hũ dầu – hơn nữa, cuộc sống của ông cũng không dễ dàng gì với nghề bán dầu ăn. Làm sao tôi có thể lấy nhiều hơn được?” Sau đó, bà ta còn mời Lã Động Tân uống ít rượu để bày tỏ lòng cảm kích của mình.

Lã Động Tân cảm thấy bà ta là một người có triển vọng tốt và dự định sẽ cứu độ bà. Khi ông biết được rằng có một cái giếng trong vườn của bà, ông đã thả nhiều hạt gạo xuống đó. Ông bảo bà: “Bà có thể kiếm nhiều tiền bạc bằng cách bán nước trong giếng”. Sau đó, ông bỏ đi. Bà già quay trở lại, nhìn vào giếng thì thấy rằng nước trong giếng đã được biến hóa thành rượu. Theo lời khuyên của Lã Động Tân, bà già đem bán rượu trong giếng và trở nên giàu có trong vòng một năm.

Một hôm, Lã Động Tân ghé qua chỗ ở của bà. Bà không có ở nhà, chỉ có người con trai của bà ở đó. Lã Động Tân hỏi anh ta: “Công việc bán rượu thế nào rồi?”

“Công việc bán rượu vẫn tốt, nhưng không có bã rượu, cám gạo để nuôi heo”, người con trai trả lời. Nghe xong những lời này, Lã Động Tân thở dài, thầm nghĩ: “Lòng tham vô đáy của con người đã tới mức độ thương tâm như thế này sao!”. Vì vậy, ông đã lấy lại những hạt gạo trong giếng, rồi bỏ đi.

Chẳng bao lâu sau, bà già trở về. Người con trai kể lại cho bà nghe những gì đã xảy ra. Bà ta đi ra xem giếng rượu. Rượu trong giếng đã biến thành nước. Bà già vội vàng chạy ra cửa, nhưng Lã Động Tân đã bỏ đi từ lâu rồi.

Lã Động Tân rời Nhạc Dương đi đến hồ Động Đình, và để lại một bài thơ than tiếc cho nhân loại: “Ba lần đến Nhạc Dương không người nhận ra, Qua hồ Động Đình ta ngâm một câu thơ”.

(Theo The Epoch Times)

Bài viết nhân lễ kỷ niệm một thập niên Chánh Kiến: Chuyển biến thân thể sau khi tu luyện

Bài viết nhân lễ kỷ niệm một thập niên Chánh Kiến: Chuyển biến thân thể sau khi tu luyện
Tác giả: Ngọc Bích

[Chanhkien.org]

Sau khi quyết định học thuộc Pháp, chứng trầm uất của tôi biến mất

Sau khi đọc một số bài chia sẻ về việc học thuộc Pháp trên website Minh Huệ, tôi đã quyết định tự mình học thuộc Pháp. Tuy nhiên, tôi đã phải chịu đựng chứng trầm uất trong 18 năm trời. Khi còn trẻ, tôi thực sự có trí nhớ tốt. Tôi có thể đọc thuộc một bài cổ văn Trung Hoa dài trung bình chỉ trong 5 phút. Nhưng tới lúc học trung học phổ thông, tôi đã mắc chứng trầm uất nặng. Trí nhớ tôi suy giảm nghiêm trọng, và tôi trở nên thiếu kiên nhẫn. Sau khi quyết định học thuộc Pháp, tôi nghĩ rằng bệnh trầm uất sẽ can nhiễu tôi. Tôi ước gì mình có thể lấy lại trí nhớ. Nhưng dù sao, tôi đã quyết định bắt đầu học thuộc Pháp. Rồi tôi đi ngủ. Khi thức dậy vào buổi sáng, tôi thấy mọi thứ đã thay đổi. Chứng trầm uất của tôi đã biến mất! Căn bệnh này như một tảng đá lớn nằm sâu trong não tôi. Giờ tảng đá ấy đã biến mất, và trí não tôi trở nên thật nhẹ nhõm.

Điều tôi ngộ ra từ việc này là “Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Bài giảng thứ nhất, «Chuyển Pháp Luân»). Tôi không thể tự mình làm được điều gì cả. Mọi thứ được làm bởi Sư phụ. Nhưng chúng ta phải có quyết tâm.

Thực ra, tất cả bệnh tật đều có nguyên nhân bởi một linh thể ngoại lai tác quái tại không gian khác. Khi linh thể này bị trục xuất, căn bệnh trên cơ thể sẽ biến mất. Điều này đúng với cả bệnh ở cơ quan nội tạng và bệnh chức năng. Y học hiện đại phân loại bệnh tật dựa trên biểu hiện bề mặt của chúng. Tuy nhiên, gốc rễ căn bệnh đều nằm tại không gian khác.

Sau khi Sư phụ loại bỏ linh thể ngoại lai tựa như tảng đá ấy, đầu óc tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Tôi cảm thấy vị trí nơi tảng đá nằm giờ đã trống rỗng. Nó giống như khi một tảng đá lớn ở ngoài vườn được lấy đi, đám cỏ và hoa quanh đó vẫn bị xẹp bởi áp lực trước đó. Sau khi học thuộc Pháp và luyện công trong 2 tháng, não tôi trở nên bình thường. Cũng giống như đám cỏ hoa bị xẹp kia giờ đã đứng thẳng lại.

Sư phụ tiêu trừ nghiệp lực tích tụ lâu ngày cho tôi trong ngày đầu tiên tu luyện

Lần đầu tiên đọc «Chuyển Pháp Luân» năm 1996, tôi đã đọc hết cuốn sách chỉ trong một đêm. Tôi cảm thấy tất cả thiên cơ đã được tiết lộ. Do đó, tôi đã quyết định không đọc cuốn sách nào khác kể từ đó. Sau khi đọc «Chuyển Pháp Luân», tôi không còn thích đọc các cuốn sách khác như trước nữa. Tôi từng rất thích đọc sách. Bất cứ khi nào trông thấy một hiệu sách, tôi lại đi vào trong. Sau khi đắc Pháp, tôi đã hiểu lý do đằng sau. Tôi đã được an bài đắc Pháp theo cách này. Năm 1998, trong Tết Nguyên đán, tôi sang thăm nhà hàng xóm. Ngay khi bước vào nhà, tôi thấy hình Sư phụ treo trên tường trong phòng khách. Tôi nói với họ: “Các bạn đang tập Pháp Luân Công. Tôi cũng muốn tập nữa.” Vì vậy chúng tôi đã nhất trí đi học các bài công pháp vào ngày hôm sau. Đêm hôm đó, tôi có một giấc mơ: Thân thể tôi giống như một ao bùn hình chữ nhật. Sư phụ cầm một cái xẻng để xúc tất cả bùn lên. Chỉ còn lại một chút nước bẩn để tôi dọn sạch nốt. Trước khi tôi kịp thể hiện sự biết ơn, Sư phụ nói: “Đừng vui mừng quá sớm. Con sẽ mất khá nhiều thời gian để dọn sạch hết chút nước bẩn đó.” (Thực ra Sư phụ không hề nói gì cả. Sư phụ dùng công năng truyền tải thông điệp tới tâm tôi)

Cùng một triệu chứng, linh thể khác nhau

Năm 1999, tôi đã không tu luyện tinh tấn. Tôi đột nhiên bị ốm và được đưa tới bệnh viện. Đó là giờ cao điểm và tình trạng giao thông rất tồi tệ vào thời điểm đó. Nhưng ngày hôm ấy, mỗi lần chiếc xe của tôi đi tới ngã tư, đèn đỏ lại chuyển sang xanh. Những người ngồi trên xe đều rất ngạc nhiên. Cuộc phẫu thuật đã diễn ra tốt đẹp. Một năm sau, căn bệnh tái xuất hiện và họ tìm thấy một khối u 12 cm trong bụng dưới tôi, nó đã lớn hơn trước đó. Bác sĩ cho tôi hai sự lựa chọn: phẫu thuật hoặc chữa trị bằng Trung Y. Nhưng bác sĩ cũng nói rằng tôi quá yếu để chịu đựng một cuộc phẫu thuật khác. Một bác sĩ khác nói với tôi rằng Trung Y sẽ không giúp gì được tôi vì khối u quá lớn. Khối u có thể vỡ ra bất cứ lúc nào, và một khi điều ấy xảy ra, mạng sống của tôi có thể bị nguy hiểm.

Vào lúc ấy, tôi đã uống thuốc. Tôi biết rằng điều ấy là sai đối với một người tu luyện, nhưng tôi không thể buông bỏ nó. Một ngày nọ, thuốc của tôi đột nhiên biến mất không còn dấu vết. Tôi nhận ra rằng Sư phụ muốn tôi ngừng uống thuốc. Do đó tôi nói với gia đình mình đừng tìm nó nữa. Vài ngày sau, tôi thấy Pháp thân Sư phụ đứng bên giường tôi. Ngài đưa tay vào vùng bụng dưới tôi. Nhưng linh thể ngoại lai ấy quá khỏe, và nó vẫn nằm trong đó. Ngay lập tức, Pháp thân của Sư phụ phân chia thành vài Pháp thân. Họ giữ tay chân của tôi ở đó. Rồi một Pháp thân chộp lấy con linh thể nằm ở bụng dưới tôi. Linh thể ấy màu đen và trông nó giống như một con thỏ. Tôi giữ chặt thân người và không muốn cựa quậy. Nếu Sư phụ không giữ tay chân của tôi lại, tôi có thể đã bị linh thể ấy kéo lên. Sau đó, bác sĩ cầm phiếu xét nghiệm của tôi và la lên ngạc nhiên: “Làm sao khối u có thể biến mất chỉ trong một thời gian ngắn như thế!?” Xét nghiệm cho thấy khối u 12 cm và một số khối u nhỏ đều đã biến mất. Chỉ một khối u 5 cm còn ở đó, nhưng nó không khiến mạng sống tôi nguy hiểm.

Tháng 10 năm 2010, tôi đến một thành phố khác. Tôi đã không làm nhiều việc chứng thực Pháp. Đêm thứ hai sau khi tôi tới đó, Sư phụ lấy khối u 5 cm và một số thứ xấu khác ra khỏi cơ thể tôi.

Kết luận

Chứng trầm uất và khối u trong bụng dưới tôi là những căn bệnh khác nhau ở không gian này. Nhưng ở không gian khác, chúng đều được gây ra bởi các linh thể ngoại lai. Tại không gian này, thiết bị y học hiện đại chỉ có thể nhìn thấy khối u. Nhưng nguyên nhân gốc rễ, ở không gian khác, lại là các linh thể khác nhau. Không có cách nào hoàn toàn trị bệnh mà không biết được nguyên nhân căn bản. Sau khi tu luyện, nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đã trải nghiệm nhiều điều kỳ diệu trong thân thể họ, điều không thể giải thích bằng y học hiện đại. Pháp Luân Đại Pháp đã cấp cho y học một phương hướng phát triển hoàn toàn mới.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/1/27/71400.html
http://pureinsight.org/node/6098

27 tháng 2 2011

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (I)

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (I)

Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]

Lời nói đầu:

«Tây Du Ký» được người ta ca ngợi là tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc đứng đầu với ngôn ngữ sinh động, tình tiết ly kỳ, hấp dẫn và huyền ảo. Bản thân tôi từ nhỏ rất ham mê các tình tiết trong «Tây Du Ký», càng đọc càng thấy hay. Hiện nay đã là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đọc lại sách này thấy vẫn có cảm thụ tâm đầu, cũng minh bạch rất nhiều đạo lý huyền diệu mà khi trước chưa tu luyện không thể lĩnh hội. Rất nhiều đồng tu đối với tác phẩm này cũng có ít nhiều kiến giải, đọc xong tôi cũng thấy được mở mang. Trước tiên xin phân tích tỉ mỉ một số chỗ trong cuốn sách, mong các đồng tu cộng hưởng.

(1)

Phàm đã là người tu luyện Đại Pháp, trong Pháp có thể ngộ được khá nhiều. Giờ chúng ta bỏ qua pháp sư Huyền Trang trong chính sử mà chỉ tập trung vào các sự tình trong «Tây Du Ký». Là người tu luyện, chúng ta đều biết rằng có tồn tại không gian khác, sinh mệnh ở không gian khác cũng có phương thức tu luyện của họ, bản thân tôi cho rằng «Tây Du Ký» miêu tả quá trình tu luyện của pháp sư Huyền Trang ở không gian khác.

Khúc dạo đầu «Tây Du Ký» đã dành một đoạn khá dài giới thiệu về khởi nguồn của tiểu vũ trụ chúng ta, cũng đề cập tới kết cấu vũ trụ lớn hơn trong đại không gian, minh xác tả lại “tứ đại bộ châu” trong thiên hạ. Người viết tiểu thuyết nói Thạch Hầu ở Đông Thắng Thần Châu, sinh ra từ hòn đá tiên ở Hoa Quả Sơn, chủ mạch mười châu, do vậy sau này Như Lai gọi là “Linh minh Thạch Hầu”. Cũng là nói Thạch Hầu là linh thai do Thiên Địa hóa dục mà thành, tự nhiên Trời sinh đã phù hợp với đặc tính vũ trụ, cũng chính là căn cơ rất cao. Sau khi vào Thủy Liêm động, Thạch Hầu được chúng khỉ phàm xưng là Vương, cũng biết là không cùng một loại khỉ phàm. Sau khi hưởng lạc mấy trăm năm, Mỹ Hầu vương lại có thể tự biết sinh mệnh vô thường, càng tỏ rõ ngộ tính rất cao. Mỹ Hầu vương không luyến tiếc Vương vị, không tham hưởng lạc, kiên quyết ra đi tầm Đạo. Bôn ba lặn lội đến Tây Ngưu Hạ Châu gặp được Bồ Đề Tổ sư, được đặt tên húy, bái được chân sư. Theo Tổ sư, Thạch Hầu dần dần có công năng thông hiểu quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy Tổ sư là chân tiên của Đạo gia, nhưng lại đặt Thạch Hầu tên “Ngộ Không”, thuộc về Phật gia, cũng ám chỉ rằng Thạch Hầu cuối cùng rồi sẽ đắc chính quả tại Phật gia.

Sau khi Ngộ Không nhập môn được bảy, tám năm, Tổ sư chỉ dạy lễ tiết và làm việc, chứ không đề cập gì đến tu luyện; Ngộ Không biết được hiện trạng, cần cù khiêm tốn, không hề có tâm ủy khuất hoặc tranh đấu. Hoặc là Tổ sư biết Ngộ Không căn cơ thâm hậu, tâm tính rất cao; khi đăng đàn giảng Đạo ông đã biết Ngộ Không ngộ tính minh mẫn, nên mới lấy các thế gian tiểu đạo là “Lưu”, “Tĩnh” và “Động” để thử tâm Ngộ Không, xem có chuyên nhất tu luyện hay không. Sau đó Tổ sư mới bí mật truyền cho chân lý tu luyện, coi Ngộ Không như đệ tử chân truyền.

Hoặc bởi vì Tổ sư có thần thông, thông Thiên thấu Địa, biết được tương lai Ngộ Không gặp phải đại họa, phạm tội tày trời, nên khi Ngộ Không tu xuất ra một số thần thông rồi, ngay lúc Ngộ Không bộc lộ tâm hiển thị, ông liền đuổi khỏi sư môn, cũng bảo Ngộ Không không được nói với ai tên thầy. Ngộ Không dù là “Linh minh Thạch Hầu”, Trời sinh căn cơ và tâm tính rất cao, nhưng khi tu luyện tại Đạo gia chưa hề chân chính tu luyện tâm tính, dù sao tâm tính bẩm sinh cũng có hạn, lại được khá nhiều công năng, hơn nữa xa rời sự ước thúc của Tổ sư, nên khi trở về tâm tính dần dần đi xuống. Dùng công năng tiểu thuật đến Ngạo Lai quốc thâu binh khí, tại Đông Hải cưỡng chiếm cây sắt thần, ỷ mạnh lấy mất áo giáp của người ta, cho dù tại thế gian thì cũng là phạm đại tội. Ngộ Không cho rằng có 72 phép thần thông biến hóa là có thể thoát khỏi thiên kiếp, được trường sinh, nhưng không thể hiểu rằng tiểu năng tiểu thuật không phải là chính quả, vẫn phải đọa luân hồi, bởi vậy nên mới bị Diêm vương đến bắt hồn. Chẳng ngờ thói ngỗ ngược đại phát, làm loạn Âm quy, sổ bộ sinh tử của loài khỉ chỉ một nét bút là xóa đi, lại thêm một phần tội danh nữa.

Ngọc Đế xuống chỉ hàng phục Thạch Hầu, Thái Bạch Kim Tinh xuống trần chiêu an. Chính Thần không muốn động binh, mà chỉ muốn cảm hóa Thạch Hầu, thu phục chính tâm, duyên quy chính pháp; chẳng ngờ Ngộ Không không biết trời cao đất dày, không chịu nhận chức chăn ngựa, nhất định muốn làm Tề Thiên Đại Thánh mới thôi. Thác Tháp Lý Thiên Vương không thu phục được, Thái Bạch Kim Tinh lại đến chiêu an với tâm kỳ vọng, thương hại sinh linh, dẫn Ngộ Không lên Trời lập làm Tề Thiên Đại Thánh. Kim Tinh là có ý tốt, nhưng không biết rằng tu luyện tâm tính chính là một điểm cũng không thể qua loa, dẫn đến cuối cùng Ngộ Không phá bàn đào, ăn kim đan, uống ngự tửu, làm loạn thiên đình, phải xuống hạ giới. Lúc này Ngộ Không đã nhập ma đạo, tâm tính rơi rớt rất thảm hại. Mười vạn thiên binh không bắt được Ngộ Không, có lẽ là do kiếp nạn của Thiên cung, hoặc là nạn của chúng Thần. Mặc dù Lão Quân dùng Kim Cương Trác đánh ngã được Ngộ Không, nhưng khi trong lò Bát Quái luyện được 49 ngày, Ngộ Không núp vào cung Tốn thoát được hỏa kiếp, cuối cùng đại náo thiên cung, phạm phải đại tội tày trời.

Phật Như Lai hàng phục Ngộ Không, ấy chính là ma cao một thước, Đạo cao một trượng. Phật dù sao cũng từ bi, dù Ngộ Không phạm tội tày trời cũng không tước đi mạng sống mà chỉ đè dưới Ngũ Hành Sơn để hoàn nghiệp, sau này quy y Phật gia đi lấy kinh.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/22/36123.html

Pháp Luân Đại Pháp là cực kỳ siêu thường

Pháp Luân Đại Pháp là cực kỳ siêu thường

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Vân Nam

[Chanhkien.org] Tôi năm nay 78 tuổi. Trước khi đắc Pháp, tôi đã tìm kiếm một con đường có thể đưa cuộc đời tôi đến tương lai tốt đẹp. Khi 40 tuổi, tôi rất ốm, đặc biệt là bệnh tim. Y học hiện đại không thể cứu chữa được căn bệnh của tôi, do đó tôi đã cầu Thần Phật phù hộ. Mỗi tháng vào ngày mùng 1 và 15, tôi đều tới chùa thắp hương khấu đầu. Mỗi lần ai đó đề cập đến ngôi chùa nào tốt, bất kể là xa bao nhiêu, tôi đều tới đó. Tôi đã lãng phí rất nhiều tiền, nhưng vẫn không thể tìm được chân Phật. Bệnh tật của tôi không thuyên giảm, mà còn trầm trọng hơn. Quan hệ giữa tôi với gia đình ngày càng xấu đi. Thân thể và tâm hồn tôi như bị tra tấn hàng ngày.

Tháng 2 năm 1998, tôi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp. Cuối cùng, tôi đã tìm được chân Phật! Kể từ đó, Sư phụ đã an bài cho tôi bước đi trên con đường phản bổn quy chân. Trong những ngày ấy, các bạn đồng tu và tôi đã học Pháp cùng nhau, cũng như đối chiếu giữa việc học Pháp và tu luyện. Tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi tập các bài công pháp. Các căn bệnh của tôi đều biến mất. Cơ thể tôi khỏe mạnh, tinh thần tôi lên cao và cùng với đó là sự hòa hợp gia đình.

1. Một người luyện công, cả nhà được hưởng lợi

Cháu gái tôi rất thích nghe các bài giảng của Sư phụ. Bé cũng học các bài công pháp từ tôi. Khi bé bên bốn tuổi, bé bị ngã từ xe đạp của mẹ xuống, nhưng không hề gì. Khi bé lên năm tuổi, một ngày nọ, tôi đưa bé đến một cửa hàng tạp hóa, và hàng hóa trên chiếc cân của chủ cửa hàng đột nhiên rơi vào đầu bé. Lại một lần nữa, bé thoát nạn.

Con trai tôi đã tập Pháp Luân Đại Pháp cho đến khi đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999. Mặc dù ngừng tập, cháu vẫn hoàn toàn ủng hộ sự tu luyện của tôi. Một ngày tháng 4 năm 2009, khi con trai tôi đang đạp xe, một chiếc xe tải lớn đâm thẳng vào cháu. Cháu và chiếc xe đạp đã bị kéo lê đi tới hơn 10 mét. Người tài xế xe tải không dừng lại cho tới khi anh ấy nghe tiếng người ta la hét. Con trai tôi được đưa tới bệnh viện. Bác sĩ đã vệ sinh chiếc chân trái đầy máu và bùn của cháu bằng nước y tế, và thấy rằng phần cơ dưới đầu gối đã bị rách, và chỉ còn lại xương. Khi bác sĩ tiến hành phẫu thuật để ghép da vào chân con trai tôi, ông cho rằng kết quả sẽ không tốt nếu sử dụng thuốc gây mê, do đó ông đã cắt phần da ở phía trên chân mà không dùng thuốc mê. Con trai tôi có hai cuộc phẫu thuật mà không gây mê. Nhưng cháu không hề cảm thấy đau. Cháu nghe được tiếng bác sĩ nói chuyện và cả tiếng cắt da. Ai ai cũng đều ngạc nhiên. Con trai tôi đã nhập viện được hai tháng. Khi được xuất viện, cháu phải dùng nạng để đi lên cầu thang. Ngày hôm sau, cháu không cần phải dùng nạng nữa. Cháu đã hồi phục mà không có bất cứ di chứng nào. Con trai tôi nói rằng khi chiếc xe tải đụng vào cháu, cháu trông thấy Sư phụ trong bộ y phục màu vàng tới cứu cháu. Tôi nói với cháu rằng Sư phụ vẫn đang chờ cháu quay trở lại. Tôi đã khuyến khích cháu làm tròn thệ ước, hoàn thành sứ mệnh lịch sử và không phụ lòng Sư phụ.

2. Bước ra chứng thực Pháp

Ngày 20/7/1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công. Tôi nghĩ rằng chúng tôi tu luyện “Chân, Thiện, Nhẫn”, và rằng không có gì sai khi trở thành một người tốt. Tôi muốn nói với mọi người sự thật. Năm 2001, tôi bắt đầu đi phát tài liệu giảng rõ sự thật. Một số học viên nói rằng nếu tôi đi ra ngoài giảng chân tướng, tôi có thể bị bắt. Tôi nói rằng cuộc đời tôi đã được Sư phụ ban cho và tôi không sợ. Mối lo duy nhất của tôi là sách Đại Pháp có thể bị tịch thu.

Tôi đi tới những khu chợ và làng mạc để phát tài liệu giảng rõ sự thật. Tà ác rất hung hãn vào những năm 2001 và 2002. Tôi đã viết chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” lên những tờ giấy và phô-tô thành nhiều bản. Mặc dù nội dung không phong phú và đẹp như các tài liệu hiện nay, tác dụng chấn nhiếp và tiêu diệt tà ác là rất lớn.

Mỗi đêm giao thừa Tết Nguyên đán, tôi lại để các tài liệu giảng rõ sự thật lên các sạp báo. Trong năm mới, người ta hiếm khi mua báo vì còn bận rộn với các hoạt động lễ hội. Không có nhiều người trên phố, nên tôi rất dễ đặt tài liệu. Ngày hôm sau, rất nhiều người đi ra ngoài và họ thấy tài liệu giảng chân tướng ở khắp mọi nơi. Trong vài năm qua, tôi đã phát tài liệu ở rất nhiều nơi, và đều trở về nhà an toàn sau mỗi lần. Tôi cũng không lỡ mất thời gian đón Tết cùng gia đình.

Tháng 12 năm 2005, tôi tới một ngôi làng lớn để phát tài liệu giảng chân tướng. Có nhiều người đi mua sắm ngày hôm đó, vì vậy tôi muốn phát thêm tài liệu. Tôi đã bị bám theo bởi một cảnh sát mặc thường phục. Tôi cảm thấy lo lắng và xin Sư phụ giúp đỡ; tôi đang làm điều chân chính nhất trong vũ trụ này và không sinh mệnh tà ác nào được phép can nhiễu tôi. Với chính niệm, không điều gì xảy ra. Tôi đã trở về nhà an toàn.

Kể từ tháng 6 năm 2004, tôi đã dành rất nhiều tiền để sao chụp các tài liệu giảng rõ sự thật. Tháng 1 năm 2006, tôi đã mua một máy phô-tô mới. Đến tháng 7 năm 2009, tôi mua một chiếc máy phô-tô bốn-trong-một để cả nhóm học Pháp sử dụng.

3. Vạn vật đều có linh

Trong tam giới, từ cành cây cho đến ngọn cỏ, từ con người cho tới đồ vật, mọi chúng sinh đều đến vì Pháp. Ở đây tôi xin chia sẻ một số câu chuyện với các bạn đồng tu.

Một lần nọ, lửa từ bếp ga nhà tôi rất nhỏ, cho nên tôi đã nói với nó: “Mi đã đến đây vì Pháp. Hãy nhớ Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo! Kể từ giờ, hãy cho lửa và khói lớn lên.” Chiếc bếp ga thực sự nghe thấy tôi nói. Lửa và khói trở nên to hơn, và tôi thấy mình đã nhầm, nên tôi nói lại với nó: “Xin lỗi, ta đã nhầm, hãy dập khói đi. Chỉ để lửa to hơn thôi.” Vài ngày sau, khói biến mất.

Tôi đã từng làm dầu đậu phụ trong một chiếc vại. Nửa năm sau, tôi mở vại và không thấy gì bên trong. Dầu đã đi đâu? Tôi nghĩ rằng Đại Pháp có thể quy chính hết thảy những thứ xấu. Do đó tôi nói với chiếc vại: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” Rồi tôi thấy dầu rỉ ra từ dưới đáy vại.

Chúng tôi có mấy tải gạo ở nhà. Một thời gian sau, gạo bị mốc. Tôi nói với gạo: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” Gạo sau đó trở nên tốt như bình thường và ăn rất ngon.

Từ những gì tôi đã chứng kiến, tôi biết rằng Đại Pháp là cực kỳ siêu thường và thần kỳ!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/1/22/71248.html
http://pureinsight.org/node/6091

22 tháng 2 2011



Tác giả: Sử Đình Vân
[Chanhkien.org] Tác giả bức tranh này chưa hề trải qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp. Cảm hứng bức tranh này hoàn toàn đến từ Pháp Luân Đại Pháp và ký ức về tiền kiếp. Cô đã hoàn thiện bức tranh này trước Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới năm 2003 và gửi tác phẩm này để chúc mừng sinh nhật Sư phụ Lý.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/5/27/21788.html
http://pureinsight.org/node/1631

Pháp Luân Đại Pháp tốt - Chân Thiện Nhẫn tốt

Không đề

Thâm sâu mà lại dễ hiểu
Từ bi nhưng cũng rất uy nghiêm
Có thể cứu độ tất cả chúng sinh
Đó là Pháp Luân Đại Pháp.

daocuong
22/02/2011

21 tháng 2 2011

Mười khảo nghiệm của Lã Động Tân – Nhất chính áp bách tà

Mười khảo nghiệm của Lã Động Tân – Nhất chính áp bách tà

Tác giả: Sử Văn

[Chanhkien.org] Lã Động Tân là người huyện Vĩnh Nhạc, Bồ Châu triều Đường, họ Lã tên Phẩm, tự là Động Tân. Lã Động Tân là một trong Bát Tiên. Cha của ông là Lã Nhượng, là Thứ Sử của Hải Châu. Lã Động Tân sinh vào ngày 14 tháng 4 năm 14 Trinh Nguyên, hiệu là Thuần Dương Tử.

Truyền thuyết kể rằng khi Lã Động Tân giáng sinh, mùi hương tỏa khắp phòng, âm nhạc thiên đường vang khắp không trung, lại có một con hạc trắng từ trên trời hạ xuống, bay vào trong màn trướng rồi biến mất. Nghe nói ông từ bé sinh ra đã hình Kim chất Mộc, đạo cốt thần tiên, đầu hạc lưng rùa, mình hổ hàm rồng, mắt phượng nhìn trời, lông mày rủ xuống, cổ mảnh má cao, trán rộng thân tròn, sống mũi chính trực, sắc mặt trắng hồng, cuối lông mày trái có một nốt ruồi đen. Ông từ nhỏ đã thông minh nhanh trí, xuất khẩu thành thơ. Khi trưởng thành thân dài tám thước hai tấc. Mặt mũi tươi cười, để râu dài, thích quàng khăn Hoa Dương. Hình dáng trông rất giống Trương Tử Phòng. Vào những năm Hội Xương nhà Đường, ông vâng mệnh phụ mẫu đến Trường An dự thi. Một ngày nọ, khi đang ở Trường An uống rượu lúc thanh nhàn, ông gặp một đạo sĩ áo xanh, mình choàng áo trắng, tay cầm bút viết lên tường ba bài thơ tứ tuyệt như sau:

Bài thứ nhất nói rằng:

Tọa ngọa trường huề tửu nhất hồ,
Bất giáo song nhãn thức Hoàng Đô,
Càn khôn hứa đại vô danh tính,
Sơ tán nhân gian nhất trượng phu.

Nghĩa là:

Dù nằm hay ngồi vẫn mang theo một bầu rượu,
Không bảo đôi mắt trông thấy kinh thành Trường An,
Càn khôn vũ trụ rộng lớn không có danh tính,
Rải rác ở chốn nhân gian một đấng trượng phu.

Bài thứ hai nói rằng:

Đắc Đạo chân Tiên bất dịch phùng,
Kỷ thời quy khứ nguyện tương tòng,
Cổ ngôn trụ xứ liên thương hải,
Biệt thị Bồng Lai đệ nhất phong.

Nghĩa là:

Bậc chân Tiên đắc Đạo không dễ mà gặp được,
Khi nào mong muốn trở về xin nguyện đi theo,
Lời xưa nói họ ở nơi biển cả xanh thẳm,
Hay là ở ngọn núi cao nhất chốn Bồng Lai.

Bài thứ ba nói rằng:

Mạc yếm truy hoan tiểu ngữ tần,
Tầm tư ly loạn khả thương thần,
Nhàn lai khuất chỉ tòng đầu số,
Đãi đáo thanh bình hữu phàm nhân.

Nghĩa là:

Đừng mãi hài lòng với vui vẻ và hạnh phúc,
Nghĩ ngợi nhiều có thể làm thương tổn tinh thần,
Vui vẻ bấm ngón tay và thuận theo số phận,
Chờ đợi buổi thanh bình trong cõi phàm trần này.

Lã Động Tân kinh ngạc trước tướng mạo cổ quái, ý thơ phiêu dật của người ấy và tiến lên hành lễ. Vị đạo sĩ nói: “Trước tiên ngươi ngâm bài thơ thứ nhất để ta xem chí ngươi thế nào”. Lã Động Tân tiện tay tiếp bút viết:

Sinh tại Nho gia ngộ thái bình
Huyền anh trọng trệ bố y khinh
Thùy năng thế thượng tranh danh lợi
Dục sự Thiên Hoàng thượng Ngọc Thanh

Nghĩa là:

Sinh tại gia đình nhà Nho, gặp cảnh thái bình
Đã quen với áo vải, coi thường cảnh lụa là
Tại sao con người thế gian tranh giành danh lợi?
Ta phục vụ Thượng Đế ở trên điện Ngọc Thanh

Đạo sĩ xem xong bài thơ rồi nói: “Ta là Vân Phòng tiên sinh, ngụ tại Hạc Lĩnh núi Chung Nam, ngươi có muốn theo ta đi tu Đạo không?” Lã Động Tân đã không nhận lời.

Tuy nhiên, Vân Phòng và Lã Động Tân ở cùng một phòng trọ với nhau. Khi Vân Phòng đang nấu cơm, Lã Động Tân đột nhiên ngủ mê mệt. Ông có một giấc mơ rằng ông đỗ làm Trạng Nguyên, nhậm một chức quan lớn ở triều đình, và cưới hai người con gái của một gia đình giàu có. Trong giấc mơ ấy ông có nhiều thê thiếp, người hầu và con cháu. Khoảng 40 năm sau, ông trở thành Thừa Tướng, đảm nhiệm chức vụ quan trọng bậc nhất trong triều đình tròn một thập niên. Tuy nhiên, ông đã vô ý phạm phải trọng tội, cuối cùng phải lìa vợ xa con, lưu lạc nơi núi rừng hoang dã, đơn độc một mình, khốn khổ tiều tụy. Khi đang cưỡi ngựa giữa cơn gió tuyết, ông thở dài cảm thán thì đã thấy mình thức dậy bên cạnh nồi cơm đang nấu. Vân Phòng cười và tụng hai câu thơ:

Hoàng lương do vị tục
Nhất mộng đáo hoa tư

Nghĩa là:

Nồi cơm còn chưa chín
Giấc mộng đã mơ xong

Lã Động Tân thất kinh, hỏi: “Tiên sinh có biết giấc mộng của tôi có nghĩa là gì không?” Vân Phòng đáp: “Giấc mộng vừa rồi của ngươi, thăng trầm muôn vẻ, vinh nhục đa đoan. Năm mươi năm không là gì hết, chỉ trong nháy mắt. Do vậy, được mất trong cuộc sống ngắn ngủi này không có nghĩa lý gì cả. Thế nhân phải kinh qua quá trình đại triệt đại ngộ, mới hiểu ra rằng nhân thế chẳng qua chỉ là một giấc mộng dài mà thôi”. Lã Động Tân cảm ngộ, nhận ra rằng giấc mộng trên là một điểm hóa. Vân Phòng khảo nghiệm ông bằng cách nói: “Cốt khí ngươi chưa hoàn thiện, vẫn còn chưa đủ phẩm chất của một vị Tiên, ngươi phải hoàn tất mấy đời tu luyện mới được”. Nói xong bèn ra đi, Lã Động Tân sau đó bỏ sự nghiệp nhà Nho đi quy ẩn.

Sau khi đi theo Vân Phòng, Vân Phòng có mười khảo nghiệm cho Lã Động Tân.

Khảo nghiệm thứ nhất:

Một lần nọ, Lã Động Tân trở về nhà sau khi đi xa, ông thấy rằng tất cả gia đình mình đã chết vì bệnh tật. Lã Động Tân không hối hận vì sự ra đi của mình. Ông chỉ chuẩn bị quan tài để hỏa táng. Nhưng bỗng nhiên tất cả gia đình ông trở về, không bệnh không tật.

Khảo nghiệm thứ hai:

Lã Động Tân đi lên thị trấn bán hàng. Sau khi đã thỏa thuận xong về giá cả, bên mua đột nhiên trở mặt và chỉ trả nửa giá tiền. Lã Động Tân không hề tranh cãi với người mua hàng, chỉ nhận tiền rồi rời đi.

Khảo nghiệm thứ ba:

Một ngày nọ, khi Lã Động Tân đang chuẩn bị rời khỏi nhà thì có một kẻ ăn mày dựa vào cửa nhà ông xin của bố thí. Lã Động Tân lập tức đưa cho ông ta một chút tiền. Tuy nhiên, người ăn mày vẫn tiếp tục đòi tiền và còn mắng chửi ông bằng những lời lẽ khó nghe. Lã Động Tân chỉ mỉm cười và cảm ơn người ăn mày.

Khảo nghiệm thứ tư:

Lã Động Tân đang chăn cừu trên một sườn núi thì đột nhiên một con hổ đói chạy tới truy cản đàn cừu. Lã Động Tân lùa đàn cừu trở lại xuống núi, lấy thân mình ngăn con hổ lại để cứu đàn cừu. Con hổ đói bỏ đi.

Khảo nghiệm thứ năm:

Khi Lã Động Tân đang đọc sách trong lều cỏ ở trên núi thì một thiếu nữ xinh đẹp tầm mười bảy, mười tám tuổi bước tới, dung mạo tuyệt trần. Cô nói rằng cô đã bị lạc trên đường trở về nhà mẹ đẻ, trời lại sắp tối, tứ chi vô lực, nên muốn xin tá túc một đêm. Lã Động Tân bằng lòng cho cô gái ở lại. Đêm hôm ấy cô gái tìm mọi cách quyến rũ Lã Động Tân, ép Lã Động Tân ngủ cùng mình. Lã Động Tân không hề động tâm. Sau ba ngày liên tiếp như vậy mà không thành công, cô gái rời đi.

Khảo nghiệm thứ sáu:

Một ngày kia, Lã Động Tân rời nhà ra ngoài thành, đến khi trở lại thì đã thấy nhà của mình bị trộm đột nhập. Kẻ trộm lấy đi mọi thứ, không để lại chút gì, bao nhiêu công sức làm lụng trước đây của ông đều đổ sông đổ bể cả. Lã Động Tân không hề giận dữ chút nào, vẫn tiếp tục tự mình cày cấy nuôi thân. Một ngày nọ, khi đang cày đồng, ông đào được mười thỏi vàng. Ngay lập tức, ông chôn lại chúng xuống mà không mảy may lấy một mẩu vàng nào.

Khảo nghiệm thứ bảy:

Lã Động Tân gặp một người bán đồng và mua về một vài miếng đồng. Tuy nhiên đến khi trở về nhà, ông thấy rằng chúng đều biến thành vàng. Ông lập tức tìm lại người bán đồng ấy và trả lại toàn bộ số vàng.

Khảo nghiệm thứ tám:

Một đạo sĩ điên rao bán thuốc ngoài chợ, nói rằng ai uống thuốc vào sẽ lập tức chết ngay và sau đó chuyển sinh để đắc Đạo. Mười ngày trôi qua mà không có ai mua thuốc ấy. Lã Động Tân đến mua thuốc, đạo sĩ nói: “Ông hãy chuẩn bị hậu sự đi”. Tuy nhiên sau khi uống thuốc, Lã Động Tân vẫn bình an vô sự.

Khảo nghiệm thứ chín:

Đó là một ngày mùa Xuân, nước sông ngập lụt khắp hai bên bờ và Lã Động Tân ngồi thuyền vượt sông với một nhóm người. Khi họ đi tới giữa dòng sông, đột nhiên sóng lớn nổi lên, tất cả mọi người trên thuyền mười phần sợ hãi. Tuy nhiên Lã Động Tân vẫn ngồi ngay ngắn bất động.

Khảo nghiệm thứ mười:

Lã Động Tân đang ngồi trong phòng thì đột nhiên trước mặt ông xuất hiện vô số ma quỷ hình thù kỳ dị. Một số muốn đánh, một số muốn giết ông, nhưng Lã Động Tân vẫn không sợ hãi. Và rồi ông thấy mười con quỷ dạ xoa tới, áp giải một tử tù, máu me nhễ nhại, khóc nói: “Kiếp trước ông đã giết tôi, hôm nay ông phải trả lại mạng sống cho tôi”. Lã Động Tân trả lời: “Giết người phải đền mạng”. Nói rồi tìm ngay một con dao để tự kết liễu, đột nhiên thấy trên không trung có tiếng hét to, quỷ thần đều biến mất. Một người vỗ tay cười lớn hạ từ trên không trung xuống, đó chính là Vân Phòng, ông nói: “Ta đã khảo nghiệm ngươi mười lần, ngươi vẫn bất động tâm, như vậy có thể thấy ngươi đắc Đạo thành Tiên được rồi đó.”

Sau đó Lã Động Tân đi theo Vân Phòng lên Hạc Lĩnh núi Chung Nam, nơi Vân Phòng dạy ông toàn bộ bí quyết tu Đạo thực sự. Không lâu sau, Thanh Khê Trịnh Tư Viễn và Thái Hoa Thi Chân nhân đằng vân tới từ hướng Đông Nam. Sau khi thăm hỏi lẫn nhau, họ cùng nhau ngồi xuống. Thi Chân nhân hỏi: “Đứng ở bên cạnh đây là ai vậy?” Vân Phòng đáp: “Là con của Lã Hải Châu”. Dứt lời ông bảo Lã Động Tân bái kiến hai vị Tiên. Sau khi hai vị Tiên rời đi rồi, Vân Phòng nói với Lã Động Tân: “Ta phải vào chầu Thượng Đế, đến lúc dâng biểu sẽ nói rõ công đức của ngươi, để ngươi được liệt vào hàng Tiên. Ngươi không cần phải ở đây mãi, mười năm sau ta sẽ gặp lại ngươi ở Động Đình hồ”. Rồi ông trao cho Lã Động Tân Linh Bảo Tất Pháp cùng một vài viên linh đan. Lúc này hai vị Tiên tay cầm thẻ vàng, bảo ấn đưa cho Vân Phòng, nói: “Thượng Đế hạ chiếu rằng cung trời Cửu Thiên Kim còn thiếu một vị Tiên, ông phải khởi hành ngay thôi.” Vân Phòng nói với Lã Động Tân: “Ta vâng mệnh lên chầu Thượng Đế, ngươi ở nhân gian tự mình thu xếp, tu công lập đức, đến lúc ấy thì ta và ngươi giống nhau.” Lã Động Tân bái lần nữa và nói: “Chí hướng của tôi khác với của Tiên sinh, tôi phải gắng sức độ thiên hạ chúng sinh, rồi mới đi lên”. Sau đó Vân Phòng cưỡi mây từ từ bay đi mất.

Động Tân ngao du phía Nam đến sông Lễ Thủy, khi lên lầu chuông ở núi Lư Sơn, ông gặp Chúc Dung Quân. Chúc Dung Quân nhân đó truyền thụ cho ông Thiên Độn Kiếm pháp, nói: “Ta là Đại Long Chân quân, trước đây từng cầm kiếm này trảm tà ma, nay đưa cho ông chấm dứt phiền não”.

Sau đó, Lã Động Tân dạo chơi bên sông Hoài, giết chết một con giao long lớn để thử thanh linh kiếm. Mười năm sau, ông tới hồ Động Đình, leo lên lầu Nhạc Dương, Vân Phòng đột nhiên từ trên trời đáp xuống, nói: “Ta đến để thực hiện lời hẹn ước, Thượng Đế đã có chỉ cho phép toàn bộ gia quyến ngươi ở tại Kinh Sơn Động Phủ trên thiên đàng, tên của ngươi đã được liệt vào cung Ngọc Thanh”.

Truyền thuyết kể rằng Lã Động Tân sau đó ẩn hiện trong hơn 400 năm ở thế gian, thường vui chơi ở vùng sông núi Hồ Bắc, Hồ Nam, đặc biệt vùng gần sông Dương Tử và sông Hoài. Trong những năm Chính Hòa đời Tống Huy Tông, Lã Động Tân được tôn là “Hảo Đạo Chân nhân”.

Một người tu luyện phải có thể chịu được đủ loại động chạm đến tâm linh, khảo nghiệm được và mất trong lợi ích cá nhân, để xem liệu người đó có kiên định tu luyện với tâm hướng Thiện hay không. Lã Động Tân đã phải vượt qua mười quan, mỗi một quan đều liên quan đến lợi ích cá nhân, thậm chí nguy hiểm đến sinh mệnh. Tuy nhiên bằng chính niệm, ông đều vượt qua tất cả!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/6/23/6823.html
http://pureinsight.org/node/1052

Một số chuyện thần kỳ trên con đường tu luyện của tôi

Một số chuyện thần kỳ trên con đường tu luyện của tôi
Tác giả: Tịnh Tu

[Chanhkien.org] Tôi đã không tinh tấn kể từ khi bắt đầu tu luyện. Tuy nhiên, tôi đã trải nghiệm nhiều sự việc thần kỳ. Ở đây, tôi muốn chia sẻ để chúng ta thấy rằng Đại Pháp là siêu thường và thù thắng. Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể phủ nhận tất cả những ai bài của cựu thế lực và làm tốt ba việc. Bằng cách cứu độ ngày càng nhiều chúng sinh hơn, chúng ta sẽ bước đi tốt trên con đường được Sư phụ an bài.

Tôi lạc đường và được Sư phụ đưa về nhà

Kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, các học viên đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để chứng thực Pháp. Một đêm nọ, tôi lấy một vài tấm áp phích mang dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân Thiện Nhẫn hảo” và đem dán ở một vùng nông thôn. Trời rất tối, nhưng tôi đã dán chúng ở bất cứ đâu có cột điện. Con đường mấp mô không thể ngăn cản tôi và tôi không sợ cả nơi nghĩa địa. Tôi phải mất một thời gian khá lâu để dán hết chỗ áp phích. Tuy nhiên, khi muốn trở về nhà, tôi thấy rằng mình đã bị lạc. Tôi không biết mình đang ở đâu, và không biết phải đi đường nào. Dù vậy, tâm tôi vẫn rất thuần tịnh và chỉ có một niệm: “Sư phụ, con đã bị lạc.” Khi ấy, tôi cảm thấy mắt mình như nhắm lại và đầu óc tôi trống rỗng. Tôi mở mắt ra và thấy rằng mình đã ở một nơi khác – không còn là nơi tôi bị lạc nữa. Ở nơi đây, tôi có thể thấy ánh sáng và những ngôi nhà thấp thoáng ở không xa. Tôi nghĩ rằng mình nên đi hỏi đường. Sau khi bước một vài bước, tôi nhận ra rằng đây là một cửa hàng cạnh nhà tôi, và tôi biết rằng Sư phụ đã đưa tôi về nhà sau khi bị lạc. Nước mắt chảy dài trên má tôi.

Nhiều năm đã trôi qua, nhưng sự kiện thần kỳ này vẫn còn rõ ràng trong trí nhớ của tôi.

Pháp thân của Sư phụ luôn đi theo tôi

Trong một thời gian, tôi có rất nhiều chấp trước và quan niệm con người. Tôi thường đi phàn nàn với những người thường. Một ngày nọ, khi bước đi ngang qua một đống rác, tôi ngửi thấy một mùi thơm, như thể có ai đó đang đốt hương vậy. Tôi nhìn quanh nhưng không thấy gì cả. Mùi thơm đó đi theo tôi trong một khoảng thời gian dài, và sau đó, tôi nhận ra rằng chính là Pháp thân của Sư phụ đã đi theo tôi. Khi có chấp trước, tôi không học Pháp, tu luyện bản thân hay chia sẻ với các bạn đồng tu, mà lại tìm người thường để phàn nàn. Hành vi này không phải là tu luyện. Vì vậy kể từ đó, tôi không còn dựa dẫm vào người thường để giải quyết các vấn đề tu luyện của bản thân mình nữa.

Sư phụ giúp tôi dậy sớm buổi sáng để luyện công

Tôi thường ngủ quá giấc sau khi bắt đầu tu luyện và đôi khi bỏ tập công buổi sáng. Một ngày nọ khi đang ngủ, tôi trông thấy một Pháp Luân lớn màu trắng đang xoay chuyển và tiến về phía tôi với một âm thanh lớn. Tôi lập tức thức dậy và thấy rằng đã đến giờ luyện công buổi sáng. Tôi biết rằng Sư phụ đã giúp đánh thức tôi.

Một lần khác, khi tôi đang ngủ, ai đó tát vào mặt tôi và nói: “Vẫn đang ngủ à?” Tôi cảm thấy má tôi đau và có một Pháp Luân quay ở đó. Tôi thức dậy và nhìn đồng hồ. Đã đến giờ luyện công buổi sáng.

Nhiều năm đã trôi qua và tôi vẫn còn nhớ mãi những sự việc thần kỳ này.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2011/2/2/71554.html
http://pureinsight.org/node/6096

14 tháng 2 2011

Phiếm đàm về «Tây Du Ký»

Tác giả: Một lạp tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Cá nhân tôi cho rằng xét theo nội dung mà nói thì «Tây Du Ký» là tác phẩm văn học cổ điển xuất sắc nhất Trung Quốc. Sư Tôn tại «Pháp Giải» giảng rằng «Tây Du Ký» “đã miêu tả một quá trình tu luyện rất sinh động” (không nguyên văn). Tôi trước khi tu luyện Đại Pháp rất thích đọc «Tây Du Ký» bởi vì nội dung tả rất sinh động, rất náo nhiệt. Sau khi tu luyện Đại Pháp, xem lại «Tây Du Ký», phát hiện thấy trong đó giảng rất nhiều đạo lý tu luyện. Chỉ là những thứ về tu luyện trong quá khứ thì không thể nói minh bạch mười phần một cách dễ dàng được, đều là để xem ngộ tính người ta ra thế nào. Xem cách nói trong «Tây Du Ký» rồi mới thấy Sư Tôn thật từ bi biết nhường nào, hết thảy đều đem ra nói rõ ràng minh bạch.

Hồi 1 «Tây Du Ký» có tên là “Linh căn dục dựng nguyên lưu xuất; Tâm tính tu trì đại Đạo sinh” – “Gốc thiêng khai mở nguồn rộng chảy; Tâm tính tu trì Đạo lớn sinh”, trên thực tế tiêu đề này cũng giảng vài vấn đề, một là căn cơ của người tu luyện là rất trọng yếu, người căn cơ tốt tu luyện dễ dàng hơn, hai là vạch rõ tôn chỉ “tu luyện tâm tính” mới có thể đắc Đạo.

Vấn đề “Tu luyện tâm tính” này trong «Tây Du Ký» có đề cập ở rất nhiều chỗ, tuy nhiên đều không nói rõ, ví như Tôn Ngộ Không xuất gia theo Bồ Đề Tổ sư tu luyện, trong «Tây Du Ký» nói Bồ Đề Tổ sư ở tại “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động“. Thời cổ đại, “Linh Đài” và “Phương Thốn” đều là chỉ “Tâm”, cũng như hiện nay người ta nói “Phương Thốn dĩ loạn” chính là chỉ tâm người ấy đã bị loạn rồi; “Tà Nguyệt Tam Tinh” là một câu đố chữ, đáp án chính là chữ “Tâm”, bởi vì chữ “Tâm” (心) có ba “điểm” giống ba đốm nhỏ (“Tinh”), “Tà Nguyệt” (trăng khuyết) chính là chỉ nét bút phần dưới chữ “Tâm”. Nói tóm lại, địa danh này chính là chữ “Tâm”, ám chỉ Ngộ Không tu thành tại nơi này, cũng chính là do tu tâm mà thành. Trên đường sang Tây phương thỉnh kinh của Đường Tăng, liên tục gọi Tôn Ngộ Không là “Tâm Viên”, trong 100 hồi «Tây Du Ký», chữ “Tâm Viên” trong tiêu đề xuất hiện tới hơn 10 lần, thực ra cũng ngụ ý là chỉ thẳng chữ “Tâm” này khi bảo hộ Đường Tăng tu thành chính quả.

«Tây Du Ký» Hồi thứ 98, “Viên thục Mã thuần phương thoát xác; Công thành hành mãn kiến chân Như” – “Vượn thục Ngựa thuần nay thoát xác; Công thành viên mãn gặp chân Như [Lai]“, nói bốn thầy trò Đường Tăng trải qua hết ma nạn, tới Tây Thiên. Trong đó nói:

“Tam Tạng tỉnh ngộ ra, vội quay người lại cảm tạ ba đồ đệ, Hành Giả nói: ‘Hai bên chẳng phải tạ ơn nhau, bởi cả hai cùng giúp nhau đấy chứ. Chúng con nhờ sư phụ được giải thoát, mượn đường lối tu hành, may thành chính quả; còn sư phụ nhờ chúng con hộ vệ mà giữ giáo Già Lam (chỉ Phật giáo), thoát khỏi thai phàm.’”

Ở đây Tôn Ngộ Không đã nói rất minh bạch, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Hòa Thượng đều sở hữu thần thông, Tôn Ngộ Không chỉ cân đẩu vân một cái là có thể đến Linh Sơn gặp Phật, nhưng Phật sẽ không cấp chân kinh cho, phải bảo hộ Đường Tăng sang Tây Thiên mới có thể lấy được chân kinh, họ mới có thể chứng đắc quả vị, cũng là nói tu luyện ắt phải có thân người.

Trong «Tây Du Ký» đã nói ra rất nhiều đạo lý, ở đây chỉ xin liệt kê một số, lấy một hai ví dụ điển hình.

Tại Hồi 1 có đoạn thoại như sau:

“Mỹ Hầu vương hưởng phúc vui vẻ, thoắt đã ba bốn trăm năm. Một hôm, Hầu vương đang cùng bạn bè yến tiệc vui vẻ, bỗng nhiên phiền não, nước mắt giàn giụa. … Hầu vương nói: ‘Ta tuy trong lúc vui thích, nhưng có một điều phải lo xa, cho nên phiền não … ‘Ngày nay tuy không phải theo pháp luật của vua chúa, không sợ oai quyền của muông thú, nhưng một mai tuổi già sức yếu, lão Diêm vương vẫn ngấm ngầm quản lý. Một ngày kia chết đi, chẳng hóa uổng công sinh ở thế gian, không được hưởng mãi phúc Trời ư?” … Bỗng trong ban bệ, một con vượn lưng thẳng nhảy ra, lớn tiếng thưa rằng: ‘Đại vương biết lo xa như thế, vậy là Đạo tâm đã khai phát rồi đấy! … ‘Đó là ba bậc: Phật, tiên và thần thánh, thoát khỏi luân hồi, không sinh không diệt, thọ ngang cùng Trời Đất, sánh cùng núi sông’. Hầu vương nói: ‘Ba bậc ấy ở đâu?’ Con vượn thưa: ‘Họ ở ngay trong thế giới Diêm Phù này (chỉ thế giới con người), những nơi động cổ, núi tiên’. Hầu vương nghe nói, trong lòng thỏa mãn vui mừng nói rằng: ‘Ngày mai ta sẽ từ giã các ngươi xuống núi, đi khắp góc biển chân trời, quyết tâm tìm cho được ba đấng ấy, học lấy phép trường sinh bất lão, để tránh nạn Diêm vương’. Ôi! Câu nói đó thúc giục vượt qua lưới luân hồi, làm thành Tề Thiên Đại Thánh!”

Những phần phô diễn ở trước chính là để dẫn xuất ra câu tối hậu này: “Ôi! Câu nói đó thúc giục vượt qua lưới luân hồi, làm thành Tề Thiên Đại Thánh!“, trong đó bao hàm một tầng ý nghĩa mà Sư Tôn đã giảng còn rõ ràng minh xác hơn nữa trong «Chuyển Pháp Luân», chính là “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới“. Tôn Ngộ Không đã xuất ra tâm tu Đạo, do vậy sau này mới nói “làm thành Tề Thiên Đại Thánh”.

Sư phụ trong «Pháp Luân Phật Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội đầu tiên ở Bắc Mỹ» nói:

“Bồ Tát chỉ là giúp Phật làm những việc độ chúng sinh. Bồ Tát được nói là độ nhân lên thế giới của chính mình, Ngài không có thế giới, Ngài ở trong thế giới của Phật, Ngài có thể tùy tiện độ nhân mà không cần hỏi Phật hay không, chẳng phải là đạo lý này hay sao? Nếu Phật cần độ nhân, Ngài chỉ giúp làm những việc cụ thể, chính là loại quan hệ này.” (bản dịch không chính thức)

«Tây Du Ký» Hồi thứ 8, “Phật Tổ tạo kinh truyền Cực Lạc; Quan Âm phụng chỉ đến Trường An”, có miêu tả rằng Phật Như Lai nói Ngài có ba tạng Đại thừa chân kinh “Nay làm sao có được một người có Pháp lực sang Đông Thổ tìm một thiện tín, bảo người ấy chịu đựng gian khổ vượt qua muôn núi nghìn sông đến chỗ ta cầu lấy chân kinh, mãi mãi lưu truyền nơi Đông Thổ, khuyến hóa chúng sinh, thì đó là một phúc duyên, cao rộng như núi, thiện sâu như bể vậy. Có ai dám chịu đi một chuyến không?” Sau đó Quan Âm Bồ Tát thỉnh Phật xin sang Đông Thổ tìm người lấy kinh. Phật Như Lai nói: “Chuyến đi này phải đi trên mặt đường, không được đi tít trên tầng mây. Mắt cần phải để ý sông núi, ghi nhớ kỹ càng đường xá xa xôi thế nào mà ân cần dặn dò lại cho người lấy kinh.” Quan Âm Bồ Tát trên đường đi giúp Đường Tăng thu ba đồ đệ Tôn Ngộ Không, lại an bài đường tu luyện cho Đường Tăng. Mà mỗi khi Đường Tăng có nạn đa số cũng lại là Quan Âm Bồ Tát giải cứu. Theo giải thích của tôi thì chính là giảng quan hệ như vậy.

Còn một chuyện nữa, đó là lúc ấy đọc «Tây Du Ký» xem không hiểu. Hồi thứ 12 “Huyền Trang bỉnh thành kiến đại hội; Quan Âm hiển tượng hóa Kim Thiền”, trong đó nói khi Đường Thái Tông ngự tiền, Quan Âm Bồ Tát hiện chân thân điểm hóa Đường Tăng sang Tây Thiên, có một bài tụng rằng:

“Gửi vua Đường đáng kính,
Tây Phương có diệu kinh,
Đường mười tám nghìn dặm,
Đại thừa ân cần dâng.
Kinh này về thượng quốc,
Siêu độ cho chúng sinh.
Nếu ai chịu đi thỉnh,
Cầu chính quả kim thân.”

Câu đầu tiên “Gửi vua Đường đáng kính” khiến tôi có đôi chút suy ngẫm, vì xét theo tình hình bấy giờ, Quan Âm Bồ Tát là Thần mà “vua Đường” tức Đường Thái Tông là Hoàng đế tại nhân gian, cùng ở trong người thường, chữ “đáng kính” ở đây là người dưới báo cáo người trên, tựa như bề tôi tâu lên Hoàng đế vậy, vì sao Quan Âm Bồ Tát lại dùng chữ này với Hoàng đế Thái Tông? Sau này đọc «Hồng Ngâm» của Sư phụ mới ngộ ra, tôi tin rằng là đệ tử Đại Pháp thì đều minh bạch cả.

Sau khi tu Đại Pháp, xem trong «Tây Du Ký» có rất nhiều tả pháp đọc một cái đã hiểu liền, bởi vì Đại Pháp bao hàm nội hàm vượt rất xa những đạo lý giảng trong «Tây Du Ký». Bàn về «Tây Du Ký» không phải là mục đích, mục đích là để nói «Tây Du Ký» càng làm nổi bật cuốn sách trời chân chính của Đại Pháp là «Chuyển Pháp Luân». Câu nào cũng là chân lý, câu nào cũng đều hàm chứa thiên cơ, thật đáng cho chúng ta trân quý bội phần.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2001/7/20/11012.html

08 tháng 2 2011

Chúc mừng năm mới tới tất cả



Chúc mừng năm mới tới tất cả.

Pháp Luân Đại Pháp tốt,
Chân Thiện Nhẫn tốt.