27 tháng 2 2011

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (I)

Bình «Tây Du Ký» từ góc độ người tu luyện (I)

Tác giả: Kim Cung

[Chanhkien.org]

Lời nói đầu:

«Tây Du Ký» được người ta ca ngợi là tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc đứng đầu với ngôn ngữ sinh động, tình tiết ly kỳ, hấp dẫn và huyền ảo. Bản thân tôi từ nhỏ rất ham mê các tình tiết trong «Tây Du Ký», càng đọc càng thấy hay. Hiện nay đã là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đọc lại sách này thấy vẫn có cảm thụ tâm đầu, cũng minh bạch rất nhiều đạo lý huyền diệu mà khi trước chưa tu luyện không thể lĩnh hội. Rất nhiều đồng tu đối với tác phẩm này cũng có ít nhiều kiến giải, đọc xong tôi cũng thấy được mở mang. Trước tiên xin phân tích tỉ mỉ một số chỗ trong cuốn sách, mong các đồng tu cộng hưởng.

(1)

Phàm đã là người tu luyện Đại Pháp, trong Pháp có thể ngộ được khá nhiều. Giờ chúng ta bỏ qua pháp sư Huyền Trang trong chính sử mà chỉ tập trung vào các sự tình trong «Tây Du Ký». Là người tu luyện, chúng ta đều biết rằng có tồn tại không gian khác, sinh mệnh ở không gian khác cũng có phương thức tu luyện của họ, bản thân tôi cho rằng «Tây Du Ký» miêu tả quá trình tu luyện của pháp sư Huyền Trang ở không gian khác.

Khúc dạo đầu «Tây Du Ký» đã dành một đoạn khá dài giới thiệu về khởi nguồn của tiểu vũ trụ chúng ta, cũng đề cập tới kết cấu vũ trụ lớn hơn trong đại không gian, minh xác tả lại “tứ đại bộ châu” trong thiên hạ. Người viết tiểu thuyết nói Thạch Hầu ở Đông Thắng Thần Châu, sinh ra từ hòn đá tiên ở Hoa Quả Sơn, chủ mạch mười châu, do vậy sau này Như Lai gọi là “Linh minh Thạch Hầu”. Cũng là nói Thạch Hầu là linh thai do Thiên Địa hóa dục mà thành, tự nhiên Trời sinh đã phù hợp với đặc tính vũ trụ, cũng chính là căn cơ rất cao. Sau khi vào Thủy Liêm động, Thạch Hầu được chúng khỉ phàm xưng là Vương, cũng biết là không cùng một loại khỉ phàm. Sau khi hưởng lạc mấy trăm năm, Mỹ Hầu vương lại có thể tự biết sinh mệnh vô thường, càng tỏ rõ ngộ tính rất cao. Mỹ Hầu vương không luyến tiếc Vương vị, không tham hưởng lạc, kiên quyết ra đi tầm Đạo. Bôn ba lặn lội đến Tây Ngưu Hạ Châu gặp được Bồ Đề Tổ sư, được đặt tên húy, bái được chân sư. Theo Tổ sư, Thạch Hầu dần dần có công năng thông hiểu quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy Tổ sư là chân tiên của Đạo gia, nhưng lại đặt Thạch Hầu tên “Ngộ Không”, thuộc về Phật gia, cũng ám chỉ rằng Thạch Hầu cuối cùng rồi sẽ đắc chính quả tại Phật gia.

Sau khi Ngộ Không nhập môn được bảy, tám năm, Tổ sư chỉ dạy lễ tiết và làm việc, chứ không đề cập gì đến tu luyện; Ngộ Không biết được hiện trạng, cần cù khiêm tốn, không hề có tâm ủy khuất hoặc tranh đấu. Hoặc là Tổ sư biết Ngộ Không căn cơ thâm hậu, tâm tính rất cao; khi đăng đàn giảng Đạo ông đã biết Ngộ Không ngộ tính minh mẫn, nên mới lấy các thế gian tiểu đạo là “Lưu”, “Tĩnh” và “Động” để thử tâm Ngộ Không, xem có chuyên nhất tu luyện hay không. Sau đó Tổ sư mới bí mật truyền cho chân lý tu luyện, coi Ngộ Không như đệ tử chân truyền.

Hoặc bởi vì Tổ sư có thần thông, thông Thiên thấu Địa, biết được tương lai Ngộ Không gặp phải đại họa, phạm tội tày trời, nên khi Ngộ Không tu xuất ra một số thần thông rồi, ngay lúc Ngộ Không bộc lộ tâm hiển thị, ông liền đuổi khỏi sư môn, cũng bảo Ngộ Không không được nói với ai tên thầy. Ngộ Không dù là “Linh minh Thạch Hầu”, Trời sinh căn cơ và tâm tính rất cao, nhưng khi tu luyện tại Đạo gia chưa hề chân chính tu luyện tâm tính, dù sao tâm tính bẩm sinh cũng có hạn, lại được khá nhiều công năng, hơn nữa xa rời sự ước thúc của Tổ sư, nên khi trở về tâm tính dần dần đi xuống. Dùng công năng tiểu thuật đến Ngạo Lai quốc thâu binh khí, tại Đông Hải cưỡng chiếm cây sắt thần, ỷ mạnh lấy mất áo giáp của người ta, cho dù tại thế gian thì cũng là phạm đại tội. Ngộ Không cho rằng có 72 phép thần thông biến hóa là có thể thoát khỏi thiên kiếp, được trường sinh, nhưng không thể hiểu rằng tiểu năng tiểu thuật không phải là chính quả, vẫn phải đọa luân hồi, bởi vậy nên mới bị Diêm vương đến bắt hồn. Chẳng ngờ thói ngỗ ngược đại phát, làm loạn Âm quy, sổ bộ sinh tử của loài khỉ chỉ một nét bút là xóa đi, lại thêm một phần tội danh nữa.

Ngọc Đế xuống chỉ hàng phục Thạch Hầu, Thái Bạch Kim Tinh xuống trần chiêu an. Chính Thần không muốn động binh, mà chỉ muốn cảm hóa Thạch Hầu, thu phục chính tâm, duyên quy chính pháp; chẳng ngờ Ngộ Không không biết trời cao đất dày, không chịu nhận chức chăn ngựa, nhất định muốn làm Tề Thiên Đại Thánh mới thôi. Thác Tháp Lý Thiên Vương không thu phục được, Thái Bạch Kim Tinh lại đến chiêu an với tâm kỳ vọng, thương hại sinh linh, dẫn Ngộ Không lên Trời lập làm Tề Thiên Đại Thánh. Kim Tinh là có ý tốt, nhưng không biết rằng tu luyện tâm tính chính là một điểm cũng không thể qua loa, dẫn đến cuối cùng Ngộ Không phá bàn đào, ăn kim đan, uống ngự tửu, làm loạn thiên đình, phải xuống hạ giới. Lúc này Ngộ Không đã nhập ma đạo, tâm tính rơi rớt rất thảm hại. Mười vạn thiên binh không bắt được Ngộ Không, có lẽ là do kiếp nạn của Thiên cung, hoặc là nạn của chúng Thần. Mặc dù Lão Quân dùng Kim Cương Trác đánh ngã được Ngộ Không, nhưng khi trong lò Bát Quái luyện được 49 ngày, Ngộ Không núp vào cung Tốn thoát được hỏa kiếp, cuối cùng đại náo thiên cung, phạm phải đại tội tày trời.

Phật Như Lai hàng phục Ngộ Không, ấy chính là ma cao một thước, Đạo cao một trượng. Phật dù sao cũng từ bi, dù Ngộ Không phạm tội tày trời cũng không tước đi mạng sống mà chỉ đè dưới Ngũ Hành Sơn để hoàn nghiệp, sau này quy y Phật gia đi lấy kinh.

(Còn tiếp)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/3/22/36123.html

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ