Văn hóa Thần truyền: Kính trọng Thần Phật với tấm lòng ngay thẳng chân thành
Bài của Trí Chân
[MINH HUỆ 22-7-2007] Mảnh đất Trung Quốc xưa kia được gọi là Thần Châu. Văn hóa Trung Quốc là do Thần truyền lại cho con người, cho nên trong lịch sử từ Thiên tử cho đến thần dân, tất cả đều lấy tín ngưỡng làm căn bản, xem đạo đức làm tôn chỉ, lấy sự kính trọng Trời Thần, tu thân tích Đức đặt ở vị trí trọng yếu. Kinh thư Thánh hiền có thể hướng dẫn cho con người tu dưỡng từ thể xác tới tinh thần, cung kính tuân theo cái lý của bậc Thánh hiền thì có thể được công đức và phúc báo.
Như trong thời kỳ Trinh Quán triều đại Đường Thái Tông, trường Hoằng Văn có học sỹ là Tiêu Đức Ngôn, thông hiểu kinh thư và sử sách, đặc biệt là “Tả thị Xuân Thu”, có trình độ tu dưỡng cao thâm. Mỗi khi ông mở sách “Ngũ kinh” đọc hoặc là khi giảng dạy, thì trước tiên tắm rửa thay quần áo, mũ áo gọn gàng sạch sẽ, ngồi ngay ngắn trang nghiêm, tuổi càng về già lại càng siêng năng và cung kính. Người khác khuyên ông: “Cụ tuổi cao rồi, cần gì phải tự làm khổ mình như thế?”. Tiêu Đức Ngôn trả lời: “Kinh thư là những lời dạy của Tiên Thánh lưu truyền lại, đối diện với những lời dạy bảo quý báu ấy làm sao có thể sợ khổ nhọc được?”
Sau này Đường Thái Tông nghe chuyện, rất ngưỡng mộ đức tính cung kính thận trọng của Tiêu Đức Ngôn, bèn hạ chiếu ra lệnh cho Tiêu Đức Ngôn để dạy dỗ cho Tấn Vương, còn phong cho ông làm Vũ Dương Huyện Hầu. Tiêu Đức Ngôn cả đời quý hiển, sống thọ đến 97 tuổi.
Kinh thư của Phật gia có thể giúp con người khai trí khai huệ, dạy con người sửa đổi hướng thiện, ăn năn hối lỗi, bỏ ác theo thiện, từ đó có được công đức vô lượng. Đối diện với kinh Phật, đầu tiên cần phải có tâm tri ân, hai tay sạch sẽ, bàn đọc sách cần thanh tịnh ngăn nắp, nội tâm cần phải thành kính, giống như là đang được bái kiến Phật vậy. Nhưng nếu càn rỡ bất kính, không biết kính sợ, tùy tiện khởi tâm khinh mạn, lưu giữ thiển kiến cố chấp của bản thân, tùy tiện nói những lời phỉ báng, thì có tội lỗi tày trời, sẽ phải chịu báo ứng khổ ải vô tận. Có một phần cung kính thì có thể tiêu được một phần nghiệp chướng, có mười phần cung kính, là có thể tiêu mười phần ác nghiệp, tăng thêm mười phần phúc đức và trí tuệ.
Ví dụ như vào triều đại nhà Tùy, ở Dương Châu có một vị hòa thượng hàng ngày tụng kinh Phật. Một ngày nọ, có mấy người đột nhiên bị chết, hồn bay về Âm phủ, Diêm vương mời chú sa di ngồi trên ngai vàng, tiếp đãi vô cùng cung kính, nhưng lại mời hòa thượng ngồi trên ghế bạc, đối đãi đơn giản sơ sài, làm cho vị hòa thượng đó vô cùng xấu hổ. Không lâu sau mấy người ấy đều sống trở lại. Hòa thượng bèn tới núi Kỳ Sơn thăm chú sa di, thỉnh giáo xem nguyên do vì sao lại như vậy. Chú sa di trả lời: “Mỗi khi tôi tụng kinh, thì luôn luôn mặc quần áo sạch sẽ, đốt hương thơm, cung kính mà tụng kinh”. Hòa thượng nói: “Tôi có tội quá lớn rồi, thường xuyên không chỉnh đốn tác phong khi tụng kinh, thân khẩu không tịnh, thật là quá không cung kính! Xấu hổ quá!”.
Có một người học trò tên là Cao Thiên Hữu, cùng với 2 người bạn học đến Giang Ninh dự thi. Thi xong, nghe nói trên núi Kê Minh có vị Thủ Nguyên thiền sư đạo hạnh cao thâm, thế là cùng nhau tới viếng thăm và thỉnh giáo. Thiền sư nói: “Mấy người các vị đều xứng đáng thi đậu, nhưng Cao Quân thì không thể đậu được, bởi vì lỗi lầm lấy kinh thư dùng làm cái gối”. Cao Quân cẩn thận ngẫm lại xem, nguyên là trong cái rương hành lý có kinh thư, khi ngủ anh đã dùng cái rương thay cho cái gối mà chưa thỉnh quyển kinh thư ấy ra ngoài. Cuối cùng đến khi yết bảng kết quả kỳ thi, quả nhiên là ứng nghiệm y như vậy.
Còn có một ghi chép như thế này: có một người học trò trẻ tuổi họ Trầm, tự cho là mình học giỏi. Một lần khi anh ta đọc sách ở trong một ngôi chùa cũ nát, nhìn thấy một quyển kinh trên bàn thờ Lục tổ, bèn lấy bút son tùy tiện viết lung tung lên chữ nghĩa của quyển kinh ấy. Sau khi về nhà chẳng bao lâu anh ta chết bất đắc kỳ tử. Anh ta về báo mộng cho cha mình, nói: bởi vì tội viết vẽ lung tung vào kinh Phật cho nên bây giờ bị phạt đày xuống địa ngục. Trên người anh ta bị gông cùm lửa cháy, đau khổ vô cùng. Bởi vậy anh ta xin cha đến ngôi chùa tiêu điều ấy, tìm cho ra cuốn kinh Phật, tẩy sạch những chỗ bôi quệt lung tung kia đi, thì anh mới có thể thoát khỏi sự trừng phạt khốn khổ. Người cha đau xót mãi, rồi nhanh chóng tới chùa tìm kiếm, quả nhiên tìm thấy cuốn kinh, bèn vội vàng gột sạch những chỗ viết vẽ tùy tiện, còn phát nguyện rằng sẽ in lại một bộ kinh ấy để lưu truyền, để cho người con đã chết được sám hối lỗi lầm.
Xưa nay một số người tài hoa xuất chúng, thậm chí có công lao sự nghiệp sáng lạn, nhưng bởi vì không biết tu tâm kính trọng Thần Phật, không ngờ rằng đến phút lâm chung tùy theo Nghiệp mà bị chuyển sinh trong nhiều nẻo luân hồi, không thể tự làm chủ kiếp phận của mình. Do vậy con người ta sống trên đời, ngoài việc cố gắng làm tròn chức phận của bản thân, thì còn cần phải tu tâm hướng thiện, bởi vì phản bổn quy chân mới là mục đích chân chính của đời người. Hôm nay, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền trên thế giới, đó là Pháp lớn cơ bản của vũ trụ, mỗi người chúng ta đều cần phải chiếu theo tiêu chuẩn đạo đức “Chân, Thiện, Nhẫn” mà sống và làm việc. Xin hãy biết quý trọng Đại Pháp, đối đãi đàng hoàng với kinh sách Đại Pháp, có chính tâm có thành ý, hiểu rõ được đạo lý “Cung kính được phúc, bất kính chịu tội” này.
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2007/9/22/163120.html
Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/11/14/91333.html
Đăng ngày 19-04-2010; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ