31 tháng 12 2009

Chúc mừng năm mới tới mọi người

Chúc mừng năm mới tới tất cả mọi người.

@gửi các đồng nghiệp Maritime Bank

Tối nay quyết toán hết năm rồi
Chúng ta túc trực chờ năm mới
Mỗi người một vẻ một niềm vui
An Khanh Thịnh Vượng tới mọi người.

31/12/2009.
daocuong

28 tháng 12 2009

Chuyện cổ Phật gia: Thần thông không thắng được nghiệp lực

Tác giả: Quả Chính

[Chanhkien.org] Phật Thích Ca Mâu Ni đã kể câu chuyện sau về Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất cho các đồ đệ của Ông nghe.

Một ngày, khi hai người tu đạo này đi ngang qua một thôn trang thì gặp một nhóm trẻ rất tinh nghịch. Những đứa trẻ quyết định trêu đùa họ. Một trong số chúng đứng giữa đường để chắn lối đi và hỏi: “Khi nào thì trời chuyển sang lạnh?”

”Bất luận là xuân, hạ, thu, đông, khi trời có gió và mưa thì sẽ chuyển sang lạnh”, người tu đạo đi trước cười đáp. Những đứa trẻ bèn tránh đường cho ông đi. Nhưng chúng chạy theo sau ông và chặn không cho người tu đạo thứ hai đi ngang qua. Một đứa trẻ hỏi người tu đạo đi sau: “Khi nào thì trời chuyển sang lạnh?” “Mùa đông là mùa lạnh do sự xoay chuyển của nhật nguyệt tinh tú (mặt trời, mặt trăng và các vì sao). Khi trái đất ở cách xa mặt trời trong mùa đông thì trời lạnh. Chỉ có những kẻ ngu si mới không biết điều đó.”

Sau khi nghe điều này, những đứa trẻ bèn ném đá vào người tu đạo đi sau này. Xá Lợi Phất là người đi trước và Mục Kiền Liên là người đi sau.

Trong số 16 đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là những nhân vật xuất chúng, đặc biệt là về thần thông của họ.

Mục Kiền Liên có thần thông thật phi thường. Khi ông đụng đầu ngón chân vào cung điện của Thiên Đế Thích, ông có thể làm cung điện rung chuyển, thậm chí là đổ sụp. Tại sao ông không vận dụng thần thông để đối phó với đám trẻ tinh nghịch này?

Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất thường đi cùng nhau. Họ đi lại giữa thiên đường và hạ giới, địa ngục và cõi súc sinh. Họ vận dụng thần thông để cứu độ người khổ nạn và giáo hóa các chúng sinh ngu si.

Một lần, họ đi xuống tận địa ngục vô gián. Ở đó cực kỳ nóng. Hơi nóng bốc lên từ chảo dầu đầy khắp bầu không khí trong địa ngục. Những kẻ khốn khổ phải chịu nhận hình phạt này đang khóc lóc và kêu la vì đau đớn. Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã làm mưa để giảm nhẹ sự thống khổ của họ trong một phút chốc.

Lúc ấy họ trông thấy một tội nhân, với thân thể thô đại cùng cái lưỡi lớn và rất dài. Năm trăm cái cày sắt nằm trên đầu lưỡi của ông ta. Ông ta đang dùng những cái cày được gắn trên lưỡi để cày một mảnh đất hoang. Máu tươi nhỏ giọt từ lưỡi của ông ta. Ngay khi người tội nhân trông thấy Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, ông ta chạy đến bên họ và khóc lóc: “Hai vị tôn giả, tôi tên là Bộ Lợi Nô, lúc còn sống là một giáo sĩ truyền tà giáo. Tôi chuyên thuyết tà pháp, phỉ báng Phật giáo, nên mới bị khổ báo thế này đây. Nếu các Ngài đi qua Nam Thiêm Bộ Châu (một trong bốn Châu lớn trên trái đất, theo Phật giáo), thỉnh các Ngài nói với những môn đồ của tôi rằng đừng thờ cúng những thứ tôi đặt trong tháp gỗ nữa. Nó sẽ chỉ làm tăng khổ báo của tôi thôi. Cũng xin các Ngài nói với họ rằng đừng phỉ báng Phật Pháp, theo tà giáo để lừa gạt chúng sinh nữa, nếu không sẽ theo dấu chân của tôi và bị đọa xuống nơi này, nghìn vạn lần van xin các Ngài.”

Sau khi rời khỏi địa ngục vô gián, hai vị tôn giả bèn trở lại thành Vương Xá, và gặp một nhóm ngoại đạo. Tất cả họ đều mang theo gậy chống, gậy lớn làm vũ khí để chặn đánh những người xuất gia. Xá Lợi Phất là người đi trước. Khi những kẻ ngoại đạo kia cầm vũ khí định đánh hai người, Xá Lợi Phất đã nói chuyện với họ bằng ngữ khí ôn hòa. Họ bèn dừng lại và để Xá Lợi Phất đi qua. Nhưng khi Mục Kiền Liên bước tới, họ lại giương vũ khí lên.

“Khoan đã!” Mục Kiền Liên giơ tay lên chặn họ lại và nói: “Hai chúng tôi vừa mới trở về từ ngục vô gián. Chúng tôi đã thấy sư phụ Bộ Lợi Nô của các ông phải chịu khổ báo cực đại như thế nào trong địa ngục. Ông ấy phải dùng lưỡi cày gắn trên lưỡi để cày đất. Máu tươi rỉ ra từ đầu lưỡi của ông ấy. Ông ấy đang phải chịu khổ báo cực đại. Ông ấy nhờ tôi chuyển lời tới các ông rằng hãy dừng phỉ báng Phật Pháp, tuyên truyền tà giáo, nếu không sẽ đi theo bước chân của ông ấy. Đồng thời các ông đừng có triều bái cái tháp gỗ thì mới có thể giảm bớt thống khổ cho ông ấy”. Mục Kiền Liên nói vậy là có hảo tâm muốn họ hối cải và tiêu trừ sự hằn thù giữa hai bên. Nhưng ngay khi ông vừa nói xong, đám ngoại đạo lao vào và tấn công ông vô cùng hung hãn.

“Đánh! Hắn phỉ báng sư phụ chúng ta. Đánh hắn. Đánh sa môn này!”

Gậy gỗ và gậy chống đập vào đầu Mục Kiền Liên như mưa, đến nỗi ông bị thương tích đầy mình.

Nhiều người trông thấy cảnh ngộ của Mục Kiền Liên bèn nảy sinh tâm nghi ngờ về thần thông của ông.

Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Thần thông của Mục Kiền Liên không phải là điều hư giả, ông có thể lên trời xuống đất, biến hóa khôn lường, thân thể không có chướng ngại, tự do tự tại. Năng lực thần thông của ông là bất khả tư nghị. Thần thông của Mục Kiền Liên không hề bị tiêu mất, nhưng khi đối mặt với nghiệp lực trước mắt, ông biết rằng nợ nghiệp thì tất phải hoàn trả. Đây là luật nhân quả, không ai có thể vi phạm. Khi nghiệp lực tới, người ta phải nhận nó; phù hợp với luật nhân quả mới là đạo lý. Mọi người đều cần phải hiểu rằng khi nghiệp lực tới, đừng cố gắng chạy trốn và mang tâm oán hận. Một người cần phải biết rõ rằng tạo nghiệp là đáng sợ như thế nào. Hãy tu luyện tinh tấn và cẩn thận với hành vi của chính mình.”

Mục Kiền Liên có sở trường về thần thông, nhưng ông đã không dùng nó để che đậy sai lầm của mình và tránh bị nghiệp báo. Ông đã nêu lên một tấm tương tốt cho chúng ta.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/7/4/38334.html

http://pureinsight.org/node/4094

Bài Được đăng trên tuần báo Chánh Kiến

07 tháng 12 2009

Chuyện tu luyện thời cổ đại: Hác Đại Thông tạc động tu Đạo

Bài viết của Lưu Kính Tùng

[MINH HUỆ 18-05-2007] Bởi vì tiểu thuyết võ hiệp đã rất phổ biến, nên nói về Toàn Chân thất tử mà một trong đó là Hác Đại Thông, tại Trung Quốc nói chung không ai là không biết. Sử sách ghi chép về Hác Đại Thông, tuyệt nhiên không có việc lỡ tay đánh chết lão bà bà, tương phản với những ghi chép ở lời tựa của Phùng Bích trong “Thái cổ tập” (có trong bộ “Chính thống Đạo tàng” được biên soạn vào thời Minh). Hác Đại Thông tại Ốc Châu (tức Triều Châu, nay thuộc tỉnh Hà Bắc) vân du, từng ở dưới cầu Triều Châu đả tọa 6 năm bất động, bị trẻ con tinh nghịch đánh chửi trêu chọc, ông cũng không hoàn thủ; bọn nhỏ thậm chí lấy mấy hòn đá to đặt trên đầu ông, ông vẫn như trước bất động; nước sông dâng cao ông không chạy mà nước sông cũng không làm hại ông. Hác Đại Thông là một cao nhân có Đạo hạnh cao thâm.

Hác Đại Thông năm đó bái sư tại Toàn Chân giáo làm đệ tử của tổ sư Vương Trùng Dương tu Đạo. Sau này Vương Trùng Dương vũ hóa đăng Tiên, ông cùng với 6 vị sư huynh đệ đi khắp nơi ngao du sơn thủy. Hác Đại Thông vân du tứ xứ, tới Triều Châu, mỗi ngày tại dưới cầu nhắm mắt tĩnh tọa dưỡng tính tu tâm. Một ngày, Vương Trùng Dương hóa thành đồng tử hiện thân điểm hóa cho ông, muốn ông đến Hoa Sơn tạc động tu Đạo, có thể thành được chính quả.

Hác Đại Thông nghe lời Sư phụ đến Hoa Sơn, tại Bắc Đẩu Bình tạc động 3 năm, tạc ra được động Tử Vi chuẩn bị ở đây tu hành. Trong quá trình tạc động, ông thu nạp 2 người đệ tử, một người tên là Mai Lương, một người tên là Trúc Thanh. Hai người bọn họ giúp Hác Đại Thông tạc động, rất là dốc sức. Hác Đại Thông đối với đồ đệ cũng quan tâm chăm chút. Nhưng ai ngờ động Tử Vi tạc xong rồi, lại có một vị lão Đạo nhân đến, khẩn cầu nói rằng: “Động của ông tạc thật là tốt, ta không tạc, vậy nhường cho ta nhé”. Hác Đại Thông nghe xong, không nói câu nào liền nhường động cho lão Đạo sỹ đó. Hai người đồ đệ trong lòng rất không thoải mái, thấy Sư phụ đã đồng ý cho rồi, cũng chỉ biết nói tốt thôi. Hác Đại Thông đem 2 đồ đệ lên núi cao, tiếp tục tìm chỗ tạc động, chẳng ngờ động thứ 2 tạc xong, lại có một Đạo hữu khác muốn lấy. Cứ như vậy 3 thầy trò tạc hết động này đến động khác, cho hết Đạo hữu này đến Đạo hữu kia, mất đến hơn 40 năm, tạc được 70 động nhưng vẫn không có một cái động nào cho bản thân mà tu Đạo cả.

Hác Đại Thông mang theo 2 đồ đệ tới Nghiệt Nghiệt Chuyên, nơi này có vách núi đen tuyệt đẹp, là một chỗ tu hành rất tốt. Ông gọi 2 người đồ đệ dùng sợi dây cho ông đi xuống, tại lưng chừng vách núi mà tạc động. Hai đồ đệ vốn một lòng muốn tu Đạo thành Tiên, đâu biết lại gặp một Sư phụ như thế này, chỉ biết tạc động tặng cho người ta, không có truyền một chút Đạo nào cho bọn họ, nhiều lần muốn bỏ xuống núi, nhưng lại sợ Sư phụ nhìn thấy. Bây giờ thấy thời cơ đã tới, nhất thời ác niệm nổi lên, cắt đứt sợi dây cho Sư phụ rơi xuống núi. Hai người đồ đệ thu thập hành lý vội vàng xuống núi, mới đi đến “Thiên xích tràng” có một khối đá lớn, đã thấy Sư phụ phiêu nhiên đi tới. Hai đồ đệ lập tức hiểu ra rằng Sư phụ là người đã đắc Đạo thành Tiên, trong tâm hối hận mãi không thôi. Hác Đại Thông thấy 2 đồ đệ đã hết sức hối hận trong lòng, một lần nữa lại thu nạp bọn họ. Tảng đá kia sau này được đổi tên là “Hồi tâm thạch”.

Có một ngày Hác Đại Thông dẫn 2 đồ đệ trở lại Nam Thiên Môn, lại ở chỗ vách núi ấy tạc động. Một ngày, khi bọn họ đang tiếp tục tạc cái động lúc đó mới hoàn thành một nửa, thì 2 đồ đệ Mai, Trúc thấy một người đi ngang qua, liền nói với Sư phụ: “Có người tới!”. Hác Đại Thông nghe vậy, vào trong động nhắm mắt đả tọa liền đăng Tiên. Động này còn chưa tạc thành xong, cho nên chỉ là “Bán tiệt động”.

Tu luyện tối quan trọng chính là tu tâm tính. Có người không hiểu, nói Pháp Luân Công các vị vừa là phát tư liệu, vừa là đi du hành, vừa là biểu diễn văn nghệ, vậy thì tu luyện cái gì? Kỳ thực, trong lúc vân du thưởng ngoạn có thể tu luyện tâm tính, dưới cầu ngồi tĩnh tọa cũng có thể tu luyện tâm tính, trên núi tạc động cũng có thể tu luyện tâm tính, hình thức nào cũng đều không trọng yếu, mà quan trọng chính là trong quá trình tu luyện tâm tính người ta có thể được ma luyện. Cũng giống như thế, lúc phát tư liệu giảng rõ sự thật, lúc du hành cũng như lúc biểu diễn văn nghệ cũng sẽ gặp phải đủ loại người thế gian khiến tâm tính chịu ma sát, như vậy đều có thể tu tâm tính; hơn nữa chủ yếu chính là có thể kết được thiện duyên, để cho những người không rõ chân tướng, lòng mang những tư tưởng bất thiện “Hồi tâm” hướng thiện, từ đó có thể được cứu độ.
Bản tiếng Hán: http://minghui.ca/mh/articles/2007/5/18/155073.html
Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2007/6/3/86392.html
Đăng ngày 07-12-2009; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên tác.

Bài viết được đăng trên tuần báo Minh Huệ.

02 tháng 12 2009

Bài viết trên tuần báo Minh Huệ,Vị thầy tu ham ngủ

Vị thầy tu ham ngủ

[MINH HUỆ 15-11-2009] Phật Thích Ca Mâu Ni thường dạy các đệ tử của Ngài phải chăm chú toàn tâm học kinh Phật, và dạy họ không được buông lơi hay lười nhác. Hầu hết các đệ tử của Ngài đều làm theo lời dạy của Ngài và tu luyện tinh tấn, do vậy họ đã đắc Đạo và đạt Quả Vị khi loại bỏ nhiều lo lắng và đau khổ.

Nhưng có một vị thầy tu không tinh tấn. Khi những người khác luyện công thì anh ta đi ngủ. Các đệ tử đồng môn đã cố góp ý với anh ta, nhưng anh ta vẫn không thay đổi.

Điểm yếu nhất của vị thầy tu này là ngủ quá nhiều. Hàng ngày, anh ta đi ngủ sau bữa ăn. Khi ngủ anh ta đóng chặt cửa và ngủ một mình trong phòng. Không ai có thể đánh thức anh ta dậy, bất kể họ cố gắng đến đâu.

Một hôm vào buổi trưa, sau khi đi xin ăn trên phố, vị thầy tu đã trở về với cái bụng no nê. Anh ta đi thẳng về phòng và lên giường ngủ. Có thể nghe thấy tiếng ngáy từ phòng anh ta đến tận sáng hôm sau.

Sáng hôm sau, đến lúc Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Phật Pháp cho mọi người, tất cả đệ tử đều có mặt, ngoại trừ vị thầy tu ham ngủ. Phật Thích Ca Mâu Ni hỏi: “Tại sao người đệ tử ham ngủ kia không đến?”

Một đệ tử nhanh chóng đứng lên trả lời: “Thưa Đức Phật, cậu ấy vẫn ngủ từ trưa hôm qua tới giờ. Chúng con không thể đánh thức cậu ấy bất kể chúng con cố gắng thế nào.”

Phật Thích Ca Mâu Ni nhớ rằng vị thầy tu chỉ còn bảy ngày để sống. Nếu anh ta chết trong khi ngủ suốt thời gian, thì cái chết của anh ta sẽ mang tới bất hạnh cho anh ta. Phật Thích Ca Mâu Ni rất thương xót cho vị thầy tu. Ngài đã hướng dẫn đệ tử của Ngài tụng kinh và đi cùng A-nan tới thăm vị thầy tu trong phòng.

Họ có thể nghe thấy tiếng ngáy như sấm trước khi đi tới phòng của vị thầy tu. Khi mở cửa phòng, họ chỉ nghe thấy tiếng ngáy to hơn. Vị thầy tu vẫn nằm ngủ say trên giường.

A-nan đã gọi tên vị thầy tu trong vài phút, nhưng anh ta không trả lời và vẫn ngủ. Sau đó Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi tới giường của vị thầy tu và nhẹ nhàng lay anh ta. Vị thầy tu lập tức tỉnh dậy.

Nhìn thấy Phật Thích Ca Mâu Ni đứng trước và đang từ bi nhìn vào mình, vị thầy tu lập tức đứng dậy cúi lạy Phật Thích Ca Mâu Ni và nói: “Đức Phật tôn kính, xin tha thứ cho con vì thất lễ.”

Phật Thích Ca Mâu Ni nói với anh ta: “Con chỉ còn bảy ngày để sống. Ta không thể chịu được khi thấy con chết trong khi ngủ quá nhiều và không đạt được Chính Quả. Ta tới đây để đánh thức con.”

Vị thầy tu đã bị sốc. Anh ta chưa bao giờ biết rằng anh ta có thể chỉ còn sống được bảy ngày nữa. Anh ta sợ hãi và không biết phải làm gì.

Phật Thích Ca Mâu Ni an ủi anh ta và nói: “Đó là duyên phận của con. Vài đời trước, khi con là một thầy tu, con đã đắm mình trong ăn ngủ và không bao giờ suy nghĩ về ý nghĩa của Pháp. Con đã không tuân thủ giới luật của Phật Pháp. Con đã không tích được chút phúc lành hay đức nào, bởi vậy con đã chuyển sinh thành một con mọt gạo trong 50.000 năm. Sau đó con đã chuyển sinh thành một con ốc sên, một con trai, và một con nhậy trong 50.000 năm cho mỗi loại.”

“Trong những kiếp trước, con thích sống trong những nơi tối tăm không có ánh sáng, và con rất trân quý cơ thể và cuộc sống của con. Điều khác thường hơn là tất cả bốn sinh mệnh khác nhau của con đều thích ngủ và có thể ngủ trên 100 năm khi chúng ngủ. Con đã không cố gắng tinh tấn một tí nào. Sau 200.000 năm, cuối cùng con đã trả nợ được tội lỗi mà con đã phạm. Sau đó con đã chuyển sinh thành người và trở thành một thầy tu.”

“Bây giờ con đã trở thành một thầy tu, con nên học và tu luyện tinh tấn để bù đắp lại thứ mà con đã mất trước kia. Ta không mong rằng con vẫn còn quá chấp trước vào ăn và ngủ giống như con trong 200.000 năm trước. Tại sao con luôn cảm thấy như là con ngủ không đủ? Đừng quên hậu quả mà con đã chịu đựng 200.000 năm trước đây.”

Phật Thích Ca Mâu Ni ngừng nói. Vị thầy tu đỏ mặt vì hổ thẹn. Anh ta nhanh chóng hối lỗi với Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi anh ta tự phê bình bản thân và hối hận sâu sắc, tất cả những ý niệm tư tưởng nhiễu loạn của anh ta đã biến mất. Lúc cuối đời, anh ta đã đắc được quả vị La Hán.

Một ngày chỉ có 24 giờ. Mọi người thường nói rằng thời gian trôi qua trong nháy mắt. Người trung bình ngủ tám tiếng một ngày. Những người ngủ nhiều có thể dành phần lớn thời gian của họ để ngủ và mơ và do vậy làm được rất ít việc trong một đời. Vài chục năm trôi qua rất nhanh trong thế giới con người. Bạn sẽ thực sự hối tiếc nếu bạn không kiên định nắm chặt thời cơ. Đôi khi bạn cảm thấy như cuộc sống quá dài, nhưng bạn không biết khi nào cái chết sẽ mang bạn đi. Lúc đó, bạn sẽ không làm được một việc tốt nào, không thực hiện được những nhiệm vụ mà bạn cần phải làm và sứ mệnh mà bạn cần phải hoàn thành. Tệ hại hơn, có thể bạn đã hoàn toàn không cố gắng để làm các việc. Không gì có thể giúp đỡ bạn được nữa, bất kể bạn cả thấy hối tiếc thế nào. Bạn có thực sự muốn trở thành một con sâu ngủ trong đời sau của bạn không?

Vị thầy tu ngủ nhiều cuối cùng đã nhận ra rằng anh ta cần phải tận dụng thời gian còn lại và không được uể oải hay buồn ngủ. Người tu luyện nhấn mạnh vào dũng mãnh tinh tấn trong tu luyện Phật Pháp. Làm sao một người uể oải và buồn ngủ có thể tinh tấn như một mãnh sư? Người tu nên tận dụng từng phút, ngủ ít, và tu luyện nhiều hơn để thành công trong tu luyện.
Bản tiếng Hán: http://minghui.ca/mh/articles/2009/11/15/212614.html
Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/html/articles/2009/11/25/112605.html
Đăng ngày 01-12-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Bài viết được trích trên Tuần báo Minh Huệ.

01 tháng 12 2009

Văn hoá Thần truyền: “tướng do tâm sinh”

Văn hoá Thần truyền: “tướng do tâm sinh”

Bài của Nhược Thuỷ

[MINH HUỆ 26-11-2009] Thành ngữ “tướng do tâm sinh” là có nội hàm của văn hoá Thần truyền, xuất hiện cả trong Phật gia và Đạo gia. Thông thường chữ tướng ở đây là để chỉ hình thức biểu hiện của sự vật, tức là cái hình tượng xuất hiện bề mặt của các sự vật mà người ta nhìn thấy trong cuộc sống thường ngày; mà biểu tượng ấy biến hoá đa đoan, thảy đều do nhân tâm khác nhau mà thành ra các trạng thái biểu hiện khác nhau.

Phật gia giảng “tướng do tâm sinh”, chủ yếu là để chúng sinh hiểu rằng “khả kiến chi vật, thực vi phi vật” (vật có thể thấy kia, thực ra là ‘phi vật’), “vật sự giai không, thực vi tâm chướng, tục nhân chi tâm, xứ xứ giai ngục” (vạn sự vạn vật thảy là không, thấy là thực là vì cái chướng ngại trong tâm; cái tâm phàm tục ấy, đâu đâu cũng là giam ngục). Chữ tướng này là giả tướng, hư tướng, huyễn tướng, chứ không phải chân tướng; thế nên mới bảo người ta đừng chấp trước vào cái tướng này, kẻo bị vạn vật thế gian làm phiền luỵ; nếu từ đó mà siêu thoát ra được, thì ấy là đến bờ hạnh phúc bên kia rồi.

Chữ tướng đang nói đến ở đây, thông thường là nói về diện tướng, cũng là nói về tướng mạo của toàn thể cá nhân ấy. “Tướng do tâm sinh” do vậy mà được hiểu là: người ta có tâm cảnh thế nào thì cái tướng mạo là thế ấy, người ta có tâm tư truy cầu gì thì có thể thông qua nét mặt tư thái mà nhận ra được. Trong «Tứ Khổ Toàn Thư» luận thuật rằng: “vị tướng nhân chi tướng, tiên thính nhân chi thanh, vị thính nhân chi thanh, tiên sát nhân chi hành, vị sát nhân chi hành, tiên khán nhân chi tâm” (đừng nhìn tướng mạo người, trước tiên hãy nghe thanh âm của người ta; đừng nghe thanh âm người, trước tiên hãy quan sát hành vi của người ta; đừng quan sát hành vi người, mà trước tiên hãy xét cái tâm của người ta). Âu cũng là nhấn mạnh rằng cái “tâm” quyết định cái “tướng” của con người; rằng biến hoá của diện tướng cũng là biến hoá của tâm biểu hiện ra bên ngoài.

Cố sự Bùi Độ, Bùi Chương là một ví dụ rất tốt để minh hoạ.

Bấy giờ là thời triều đại nhà Đường, Bùi Độ thuở nhỏ sống cảnh nghèo khổ cơ cực. Một hôm, trên đường gặp một vị Thiền Sư Nhất Hạnh. Đại Sư nhìn tướng mạo Bùi Độ, thấy ánh mắt láo liên, đường gân chạy vào chỗ miệng; ấy là tướng ăn xin đầu phố, đói khổ mà chết; vì vậy bèn khuyên Bùi Độ nên nỗ lực tu khổ hạnh. Mấy ngày sau, Bùi Độ nhặt được trên núi Hương Sơn một chiếc đai ngọc của nữ nhân và tìm trả cho người ta, nhờ thế mà cứu được tính mệnh cha mẹ cô gái ấy. Hôm sau lại gặp Thiền Sư Nhất Hạnh. Đại Sư coi mặt Bùi Độ mục quang trong sáng, thần thái đã khác hẳn. Ngạc nhiên quá, Đại Sư bèn hỏi chuyện, và sau khi nghe kể, ông cười lớn và nói: “tấm thân bẩy thước chẳng bằng khuôn mặt bẩy tấc; khuôn mặt bẩy tấc chẳng bằng cái mũi ba tấc; cái mũi ba tấc chẳng bằng một khối tâm”. Thiền Sư bèn khuyến khích Bùi Độ hành Thiện. Quả nhiên Bùi Độ sau làm trọng thần của bốn đời vua Đường Hiến Tông, Đường Mục Tông, Đường Kính Tông, và Đường Văn Tông, là “danh tướng toàn tài”, đương thời đã thành danh “huân cao trung nguyên, vang danh biên ngoại”. Trong sử sách nhìn nhận ông là “đức độ thuỷ chung suốt bốn đời vua”, “uy danh đức độ của ông sánh với Quách Phần Dương”. Bùi Độ có năm người con, đều có danh tiếng rạng rỡ, bản lãnh hơn người.

Bùi Chương là người Giang Đông tỉnh Sơn Tây. Cha mẹ của Bùi Chương có quan hệ rất thân với thần tăng Đàm Chiếu Pháp Sư. Pháp Sư giỏi về thuật tướng số, ông coi tướng Bùi Chương, thấy thiên đình bạo mãn, địa các phương viên (đỉnh trán và cằm đầy đặn phúc hậu), là tướng tương lai làm nên sự nghiệp danh giá, nhất định thành tựu. Khi hai mươi tuổi, Bùi Chương cưới Lý Thị làm vợ. Một năm sau đó anh đến Thái Nguyên làm quan, vợ con phải để lại ở nhà. Mấy năm sau Bùi Chương trở về gặp Đàm Chiếu Pháp Sư, thì Pháp Sư rất ngạc nhiên thấy tướng mạo của anh đổi khác hẳn: thiên đình lép kẹp, cằm nhọn, lòng bàn tay có hắc khí xoay chuyển. Pháp Sư bèn bảo rằng anh ta e rằng sẽ gặp hoạ, phải cẩn thận; rồi gạn hỏi xem anh có làm gì thất đức không. Bùi Chương suy xét rồi kể rằng mấy năm ở Thái Nguyên chỉ phạm mỗi việc thông dâm với dân nữ là trái với luân lý mà thôi, chứ không làm gì bất lương cả. Đàm Chiếu Pháp Sư thở dài thườn thượt nói: “Vốn dĩ cậu có tương lai tốt đẹp, sao chẳng biết trân quý? Tư thông với vợ người ta, cậu đã huỷ hết phúc đức của mình rồi. Thật quá là đáng tiếc!” Dần dần về sau Bùi Chương thật sự gặp đại hoạ. Một lần, khi đang tắm thì bị hành thích, một đao trúng bụng, gan ruột phòi ra bỏ mạng.

Thời cổ có câu: “hữu tâm vô tướng, tướng do tâm sinh; hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt” (có tâm thì dẫu vô tướng, tướng cũng sẽ do tâm mà sinh; có tướng mà tâm vô, thì tướng ấy cũng tuỳ tâm mà tiêu mất); ấy là ý bảo rằng: hình tướng một cá nhân là tuỳ theo tâm niệm thiện-ác của cá nhân ấy mà biến hoá theo.

Kỳ thực, từ Trung Y cổ đại cũng như sinh lý học và tâm lý học hiện đại là có thể thấy rằng đạo lý “tướng do tâm sinh” cũng giản đơn thôi. Cái tướng mạo của người ta là do ‘hình’ và ‘thần’ hợp lại mà thành. Hình tướng thuần thục sinh lý thuận chính; thần thái cũng là bao quát nhân tố sinh lý; cũng phụ thuộc vào sự tu chỉnh của hậu thiên nữa. Nhất cử nhất động từng ý từng niệm trong sinh hoạt, qua thời gian thì dần dần cũng củng cố ra trên khuôn mặt, nghĩa là “hữu chư nội tất hình chư ngoại” (có gì bên trong ắt xuất hình bên ngoài). Tâm niệm nảy sinh, cũng sẽ tác dụng lên thân thể; nếu như tâm niệm an hoà tĩnh tại, thần thanh khí sảng, cái nhìn rộng mở, lỗi lạc quang minh, thì sẽ khiến khí huyết hài hoà, ngũ tạng an định, công năng chính thường, thân thể khoẻ mạnh, ắt sẽ thể hiện ra mặt mũi sáng sủa, thần thái bay bổng; ai gặp mặt cũng cảm thấy thoải mái, cảm thấy thân thiện an hoà một cách tự nhiên.

Có thể nhìn nhận quan hệ giữa tướng và tâm như thế này: “tướng” là bề mặt, là biểu hiện bên ngoài; “tâm” là bên trong, là hoạt động bên trong; “tướng” là hư cấu bất thực, ở trạng thái bị động, là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng” là tuỳ theo “tâm” biến hoá mà biến hoá theo, cũng gọi là “cảnh tuỳ tâm chuyển”, “tướng tuỳ tâm thiên” (cảnh thay đổi theo tâm, tướng thiên di theo tâm). Cũng có thể coi “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm” (theo quan hệ nhân-quả).

Nếu bản thân một cá nhân không làm chủ tể nổi tâm của chính mình, thì bị sẽ bị động theo ảnh hưởng và lôi kéo của hoàn cảnh bên ngoài, chính đã là “tâm tuỳ cảnh thiên” (tâm chạy theo cảnh) rồi. Nếu có thể làm được bất động tâm, thế thì, chính là đã chế ước được ngoại cảnh không cho phát sinh biến hoá; cho nên, Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng: “Thế gian vạn vật giai thị hoá tướng, tâm bất động, vạn vật giai bất động, tâm bất động, vạn vật giai bất biến” (Vạn vật thế gian đều cái tướng được biến hoá ra, tâm bất động, vạn vật sẽ đều bất đông, tâm bất động, vạn vật sẽ đều bất biến).

Vì vậy mới có thể nói, dẫu hoàn cảnh có hiển tướng thế nào đi nữa, thì đều là “tâm” mình quyết định; “tướng” là bóng ảnh bên này của “tâm”. Làm người thì nên có tâm cảnh thế nào? Tuân Tử viết: “tướng hình bất như tướng tâm, luận tâm bất như luận đức”. Cuốn «Thái Thanh Thần Giám» —cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất trong thuật xem tướng thời xưa— có luận về đức thế này: “vi đức chi tiên, vi hành chi biểu” (lấy đức làm đầu, lấy hành vi làm biểu đạt), “đức tại hình tiên, hình cư đức hậu” (đức có trước hình, hình ở sau đức), “khứ nghiệp tùng Thiện, tiêu tai tỵ hung” (trừ nghiệp hành thiện, tiêu tai giải nạn).

Nếu trong tâm luôn giữ Chân-Thiện-Nhẫn, thật sự án chiếu theo Chân-Thiện-Nhẫn mọi lúc khi làm bất kể việc gì, thì sẽ mang theo quanh mình ảnh hưởng của “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”. Thưa các bạn, các bạn đã đặt công phu vào việc chăm chút từng tâm niệm của mình chưa?
Dịch từ bản tiếng Hán: http://minghui.ca/mh/articles/2009/11/26/213304p.html
Đăng ngày 28-11-2009; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Bài được đăng trên tuần báo Minh Huệ.