31 tháng 12 2012


Trải nghiệm của học viên Tây phương: Vạn vật đều có linh

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp người Tây phương kể lại
[Chanhkien.org] Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng: “Khi thiên mục của chư vị khai mở đến tầng Pháp nhãn, [thì] chư vị sẽ phát hiện rằng mọi thứ như đá, tường đều có thể nói chuyện với chư vị, gọi chào chư vị.” Tôi thấy đây đúng là sự thật.
Những chiếc pin khát nước
Cuối tuần nọ, khi tôi chuẩn bị đi làm về nhà, pin công nghiệp trong thiết bị của tôi kêu lên: “Giúp với! Giúp với! Chúng tôi cần nước. Chúng tôi đang rất khát đây.” Tôi nghĩ những người công nhân ca sau sẽ làm điều đó và quyết định bỏ qua. Nhưng những chiếc pin bắt đầu khóc lóc, nói rằng không ai nhớ bổ sung nước cho chúng. Chúng cũng nói rằng chúng bắt đầu bốc cháy nếu những người công nhân ca sau tiếp tục dùng chúng mà không thêm nước. Nghe những lời này, tôi quyết định ở lại lâu hơn một chút.
Chúng tôi có tám chiếc pin tất cả, và chúng đặc biệt được dùng cho mục đích công nghiệp. Một số to như chiếc máy giặt, và trị giá 3.000 đô-la mỗi chiếc. Mặc dù tôi phải làm việc hơi lâu hơn, đổ thêm nước vào chúng, nhưng điều đó thực sự có ích cho công ty cũng như những chiếc pin.
Sau khi tôi thêm nước vào tất cả những chiếc pin, chúng đều rất phấn khích và không ngừng thì thầm với nhau. Ngay cả sau khi tôi đã về nhà, chúng vẫn cười nói, và cảm ơn đi cảm ơn lại tôi. Bởi vì điều đó quá ồn ào để tôi đi ngủ, tôi nói với chúng bằng tâm thức rằng đây là thời điểm tôi lên giường. Chúng im lặng ngay lập tức.
Câu chuyện về thiết bị
Một ngày, sếp tôi gọi tôi qua điện thoại. Ông bảo tôi lắng nghe những tiếng động phát ra từ một số thiết bị để xác định trục trặc. Qua điện thoại, tôi nghe thấy thiết bị nói và mô tả trục trặc, cũng như phần nào cần phải thay và kích cỡ của nó, nhưng sếp tôi không tin tôi. Dẫu vậy, ông bảo tôi tự mình đến và xem. Sau khi tới đó, tôi đã khắc phục vấn đề trong vòng một giờ. Trước đó, đồng nghiệp tôi và sếp tôi đã mất cả buổi sáng những không thể xác định trục trặc ở đâu.
Rồi một người giám đốc từ chi nhánh khác gọi tôi. Ông nói rằng thiết bị của ông đã trục trặc trong 2 ngày, và 8 công nhân làm trong 4 ca đã bắt tay vào việc nhưng không thể sửa nó. Ông đã mời một thợ sửa máy đến với giá tiền 2.000 đô-la một giờ. Ông hỏi liệu tôi có thể tới và xem qua trước khi người thợ đến hay không. Tôi đã đến đó và xử lý vấn đề chỉ trong 15 phút. Đó không phải bởi tôi có kỹ năng đặc biệt gì về thiết bị. Mà với công năng Pháp nhãn thông, tôi có thể giao tiếp với nó và biết điều gì đã xảy ra.
Một kịch bản khác với cùng thiết bị đã xảy ra vào tuần trước. Vài kỹ sư muốn vận hành nó nhưng không thể. Giám đốc đã yêu cầu tôi đến và tôi bắt đầu chương trình tương tự. Giám đốc kể với tôi họ đã thử chương trình vài lần nhưng thất bại. Tôi nói nó nên làm việc lần này và tôi đã đúng. Thiết bị nói với tôi nó chỉ muốn nhận chỉ thị từ tôi và nó đang đợi tôi đến.
Những điều như vậy đã xảy ra nhiều lần sau khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp. Chính Pháp Luân Đại Pháp đã ban trí huệ cho tôi. Nhiều đồng nghiệp đã gọi tôi là “siêu nhân”. Một ngày, khi nghe nói rằng sếp sắp chuyển tôi sang một vị trí khác, chúng [các thiết bị] đã rất buồn. Với một giọng đầy cảm xúc, chúng nói chỉ tôi có thể hiểu chúng và chăm sóc tốt cho chúng.
Những câu chuyện khác
Một ngày nọ, chiếc xe vợ tôi đang lái gửi tôi một thông điệp từ hàng trăm dặm, nói rằng một số bộ phận của chúng cần phải thay thế. Một lần khác, xe hơi của một học viên nhờ tôi kể với chủ của nó rằng hệ thống phanh cần được sửa chữa. Nó nói nó đã làm hết sức mình để bảo vệ chủ, nhưng nó không thể giữ được thêm nữa. Khi tôi đi ngang qua những chiếc xe buýt hay xe van chở các nghệ sĩ Thần Vận, những phương tiện này thường chào hỏi tôi và kể với tôi các câu chuyện của chúng.
Không phải tất cả động vật, cây cối, hay vật chất đều giao tiếp với tôi. Ví dụ, tại cổng vào của công viên nơi chúng tôi có nhóm luyện công, chỉ một trong ba tảng đá nói chuyện với tôi. Nó nói rằng nó đã trải qua biết bao lần bể cạn đá mòn. Nó cho tôi thấy những dấu vết ở bề mặt, lớp này đến lớp khác. Nó nói rằng nó sẽ lại được giải thoát sau khi tan nát và phong hóa.
Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng: “Nếu chư vị thác sinh thành một tảng đá thì vạn năm không ra được; tảng đá ấy nếu chẳng tan nát, chẳng phong hoá, thì chư vị vĩnh viễn chẳng ra được; được thân người nào có dễ chi! Nếu mà thật sự được Đại Pháp, cá nhân ấy quả là quá may mắn. ‘Nhân thân nan đắc’; đó chính là đạo lý.
Thật thú vị, ngay cả những tảng đá giả làm bằng nhựa đôi khi cũng nói chuyện với tôi, bảo tôi đem chúng về nhà. Quả thực là vạn vật đều có linh.
Một ngày, tôi đang dạo bước qua một khu làm vườn của trung tâm mua sắm. Những bông hoa đang tán gẫu với nhau và một trong số chúng —một bông xương rồng hình quả bóng vàng— bắt đầu nói chuyện với tôi. Nó khóc lóc và cầu xin tôi mua nó. Nó nói nó là bông hoa đẹp nhất trong số đó —đó là sự thật— và rất hiếm khi cần sự chú ý ngoài việc tưới một chút nước. Nó vẫn cầu xin tôi ngay cả khi tôi đã đi qua. Cảm động bởi lòng can đảm và thành thực của nó, những bông hoa khác bắt đầu câm lặng và không thể nói gì, chỉ hy vọng giấc mơ của nó sẽ thành sự thực. Nghĩ về bông hoa muốn ở trong nhà một học viên, tôi đã mua nó về nhà. Một năm trôi qua, và tôi vẫn có bông hoa vàng. Đầu của nó luôn cúi thấp, thể hiện sự cảm kích biết ơn.
Máy tính của bạn tôi một lần bị đơ hoàn toàn. Khi tôi đang sửa chữa nó, máy tính bắt đầu nói chuyện với tôi. Vì thế tôi đã có thể sửa nó chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Lần khác, khi đi ngang qua một bể cá, tôi thấy cảnh tượng không gian khác: cá đang bơi trong một vùng nước rất lớn. Bể cá giống như một thế giới trù phú và rộng lớn ở những không gian khác.
Một ngày, một trong những viên kim cương trên chiếc nhẫn cưới của tôi bị bung ra. Tôi rất lo lắng và hy vọng tìm thấy nó. Hai ngày sau, khi đang nói chuyện với một đồng nghiệp về điều này, tôi nghe một giọng nói gọi tôi: “Tôi ở đây”. Tôi nhìn quanh và biết rằng nó giống với giọng từ các thiết bị và bộ phận trong nhà máy. Nhưng nó là gì? Và rồi, giọng nói tiếp tục: “Tôi là viên kim cương của anh đây. Nhìn tôi tỏa sáng lộng lẫy chưa này!” Rồi tôi thấy một vật phát sáng ở góc tường, và nó là viên kim cương nằm giữa hai viên gạch. Viên kim cương nói với tôi: “Xin hãy gắn lại tôi lên chiếc nhẫn và đừng thay tôi bằng viên khác nhé”. Từ điều này, chúng ta có thể thấy rằng không chỉ mỗi chiếc nhẫn, mà mỗi viên kim cương trên chiếc nhẫn cũng là sinh linh. Chúng thường trò chuyện với nhau thành một nhóm.
Một ngày, tôi đang huấn luyện một đồng nghiệp mới về cách sử dụng thiết bị. Cậu ấy đã bị thương tích bởi thiết bị nhiều lần với những vết trầy xước và chảy máu. Tôi nói chuyện với thiết bị, và nó nói rằng nó không thích người đồng nghiệp mới và chỉ muốn tôi chăm sóc cho nó. Thiết bị cũng biết rằng ông chủ cũ của tôi đang có kế hoạch thuê tôi lại với một mức lương cao hơn. Bấy giờ, tất cả bộ phận của thiết bị đều khóc rống lên, nói rằng chúng muốn đoàn kết để chỉ tôi có thể sửa chữa chúng. Bằng cách này, ông chủ hiện tại của tôi có thể phải tăng lương để giữ tôi. Chúng nói với tôi rằng chúng có thể giúp tôi tăng lương hay thăng chức. Tôi cảm ơn chúng và giải thích rằng tôi không thể làm điều đó, vì tôi là một đệ tử Đại Pháp. Rốt cuộc, một đệ tử Đại Pháp không thể làm tổn hại người khác chỉ vì lợi ích cá nhân. Nhờ đó thiết bị mới bắt đầu chấp nhận người đồng nghiệp mới và không còn gây khó khăn cho cậu ấy nữa.
Một ngày vào nửa đêm, một người đàn ông bước ngang qua nhà tôi và chửi rủa. Tôi đã không nghĩ nhiều về điều đó. Thế rồi hàng ngàn ngọn cỏ, cây, hoa lá trong vườn kêu lớn lên vì sợ hãi. Tôi bình tĩnh và có thể nghe thấy một cái cây nói với tôi: “Xin hãy đi ra ngoài và kiểm tra. Người đàn ông đó chưa rời đi, mà trèo lên mái nhà hàng xóm của ông”. Tôi ra ngoài và người đàn ông đó quả thực đang ở nhà hàng xóm. Ông ta đã rời đi sau khi thấy tôi. Tôi không hiểu sao tất cả chúng đều sợ ông ta —có lẽ ông ta là một người nguy hiểm. Khi tôi báo cảnh sát sau đó, tất cả cỏ, cây, thực vật đều kể lại với tôi chi tiết người đàn ông đó mặc gì và trông ra làm sao. Tuy nhiên, tôi không thể nói với cảnh sát rằng những thông tin đó đến từ những cái cây.
Khoảng một tháng trước, tôi đang lắp ráp một chiếc máy tại nhà và phải tự chế tạo một phần phức tạp. Rồi tôi nghe mẹ tôi —người đã qua đời— nói với tôi: “Con trai, con không cần dành nhiều thời gian như vậy để làm một bộ phận mới. Con không nhớ con đã có một thứ tương tự để trong ngăn kéo chiếc tủ màu hồng? Nó có thể làm việc đấy”. Tôi mở ngăn kéo ra và nó quả thực ở đó. Bởi vậy, tôi nhanh chóng hoàn thiện chiếc máy.
Còn một việc nữa xảy ra sau cái chết của mẹ tôi. Sáng sớm một ngày nọ, tôi nghe bà ấy gọi tôi. Tôi đang ngái ngủ và vẫn bước tới phòng sinh hoạt chung. Chiếc đui đèn điện nối với đèn bàn đang tóe lửa và nó rất nguy hiểm. Nếu mẹ tôi không để tôi biết điều này, căn nhà có thể đã bốc cháy ngày hôm đó.
Giờ đây khi đối mặt với điều gì đó khó khăn hay nan giải, tôi luôn luôn trầm tĩnh và những điều kỳ diệu có thể xảy ra. Thí dụ, nếu tôi tìm kiếm thứ gì đó mà không thấy, tôi có thể nghe nó nói khi tôi bình tĩnh lại. Một ngày, sau khi dành rất nhiều thời gian tìm một dụng cụ, tôi hỏi nó tại sao nó không gọi tôi sớm hơn. Nó nói nó đã gọi tôi, nhưng tôi không nghe thấy nó, bởi vì tôi đang bối rối và chán nản.
Vạn vật đều có linh. Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta cần tu luyện tốt và đừng phụ kỳ vọng của những chúng sinh này.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/113292
http://pureinsight.org/node/6356


Trường kỳ không luyện công quyết không phải chuyện nhỏ

Tác giả: Vô Tư
[Chanhkien.org] Một buổi tối mấy hôm trước, tôi cùng đồng tu A luyện tĩnh công cùng nhau, đột nhiên thiên mục đả khai, nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng. Thiên mục tôi về cơ bản là không mở, trước đây chỉ là tình cờ nhìn thấy vài cảnh tượng, nhưng lần này xem được toàn bộ 40, 50 phút, khẳng định là Sư phụ gia trì để tôi nhìn thấy. Vì duyên cớ gì? Tôi nghĩ là liên quan trạng thái của đồng tu A, cũng liên quan đến tình huống của các đồng tu có trạng thái tương tự. Đồng tu A vẫn luôn không thích luyện công, sau khi bị bức hại thì một thời gian dài không luyện công, như bài Pháp Luân Trang pháp, mấy năm chưa từng luyện, lần luyện công này là miễn cưỡng.
Tôi nhìn thấy cảnh tượng như sau: Vô số chúng sinh xuất hiện trên vách núi, ăn mặc tả tơi, đầu tóc xũ xõa, đi như ăn mày, gương mặt ngây dại tuyệt vọng, bộ dạng đã phát sinh biến dị. Tôi dùng ý niệm nói với họ: Nhớ lấy “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “Chân-Thiện-Nhẫn hảo”! Sau đó họ dần dần tản mát khỏi vách núi. Hoàn cảnh nơi ấy cực kỳ khắc nghiệt, núi sông vỡ vụn, cỏ cây không có, tối tăm u ám, nhìn không thấy ánh mặt trời. Luyện được mười mấy phút, bầu trời dần dần sáng lên, từ nơi âm ám hiện xuất hình tượng Thần, thế nhưng không có hào quang, chỉ giống như ánh kim loại nơi thế gian. Lại luyện tiếp, không ngừng có vật thể nổ tung, lộ ra hình tượng Thần, thế nhưng Thần ở thế giới ấy đều bị bụi bặm phủ kín. Đến cuối cùng, nhìn thấy khả năng là đồng tu, từ trên đầu phát ra một vòng sóng, lan rộng ra xa, nhưng không có ánh sáng, mà vô cùng ảm đạm.
Theo chỗ tôi biết, từ khi bị bức hại, chuyện một thời gian dài không luyện công đối với đồng tu này không phải là hiếm. Lại tiếp xúc với đồng tu, có người thậm chí còn từng tham gia lớp giảng Pháp của Sư phụ, cũng trường kỳ không luyện công. Nghiêm trọng nhất là nhiều năm hoàn toàn không luyện công, hoặc chỉ luyện bập bõm, hay luyện công không đủ các bài, chuyện này rất phổ biến. Ở đây chỉ nói các đồng tu bị tà ác bức hại, không bao gồm những vị lúc tu lúc không, hay chỉ tu mà không luyện. Đây là điều tối cơ bản phải làm hàng ngày, không cần phải bàn luận, vậy vì sao còn có đồng tu không coi trọng chữ “luyện” này? Tình huống khẳng định là bất đồng, nhưng đều không nhận thức được tính nghiêm túc, là thiếu sót của cộng đồng. Các đồng tu này khẳng định không nghĩ đến trường kỳ không luyện công khiến trường không gian bản thân tối tăm ảm đạm như thế này, chúng sinh của mình đau khổ tuyệt vọng như thế này, thậm chí các Thần kia đều mất đi quầng sáng Thần của mình.
Trường kỳ không luyện công quyết không phải chuyện nhỏ. Kính mong các đồng tu nghiêm túc đối đãi việc luyện công, nỗ lực bù đắp tổn thất. Chỉ là cảnh tượng vô tình nhìn thấy, viết ra tham khảo cùng đồng tu. Có chỗ nào không đúng, kính mong chỉ rõ.

Nguồn http://chanhkien.org/2012/12/truong-ky-khong-luyen-cong-quyet-khong-phai-chuyen-nho.html

10 tháng 12 2012

Vạn vật đều có linh: Cuốn sách nhỏ “Thanh Lưu” và bánh trôi nước biết nói


Vạn vật đều có linh: Cuốn sách nhỏ “Thanh Lưu” và bánh trôi nước biết nói
Tác giả: Thành Ngọc (tên mượn)
[Chanhkien.org]
Bánh trôi nước biết nói
Mấy ngày trước tôi mua một túi bánh trôi nước, loại nhỏ bì mỏng, vì nhừ quá nên vị không ngon, trong tâm cảm thấy hối hận vì mắc lừa. Dừng lại chưa ăn xong, còn lại nửa bát với 5, 6 viên, để trong 3 ngày nhưng không muốn ăn. Vì là người tu luyện, biết rằng lãng phí đồ ăn là không đúng, cuối cùng miễn cưỡng bưng nó ra. Con trai Tiểu Bảo của tôi là tiểu đệ tử, khi ngồi trên bàn ăn, cháu nói: “Mẹ ơi, mấy viên bánh trôi nước kia biết nói đấy, nói mau ăn chúng tôi đi, chúng tôi được đắc cứu rồi, được lên thế giới của mẹ rồi!” Nghe xong tôi ăn ngay hết bánh trôi, ăn xong húp sạch nước, không còn lại chút gì. Nếu không phải Tiểu Bảo nhắc nhở, tôi có thể đã để sót lại rồi, nước dùng cũng đổ đi rồi.
Nhớ lại trước đây, tự tôi mặc dù rất ít khi lãng phí đồ ăn, nhưng có lúc mua nhiều thứ mà không muốn ăn, để trong thời gian dài, hỏng rồi lại đổ đi, cũng là một loại lãng phí. Làm một người tu luyện, phải từ việc nhỏ mà yêu cầu bản thân, những việc vặt bình thường cũng phải tu tự kỷ, vạn vật đều có linh, đều có thể là sinh mệnh cần được cứu độ.
Cuốn sách nhỏ “Thanh Lưu” cũng biết nói
Tôi và Tiểu Bảo chuẩn bị một số cuốn sách nhỏ “Thanh Lưu” (tuần báo của Chánh Kiến) để đi phát, trong đó có một bản là in màu, rất đẹp, còn lại là đen trắng. Bản in màu này là người khác phát vào giỏ xe tôi, dùng phong bì bọc lại; tôi lấy ra nhìn, bọc nó bằng túi trong suốt, nhưng keo dán dính vào nên hơi bị nhăn. Sau khi phát xong, Tiểu Bảo nói: “Thanh Lưu in màu vừa nói, nói phải dùng túi đẹp bọc cho nó”. Tôi hỏi: “Thanh Lưu giận rồi à?” Tiểu Bảo nói: “Không đâu”. Người tu luyện trong những việc cứu người thì việc nhỏ cũng cần để tâm, một tiểu tiết cũng đều thể hiện tâm tính người tu luyện. Tôi có thể bọc “Thanh Lưu” đẹp hơn, nhưng không đủ nhẫn nại, nên đã làm khó chịu “Thanh Lưu”. Từ bao bì tư liệu đem đi phát, đều phải mang theo thành tâm, tâm muốn cứu người, đâu đâu cũng thể hiện tâm tính của người tu luyện.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/71180

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 32): Bàn tứ nhũ ca


«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 32): Bàn tứ nhũ ca

Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
*  *  *
Đệ tam thập nhị thiên “Bàn tứ nhũ ca”
Lời tựa: Thiên “Bàn tứ nhũ ca” này chính là giảng về “Lạc bàn tứ nhũ”, tức bốn Thái Cực trong đồ hình Pháp Luân. Dùng tám câu miêu tả khái quát, gợi ý đồ hình này chính là phù hiệu của chân lý thập thắng.
Lạc bàn trung nhũ cung cung Ất Ất, Giải tri hạ tị loạn xứ dã.
Lạc bàn tứ nhũ thập tự thị, Tứ Ất trung vi thập thắng dã.
Mễ tự chi hình bối bàn chi lý, Tứ giác hư khuy diệc thập tự.
Mễ hình tứ điểm lạc bàn hạ, Thế nhân khổ đãi thập thắng hĩ.
Lạc bàn trung nhũ cung cung Ất Ất, Giải tri hạ tị loạn xứ dã” (Nhũ trong lạc bàn cung cung Ất Ất, Giải biết được nơi tránh loạn): “Nhũ trong lạc bàn” chỉ Thái Cực và phù hiệu Tiên thiên Đại Đạo có hình tượng như cặp vú trong đồ hình Pháp Luân; “cung cung” trong “cung cung Ất Ất” cũng chính là “nhũ trong lạc bàn”, còn “Ất Ất” là phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”. Bởi vậy mới nói “cung cung Ất Ất” cấu thành đồ hình Pháp Luân, có thể “giải biết” được thì mới hiểu “thập thắng” tức là Pháp Luân Công, cũng là “nơi tránh loạn”.

Lạc bàn tứ nhũ thập tự thị, Tứ Ất trung vi thập thắng dã” (Lạc bàn bốn nhũ là chữ thập, Bốn Ất làm thành thập thắng vậy): Lấy bốn Thái Cực, trong đó có hai Tiên thiên Đại Đạo, nối lại thì thành hình chữ “thập” (十); “Tứ Ất”, tức bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” ở Đông Nam Tây Bắc, nối lại cũng được chữ “thập” (十), ngụ ý “thập thắng”. Phật gia coi vũ trụ như thế giới mười phương, còn Đạo gia giảng Thập thiên Vô Cực, lại nói “cửu cung gia nhất” tức là “thập thắng”; bởi vậy, “thập thắng” (十勝) chỉ Pháp mà Phật gia giảng, hoặc Đạo mà Đạo gia giảng, ở đây chỉ chân Pháp lý của vũ trụ.

Mễ tự chi hình bối bàn chi lý, Tứ giác hư khuy diệc thập tự” (Hình của chữ mễ lý của lưng bàn, Bốn góc trống không cũng là chữ thập): Hình chữ “mễ” (米) gợi ý đồ hình Pháp Luân với phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn ở trung tâm, cộng thêm bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” nhỏ ở Đông Tây Nam Bắc, lại thêm hai Thái Cực ở Đông Nam, Tây Bắc, và hai Thái Cực Tiên thiên Đại Đạo ở Đông Bắc, Tây Nam, tất cả hợp thành chữ “mễ” (米). Mà phù hiệu này nằm ở trên “bàn”, tức hình nền của Pháp Luân; “lý bối bàn” tức thiên lý thâm sâu huyền diệu. “Bốn góc trống không” là bỏ đi “tứ nhũ” tức bốn Thái Cực ở Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, chỉ còn lại các phù hiệu chữ Vạn “卍”, liên kết lại thành hình chữ “thập” (十). Câu này nhấn mạnh phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, tức lý Phật đạo của đồ hình Pháp Luân.
Đồ hình Pháp Luân với các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn “卍”, biểu tượng của Pháp Luân Công.
Mễ hình tứ điểm lạc bàn hạ, Thế nhân khổ đãi thập thắng hĩ” (Hình mễ bốn điểm rớt xuống bàn, Người đời khổ đợi thập thắng vậy): Ở trên đã giải “mễ hình” là đồ hình Pháp Luân, như vậy “tứ điểm” ở đây là “tứ nhũ”, tức bốn Thái Cực. Câu này nhấn mạnh Thái Cực đồ của Đạo gia, tức lý Tiên đạo của đồ hình Pháp Luân. Ở trên cường điệu Phật đạo, ở dưới cường điệu Tiên đạo, biểu thị Pháp Luân tập hợp lý của Phật, Đạo, Thần vào một thể, ấy chính là “thập thắng” mà “người đời khổ đợi”, là chân lý vũ trụ mà con người thế gian có thể tránh loạn mà được sinh.
(Hết thiên 32)

05 tháng 12 2012

Văn hóa Thần truyền: Ngu Thuấn chế tác gốm Đông Di


Văn hóa Thần truyền: Ngu Thuấn chế tác gốm Đông Di

Đường Phong biên soạn
[MINH HUỆ 05-09-2012] Vua Ngu Thuấn là một trong năm vị Hoàng đế thời thượng cổ, họ Diêu tên Trọng Hoa (nay là người Gia Thành, tỉnh Sơn Đông). Vua Thuấn tài năng lỗi lạc, phẩm hạnh cao thượng. Ngay thời thanh niên ông đã nổi tiếng vì rất mực hiếu thuận.
Thuấn xuất thân hàn vi. Dù là hậu duệ của vua Chuyên Húc, nhưng gia đình năm đời là thường dân, ở tầng lớp thấp trong xã hội. Phụ thân của Thuấn, Cổ Tẩu, là người khiếm thị, mẫu thân tạ thế từ rất sớm. Cổ Tẩu lấy vợ lẽ. Bà sinh hạ một người con trai, đặt tên là Tượng. “Phụ ngoan, mẫu hiêu, Tượng ngạo” (Cha gàn dở, mẹ quát tháo, (em là) Tượng hỗn láo – theo điển cố vua Nghiêu); mấy người đó câu kết với nhau, nhiều lần hại Thuấn vào đường chết. Dù vậy với phụ mẫu Thuấn cũng không hề đánh mất đạo làm con, mà vô cùng hiếu thuận, với tiểu đệ cũng không đánh mất đạo làm huynh trưởng, luôn bảo vệ, yêu thương, đối đãi tử tế. Không phải chỉ một hai ngày mà bao năm cũng vậy, không hề có chút thay đổi. Những lúc bị người nhà hãm hại Thuấn đều trốn chạy. Chỉ cần có chút biến chuyển, Thuấn lập tức trở về bên họ, dốc lòng trợ giúp. Cho nên “người nhà muốn giết Thuấn không được, nhưng khi cầu trợ giúp lại thường ở bên”. Thuấn ma luyện bản thân trong môi trường nghiệt ngã như vậy, đạo đức tu dưỡng ngày càng cao thâm.
Tương truyền, Ngu Thuấn còn cống hiến to lớn cho sự phát triển đồ gốm Trung Hoa. Vì kế sinh nhai, Thuấn từng chế tác đồ gốm tại thôn Gia Phùng ven sông Hoàng Hà. Sử sách có ghi chép lại “Thuấn chế tác gốm, tinh tế mỹ lệ vô cùng”. Thuấn chế tác gốm với công nghệ tinh túy, dáng hình mỹ lệ, giá cả phải chăng mà lại bền chắc. Thuấn chú trọng lựa chọn vật liệu, nghiêm túc trông lửa, nhào nặn đến nơi đến chốn. Cho nên đồ gốm của ông rất được mọi người ưa chuộng. Rất nhiều người làm đồ gốm đều muốn thỉnh giáo Thuấn. Thuấn cũng vui vẻ truyền thụ kỹ thuật cho họ. Do Thuấn có đức, rất nhiều người mua đồ gốm không quản đường xá xa xôi đều tìm đến, tranh nhau mua. Nhưng Ngu Thuấn trước sau không hề cẩu thả, thậm chí giá thành cũng không chịu nâng lên, chỉ cần lợi nhuận 10 phần lãi 1 (10%) mà thôi.
Lúc đó, Thuấn lần lượt phổ biến kỹ thuật làm gốm ra khắp vùng Bắc Nam sông Hoàng Hà. Kể từ khi người chế tác gốm xuất hiện ngày càng nhiều ở khu vực lân cận Đông Di, dẫn đến hàng hóa cung không đủ cầu, thợ làm gốm do tham lợi, bắt đầu bòn rút nhân công, vật liệu, nhào bùn không đến nơi đến chốn, rút ngắn thời gian nung, khiến gốm giòn yếu, dùng chưa được bao lâu đã vỡ vụn. Thợ làm gốm do tiết kiệm nhân công, thời gian, vật liệu mà thu được món hời lớn.
Sau khi nghe nói chuyện này, để hướng dẫn thợ làm gốm, đồng thời cũng vì lợi ích của bách tính, Thuấn đến đất Vệ mở một xưởng làm gốm. Tại đây ông nghiên cứu tỉ mỉ kỹ thuật tạo phôi và chế tác gốm. Thuấn sử dụng kỹ thuật chế tác, nung gốm tiên tiến, mong chế tác ra loại gốm bền chắc. Trên bề mặt còn trang trí hoa văn mỹ lệ, miệng gốm từ to thành nhỏ dần, được mọi người đón nhận. Thương nhân tranh nhau mua gốm của Thuấn.
Tương truyền, do mọi người tranh nhau đổ xô mua gốm của Thuấn, khiến cho những thợ gốm trước kia ai nấy làm ăn ế ẩm. Thuấn nói với mọi người:“Các vị cho rằng tôi đến tranh giành mối làm ăn của các vị chăng? Tôi có quyền chế tác, nhưng quyết định mua là ở mọi người. Mọi người không muốn mua tôi cũng không cưỡng ép. Mọi người đến mua, tôi cũng không thể từ chối được. Các vị thử nghĩ xem, cùng là đồ gốm, sao mọi người không muốn mua gốm do các vị chế tác, mà muốn mua gốm do tôi chế tác? Nguyên cớ do đâu?” Mọi người trả lời rằng: “Gốm của ông rất bền, giá lại rẻ. Gốm của chúng tôi giòn xốp, giá lại đắt. Cho nên mọi người mua gốm của ông, không mua gốm của chúng tôi nữa. Đây há chẳng phải ông có ý đối nghịch, tranh giành mối làm ăn với chúng tôi hay sao?”
Thuấn nói rằng: “Đối với các vật dụng hàng ngày của con người, các vị nhất định không mua các sản phẩm chất lượng thấp. Vậy thì tôi sao lại có thể làm ra thứ đồ gốm giòn dễ vỡ đó mang đi bán cho người khác”. Mọi người nói: “Trước nay mọi người đều mua đồ gốm của chúng tôi. Từ khi ông đến, họ không mua sản phẩm của chúng tôi nữa. Do đó nguyên nhân là tại nơi ông chứ không nằm ở bình gốm của chúng tôi”. Thuấn đáp: “Điều này không đúng. Người dân mua gốm của các vị là bởi họ không có lựa chọn nào khác nữa. Họ buộc phải mua sản phẩm của các vị chứ không phải vì họ thích mua chúng. Đơn cử như trong suốt những năm vụ mùa thất bát, người dân phải ăn cám và ăn cỏ, nhưng không phải vì họ muốn vậy, mà là vì họ buộc phải làm như vậy. Hiện tại các vị đem những đồ gốm dễ vỡ của các vị cấp cho người ta, há chẳng phải các vị đang làm điều tương tự như cưỡng ép họ ăn cám bã và rễ cây sao. Điều đó chẳng phải bất nhân hay sao?” Những người thợ gốm đáp lời: “Chúng tôi là những người thợ thủ công sống nhờ kỹ năng của mình. Chúng tôi chỉ cần biết kiếm tiền và trở nên giàu có. Chúng tôi không quan tâm điều đó có phải bất nhân hay không!”Thuấn nói: “Đó không phải là như vậy. Có chữ nhân ở trong chữ phú. Nếu như các vị bất nhân, nơi đâu các vị có thể tìm kiếm sự giàu có?” Nghe được điều này, các thợ gốm háo hức muốn biết vì lý do gì, vì vậy Thuấn hướng dẫn thợ gốm, nói rằng: “Sự khác biệt giữa con người và động vật chính là ở chữ nhân. Ta chẳng lừa người, họ hà cớ gì mà lừa ta. Nếu ta lừa người, họ tất sẽ lừa ta. Để trở nên giàu có, các vị đã lừa dối người khác bằng cách bán những bình gốm dễ vỡ. Tuy nhiên, mọi người đều muốn kiếm tiền và trở nên giàu có. Nếu mọi người trong tất cả các ngành nghề suy nghĩ như các vị và làm ra những sản phẩm tồi tàn có chất lượng thấp, tôi hỏi các vị rằng liệu các vị có thể kiếm tiền được chăng? Những gì các vị làm chỉ là đồ gốm, và các vị phải mua vô số mặt hàng khác từ những người khác. Các vị chỉ có một sản phẩm để cạnh tranh với nhiều sản phẩm khác, vì vậy các vị có thể chiến thắng như thế nào? Thậm chí nếu các vị kiếm được lợi nhuận nhiều hơn nữa nhờ số đồ gốm, các vị cũng không biết các vị phải chi tiêu bao nhiêu tiền cho các sản phẩm khác! Bất nhân bất phú, lẽ gì mà các vị lại không minh tỏ điều này?”
Những người thợ gốm hiểu ra và nói: “Đúng vậy, trong nhiều năm qua, nhiều sản phẩm bán ở chợ càng ngày càng thiếu bền chắc, chính là bởi nguyên nhân này”. Sau đó, những thợ gốm này đã học theo cách chế tác những đồ gốm tốt của Thuấn và tự mình kinh doanh một cách trung thực. Họ chú ý đến đồ gốm của mình hơn là làm ra những sản phẩm chất lượng thấp. Đồ gốm của họ lại được chế tác chắc chắn và có độ bền cao.
Đông Di hoang dã, dân tình bạc bẽo. Hiện tượng kinh doanh đương thời vì theo đuổi lợi nhuận mà chế tác các sản phẩm chất lượng kém có rất nhiều. Nhưng thánh nhân trị quốc“Đức vi tiên, trọng giáo hóa” (Lấy đức làm đầu, coi trọng giáo hóa), chứ không lấy luật pháp hà khắc làm gốc. Thợ chế tác gốm nhờ sự giáo huấn và tấm gương của Thuấn mà tự quy chính lại bản thân, diện mạo trong vùng cũng dần trở nên thuần hậu, không cần phải răn dạy nhiều lần, càng không phải cưỡng chế áp đặt, chỉ cần truyền tâm pháp, người người ai cũng trọng đức hành thiện, vô vi mà trị thiên hạ. Trong “Sử ký ghi chép về Ngũ Đế” bình luận vua Thuấn như sau: Thuấn cày ở Lịch Sơn, người Lịch Sơn đều nhượng bờ; đánh cá ở Lôi Trạch, người Lôi Trạch đều nhường nhà; làm gốm ở Hà Tân, gốm Hà Tân đều không còn hàng thứ phẩm. Một năm tụ họp, hai năm lập ấp, ba năm thành đô. Nơi đâu Thuấn bỏ công sức, nơi đó đều hưng khởi phong thái lễ nghĩa. Thuấn đi đến đâu mọi người cũng muốn theo. Vậy nên Mã Tư Thiên tán thán rằng: “Thiên hạ minh đức, đều khởi nguồn từ Ngu Thuấn”.

Đăng ngày 5-12-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

03 tháng 12 2012

«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 31): Điền điền ca


«Cách Am Di Lục» toàn giải (Thiên 31): Điền điền ca

Tác giả: Nguyên giải: Chính Hạo / Biên tập: Chánh Kiến Net

[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
*  *  *
Đệ tam thập nhất thiên “Điền điền ca”
Lời tựa: Thiên này lấy “điền” {ruộng} để ngụ ý tu luyện Đại Pháp Đại Đạo, lấy hình tượng “điền” (田) để chỉ Pháp Luân. Dùng mấy câu cực kỳ đơn giản, bàn về mấy vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công.
Tứ khẩu hợp điều nhập lễ chi điền, Ngũ khẩu hợp điều cực lạc chi điền.
Điền điền chi lý phân minh, Thế nhân bất giác hận thán.
Đại loạn toàn thế nhân tâm hung hung hạ, Nhập điền quyển cực nan.
Lợi tại điền điền tâm điền, Quỵ tọa tụng kinh đan điền.
Điền trung chi điền đạn cầm điền, Thanh nhã nhất khúc vân tiêu cao.
Tứ khẩu hợp điều nhập lễ chi điền, Ngũ khẩu hợp điều cực lạc chi điền” (Bốn miệng hợp điều ruộng nhập lễ, Năm miệng hợp điều ruộng cực lạc): “Điền” (田) ngụ ý tu luyện, cũng ẩn dụ hình tượng Pháp Luân với cửu cung. Vậy thuyết về “tứ khẩu”, “ngũ khẩu” là gì? “Tứ khẩu” chính là bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” ở trên dưới trái phải, tức bốn hướng Đông Tây Nam Bắc của Pháp Luân; còn “ngũ khẩu” là bốn phù hiệu chữ Vạn “卍” nhỏ ở bốn phía cộng thêm phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn ở trung ương. Thiên “Ất Ất ca” ở trước chỉ bàn về phù hiệu chữ Vạn “卍” trong Pháp Luân, chứ chưa nói về số lượng chữ Vạn “卍” cấu thành Pháp Luân. Còn thiên này dùng hai câu nói rõ Pháp Luân có tổng cộng năm phù hiệu chữ Vạn “卍” (“ngũ khẩu”), trong đó có một phù hiệu chữ Vạn “卍” lớn ở trung ương, minh xác chỉ rõ Pháp Luân là “ngũ khẩu hợp thể”, cũng là “cực lạc chi điền”.

Đồ hình Pháp Luân với các Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn “卍”, biểu tượng của Pháp Luân Công, có hình tượng chữ "điền" (田) với cửu cung.
Điền điền chi lý phân minh, Thế nhân bất giác hận thán” (Lý điền điền rõ ràng, Người đời không biết đáng giận): Lý “điền” này đã mười phần rõ ràng như vậy rồi, ruộng “điền” này chính là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), thế nhưng con người thế gian không ngộ, quả thực là đáng giận đáng thương thay.
Đại loạn toàn thế nhân tâm hung hung hạ, Nhập điền quyển cực nan” (Toàn thế giới đại loạn lòng người xôn xao, Vào vòng ruộng cực khó): “Đại loạn toàn thế” là do Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, những kẻ tà ác bịa đặt và phát tán những lời vu khống, hãm hại, dối trá, khiến lòng người toàn thế giới xáo động. Trong hoàn cảnh như vậy, người ta muốn tu luyện Pháp Luân Công là một việc rất khó.
Lợi tại điền điền tâm điền, Quỵ tọa tụng kinh đan điền” (Lợi ở ruộng ruộng ruộng tâm, Quỳ xuống tụng kinh ruộng đan): Tu luyện Pháp Luân Công này căn bản là tu tâm, lợi ở tu luyện tâm tính mà được công phu. Để được như vậy, quan trọng nhất là phải học tập chân kinh của Đại Thánh nhân, thế nên những người tu luyện “quỳ xuống” cùng đọc to chân kinh của Đại Thánh nhân. Về tính trọng yếu của việc học chân kinh, «Cách Am Di Lục» không chỉ nhấn mạnh phải học, mà dùng chữ “tụng”, tức lớn tiếng đọc thuộc lòng chân kinh của Đại Thánh nhân.
Điền trung chi điền đạn cầm điền, Thanh nhã nhất khúc vân tiêu cao” (Trong ruộng của ruộng ruộng gảy đàn, Khúc nhạc thanh nhã cao tận mây xanh): Hai câu này bàn về luyện công của Pháp Luân Công. Chỉ rõ tu luyện Pháp Luân Công ắt phải có luyện công, luyện công thường theo âm nhạc luyện công mà làm, phần lớn là luyện công tại điểm luyện công chung, tiếng nhạc luyện công dễ nghe tựa như “Khúc nhạc thanh nhã cao tận mây xanh”.
(Hết thiên 31)

Điều tiểu đệ tử nhìn thấy khi học Pháp và phát chính niệm


Điều tiểu đệ tử nhìn thấy khi học Pháp và phát chính niệm
Tác giả: Tiểu đệ tử Đại Pháp

[Chanhkien.org] Em là tiểu đệ tử Đại Pháp, năm nay 11 tuổi. Em xin kể lại cảnh tượng không gian khác khi em và ba mẹ học Pháp, phát chính niệm, hy vọng sẽ giúp ích được các đồng tu.
1. Học Pháp
Khi em và ba mẹ đọc Chuyển Pháp Luân, em thấy từ miệng ba em xuất ra rất nhiều hoa sen và Pháp Luân; hoa sen màu trắng, nhị hoa màu vàng, Pháp Luân xoay chuyển không ngừng, tỏa ra hào quang ngũ sắc. Lúc này mấy con cóc nhảy qua, em thấy từ miệng ba phóng ra thanh kiếm sắc đâm vào con cóc, nó liền bị tiêu hủy. Khi đọc Pháp, từ miệng mẹ em phóng xuất ra quả cầu năng lượng màu vàng kim và hoa sen; lại có mấy con cóc nhảy qua, quả cầu năng lượng chạm vào mình con cóc, làm nó nổ tung. Tất cả cóc đều bị nổ chết. Khi em đọc Pháp, từ miệng em xuất ra rồng vàng, trên lưng chở Pháp Luân, trong miệng ngậm ngọc quý. Chúng bay tới bên cạnh chúng sinh, chúng sinh cưỡi trên mình rồng vàng, rồng vàng trở thành vật cưỡi của chúng sinh. Khi chúng em đọc Pháp, chúng sinh vũ trụ đều cảm động rơi nước mắt; họ quỳ xuống nghe Pháp, có chúng sinh sụp lạy để nghe, thậm chí có chúng sinh khóc đến mức hôn mê. Lúc này một Pháp Luân bay lên không trung, tỏa ra hào quang ngũ sắc; chúng sinh hôn mê đều tỉnh lại, họ đều hoan hô. Lúc học Pháp không chú ý đọc sai, có con cóc nhảy ra từ miệng; sau khi sửa lại, con cóc hóa thành máu mủ, từ miệng lại xuất ra những thứ đẹp đẽ.
Em còn nhìn thấy trong sách Đại Pháp mỗi chữ đều có vô số Phật, Đạo, Thần ở đằng sau, trước mặt họ đều có Pháp Luân.
2. Phát chính niệm
Sau khi mẹ em phát chính niệm thanh lý bản thân, em đi tới thế giới của mẹ em, chúng sinh ở đó nói với em: “Ngài là con của Chủ chúng tôi tại nhân gian đó ư? Chủ chúng tôi vừa mới dẫn chúng tôi đánh một trận chiến, chém giết một bà mo. Xin ngài chuyển lời đến Chủ chúng tôi, nói bà nhất định phải tu cho tốt, nếu không chúng tôi đều bị hủy diệt”. Họ chỉ vào một ngai vàng hào quang lấp lánh, nói: “Đây là ngai vàng mà Chủ chúng tôi từng ngự; chúng tôi vẫn đang chờ một ngày Chủ chúng tôi sẽ trở về ngồi lại ngai vàng này”. Thế giới của mẹ rất đẹp. Em nói với mẹ: “Con rất thích thế giới của mẹ”. Mẹ nói: “Thế giới của con cũng rất đẹp, con xem thử đi”. Em lại tới thế giới của em, thấy chúng sinh đều đang đốt pháo và hoan hô: “Chủ trở về này! Chủ trở về này!” Em còn nhìn thấy mẹ của em trên thiên thượng, bà trông chỉ khoảng 20 tuổi, mặc váy bông màu lam, cực kỳ xinh đẹp và trang nghiêm. Sau đó em không lại lưu luyến mẹ em ở nhân gian nữa.
Thời điểm thanh trừ tà ác bên ngoài đã tới, em xin Sư phụ hợp công của em và công của đệ tử Đại Pháp toàn thế giới lại làm một. Em và các đệ tử Đại Pháp sử dụng khối công ấy làm nổ sạch tà ác trong vũ trụ. Sau đó, chúng lại bổ sung một lượng lớn tà ác, rồi lại bị chúng em làm nổ chết. Chúng không ngừng bổ sung, lại bị chúng em làm nổ chết. Sau đó, em phát hiện sau khi chúng em học Pháp xong, năng lượng phát chính niệm là lớn hơn so với trước khi phát chính niệm.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/114142