28 tháng 8 2012

Nhìn thấu bản chất của tâm sắc dục

Nhìn thấu bản chất của tâm sắc dục

Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Mỹ

[Chanhkien.org] Đệ tử Đại Pháp đều biết, tâm sắc dục là cửa tử mà người tu luyện nhất định phải qua, tâm sắc không bỏ thì tuyệt đối không thể viên mãn. Tôi tuy biết từ Pháp lý như vậy, nhưng vẫn thường bị tâm sắc lôi kéo, vô cùng hổ thẹn và ân hận. Hôm nay cùng một vị đệ tử khác giao lưu, mới nhìn thấu bản chất của tâm sắc dục.

Nhục thân con người cũng giống như một bộ y phục, con người sau khi đầu thai thì mặc nó vào. Tư duy chân chính của con người là nằm ở nguyên thần, chứ không phải ở bộ y phục này. Tại không gian khác, bộ y phục này cũng đang sống, có tư duy, có suy ngẫm, nhưng thứ nó suy nghĩ là ở tầng rất thấp, đều xuất phát từ xã hội người thường. Mà tâm sắc này, hoàn toàn là bộ y phục này đang tư duy.

Sau khi nguyên thần đầu thai, có thể chuyển sinh thành người nam, cũng có thể chuyển sinh thành người nữ. Nếu như là người nam, tâm sắc của nó biểu hiện chính là thấy người nữ đẹp; nếu như là người nữ, tâm sắc của nó biểu hiện chính là thấy người nam đẹp. Tuy nhiên các tư tưởng này không phải là tư tưởng của nguyên thần, mà chỉ là bộ y phục kia đang nghĩ, do đó nó cực kỳ thấp, ở tầng thứ rất thấp.

Bởi vậy là người tu luyện, khi tâm sắc dục xuất hiện, chúng ta cần lập tức nghĩ rằng, đây là bộ y phục kia đang nghĩ, là cách nghĩ ở tầng thấp. Nguyên thần của chúng ta hoàn toàn không nghĩ như vậy, đó mới là tự kỷ chân chính của chúng ta, hơn nữa nguyên thần của đệ tử Đại Pháp đều đến từ tầng thứ rất cao.

Ví dụ thế này: Nếu một cá nhân chuyển sinh thành heo đực, thì nó sẽ thấy heo cái là đẹp. Giả sử heo đực này có thể nghĩ mình vốn là người, thì nó ắt sẽ không có hứng thú với heo cái nữa. Tại đây, thân heo chính là y phục của nguyên thần nó, y phục của nó thấy heo cái đẹp, chứ không phải nguyên thần nó thấy thế. Nếu nguyên thần nó chuyển sinh thành heo cái, thì nó lại thấy heo đực mới là đẹp.

Khi tôi nhìn thấu bản chất của tâm sắc dục, mới thấy diệt trừ nó không có gì là khó cả, mà là việc rất dễ dàng.

Trên đây chỉ là thể ngộ chưa thành thục để giao lưu cùng đồng tu, kính mong chỉ giúp thiếu sót.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/node/112154

03 tháng 8 2012

Văn sử mạn đàm: Vì lợi ích bách tính, được thần tiên kính trọng

Văn sử mạn đàm: Vì lợi ích bách tính, được thần tiên kính trọng

Bài viết của Trịnh Trọng

[MINH HUỆ 14–04–2012]

Vì lợi ích bách tính, được thần tiên kính trọng

Trương Quai Nhai làm quan ở Thành Đô. Một đêm ông nằm mộng thấy được một vị thần tiên mời đến chơi. Trong khi họ đang nói chuyện, đột nhiên có một người tiến vào đọc thông báo: “Tây Môn Hoàng Kiêm Tế đã đến”. Sau đó, một vị đạo nhân bước vào phòng. Vị thần tiên kia lập tức tiếp đãi và đối đãi ông bằng lễ mạo phi thường cung kính.

Sáng hôm sau, Trương Quai Nhai tìm kiếm khắp nơi và cuối cùng đã tìm được đạo sĩ Hoàng Kiêm Tế và mời được ông về phủ của mình. Trương Quai Nhai nhìn vị đạo sĩ và nhận ra đúng là người mà ông đã gặp trong mộng. Ông hỏi Hoàng đạo sĩ, “Ngài đã làm những việc thiện gì vậy? Vì sao vị thần tiên đó lại kính trọng ngài vậy?”

Hoàng đạo sĩ nói,“Tôi ngoài việc thu mua lúa mì với mức giá phải chăng vào vụ thu hoạch ra thì không có làm việc gì tốt thực sự có ý nghĩa cả. Năm sau tôi bán với giá gốc cho bách tính khi gặp thời buổi khó khăn. Tôi đã bán bằng với giá mua. Làm vậy tôi cũng không mất gì cả, nhưng lại giải trừ được mối nguy cho bách tính.” Sau khi nghe Hoàng Kiêm Tế kể, Trương công (Trương Quai Nhai) đã không thể kiềm chế được cảm xúc. Ông đã bảo nô bộc của mình giúp Hoàng đạo sĩ ngồi vào một cái ghế rồi sau đó cung kính bái lạy.

Thần tiên sẽ tôn kính người làm việc tốt có lợi cho bách tính. Chúng ta nên để cho mọi người biết về những việc tốt mà Hoàng đạo sĩ đã làm. Hãy để bách tính biết rằng hành thiện sẽ được thần tiên kính trọng. Hy vọng rằng có nhiều người hơn nữa sẽ noi theo.

Người ích kỷ bị sét đánh, người tốt bụng được ban quý tử

Thầy thuốc nổi tiếng thời Đường, Tôn Tư Mạc, cả đời cống hiến cho y học, đã viết nhiều cuốn sách trong đó có các cuốn Thiên Kim Phương và Thiên Kim Dực Phương truyền lại cho hậu thế.

Tôn Tư Mạc đã từng tình cờ cứu sống một con rồng. Để đáp lại thịnh tình của Tôn Tư Mạc, con rồng đã tặng ông một phương thuốc của Long Cung. Tôn Tư Mạc đã áp dụng nó trong khi trị bệnh và rất có hiệu quả. Sau đó, ông đã biên soạn nó vào trong cuốn Thiên Kim Phương, và đã khắc lên đá để truyền lại cho hậu thế.

Đương thời, có một cá nhân nghe nói về sự việc này. Để kiếm lợi lớn, ông ta đã sử dụng quan chức của mình để chiếm đoạt hòn đá. Sau đó, ông ta lên kế hoạch dùng một phương pháp đặc biệt để sao chép phương thuốc từ tảng đá. Ông ta sẽ in thành toa và bán nó. Tuy nhiên, ông ta đã vô tình làm vỡ tảng đá. Chẳng bao lâu sau, ông ta bị sét đánh chết.

Sau đó, một người tốt bụng đã thuê người thợ thủ công trước kia khắc lại phương thuốc vào một tảng đá. Đây là cách mà cuốn Thiên Kim Phương quý giá đã được truyền lại cho các thế hệ sau.

Một đêm nọ, người tốt bụng này đã có một giấc mộng. Trong mộng, Tôn Tư Mạc nói với ông,“Ông vốn không có con trai. Vì ông đã làm được một điều tốt, ông sẽ được ban cho một quý tử”. Chẳng bao lâu sau khi nằm mộng, vợ ông đã mang bầu và sinh hạ được một cậu con trai. Khi trưởng thành, con trai của ông trở thành một đại quý nhân.

Người ích kỷ mà đã làm vỡ tảng đá chỉ tự tư tự lợi, trong khi người vị tha mà đã khắc lại phương thuốc chỉ nghĩ cho người khác. Trớ trêu thay, người ích kỷ cuối cùng chẳng được gì và người tốt bụng đã được hưởng lợi ích từ việc làm tốt của mình.

Triệt để tiêu hủy những văn bản không tốt

Vào thời Tuyên Đức triều Minh, nhiều quan thái giám đã bị đưa tới Ấn Độ Dương để tìm báu vật. Tiêu tốn vô số tiền của và nhiều người đã chết. Trong những năm Thiên Thuận, có người kiến nghị Hoàng thượng tiếp tục săn tìm kho báu. Vì vậy, Hoàng thượng phái Chủ quản binh bộ Hạng Trung tham khảo các tài liệu liên quan đến việc săn tìm kho báu và lập ra một phương án mới.

Đương thời, Lưu Đại Hạ giữ chức Lang Trung phụ trách việc lưu giữ các tài liệu. Khi nghe được tin đó, ông đã giấu các tài liệu khỏi tay thuộc hạ của Hạng tướng quân. Do đó, kế hoạch đã bị đình lại vì không có tài liệu để tham khảo.

Sau đó, khi Hạng Trung hỏi những người lưu trữ tài liệu về việc các tài liệu kho báu bị thất lạc, Lưu Lang Trung cười nói,“Tìm kiếm kho báu ở Ấn Độ Dương là một kế sách dở. Các tài liệu nên bị hủy đi ngay cả nếu như hôm nay chúng vẫn còn. Vì sao ngài còn hỏi về chúng?” Hạng tướng quân bỗng bừng tỉnh và vô cùng kính trọng Lưu Đại Hạ. Ông cũng xin lỗi Lưu Đại Hạ, “Việc làm của ông đã làm cảm động trời đất. Ông mới xứng ngồi ở vị trí của tôi!” Quả thực, sau này Lưu Đại Hạ đã được thăng chức lên làm Thái Bảo Đại Tư Mã và con cháu của ông về sau cũng làm quan lớn.

“Để biểu dương việc làm tốt của Lưu Đại Hạ, tất cả tài liệu mang đến tai hại đều nên bị hủy. Quan trọng hơn, những cuốn sách mà khuyến khích dâm dục và phỉ báng Phật Pháp là những văn bản tội lỗi. Để tránh làm hại thế hệ sau, chúng nhất định phải bị hủy!”

(Những câu chuyện lịch sử bên trên được trích từ cuốn “An Sĩ Toàn Thư” của triều đại nhà Thanh)

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2012/4/14/文史漫谈-利益百姓-神仙敬重-255602.html

Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2012/4/24/132872.html#.T92WIrAe4l9

Đăng ngày: 2-8-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.