Hậu quả của tâm tật đố
Hậu quả của tâm tật đố
Bài của Trí Chân
[MINH HUỆ 23–11–2011] Dân tộc Trung Hoa xưa nay vốn thiện lương, khoan dung, và nhân hậu. Người ta cảm thấy hổ thẹn vì những hành động ghen tức đố kỵ. Khi một người nhân hậu thấy được thành tựu của những người khác, họ sẽ ca ngợi những thành tựu này, suy nghĩ lại về những thiếu sót của mình, và học hỏi để làm tốt hơn. Chỉ có những kẻ đầu óc hạn hẹp và ích kỷ, tầm nhìn thiển cận, mới đố kỵ với những thành tựu của người khác. Họ lo lắng về việc ai sẽ là người cao hơn họ ngày hôm nay, và ngày mai họ sẽ thua ai. Họ cảm thấy tồi tệ khi những người khác nổi trội hơn họ. Kẻ kém đức thậm chí còn thúc đẩy việc hãm hại người tốt. Họ có thể tạm thời thắng thế. Nhưng, cuối cùng, họ sẽ mất hết nguồn sinh sống và bị trừng phạt, bởi lẽ Đạo Trời đang chế ước hết thảy.
Thân Công Báo chịu kết cục bị ném vào hố trong biển Bắc Hải
Thân Công Báo là một nhân vật trong cuốn sách “Phong Thần diễn nghĩa“. Ông ta và Khương Tử Nha là các đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn. Khi Thân Công Báo biết rằng sư phụ của họ phái Khương Tử Nha đi trợ giúp nhà Chu diệt nhà Thương, và phong thần cho các vị thần tiên khác nhau, ông ta vô cùng tật đố. Ông ta truy hỏi Khương Tử Nha rằng, “Ông đang bảo vệ vị vua nào?” Khương Tử Nha đáp, “Tôi đang bảo vệ Võ vương của nhà Chu, người mà đức độ sánh ngang với vua Nghiêu và vua Thuấn, lòng nhân từ thuận với Thiên lý, và sự nổi lên của ông hết sức phù hợp với sự thay đổi của thiên tượng. Trụ vương của nhà Thương vô đạo; vận mệnh u ám và sẽ là người trị vì cuối cùng của nhà Thương”. Thân Công Báo đáp lại, “Tôi sẽ bảo vệ đối thủ của ông và ngăn chặn kế hoạch của ông”. Khương Tử Nha nghiêm mặt nói với Thân Công Báo, “Ông dám sao! Không ai có thể làm trái những an bài của sư phụ chúng ta. Không ai có thể chống lại thiên mệnh”. Thân Công Báo tức giận và đáp trả, “Khương Tử Nha, ông muốn bảo vệ nhà Chu? Ông có bản lĩnh gì chứ? Ông mới học được gần 40 năm. Sao ông có thể dám đối chọi với ta?” Khương Tử Nhà không đáp lại lời Thân Công Báo, và Thân Công Báo giận giữ bỏ đi. Thân Công Báo bắt đầu phá rối những nỗ lực của Khương Tử Nha. Ông ta gọi các vị thần tiên khác để giết Khương Tử Nha. Một hôm, ông ta bị bắt bởi Nguyên Thủy Thiên Tôn, người đã định ném ông ta xuống một quả núi lớn. Thân Công Báo cầu xin sư phụ tha thứ, thề rằng, “Nếu con tiếp tục gọi các thần tiên khác để ngăn cản Khương Tử Nha, con sẵn sàng dùng thân mình nút hố biển Bắc Hải”. Ông ta đã được tha.
Tuy nhiên, Thân Công Báo đã không ăn năn hối lỗi. Ông ta tiếp tục gây xích mích. Ông ta bảo Thông Thiên giáo chủ triển khai vạn tiên trận tạo khó khăn cự đại cho Võ Vương của Khương Tử Nha. Nguyên Thủy Thiên Tôn đánh hạ Thân Công Báo và giết con hổ mà ông ta cưỡi. Ông nói với Thân Công Báo, “Ngươi đã thề rằng nếu ngươi tiếp tục phá hoại công việc của Khương Tử Nha, ngươi sẽ nút hố biển Bắc Hải. Đến lúc ngươi thực hiện lời thề của mình rồi”. Đó là nơi mà Thân Công Báo kết thúc cuộc đời mình, ở đáy biển, nơi mà ông ta không bao giờ còn nhìn thấy mặt trời mọc.
Người tính không bằng Trời tính
Trong cuốn “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Lệ Chứng”, Tô Đại Chương đỗ kỳ thi tú tài, chuẩn bị tham gia kỳ thi hương. Họ Tô sống ở triều đại nhà Tống, nổi tiếng khắp vùng bởi sự tinh thông Kinh Dịch, hay Cuốn sách của sự thay đổi. Một đêm anh nằm mộng thấy mình đỗ thứ 11 trong kỳ thi sắp tới. Anh bèn kể lại giấc mơ của mình cho một người bạn học. Người bạn học này cũng tham gia kỳ thi đó đã rất đố kỵ khi bản thân anh ta không có một giấc mơ mang điềm lành như vậy. Anh ta đã đi báo cáo cho quan chủ khảo, nói rằng người họ Tô hẳn đã hối lộ cho một trong những quan chủ khảo chấm bài thi, nếu không, sao họ Tô có thể khẳng định chắc chắn anh ta sẽ đứng thứ 11?
Sau khi tất cả bài thi của thí sinh đã được phân hạng, vị quan chủ khảo đã lấy bài thi đỗ thứ 11 ra. Theo quy định vào thời điểm đó, tên của thí sinh bị che đi trên bài thi mà họ nộp. Quan chủ khảo đọc bài thi và trở nên giận giữ. Bài thi bàn về Kinh Dịch, mà lại là sở trường của Tô Đại Chương. Ông ta chất vấn các quan giám thị chấm bài thi, “Bây giờ, các vị có thể giải thích điều này là như thế nào không? Có ai trong số các vị nhận hối lộ từ Tô Đại Chương – người am hiểu Kinh Dịch tự tin nói rằng anh ta sẽ đỗ vị trí thứ 11 không?” Tất cả các quan giám thị khá buồn. Họ phải chọn một bài thi khác từ các thí sinh còn lại để thay thế bài viết về Kinh Dịch này.
Cuối cùng, vào ngày kết quả được công bố, khi toàn bộ tên của các thí sinh đã được mở ra, trước sự kinh ngạc của quan chủ khảo, bài thi mới được chọn hiện đứng thứ 11 là của Tô Đại Chương, trong khi đó thí sinh có tâm tật đố mà đã nói dối để quy cho Tô Đại Chương tội hối lộ đã bị hoán đổi vị trí thứ 11 nguyên là của anh ta. Vì vậy, Tô Đại Chương đã đỗ kỳ thi hương. Năm sau, Tô Đại Chương đã vượt qua kỳ thi tiến sĩ, trong khi người bạn học mà đã nói dối để buộc tội ông bị bẽ mặt và qua đời.
Tâm tật đố là một cảm xúc tiêu cực được tạo ra bởi việc không chấp nhận sự thật rằng những người khác có thể vượt trội hơn chúng ta về phẩm hạnh, kỹ năng, thành tựu, hay cảnh ngộ. Khi người có tâm tật đố nói xấu người khác hay làm những điều làm tổn thương người khác, điều này thể hiện người này có tâm bất thiện. Điều này cũng là tự tạo nghiệp, sẽ chịu quả báo. Tôn trọng và thiện lương là một nguyên lý cơ bản. Khi thấy người khác đạt được mọi thứ, chúng ta nên mừng cho họ. Khi thấy người khác vượt qua chúng ta, chúng ta sẽ học hỏi từ họ. Khi thấy người khác cần sự trợ giúp, chúng ta nên hết mình để giúp đỡ họ. Phải thực sự lấy thiện đãi người để họ có thể cảm thấy sự chân thành của chúng ta, chúng ta phải rộng lượng, điều ngược lại với tật đố.
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/23/文史漫谈-妒嫉的恶果-249085.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2012/3/4/131882.html#.T31HWvCO2Gg
Đăng ngày 15-04-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ