19 tháng 11 2011

Pháp Luân Đại Pháp tốt - Chân Thiện Nhẫn tốt

Pháp Luân Đại Pháp là tốt, những người tập công pháp và đọc sách Chuyển Pháp Luân là những người tốt, những người tuân theo Chân Thiện Nhẫn là những người đẹp nhất và tốt nhất.

Hãy nói với thế giới rằng Pháp Luân Công là tốt, tất cả các hành động bắt bớ với các học viên Pháp Luân Công đều là vô lý và không thể chấp nhận,

Đào Văn Cường./

18 tháng 11 2011

Truyện của Lưu Bá Ôn: “Học cách làm ô”

Truyện của Lưu Bá Ôn: “Học cách làm ô”

Tác giả: Sử Thục Văn

[Chanhkien.org] Lưu Bá Ôn, tên thật là Lưu Cơ, tự Bá Ôn. Ông sinh vào cuối triều Nguyên, từng đỗ Tiến sĩ và làm quan trong triều. Sau đó, vì chán ghét sự bạo ngược của triều đình cuối thời Nguyên, ông từ quan về quê và ẩn thân tại chốn núi sâu tỉnh Chiết Giang. Lưu Bá Ôn tinh thông quân sự, chính trị, thiên văn, địa lý, và lịch sử, là một nhân vật nổi tiếng tại quê hương ông, có thể nói là nhà nhà đều biết. Về lĩnh vực văn học, ông cũng có một số thành tựu nhất định. Ông đã dùng bút pháp ngụ ngôn để viết cuốn sách «Úc Ly Tử», với nhiều câu văn tựa như hài hước, nhưng ngụ ý thâm sâu. Câu chuyện “Học cách làm ô” sau đây là một truyện ngụ ngôn như vậy. Chuyện kể rằng:

Vào thời Chiến Quốc, ở nước Trịnh có một người nông thôn học cách làm ô. Trải qua thời gian ba năm học nghề và sau khi bỏ ra rất nhiều công sức, ông cuối cùng đã thành thạo nó. Nhưng thật không may, một trận đại hạn hán xảy ra và những chiếc ô của ông căn bản không dùng để làm gì. Thế là gió chiều nào xuôi theo chiều ấy, ông chuyển sang học cách làm gàu múc nước. Lại trải qua ba năm và sau khi mất rất nhiều công sức, ông cuối cùng cũng thành thạo nó. Chẳng bao lâu, một trận mưa lũ lớn xảy ra và không ai thèm mua gàu múc nước của ông nữa. Sau đó, ông trở lại với việc bắt đầu làm ô. Nhưng không lâu sau, một băng cướp tới vùng này và tất cả mọi người phải mặc quân phục để tự bảo vệ mình. Quân phục bản thân đã có thể dùng để làm áo mưa, do vậy không ai hỏi mua ô của ông nữa. Sau khi cân nhắc diễn biến mới này, ông nghĩ tốt hơn cả là học cách rèn vũ khí, nhưng ông đã quá già, thiếu khả năng và không biết phải làm sao.

Khi Úc Ly Tử biết được câu chuyện này, ông nói: “Rất nhiều việc trong đời người không phải là điều sức người có thể điều khiển được. Thay vào đó, con người hoàn toàn bị kiểm soát bởi Thần. Ngay cả học nghề gì và có thể dùng được không, thì cũng do thiên mệnh quyết định. Tuy nhiên học tập nghề nào lại là quyền lựa chọn của người ta. Đó là tại sao người đàn ông trong câu chuyện này phải chịu số phận không như ý. Chính ông là người chịu trách nhiệm cho thất bại của bản thân mình. Như tại Quảng Đông có một người làm ruộng rất giỏi trồng lúa, và ông còn khai khẩn đất hoang để trồng lúa. Tuy nhiên vì thủy tai nghiêm trọng, ông đã không thể thu hoạch được gì trong vòng ba năm. Rất nhiều bằng hữu tới khuyên ông hãy dẫn nước ra ngoài và trồng ngô. Nhưng ông vẫn kiên trì không lay động, và tiếp tục trồng lúa. Năm sau, trời hạn lớn và vẫn tiếp tục như vậy trong hai năm sau đó. Kết quả ruộng lúa của ông khô ráo trở lại và có thu hoạch trong ba năm. Khi tính toán mùa gặt trong ba năm ấy, ông thấy nó không chỉ bù đắp tổn thất của ông trong quá khứ, mà còn dư lại rất nhiều. Do đó, ‘đóng ghe thuyền vào mùa hạn và khâu áo bông vào mùa nóng’ là rất có đạo lý.”

Chỉ cần chúng ta có thể kiên trì nghề nghiệp của mình và tin tưởng vào sự lựa chọn đúng đắn, thì chúng ta sẽ sống sót qua trận hạn lớn và những cơn mưa sẽ tự đến. Gượng qua ngày nóng, mùa đông sẽ đến. Đời người luôn là thăng trầm như vậy, có được thì cũng có mất. Thế nên mới có câu: “Khi những đám mây tan đi thì sẽ thấy bầu trời xanh”. Sự thực là kiên trì nhất định sẽ thắng lợi.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/10/14/23704.html
http://pureinsight.org/node/1916

16 tháng 11 2011

Nhân sinh cảm ngộ: Người tu luyện là đẹp nhất

Nhân sinh cảm ngộ: Người tu luyện là đẹp nhất

Tác giả: Quán Minh

[Chanhkien.org] Con người ta ai cũng thích đẹp. Vậy thì thế nào là vẻ đẹp thực sự? Dường như rất ít người có thể suy xét câu hỏi này một cách nghiêm túc. Đa số người ta nghĩ rằng người trẻ là đẹp hơn người già và do đó họ hy vọng giữ gìn vẻ thanh xuân chừng nào có thể. Nhưng không ai có thể thoát thỏi hiện tượng lão hóa tự nhiên. Sự trẻ đẹp như vậy là không vĩnh viễn. Không ai có thể thoát khỏi quy luật tự nhiên của sinh-lão-bệnh-tử.

Một người bạn của tôi rất thích đi beauty-salon để làm đẹp. Bất kể cô tiêu tốn bao nhiêu tiền, mái tóc được nhuộm của cô vẫn hiện ra những sợi tóc bạc. Dù cô đi làm mặt, nhưng những nếp nhăn vẫn tái xuất hiện trên làn da được kéo căng của cô. Tuy vậy, cô vẫn không từ bỏ việc làm đẹp. Một ngày, tôi nói với cô: “Mỹ phẩm chỉ có thể giải quyết những vấn đề bề mặt một cách tạm thời. Nếu muốn đẹp, tại sao cô không thử tu luyện công pháp tính mệnh song tu? Người tu luyện là người đẹp nhất trên thế gian này”. Không hiểu được điều tôi vừa nói, cô hỏi: “Tôi muốn trở nên đẹp hơn, nhưng các anh đang tu luyện ‘Chân-Thiện-Nhẫn’. Nó không bao hàm cái đẹp. Vậy thì làm sao tôi trở nên đẹp hơn bằng cách tu luyện nó?”

Tôi lại hỏi cô: “Nếu hai người xuất hiện trước mặt cô, một là chân thành và ngay thật, còn một là giả dối và đạo đức giả, thì cô nghĩ ai đẹp hơn?” Cô trả lời: “Tất nhiên là người chân thật rồi”. Tôi nói: “Như vậy Chân là đẹp. Giờ cô lại gặp hai người, một người tốt bụng và thiện tâm, còn một người hung hãn và ác tâm, thì cô nghĩ ai đẹp hơn?” “Vậy mà cũng hỏi! Tất nhiên là người thiện tâm rồi”. “Vậy Thiện là đẹp. Lại nữa, khi cô gặp hai người, một người khoan dung và nhẫn nại, còn một người nóng nảy và bụng dạ hẹp hòi, thì cô nghĩ ai đẹp hơn?” “Là người nhẫn nại hơn”. Rồi tôi nói: “Như vậy Nhẫn là đẹp. ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ là cảnh giới cao nhất của cái đẹp trong vũ trụ. Người tu luyện ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ là người đẹp nhất ở thế gian!”

Con người thế gian chỉ có thể nhận thức bề mặt của sự vật. Chỉ khi vượt khỏi thế gian này, người ta mới có thể nhận thức bản chất của sự vật. Con người thế gian chỉ nghĩ trai anh tuấn, gái thuyền quyên mới là đẹp. Nhưng nếu không có nội hàm ‘Chân-Thiện-Nhẫn’, thì họ chỉ có vỏ ngoài của cái đẹp mà thôi. Vẻ đẹp trong tâm hồn mới là vẻ đẹp thực sự. Thân thể của một người tu luyện chân chính là nhẹ nhõm, còn da họ vừa trắng vừa ẩn sắc hồng. Nhìn từ bên ngoài, trông họ trẻ hơn nhiều so với tuổi thực tế. Bởi vì họ biết được chân lý của vũ trụ, nên họ hiểu được vẻ đẹp thật sự là gì. Nhãn quang của người tu luyện là thuần tịnh, còn tâm hồn họ là thánh khiết. Người tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn” tại thế gian là đẹp nhất.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/8/17/33498.html
http://pureinsight.org/node/3267

12 tháng 11 2011

Những cuốn sách Đại Pháp kỳ diệu

Những cuốn sách Đại Pháp kỳ diệu

Bài viết của một học viên tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-09-2011] Tôi sống ở một thị trấn hẻo lánh thuộc tỉnh Liêu Ninh. Sau khi một người bạn đồng nghiệp của tôi mà giờ tôi xin tạm gọi là Tiểu Quốc đọc được thông tin chân tướng về Pháp Luân Công từ một người đồng tu, anh ta đã hiểu được sự thật về Pháp Luân Đại Pháp, và cảm thấy rằng các bài công pháp là tốt. Sau đó anh ta đã mượn tôi hai cuốn sách Đại Pháp và mang về nhà đọc.

Một vài năm sau, cô của Tiểu Quốc đến tỉnh Hắc Long Giang để thăm bố mẹ của Tiểu Quốc. Sau khi nói với cô của anh về sức mạnh của Đại Pháp, cô đã hỏi xin cuốn Chuyển Pháp Luân để mang về. Không lâu sau khi quay lại, vùng quê xa xôi của cô đã có rất nhiều người đọc cuốn sách và bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tiểu Quốc thường cất cuốn Chuyển Pháp Luân trên giá sách trong phòng ngủ của anh. Một đêm khi đang ngủ, anh bất ngờ bị đánh thức bởi một ánh sáng chói lóa. Anh nghĩ rằng ánh sáng đến từ bên ngoài, nhưng khi mở rèm cửa thì trời vẫn tối đen. Khi nhìn xung quanh anh phát hiện ra rằng ánh sáng phát ra từ kệ sách đặt những cuốn sách Đại Pháp.

Anh mở kệ sách và thấy cuốn Chuyển Pháp Luân đang phát ra ánh sáng rực rỡ. Anh lấy cuốn sách ra và kê lên giá. Khi mở ra, anh ta không thể tìm thấy một chữ nào trong sách. Anh đã rất lo lắng.

Anh tự nói với mình: ”Mình đã mượn cuốn sách này. Làm sao mình có thể trả lại nếu trong này không còn chữ nào?” Anh không biết phải làm gì, nên đã rất lo lắng rồi đặt lại cuốn sách lên kệ và đi ngủ. Ngay khi vừa tỉnh dậy vào sáng hôm sau, anh vội lấy cuốn sách ra và thấy các chữ cái xuất hiện trở lại! Anh đã rất đỗi vui mừng. Sau đó, khi gặp tôi ở sở làm, anh nói “Tôi sẽ không trả lại cuốn sách này cho bạn dù bạn có nói gì. Đây thực sự là một báu vật!”

Tiểu Quốc sửa chữa các thiết bị trong thời gian rảnh rỗi của mình. Một ngày khi đang hàn lại một chỗ trong tủ lạnh, chiếc ống và một bể chứa Freon phát nổ, nhấn chìm anh trong lửa, nhưng anh đã không bị lửa xém vào. Thay vào đó, anh cảm thấy rằng có một cái khiên trước mặt ngăn ngọn lửa lại. Nhưng người ở đằng sau anh lại bị thương. Khi trở về anh đã thực sự bị sốc. Sau khi nằm xuống giường, anh thấy Sư Phụ tiến vào phòng và mỉm cười. Anh biết rằng Sư Phụ đã bảo vệ anh, nếu không hậu quả có thể đã rất thảm hại.

Giáo viên dạy sửa chữa của Tiểu Quốc có một người bạn là công an và họ thường xuyên liên lạc với nhau. Tiểu Quốc tranh thủ cơ hội để nói với người công an và vợ của ông về sự vĩ đại của Đại Pháp và mang sách Đại Pháp cho họ đọc. Vợ của người công an tán dương Đại Pháp một cách chân thành sau khi đọc cuốn sách, nhưng chồng cô đã không có sự đồng cảm vào lúc đó.

Một ngày, người công an nói với vợ anh ta rằng cô không được đọc sách Đại Pháp nữa. Thế nhưng vợ anh đã từ chối và tiếp tục đọc. Người công an trở nên tức tối, anh ta đánh người vợ và xé cuốn sách Đại Pháp cô đang đọc.

Vợ của anh ta đã rất tự ái và chạy đi, còn người chồng đuổi theo sát phía sau. Khi cô băng qua đường, một chiếc xe ô tô lao rất nhanh về phía cô. Cô bỗng nhiên bị ngã và chiếc xe vụt qua ngay bên phải cô. Sau đó cô đứng dậy và tiếp tục chạy. Thế nhưng chiếc xe đã trượt lên chân của người chồng và bẻ gãy chúng. Sau đó anh ta được đưa vào bệnh viện địa phương.

Sau khi công an xem xét lại tình tiết của vụ tai nạn, họ đã sững sờ vì kinh ngạc. Người công an nhận ra rằng đôi chân gãy của anh ta rất có thể liên quan đến hành động xé sách Đại Pháp của anh ta. Anh ta gọi cho Tiểu Quốc và mời anh đến bệnh viện. Sau khi Tiểu Quốc đến, người công an thuật lại sự tình cho anh nghe.

Anh ta nhận lỗi: “Tôi xin lỗi vì đã xé cuốn sách.” Tiểu Quốc nói: “Anh có thể trả lại tôi cuốn sách đã rách.” Gia đình anh ta nhặt những mẩu vụn của cuốn sách vào chiếc cặp nhựa và mang chúng đến bệnh viện nơi người công an và Tiểu Quốc đang đợi.

Khi gia đình anh ta đến, họ mở cái cặp nhựa ra, nhưng thay vì tìm thấy những mảnh vụn của cuốn sách, họ thấy một cuốn sách hoàn toàn nguyên vẹn. Người công an đã rất đỗi ngạc nhiên và cầu xin Tiểu Quốc mang cuốn sách đi, nhưng Tiểu Quốc đã từ chối.

Tiểu Quốc kể cho tôi câu chuyện này sau khi anh quay lại. Anh ấy nói rằng muốn tặng họ một cuốn sách khác, nhưng sẽ không bao giờ đưa ai cuốn sách này. Tiểu Quốc nói: “Cuốn sách này vẫn còn nguyên vẹn sau khi bị xé vụn. Điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra với những cuốn khác được.”

Sự thật là Đại Pháp vẫn luôn siêu thường. Qua dịp này mà cặp vợ chồng nọ hiểu được sự kì diệu phi thường của Đại Pháp. Tiểu Quốc đã giữ lời hứa và cho họ mượn một cuốn sách khác.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/15/神奇的大法书-246737.html
Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/html/articles/2011/10/21/128895.html
Đăng ngày 12-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

04 tháng 11 2011

Tu luyện thể hội: Trọng trách trên vai

Tu luyện thể hội: Trọng trách trên vai
Bản để in
Tác giả: Tiểu Liên

[Chanhkien.org] Gần đây, trong thời gian rảnh khi công tác, tôi dồn hết sức vào một hạng mục viết bài liên quan đến văn hóa và du lịch. Trong quá trình viết, tôi đã phát hiện ra một vấn đề: đó chính là, cho dù là lịch sử hay văn hóa, thì đã truyền đến ngày hôm nay, bản thân điều ấy đã là vì Pháp mà đến. Chúng ta biết rằng, lịch sử hay văn hóa có thể được truyền đến hôm nay, bản thân điều ấy đã không phải là ngẫu nhiên rồi. Ở một phương diện, ấy là để đặt định trạng thái và hoàn cảnh sinh tồn cho con người, còn đối với con người ngày nay mà nói là đặt định cơ sở lý giải Pháp. Nhưng từ một phương diện khác, những văn hóa này chẳng phải do rất nhiều chư Thần đưa đến hay sao? Mục đích là triển hiện tạo hóa của họ, từ đó được sử dụng trong Chính Pháp ngày hôm nay, để đệ tử Đại Pháp vận dụng chứng thực Pháp. Như vậy một khi đã sử dụng thứ văn hóa do Thần triển hiện này, thì chính là họ tham dự Chính Pháp. Đây chẳng phải là công của họ sao? Chẳng phải họ cũng được cứu độ hay sao!

Nói cụ thể một chút. Ví dụ khi đang viết bài liên quan đến du lịch, tôi phát hiện rằng vì sao địa phương kia lại ở mũi phía Nam của đảo Hải Nam? Vì sao nơi ấy lại trở thành nơi triều đình giáng chức quan viên qua các triều đại? Vì sao nơi ấy có rất nhiều kẻ sĩ trung liệt lưu lại một số văn hóa và tinh thần? Vì sao có thể truyền thừa những thứ ấy lại?

Có thể tưởng tượng ra, những thứ ấy không phải Thần an bài hay sao? Vì sao Thần an bài như vậy? Căn bản chính là để đệ tử Đại Pháp hôm nay dùng phương thức tham quan thắng cảnh khiến người ta ưa thích, đồng thời giúp họ thăng khởi lực lượng đạo đức trong tâm, từ đó biết được ý nghĩa của đạo đức và thiện lương. Bởi vì số lượng bài báo rất nhiều, dùng cách này để thu hút sự chú ý của họ, sau đó dần dần khiến họ minh bạch chân tướng và sự tốt đẹp của Đại Pháp!

Sư phụ giảng: “Vạn cổ sự, vi Pháp lai” (Hồng Ngâm II). Như vậy trong quá khứ, vô số Thần đã dùng các giác độ khác nhau để triển hiện tạo hóa và văn hóa của họ, truyền thừa trong thời gian rất lâu dài, đến ngày hôm nay, khi đại hí đài của lịch sử sắp hạ màn. Nếu chúng ta, đệ tử Đại Pháp ngày hôm nay khéo dùng các văn hóa nhân gian đó để chứng thực Pháp, thì chẳng phải là cứu độ các Thần đã an bài sự việc này hay sao!

Đều nói rằng văn hóa Trung Hoa 5.000 năm là văn hóa Thần truyền. Như vậy trong quá trình truyền thừa văn hóa này, chẳng phải Thần cũng an bài người tới làm những việc này hay sao? Do đó tôi nghĩ, chúng ta dùng phương thức ấy để chứng thực Pháp, đều là cứu độ nguyên lai và toàn bộ quá trình phát triển của văn hóa ấy, bao gồm vô số Thần và chúng sinh. Từ giác độ ấy mà nói, trách nhiệm trên vai các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp là trọng đại và thần thánh đến nhường nào!

Hôm vừa rồi tôi đến nhà một vị đồng tu để giao lưu. Đồng tu ấy đưa cho tôi một nắm hạt dưa để tôi ăn. Tôi nhìn những hạt dưa này, vừa chân thành vừa nghiêm túc nói với đồng tu: “Lần giao lưu này của chúng ta bắt đầu từ những hạt dưa này”.

Tôi nói: “Chúng ta nhất định phải nhận thức rõ rằng chúng ta được làm đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp với sứ mệnh lịch sử vĩ đại và thần thánh đến thế nào. Hy vọng được cứu của chúng sinh kỳ thực đều đặt lên thân chúng ta. Khi tôi đang nhìn những hạt dưa này, chúng đã hiển hiện cho tôi rằng chúng là vật chủng mà Thần an bài xuất hiện trên địa cầu, để người xưa phát hiện loại thực vật này có thể ăn, sau đó trải qua rất nhiều thời kỳ chăm bón, mới trở thành hình dạng thế này. Tuy nhiên mục đích xuất hiện của chúng, một mặt là cấp cho con người đồ ăn và làm phong phú sinh mệnh; mặt khác và cũng trọng yếu nhất, chính là triển hiện trí tuệ và tạo hóa của Thần. Còn đối với ngày nay, chúng đã theo bạn biết bao lâu để được tôi ăn hôm nay, cũng chính là cấp một chút điều kiện tiện lợi cho sinh hoạt tại nhân gian của tôi; như vậy đây chính là công đức của chúng. Toàn bộ quá trình xuất hiện và phát triển tại địa cầu của loại sinh mệnh này cho đến hiện tại, kỳ thực đều là có công đức, đều là cống hiến gián tiếp cho Chính Pháp, đều là đối tượng được cứu độ. Hơn nữa vạn vật đều có linh, xét từ bề mặt thì chúng là hạt dưa, nhưng rất nhiều là sinh mệnh cao cấp chuyển sinh mà thành. Bởi vì da người không đủ, nên rất nhiều sinh mệnh cao cấp đã chuyển sinh thành động vật, thực vật, vật chất để có thể được cứu độ tại nhân gian. Vì thế mới nói, chúng ta nhất định phải nhận thức rõ trọng trách trên vai chúng ta, trách nhiệm lịch sử mà chúng ta gánh vác”.

Như vậy từ giác độ ấy mà nói, khi cá nhân chúng ta đề cao và vượt quan với người khác, chỉ cần chúng ta nhận rõ trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của bản thân, thì tôi nghĩ chúng ta sẽ không sa lầy vào tranh luận đúng-sai với người khác nữa.

Có lẽ nghiệp lực và quan hệ nhân duyên đời trước đã dẫn tới cơ hội đề cao tâm tính cho chúng ta hiện nay khi tiếp xúc với ai đó. Vậy chúng ta thử nghĩ xem, nguồn gốc ân oán đời đời kiếp kiếp liệu có thể giản đơn và ngẫu nhiên hay không? Chẳng phải đều có Thần an bài hay sao? Như vậy hôm nay, dù là ân hay oán cũng vậy, chúng ta từ đó mà đề cao lên, vậy thì các Thần an bài những điều này, dù là ân hay oán, chẳng phải cũng được cứu độ hay sao?

Cũng là nói rằng, vô lượng sinh mệnh trong vũ trụ đều minh bạch rằng cơ duyên Chính Pháp là khó đắc, và đều muốn dùng các chủng phương thức để tham dự Chính Pháp. Bởi vì da người chỉ có bấy nhiêu thôi, nên rất nhiều Thần đã đóng các vai khác nhau. Bất kể là vai nào, thì căn bản đều là muốn đệ tử Đại Pháp khéo vận dụng những thứ ấy tại nhân gian, bao gồm địa lý, văn hóa, thậm chí ân oán, v.v. để chứng thực Pháp, từ đó cứu độ các Thần đã an bài sự tình ấy.

Nhớ lại, có một vị đồng tu thiên mục khai mở từng nói với tôi: Một lần khi cô ấy cảm thấy cực kỳ khổ sở, thì một vị Thần tầng thứ rất cao nói với cô ấy: “Nếu cô cảm thấy làm đệ tử Đại Pháp là khổ, thì tôi nguyện vứt bỏ hết thảy những thứ của Thần, hết thảy thế giới thiên quốc của tôi, để đổi lấy danh hiệu ‘đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp’ của cô”. Từ đó có thể thấy danh hiệu ‘đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp’ mà Sư tôn vĩ đại ban cho chúng ta được chúng Thần ao ước như thế nào!

Xét cho cùng, không phải bản thân chúng ta là như thế nào, mà là danh hiệu ‘đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp’ mới trân quý và khó đắc làm sao. Sư phụ giảng: “Đệ tử Đại Pháp, ‘đệ tử Đại Pháp’ ấy, thế nào là ‘đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp’? Trong vũ trụ đây là một danh hiệu, là sinh mệnh vĩ đại nhất.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004, bản dịch chưa chính thức). Vì thế mới nói, trong khổ, trong nạn, trong vô vọng nhìn không thấy tương lai, chúng ta nhất định phải hiểu rõ trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử vĩ đại của bản thân!

Ấy chính là:

Trọng trách trên vai nguyện tiến bước,
Cứu độ chúng sinh hồi thiên quốc.
Chứng thực Đại Pháp tại thế gian,
Trợ Sư Chính Pháp tròn thệ ước.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2011/11/1/78315.html

Nhân sinh cảm ngộ: Người có thiện tâm, vạn sự sung túc

Nhân sinh cảm ngộ: Người có thiện tâm, vạn sự sung túc
Bản để in
Tác giả: Quán Minh

[Chanhkien.org] Người Trung Quốc có câu tục ngữ: “Người tham lam sẽ muốn ngày càng nhiều, giống như con rắn muốn nuốt lấy cả con voi”. Một cá nhân nếu không biết bằng lòng thì sẽ chỉ cảm thấy đủ khi đã có một tài sản khổng lồ. Như vậy người ấy sẽ không bao giờ hạnh phúc thật sự. Tài nguyên vật chất trên thế gian là hữu hạn, nhưng ham muốn giàu có của con người lại là vô hạn. Do vậy để thực sự hạnh phúc và vui vẻ, người ta phải biết kiềm chế dục vọng của bản thân, đồng thời bảo trì thiện niệm trong tâm.

Nhiều người ghen tỵ với các tỷ phú và ao ước trở thành tỷ phú, nhưng ít người biết rằng nếu không có thiện tâm, thì một tỷ phú cũng không thể hạnh phúc hay vui vẻ thật sự, mặc dù ông giàu hơn nhiều người khác. Một người bạn của tôi là y tá tại một bệnh viện ở Singapore. Cô ấy kể với tôi rằng một trong những người giàu nhất Indonesia đến nằm tại bệnh viện nơi cô làm hàng năm. Ông ấy giàu có như một vị vua, nhưng việc nhập viện liên tục của ông lại không liên quan gì đến tình trạng sức khỏe của ông. Ông vào viện là để trốn các bà vợ và con cái ông, những người luôn vòi tiền từ ông. Theo người đàn ông này, ông có sáu bà vợ lớn nhỏ, nhưng không ai trong số họ yêu ông, ngoại trừ người vợ thứ hai là một tín đồ Cơ Đốc giáo. Tất cả những bà vợ khác chỉ thích tiền và tài sản của ông. Ông muốn sống với người vợ thứ hai, nhưng người vợ cả lại không cho phép điều đó. Ông có tổng cộng hơn 80 người con và cháu. Khi ông nhập viện, con cháu ông đã đổ xô tới bệnh viện và xếp hàng để thăm ông. Nhưng ông thất vọng khi biết rằng tất cả họ tới chỉ là để phân chia tài sản của ông. Không ai trong số họ quan tâm tới sức khỏe của ông cả. Do đó ông thường dùng thuốc ngủ để tự an ủi mình. Ông là một người đàn ông rất cô độc, và không hạnh phúc chút nào.

Một cuộc sống vật chất sung túc mang đến cho chúng ta hạnh phúc tạm thời, nhưng một trái tim lương thiện lại mang đến cho chúng ta hạnh phúc trong cả một đời. Không ai hiểu được giá trị chân thực của cuộc sống không phải nằm ở nhận, mà nằm ở cho. Trong kiếp nhân sinh, danh lợi, tiền tài, vàng bạc, châu báu,… đều là vật ngoại thân, và chúng không thể thỏa mãn một người luôn truy cầu vào mọi lúc. Còn thiện tâm là sự giàu có trong tâm hồn. Nó giống như một tia sáng mặt trời tỏa sáng thế giới của chúng ta, cùng những người xung quanh chúng ta. Thiện tâm là lòng tốt, là tình yêu thương và là cảm xúc tốt đẹp nhất của nhân loại. Thiện tâm sẽ cho chúng ta một cuộc sống hạnh phúc nhất. Thiện tâm cũng giống như nước vậy. Nó làm tươi mát nơi khô cằn và thỏa mãn cơn khát của nội tâm. Một người thiện tâm sẽ không đối xử với mọi người như kẻ thù. Anh ta luôn biết hài lòng với bản thân mình. Anh ta sẽ không bị làm phiền hay xáo động bởi đủ loại rắc rối và mâu thuẫn trong cuộc sống. Hạnh phúc và vui vẻ thật sự nằm sẵn trong tâm anh ta.

Lão Tử, nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại nói như sau trong cuốn “Đạo Đức Kinh”: “Tri túc chi túc, hằng túc hĩ”. Nghĩa là biết thế nào là đủ thì sẽ vĩnh viễn không thiếu gì. Một người thiện tâm có thể không có nhiều của cải, tài sản, xe hơi hay tiền tiết kiệm, nhưng anh ta biết thế nào là đủ và vui hưởng một cuộc sống hạnh phúc.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/5/11/32299.html
http://www.pureinsight.org/node/3290