daocuong
[ PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP TỐT - CHÂN THIỆN NHẪN TỐT ] Dĩ pháp vi sư - lấy pháp làm thầy
28 tháng 9 2011
11 tháng 9 2011
Căn nguyên của tâm tật đố
Căn nguyên của tâm tật đố
[MINH HUỆ 04-08-2011] Tối qua tôi đã dành cả buổi để đọc phần “Tâm tật đố” trong Chuyển Pháp Luân. Từ lâu tôi đã biết rằng mình có chấp trước về tâm tật đố. Tôi thậm chí còn học thuộc lòng phần này. Tuy nhiên, tôi đã không biết cách làm thế nào để đào sâu vào tận căn nguyên của nó và loại bỏ nó đi. Buổi tối hôm trước tôi đã toàn tâm đọc phần này và hoàn toàn chăm chú vào việc đọc Pháp. Cuối cùng tôi đã tìm được căn nguyên của tâm ganh tị trong tôi. Nó bắt nguồn từ sự ích kỷ, là một thuộc tính cơ bản của vũ trụ cũ. Cốt lõi của tâm tật đố giống như khi những người khác đạt được điều gì đó còn người kia muốn nhưng không thể có được hoặc không đạt được, và người mà không đạt được điều đó thì thường bị nó làm cho phiền muộn, chỉ thỏa mãn được trong tưởng tượng, và mang theo tâm oán giận. Chẳng phải những điều này là bản chất ích kỷ sao? Khi những người khác được điểm cao hơn, khi những người khác học Pháp tốt hơn, khi những người khác làm tốt hơn trong việc cứu độ chúng sinh, khi những người khác giàu có hơn, hoặc khi những người khác đẹp hơn. Một ví dụ khác là khi một ai đó được chọn để dẫn đầu điệu nhảy trong khi bạn là một vũ công tốt hơn. Thời điểm chấp trước nổi lên chính là thời điểm tốt nhất để loại bỏ nó. Một người nên duy trì được chính niệm và giữ một niệm “diệt” đối với tâm tật đố. Không để cho nó phát triển và không để cho nó ẩn dấu trong tâm trí của mình. Chúng ta cần phải nhận thức được rằng tâm tật đố là một nhân tố phá hủy vũ trụ và rằng không có nơi nào dành cho nó trong vũ trụ tương lai. Làm sao một thứ thấp kém như tâm tật đố lại trú ngụ trong một đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp.
Đồng thời, tôi đã hiểu được rằng tình cảm cũng bắt nguồn từ sự ích kỷ. Sư Phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân, “Nếu tình kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được.” “Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược.” Sư phụ cũng giảng,“Pháp tương lai là viên dung, là ‘vị công’”. (“Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Hoa Kỳ năm 2004“)
Theo sự hiểu biết của tôi thì nếu một người không buông bỏ sự ích kỷ của bản thân, thì người đó sẽ không thể đắc được chính quả. Nói cách khác, anh ta sẽ không tu thành và không thể tồn tại trong vũ trụ tương lai.
Việc tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình là một ví dụ khác của sự ích kỷ. Việc mặc cả qua lại khi mua thứ gì đó hiển nhiên là việc truy cầu thêm nhiều lợi ích cá nhân, đó chính là sự ích kỷ. Muốn kiểm soát được nhiều hơn, muốn tạo nên tên tuổi cho mình, muốn nghe được lời khen ngợi – tất cả những điều này đều bắt nguồn từ sự ích kỷ.
Vậy chúng ta làm thế nào để có thể loại bỏ được tính ích kỷ? Chúng ta cần phải tìm được căn nguyên của vấn đề khi tâm trí chúng ta luôn bị phiền muộn bởi suy nghĩ trước những mâu thuẫn hay những lợi ích cá nhân. Khi một tư tưởng khởi lên, chúng ta cần phải tìm được căn nguyên của nó: Nó có chính không? Nó có dựa trên Pháp không? Đó có phải là do những nhân tố cũ của chúng ta đang can nhiễu không? Nếu căn nguyên của nó không thuần chính, thì chúng ta phải loại bỏ nó đi và không để cho nó tồn tại và phát triển.
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2011/8/4/妒嫉心的根源-244842.html
Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2011/8/24/127650.html
Đăng ngày 10-9-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
05 tháng 9 2011
Văn hóa truyền thống: Cung kính nhu thuận là lễ nghĩa đứng đầu của phụ nữ
Văn hóa truyền thống: Cung kính nhu thuận là lễ nghĩa đứng đầu của phụ nữ
[Chanhkien.org] Ban Chiêu, tự Huệ Ban, là nữ sử học gia, đồng thời là nhà văn thời Đông Hán. Năm 70 tuổi, bà soạn ra một bộ quy phạm lễ giáo hoàn chỉnh dành cho phụ nữ Trung Quốc gọi là «Nữ giới». Trong cuốn sách, bà giải thích về hàm nghĩa của công, dung, ngôn, hạnh, hay “tứ đức” của người phụ nữ, có ảnh hưởng rất sâu sắc trong lịch sử Trung Quốc.
Trong «Nữ giới» bà chỉ ra rằng “cung kính nhu thuận” là lễ nghĩa đứng đầu của người phụ nữ. Âm-Dương giữa vợ chồng giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, có như vậy quan hệ phu thê mới hài hòa và mỹ mãn.
Trong «Nữ giới» bà viết (dịch văn): “Đặc tính Âm-Dương hai bên là bất đồng, hành vi nam-nữ cũng có khác biệt. Dương tính lấy cương cường làm phẩm cách, Âm tính lấy ôn nhu làm biểu trưng; nam nhân lấy cường tráng làm cao quý, nữ nhân lấy mềm yếu làm mỹ lệ. Vì vậy ngạn ngữ nói: ‘Sinh con trai như sói, còn sợ mềm yếu không cương cường; sinh con gái như chuột, còn sợ hung dữ như hùm beo.’ Tuy nhiên nữ nhân cần rèn luyện tính cung kính là một điều rất trọng yếu, tránh quá cương cường mà mất đi vẻ nhu thuận. Do đó mới nói cung kính nhu thuận là lễ nghĩa đứng đầu của người phụ nữ.”
“Cung kính không đòi hỏi điều gì khác, chỉ cần kiên trì bền bỉ; nhu thuận không đòi hỏi điều gì khác, chỉ cần khoan dung nhẫn nại. Người trường kỳ gìn giữ sự cung kính sẽ biết có chừng mực, khoan dung với người khác, đã thiện lại cung kính.”
“Giữa vợ chồng với nhau quá thân mật, cả đời không rời nhau, việc trong nhà chu toàn, nhưng thời gian càng lâu thì càng dễ sản sinh tâm khinh mạn suồng sã. Một khi sự việc cợt nhả phát sinh, thì lời nói nhất định vượt quá chừng mực. Lời nói quá đi, phóng túng buông thả được dịp phát sinh, cách nghĩ vũ nhục đối với người chồng sẽ nảy sinh, ấy là bởi không biết duyên cớ về có chừng mực vậy.”
“Sự việc có cong có thẳng, lời nói có đúng có sai, việc thẳng không thể không tranh luận, việc cong không thể không biện bác; tranh luận biện bác một khi phát sinh, thì sẽ dẫn tới ưu tư phẫn nộ, đây chính là bởi không biết duyên cớ về xử trí theo cung kính hòa thuận vậy!”
“Vũ nhục trượng phu mà không biết tiết chế, sẽ dẫn tới khiển trách nhiếc mắng, ưu tư phẫn nộ mãi không ngừng, thậm chí nặng quá còn dẫn tới đánh nhau. Phàm là phu thê, phải lấy thân thiện hòa thuận làm lễ nghĩa, vợ chồng thân thiết giúp đỡ lẫn nhau. Đánh đập lẫn nhau, lễ nghĩa ở đâu? Khiển trách quát mắng, yêu thương ở đâu? Lễ nghĩa yêu thương đều không có nữa, vợ chồng đã muốn ly dị rồi.”
Dịch từ:
http://www.minghui.org/mh/articles/2005/8/24/108946.html
http://pureinsight.org/node/3528
01 tháng 9 2011
Tu luyện cố sự: Một niệm lên thiên đường
Tu luyện cố sự: Một niệm lên thiên đường
Tác giả: Đạo Tĩnh
[Chanhkien.org] Ngày xưa, có một chàng trai trẻ nhìn thấy rõ thói đời thay đổi ở thế gian và cảm thấy không còn ý nghĩa trong cuộc sống, do đó anh quyết chí tu luyện.
Một ngày, anh gặp một lão hòa thượng và kể với ông những tâm tư trong lòng. Lão hòa thượng nói: “Tuổi còn trẻ, tu hành có thể rất khổ rất khổ đấy.”
“Khổ như thế nào?”, chàng trai trẻ hỏi.
“Trên đường tu luyện sẽ có sói hổ muốn ăn thịt, có mãng xà chặn đường, còn có bể khổ sâu vạn trượng dưới một cây cầu gỗ nhỏ duy nhất. Liệu con có qua được không?”
“Sói hổ muốn ăn thịt, mãng xà chặn đường có nghĩa là gì?”, chàng trai trẻ hỏi.
Lão hòa thượng giải thích: “Sói hổ muốn ăn thịt là chỉ con cái; chúng cần ăn uống, do đó con phải bận rộn làm việc để nuôi chúng. Khi chúng lớn lên, con lại phải vì chúng mà lao tâm khổ tứ. Không phải là con cái con muốn ăn thịt con thật, mà là con sẽ phải nảy sinh tình thân với chúng và không thể chuyên tâm tu luyện. Loại tình thân này cũng giống như ‘ăn mòn’ ý chí của con vậy. Mãng xà là chỉ tình phu thê. Tình phu thê này, giống như một con đại mãng xà ngăn chặn con đường tu luyện của con. Nếu không đột phá được nó, nó sẽ chặn đường và và khiến con không thể tiến thêm được nữa. Thế gian con người cũng giống như bể khổ sâu vạn trượng, còn con đường tu luyện tựa như một cây cầu độc mộc duy nhất nối liền cõi trần và cõi Phật. Con sẽ bị rớt bất cứ khi nào con không chú ý. Chàng trai trẻ, con có thể vứt bỏ hết thảy mọi thứ trên thế gian hay không?”
Chàng trai trẻ đáp lại một cách kiên định: “Sói hổ muốn ăn thịt con cũng không sợ, đại mãng xà cũng không ngăn cản được con. Đường do người đi, cầu do người vượt. Bất kể khó khăn thế nào, con cũng nhất định phải vượt qua.”
Lời nói vừa dứt, chỉ trong nháy mắt, chàng trai đã thấy mình ở Linh Sơn tiên cảnh rồi.
Dịch từ:
http://xinsheng.net/xs/articles/gb/2007/2/9/39628.htm
http://www.pureinsight.org/node/5107
Vườn thơ Chánh Kiến: Thánh nhật gửi Sư tôn
Vườn thơ Chánh Kiến: Thánh nhật gửi Sư tôn
Tác giả: Quán Minh
[Chanhkien.org]
Thánh nhật ký Sư tôn
Vũ trụ hữu Pháp vạn vật sinh,
Nhân gian hữu Đạo tứ hải thông.
Thánh nhật cộng tụng Chủ Phật ân,
Thế gian đệ tử thử tâm đồng.
Thập niên truyền Pháp đại cứu thế,
Thánh duyên Phật ân du thời không.
Đại khung quy chính tân thương vũ,
Hạo đãng hồng ân vạn cổ tụng.
Tạm dịch:
Thánh nhật gửi Sư tôn
Vũ trụ có Pháp vạn vật sinh,
Nhân gian có Đạo bốn biển thông.
Thánh nhật cùng chúc ân Chủ Phật,
Đệ tử tại thế tâm tương đồng.
Mười năm truyền Pháp đại cứu thế,
Thánh duyên Phật ân vượt thời không.
Vũ trụ quy chính càn khôn mới,
Hồng ân hạo đãng thấm đại khung.
Ngày Pháp Luân Đại Pháp 13/5/2002
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/book/html/poem/p016.htm