Thưởng thức thơ Đường: “Đăng Quán Tước lâu”
Thưởng thức thơ Đường: “Đăng Quán Tước lâu”
Tác giả: Vương Nhất Phong
[Chanhkien.org]
Hán Việt:
Bạch nhật ỷ sơn tận,
Hoàng Hà nhập hải lưu.
Dục cùng thiên lý mục,
Cánh thượng nhất tầng lâu.
—Vương Chi Hoán «Đăng Quán Tước lâu»
Tiếng Anh:
The mountains eclipse the setting sun,
While seawards the Yellow River runs;
To widen your view to hundreds of miles,
Come to the upper storey by climbing one more flight.
—“On the Stork Tower” by Wang Zhihuan
Diễn nghĩa:
Mặt trời dựa sát trên triền núi,
Hoàng Hà chảy hòa vào biển sâu.
Muốn ngắm hết cảnh ngoài ngàn dặm,
Phải trèo thêm lên một tầng lầu.
—«Lên lầu Quán Tước» của Vương Chi Hoán
Dịch thơ:
Mặt trời nghiêng sát núi,
Hoàng Hà hoà biển sâu.
Muốn nhìn xa nghìn dặm,
Phải lên thêm tầng lầu.
—«Lên lầu Quán Tước» của Vương Chi Hoán
Đây là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt mà ai ai cũng ưa chuộng, được truyền tụng từ nghìn xưa, sáng sủa trôi chảy, tả cao nhìn xa, lại chỉ dùng số từ rất ít mà mở ra triết lý thâm sâu.
“Bạch nhật ỷ sơn tận, Hoàng Hà nhập hải lưu”, ánh chiều tà chìm xuống giữa núi non mênh mông, dòng Hoàng Hà chảy xiết ào ào đổ ra biển, khí thế hào hùng, bao la hùng vĩ, vừa lặn vừa phi, động và tĩnh đối nhau, cảnh tượng hùng hồn tráng lệ; mặt trời, núi non, biển cả, Hoàng Hà, đặt bút là tỏa sáng, khái quát mà trọn vẹn. Tiếp đó là hai câu “Dục cùng thiên lý mục, Cánh thượng nhất tầng lâu”, ngòi bút vừa chuyển, tự nhiên đã trở về, chuyển sang ngụ ý về triết lý nhân sinh, ngữ ngôn giản lược, không hùng biện thao thao mà chỉ đưa ra một phép so sánh, một lời mà chỉ rõ huyền bí của sự thăng hoa cảnh giới. Từ xưa đến nay, nói về leo cao nhìn xa thì đã có một biển thơ, sách chất như núi, nhưng chỉ bài thơ này của Vương Chi Hoán là nghìn đời ngâm xướng, thượng đẳng của thượng đẳng, thượng thừa của thượng thừa.
Bạch nhật ỷ sơn tận,
Hoàng Hà nhập hải lưu.
Dục cùng thiên lý mục,
Cánh thượng nhất tầng lâu.
Cảnh quan như thế này, đời người thì sao đây?
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2002/7/11/16713.html
http://pureinsight.org/node/1063
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ