28 tháng 5 2011

Hoàng đế Khang Hy bàn luận về Thiện niệm

Hoàng đế Khang Hy bàn luận về Thiện niệm
Bài của Lý Bình

[MINH HUỆ 1-5-2011] Khang Hy rất coi trọng việc tu tâm, dưới đây là kiến giải của ông về Thiện niệm, trong cuốn “Đình huấn cách ngôn”.




Người ta chỉ có một cái tâm, khởi tâm thì thành niệm. Tư tưởng trong đầu là chính hay bất chính, chỉ trong khoảnh khắc mà phân biệt. Nếu một niệm mà không chính, trong khoảnh khắc mà biết vậy, liền theo đó mà cải chính, thì không đến nỗi xa rời Đạo. Trong sách “Thượng Thư” viết: “Ngay cả Thánh hiền, khi có một niệm bất chính thì hành động cũng hóa ra hồ đồ, ngay cả kẻ hồ đồ nếu biết khắc chế dục niệm cũng có thể trở thành Thánh hiền”. Một tư tưởng nhỏ xuất hiện, nhưng không đưa đến hành động thì có thể không tính, còn nếu đã thành hành động rồi thì cần quan sát kỹ xem nó là chính hay không chính, nhất định không để bản thân phải thẹn với Trời, như vậy mới thực sự là công phu. Người xưa luôn chú ý tới tâm mình, cẩn trọng với từng niệm sinh ra, không để dấy động cảm tình che khuất trí tuệ, cho nên tiêu phí rất ít công sức mà lại có được công hiệu rất lớn.

Con người khi xử thế, cần phải biết tìm niềm vui trong nội tâm mình. Tâm cảnh vui vẻ thì tự nhiên phát sinh vận may. Bởi vì khi vui thì người ta sẽ động thiện niệm, còn khi tức giận thì thường động ác niệm. Bởi vậy người xưa nói: “Người ta sinh ra một thiện niệm, tuy chưa biến thành việc làm thiện, nhưng thần may mắn đã đi theo người ấy rồi. Người ta sinh ra một niệm ác, dù chưa làm ra việc ác, nhưng hung thần đã đi theo kẻ ấy rồi”. Đây quả thực là Đạo lý rất chính xác.

Con người có thiện niệm, Thiên Thượng nhất định lấy phúc lộc để cấp thiện báo cho họ. Người thời nay hàng ngày cầm tràng hạt niệm Phật, đó cũng là vì muốn làm việc thiện. Nhưng nếu trong lòng không từ bỏ niệm ác, thì dù thường xuyên lần tràng hạt đi nữa, đó chỉ là hình thức bề ngoài, có ích gì đâu?

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2011/5/1/【神传文化】康熙论善念(图)-239751.html
Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2011/5/18/125339.html
Đăng ngày: 24 – 05 – 2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

20 tháng 5 2011

Đạo gia tu luyện cố sự: Đàm Xứ Đoan đứng giữa tuyết cầu kiến Vương Trùng Dương

Đạo gia tu luyện cố sự: Đàm Xứ Đoan đứng giữa tuyết cầu kiến Vương Trùng Dương

Tác giả: Mạc Cầu

[Chanhkien.org] Tương truyền một trong những đệ tử của Vương Trùng Dương là Đàm Xứ Đoan, khi còn ở tại người thường, có một lần uống rượu say ngã xuống mặt đất phủ đầy tuyết giữa cơn gió rét. Sau lần đó ông đi lại khó khăn, đến đâu thầy thuốc cũng nói rằng không có cách nào chữa trị. Cuối cùng, ông nghe nói Vương Trùng Dương Đạo Pháp cao thâm, nên mới đi tìm Vương Trùng Dương để bái kiến.

Chẳng ngờ Đàm Xứ Đoan khi đến nơi ở của Vương Trùng Dương thì gặp lúc bế môn, từ chối không cho khách vào nhà. Trước tình huống này, Đàm Xứ Đoan không hề quay đầu trở về, mà đứng ngoài cửa am một cách hết sức cung kính, mãi vẫn không đi, lấy đó để bày tỏ thành ý và thành tâm cung kính của mình. Hôm ấy đang là mùa Đông, trời dần dần tối, lại giữa lúc có trận tuyết lớn, Đàm Xứ Đoan vẫn cung kính y nguyên đứng đợi ngoài cửa. Ông đứng trong cơn bão tuyết như vậy cho tới tận giờ Tý (23 giờ đêm đến 1 giờ sáng); lúc ấy đột nhiên cuồng phong nổi lên mãnh liệt, cánh cửa am khép kín vậy mà bị gió đẩy mở toang.

Vương Trùng Dương lúc ấy đang ở trong am đợi thời cơ, khi thấy cửa am bị gió đẩy mở, biết cơ duyên của Đàm Xứ Đoan đã chín muồi rồi, mới ra đón đàm Xứ Đoan vào. Lúc ấy Đàm Xứ Đoan đã run lên cầm cập vì rét; Vương Trùng Dương bèn để ông ôm vào một bên chân mình. Khi ấy Đàm Xứ Đoan cảm thấy một luồng nhiệt đẩy vào cơ thể, một lúc sau mồ hôi đổ ra đầm đìa. Tiếp đó Vương Trùng Dương bảo Đàm Xứ Đoan hãy ngủ một giấc.

Sáng sớm hôm sau, Đàm Xứ Đoan sau khi tỉnh dậy đã hoàn toàn quên mất bệnh tật của mình, chỉ một lòng muốn mau chóng đến bái tạ Vương Trùng Dương. Vừa bước mấy bước, ông mới phát hiện căn bệnh vốn quấy rầy và gây đau nhức cho mình nay đã hoàn toàn tiêu mất rồi. Ông lập tức đến trước mặt Vương Trùng Dương, phủ phục dưới đất khấu đầu lạy tạ, nguyện bái ông làm sư phụ. Vương Trùng Dương vui vẻ tiếp nhận ông, ban cho ông đạo hiệu “Trường Chân Tử”. Từ đó Đàm Xứ Đoan tinh tấn tu luyện, cuối cùng tu thành, được người đời gọi là một trong “Toàn Chân Thất Tử”.

Đọc xong đoạn cố sự này, điều khiến tôi thán phục không phải là cách Vương Trùng Dương trị bệnh cho Đàm Xứ Đoan, trong lịch sử rất nhiều Giác Giả độ nhân đều đã từng trị bệnh cho con người rồi; điều khiến tôi thực sự thán phục chính là sự thành tâm của Đàm Xứ Đoan khi bái kiến Vương Trùng Dương. Loại thành tâm này đã sớm siêu xuất khỏi thường nhân, là thành tâm đối với sư phụ; cuối cùng ông có thể tu thành cũng chẳng có gì là lạ. Tôi nghĩ rằng: Người tu luyện trong lịch sử mà còn làm được như vậy, thì người tu luyện chúng ta ngày hôm nay, nhất định phải lấy thái độ kính Sư kính Pháp cung kính nhất, kiền thành nhất, khiêm tốn nhất, toàn tâm toàn ý nhất để đối đãi với Sư phụ và Đại Pháp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/7/11/60455.html

16 tháng 5 2011

Điều tôi nhìn thấy ở không gian khác

Điều tôi nhìn thấy ở không gian khác

Tác giả: Một học viên Pháp Luân Công ở Canada

[Chanhkien.org] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1997. Từ năm 2003, tôi bắt đầu nhìn được các không gian khác bằng thiên mục của mình. Khi đọc «Chuyển Pháp Luân», tôi thường trông thấy các Pháp Luân nhỏ xoay chuyển rất nhanh đằng sau mỗi chữ Hán. Sau đây, tôi sẽ mô tả ngắn gọn một số trải nghiệm cá nhân của tôi trong quá trình trợ Sư Chính Pháp.

1. Sư phụ giúp tôi hóa giải ân oán

Trong một quãng thời gian năm 2003, tôi nhìn thấy rất nhiều sinh mệnh không gian khác tụ tập quanh tôi. Tôi cảm thấy áp lực rất lớn từ chúng. Chúng đè lên tôi và tôi cảm thấy như thể chúng nặng vài tấn. Vào thời điểm ấy, tôi cảm thấy tôi đã cố gắng hết sức để thiện giải ân oán giữa tôi và chúng nếu có (tôi đã không có hiểu biết đầy đủ về Pháp vào lúc ấy. Lẽ ra tôi nên phủ nhận những can nhiễu này). Áp lực tiếp tục cho tới một ngày, tôi thấy một vật thể phát sáng bay vào trong cơ thể tôi. Những thứ vây quanh tôi ở không gian khác dần dần xoay theo nó, và tôi cảm thấy như thể những sợi thừng buộc chặt quanh tôi đã được nới lỏng. Sau đó, tôi nhận ra rằng chính Sư phụ đã giúp tôi hóa giải những ân oán này và khiến những sinh mệnh kia buông tha tôi.

2. Điều tôi nhìn thấy trong khi thiền định

Có một lần, tôi đi vào trạng thái định trong khi ngồi thiền, và thấy mình đi vào một không gian mà không có ai trong đó. Rồi thình lình một người đàn ông trông như một nông dân xuất hiện và nói với tôi: “Đã lâu lắm rồi ta mới thấy một người ở đây”. Tôi nghĩ rằng ông ấy ám chỉ rất ít người có thể đạt đến một cảnh giới như vậy. Tôi nói với ông ấy: “Tôi là đệ tử của Sư phụ Lý Hồng Chí.” Ông ấy dường như bị sốc sau khi nghe những lời này, rồi ông ấy nói: “Bây giờ anh có thể đi được rồi”. Do đó tôi đã rời khỏi không gian đó.

Khi tôi tập các bài công pháp Pháp Luân Công, tôi nhìn thấy tóc tôi trở nên xanh quăn và có một cái bướu tròn trên đỉnh đầu. Sau đó tôi thấy kiểu tóc mình thay đổi thường xuyên. Đôi khi tôi thấy mình để tóc như hình nón.

3. Diệt trừ hắc thủ và lạn quỷ ở không gian khác

Một lần, khi tôi đang phát chính niệm ở trước Lãnh sự quán Trung Quốc, tôi trông thấy một nhóm người với vầng hào quang đang bay quanh tôi. Một số họ trông như Đạo, bởi vì họ mặc áo xanh lam và trên đầu cài trâm. Một số họ trông như Phật. Đột nhiên, tôi cảm thấy các chúng sinh bên trong cơ thể tôi bay đi với một tốc độ rất nhanh. Tôi cũng bị vây quanh bởi các đốm sáng, mà tôi nghĩ là cựu thế lực. Họ muốn đưa tôi đến một nơi nào đó. Trong khi những sinh mệnh biến dị này cố gắng đưa tôi đi, tôi hét lên trong tâm xin Sư phụ giúp đỡ, và họ biến mất trong phút chốc.

Một lần, tôi đến một thành phố để quảng bá Pháp Luân Công. Trong khi phát chính niệm, tôi thấy một đạo sĩ già với vòng hào quang trên đầu. Vị đạo sĩ này có râu. Ông ta đội một vật trên đầu trông như chiếc vương miện. Có một trường ánh sáng rất mạnh mẽ bao quanh ông ta. Ông ta phát xuất công năng để cố gắng khống chế tôi. Vì thế tôi bắt đầu phát chính niệm diệt trừ ông ta. Ông ta biết mất ngay tức khắc. Rồi tôi thấy một vật có màu sắc trông như biểu bì tan biến bên trong cơ thể tôi.

Đôi lúc, khi tôi thức đêm để phát chính niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc, tôi thấy một đám lạn quỷ xếp hàng như một đội quân chuẩn bị cho trận chiến và chúng bay về phía tôi. Mỗi lần tôi diệt trừ một đội quân lạn quỷ bằng chính niệm, một đội quân khác lại xuất hiện và bắt đầu một đợt tấn công mới. Những con quỷ nhỏ hơn đều có một cái đầu bằng cỡ một ngón tay. Một lần, tôi trông thấy một lạn quỷ lớn hơn với cái đầu bằng cỡ một chiếc máy rửa bát.

Tôi thường thấy các sinh mệnh tà ác tụ tập quanh đầu tôi. Đôi khi tôi có thể diệt trừ chúng chỉ bằng cách nhìn về phía chúng, bởi vì tôi có thể phóng xuất công năng qua đôi mắt. Sau khi tà ác bị tiêu diệt, các không gian mà chúng cư ngụ trở nên trong sáng hơn. Một lần, khi tôi đang trong phòng tắm, tôi thấy một số sinh mệnh tà ác vây quanh tôi. Tôi phát niệm về phía chúng để khiến chúng trôi vào bồn cầu toa-lét, và chúng rơi vào bồn toa-lét ngay tức khắc. Rồi tôi giật nước toa-lét và xả trôi chúng đi. Ngay cả tập đựng hồ sơ tài liệu của tôi dường như cũng phát triển công năng. Một lần, tôi thấy một trong những hồ sơ của tôi hút các sinh mệnh tà ác vào trong đó.

4. Cứu độ chúng sinh

Một lần, khi đang phát chính niệm, tôi thấy một cô gái da đen được cấu thành bằng ánh sáng tiếp cận tôi. Cô ấy chỉ khoảng 14 hay 15 tuổi. Cô ấy rất bé, chỉ cao cỡ 60 đến 70 cm (khoảng 25 inch). Thân thể cô ấy được cấu thành bằng ánh sáng. Cô ấy đứng ngay cạnh tôi khi tôi đang phát chính niệm. Rồi tôi nghĩ: “Tại sao cô không chui vào cơ thể tôi?” (tôi muốn mời cô ấy đi vào thế giới bên trong cơ thể tôi). Rồi cô ấy chầm chậm bước vào trong cơ thể tôi.

Một lần khác, tôi chỉ vừa mới ngả lưng và đang chuẩn bị ngủ, thì một nhóm người nhỏ bé, màu đen, với mỗi người chỉ cao khoảng 7 đến 8 cm xuất hiện trước mặt tôi. Tôi cho rằng cơ thể họ màu đen bởi vì họ có rất nhiều nghiệp. Họ đi vào trong cơ thể tôi. Một trong những người màu đen nói: “Vâng! Chúng tôi vừa tìm thấy một thế giới mới!” Tôi nghi rằng họ có thể là những sinh mệnh tà ác. Rồi tôi bắt đầu nghĩ: “Nếu họ có thể đồng hóa với Pháp thì tốt quá”. Ngay khi ý niệm này xuất khởi, thân thể tôi từ đầu tới chân trở nên trắng và trong như một miếng ngọc. Dường như những người màu đen này đã đồng hóa với Pháp và đi vào thế giới của tôi.

Một lần nọ, tôi có một chuyến đi tới Đại học York. Tôi không biết đường quanh đó, vì thế tôi đã tới gần một phụ nữ da trắng trên xe buýt và hỏi đường. Cô ấy chỉ đường cho tôi rất chi tiết và rõ ràng. Tôi nghĩ: “Cô ấy thật tốt”. Ngay khi ý niệm này khởi lên, tôi thấy một cánh cửa mở ra bên trong cơ thể tôi. Có một thế giới màu trắng và tỏa sáng bên trong cánh cửa. Rồi tôi thấy người phụ nữ trẻ ấy tan biến vào thế giới bên trong cơ thể tôi.

Tôi thường phân phát tài liệu Pháp Luân Công bên trong tàu điện ngầm. Mỗi lần phát xong tài liệu, tôi cảm thấy vật chất màu đen bên trong cơ thể tôi được loại trừ hết lớp này đến lớp khác. Đó là một cảm giác rất dễ chịu. Có một lần, tôi đang phát tài liệu giảng chân tướng bên trong tàu điện ngầm và cảm thấy kiệt sức. Có một phụ nữ da trắng trẻ tuổi ngồi trước mặt tôi. Kinh nghiệm trước đây của tôi cho thấy một người phụ nữ trẻ như cô ấy thường không lấy tài liệu. Do đó, tôi đã quyết định kiếm một chỗ bên cạnh cô ấy và ngồi nghỉ để lấy lại sức. Bởi vì tôi rất mệt vào lúc ấy, tôi mau chóng cảm thấy buồn ngủ sau khi ngồi xuống. Rồi đột nhiên, tôi cảm thấy một sinh mệnh từ không gian khác gọi tôi từ trên đỉnh đầu, như thể đó là một người bạn cũ mà tôi đã không gặp trong nhiều năm, và đang gọi tôi rất âu yếm. Tôi cảm thấy tôi đã biết cô ấy (sinh mệnh không gian khác) trong nhiều năm, và đồng thời cảm thấy cô ấy đang rất lo lắng chờ đợi điều gì đó. Tôi đột nhiên nhận ra rằng đây có thể chính là biểu hiện của người phụ nữ trẻ tuổi đang ngồi bên cạnh tôi. Tôi cảm thấy bừng tỉnh và lấy hết can đảm để đưa cô ấy một tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Công. Quả nhiên cô ấy vui vẻ nhận tài liệu và bắt đầu đọc nó với với sự chăm chú. Tôi đã học được một bài học đáng giá từ kinh nghiệm này. Thật đáng tiếc khi chúng ta bỏ lỡ một người có tiền duyên với Đại Pháp.

Trên đây là những kinh nghiệm cá nhân của tôi trong quá trình trợ Sư Chính Pháp. Tầm nhìn và nhận thức của tôi về những kinh nghiệm này chỉ cuộc hạn trong tầng thứ tu luyện hiện tại của tôi, và tôi chỉ chia sẻ những câu chuyện mà có thể giúp ích cho sự tu luyện của những người khác. Tôi cũng muốn nói rằng tôi đã phải chịu can nhiễu từ không gian khác trong quá khứ bởi vì tôi chấp trước vào những gì nhìn thấy ở không gian khác và đã trượt ngã một vài lần trong tu luyện. Sau đó tôi nhận ra rằng điều duy nhất có thể chỉ đạo sự tu luyện của chúng ta là Pháp, chứ không phải những gì nhìn thấy bằng thiên mục. Chỉ khi chúng ta luôn chiểu theo Pháp trong quá trình tu luyện, chúng ta mới có thể tránh bị vấp ngã và lạc đường trong tu luyện.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/1/3/30570.html
http://pureinsight.org/node/2710

15 tháng 5 2011

Câu chuyện của một học viên Tây phương: Những điều tôi nhìn thấy trong tu luyện (Phần 2)

Câu chuyện của một học viên Tây phương: Những điều tôi nhìn thấy trong tu luyện (Phần 2)

Bài của một học viên tại Brazil

[MINH HUỆ 25-4-2011]

Con đường tu luyện

Lúc đó tôi đang luyện bài công pháp số 5. Khi tôi đủ tĩnh, tôi nhìn thấy cảnh này:

Tôi thấy mình đang ngồi trên đỉnh chóp của một ngọn núi. Chỉ có mây ở đó, tôi như đang ngồi trên đỉnh của một núi băng trôi ở giữa đại dương.

Ở đó tôi cảm thấy rất cô đơn. Các học viên khác mà cùng tu luyện với tôi trên đường lối đó suốt nhiều năm tháng đã rời đi. Một số bỏ cuộc, một số không thể chịu đựng thêm chút nào nữa.

Tôi biết mình không thể thành công trên đường lối ấy, hoàn thành tu luyện, và trở về ngôi nhà thực sự của mình, nhưng tôi vẫn chẳng tìm thấy con đường nào khác nữa, và tôi cũng biết là ít nhất thì ở lại đó tôi sẽ không rớt xuống. Tôi vững vàng, nhưng vướng mắc. Tôi đang chờ đợi.

Sau đó, nhớ lại, tôi nhận ra thật lạ là tôi đã ngồi tại đó thật là lâu, khi tôi biết là mình đã gặp Sư Phụ từ trước đây hết sức lâu, rằng tôi phải luôn luôn theo sát Ngài, và rằng tôi đã sống qua nhiều kiếp sống. Tôi nhìn thấy mấy đời trong “mộng”, và một số đời tôi chỉ nhớ đến mà thôi. Tôi biết mình đã từng là một nghệ sĩ dương cầm, và họa sỹ trong một kiếp khác, rằng tôi đã từng sống ở Hy Lạp cổ đại, từng sống ở thời các nền văn minh tiền sử châu Mỹ…

Dù thành tựu nào tôi đã đạt đến chăng nữa, tôi nhận ra là khi ngồi đó, tôi có thể phân thân và đầu thai vào một nơi nào đó khác đồng thời, và khi tôi hoàn thành các kiếp sống tôi sẽ trở về nơi đó và ngồi.

Theo cách này, tôi có thể giảm nhẹ hầu hết nghiệp lực mà tôi đã gây ra, nhưng tôi không thể giải quyết vấn đề cơ bản, đó là triệt để trừ tận gốc căn nguyên của nghiệp lực ấy. Chẳng ai có thẻ làm được điều đó, ngoại trừ Sư Phụ.

Tôi còn nhận ra là sau khi gặp Sư Phụ lần đầu tiên trong không gian này, tôi ngồi đó chờ đợi, tìm kiếm bất cứ nơi nào Ngài có thể lại đến, và đi theo. Theo để lắng nghe, để nhìn, và để học từ ánh hào quang của Ngài. Và trợ giúp, và làm hết sức để thực hiện những lời dạy và chỉ dẫn của Ngài. Tôi thất bại nhiều lần, nhưng đôi khi thành công. Như nhiều học viên khác, tôi đang trợ giúp Sư Phụ kiến lập nền văn minh nhân loại.

Trở lại đỉnh núi kia: Tôi đang đợi, và thời gian rất lâu sau, tôi cảm thấy trong tâm mình rằng tôi không thể nào ở lại đó mãi mãi, tôi thầm thỉnh cầu một con đường, và tôi đã thấy. Một tiểu thiên sứ bay trên đầu nhìn tôi, mỉm cười, rồi biến mất. Tôi biết ý nghĩa – Ngài đang ngụ ý: “Câu trả lời của con sẽ đến”. Bởi tôi đang ngồi trên đỉnh công trụ, nên tiểu thiên sứ ở trên tôi thì cao hơn, đó là một câu trả lời từ bên trên. Tôi giữ tĩnh và tập trung chú ý. Một lát sau, tôi thấy trong những đám mây bên dưới có một ánh sáng bùng lên, như là một cầu vồng thật đẹp. Tôi biết phải làm gì. Tôi từ bỏ mọi chấp trước mà tôi có, và đi theo ánh sáng ấy. Khi cảnh ấy trong tâm trí tôi ngừng lại, tôi xuất định, hợp thập và hoàn thành buổi thiền định.

Lần này, đứng trên mặt đất, ở một nơi, và sát cánh với những sinh mệnh vĩ đại nhất, thông qua Đại Pháp, chúng ta đang trở về nhà.

Giây phút ngắn ngủi trở về nhà

Một ngày nọ, khi đang đi trên đường và ngẫm nghĩ về Pháp vang trong tâm trí, tôi thấy một hình ảnh – đó là một phần của vũ trụ, và các chúng sinh ở đó.

Vấn đề trong việc mô tả điều đó là chẳng có gì ở đó cả, không hình thể, không màu sắc, nhưng những chúng sinh ở đó, chỉ có tâm trí, sống trong hạnh phúc vô biên. Họ không muốn bất cứ điều gì, không mong cầu, không hữu ý, không suy nghĩ; họ chỉ thưởng ngoạn vũ trụ ấy và nhìn hướng về Ngài, thậm chí biết rằng họ sẽ không bao giờ được thấy Ngài trong uy đức tối cao, nhưng vẫn đợi, đợi mãi mãi nếu cần thiết, đợi Ngài hiển hiện, để dẫn dắt họ. Và chỉ khi đó, họ mới xúc động mà thôi.

Tôi hy vọng bức tranh này không quá nhạt nhòa. Thật khó truyền đạt bằng lời và một bức vẽ trống không. Đấy là điều mà tôi có thể nhận thức được: cái “Không”, sự tĩnh lặng, và ý chí của Ngài đang cấp năng lượng cho Pháp Luân. Đó là giây phút ngắn ngủi khi tôi trở về ngôi nhà của mình.

Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2011/4/25/124632.html
Đăng ngày 14-5-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Đạo gia tu luyện cố sự: Vương Trùng Dương hóa độ Hác Đại Thông

Đạo gia tu luyện cố sự: Vương Trùng Dương hóa độ Hác Đại Thông

Tác giả: Mạc Cầu

[Chanhkien.org] Nghe nói cao nhân Đạo gia Vương Trùng Dương từng đến Đăng Châu, tỉnh Sơn Đông truyền Đạo, ở nơi đó có một cá nhân tên là Hác Đại Thông. Vương Trùng Dương dùng Pháp lực quan sát biết được Hác Đại Thông là người hữu duyên, nên mới quyết định hóa độ ông.

Thế là Vương Trùng Dương lựa cơ hội lúc Hác Đại Thông đang uống rượu trong tửu điếm, bèn đi đến trước mặt ông, ngồi quay lưng về phía ông. Hác Đại Thông thấy vị đạo trưởng này hành vi thật mười phần kỳ dị, không hiểu nổi nên mới hỏi: “Đạo trưởng cớ chi ngồi quay lưng về phía tôi? Xin ngài quay đầu lại cho.”

Vương Trùng Dương lập tức lên tiếng: “Tại sao ngươi không tự mình quay đầu lại đi?” Hác Đại Thông nghe đạo trưởng nói xong, mới thình lình ngộ ra: đạo trưởng là đến để độ ta, thế là lập tức chạy đến trước mặt Vương Trùng Dương quỳ bái. Vương Trùng Dương liền thu ông làm đồ đệ, ban cho đạo hiệu là “Điềm Nhiên Tử”.

Sau khi đọc xong đoạn cố sự này, tôi nghĩ: Hác Đại Thông ngộ tính quả thực rất tốt, chỉ một câu nói là đã được rồi. Chẳng qua đoạn cố sự trên thuyết minh rằng: trong quá khứ rất nhiều người tu Đạo khi thu đồ đệ thì thường không nói rõ ra, chỉ nói đôi câu vài lời để kiểm tra ngộ tính, tu luyện trong quá khứ quả thực rất khó khăn. Tuy nhiên hiện tại Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền tại nhân gian, đem vô số chân cơ ra giảng minh bạch rõ ràng, những người hữu duyên nhất định phải trân quý nhé!

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/7/10/60443.html

11 tháng 5 2011

Đạo gia tu luyện cố sự: Vương Xứ Nhất

Đạo gia tu luyện cố sự: Vương Xứ Nhất

Tác giả: Mạc Cầu

[Chanhkien.org] Cao nhân Vương Trùng Dương của Đạo gia có một đệ tử tên là Vương Xứ Nhất. Vương Xứ Nhất, đạo hiệu Ngọc Dương Tử, là người Ninh Hải Đông Mâu. Mẹ ông, Chu Thị, khi sinh ông từng nằm mơ thấy có đám mây đỏ quấn lên thân mình. Vương Xứ Nhất mồ côi cha từ nhỏ, rất hiếu thảo với mẹ. Năm lên 7 tuổi, ông trải qua hiện tượng nguyên thần ly thể, đột nhiên chóng mặt ngã xuống, rất lâu sau mới tỉnh lại, từ đó hướng về tu luyện.

Đến tuổi trưởng thành, Vương Xứ Nhất được người ta đề nghị kết thông gia; Vương Xứ Nhất chỉ cười trừ không ưng thuận; mẹ của ông là Chu Thị cũng không ép ông. Năm Đại Định thứ 8 Kim Thế Tông (năm 1168 SCN), Vương Xứ Nhất gặp được Vương Trùng Dương, và bái ông làm sư phụ. Mẹ Vương Xứ Nhất là Chu Thị cũng có ý nguyện bái Vương Trùng Dương làm sư phụ để học Đạo. Vương Trùng Dương biết bà là người trinh khiết, ban cho bà tên Đức Thanh, hiệu Huyền Tĩnh Tản Nhân; từ đó cả hai mẹ con đều là đệ tử của Vương Trùng Dương.

Sau khi bái sư, Vương Xứ Nhất đứng vào hàng tả hữu của Vương Trùng Dương, được truyền thụ Đạo Pháp. Một ngày nọ, Vương Trùng Dương gọi ông đến và nói: “Động Vân Quang, núi Thiết Tra ở huyện Văn Đăng là nơi con trèo lên; con có thể đến đó ở, không được giải đãi”. Vương Xứ Nhất sau đó cáo từ, quy ẩn tu luyện trong động Vân Quang. Trong quá trình tu luyện, Vương Xứ Nhất khổ luyện trạm trang, thường đứng bất động mấy ngày liền trên sườn núi. Người ta đều gọi ông là “Thiết Cước Tiên Nhân”. Ông ở động Vân Quang tu luyện ròng rã suốt 9 năm, Khưu Xứ Cơ từng tặng ông bài thơ: “Cửu hạ nghênh dương lập, Tam đông bão tuyết miên”, nghĩa là “Chín mùa Hạ đứng đón Mặt trời, Ba mùa Đông ngủ trong bão tuyết”.

Vào năm Đại Định thứ 17 (năm 1187 SCN), Kim Thế Tông sau khi nghe được sự tích về Vương Xứ Nhất đã sai sứ mời ông vào cung, thiết đãi ông rất cung kính. Đến năm sau, Hoàng Đế lại triệu kiến Vương Xứ Nhất, thưởng vàng bạc lụa là còn nhiều hơn, nhưng Vương Xứ Nhất đều từ chối không nhận. Lúc ấy có ác nhân tật đố ông, bịa đặt trước mặt Hoàng Đế rằng: “Vương Xứ Nhất không phải là người đắc Đạo, có thể dùng cách nhử ông ta uống rượu độc để phân rõ thật giả”. Lúc ấy Vương Xứ Nhất dùng thần thông hiểu thấu âm mưu của ác nhân, vì thế trước khi dự triệu đã lệnh sẵn người đào ao đổ nước; đến khi dự triệu, Vương Xứ Nhất cầm chén uống cạn rượu độc; sau khi trở về mới xuống ao vận công bài độc, thậm chí khiến nước ao cũng sôi lên sùng sục. Kim Thế Tông sau khi biết được thần tích bài độc của ông, cứ cảm thán mãi không thôi.

Vào năm Thái Hòa thứ 3 Kim Chương Tông (năm 1203 SCN), mẫu thân Vương Xứ Nhất qua đời; trước khi qua đời bà nói: “Không tham sống, không sợ chết” rồi tạ thế. Lúc ấy người ta ngửi thấy mùi hương thơm ngát, kèm theo tiếng đàn sáo thần tiên thanh nhã du dương.

Năm Thái Hòa thứ 7 (năm 1207 SCN), Vương Xứ Nhất ở tại Thánh Thủy Ngọc Hư quán. Đương thời trước thủy động có một phiến đá lớn nghiêng đến mấy trượng, ai nhìn cũng thấy sợ hãi; người ta bàn bạc đập bỏ nó đi, dùng chùy để đập, nhưng mấy ngày cũng không suy suyển phân nào. Sau khi Vương Xứ Nhất đến, ông dùng chùy đập ba cái vào tảng đá, tiếng nổ như sấm, tảng đá rơi sập xuống. Đám khói tím che khắp động đá, ba ngày sau mới tản hết. Kể từ đó, Vương Xứ Nhất còn nhiều lần hiển hiện thần tích.

Ví dụ khi Vương Xứ Nhất đến huyện Phúc Sơn, thấy có người chết sắp mai táng, ông bèn ghé vào tai người chết, nói: “Địa phủ không được thu”; trong chốc lát người ấy cải tử hoàn sinh, ăn uống như thường. Đến khi con cái người ấy đem tài vật cảm tạ, Vương Xứ Nhất chỉ mỉm cười phẩy tay áo mà đi.

Ngày 23 tháng 4 năm 1217 SCN, Vương Xứ Nhất nói với môn đồ: “Quần tiên đã hẹn ta rồi”. Sau đó tắm rửa đội mũ, đốt hương lễ thập phương, rồi lấy bút viết mấy câu thơ:

Nhảy xuất càn khôn quyền tạo hóa,
Thần quang sáng chói khắp chư thiên.
Phiêu phiêu cưỡi hạc siêu Tam giới,
Mừng được kim thư Ngọc Đế tuyên.

Viết xong bình an ly thế, lúc ấy ánh sáng tràn vào sơn cốc, khí lành phủ khắp thung lũng. Về sau, vào năm Chí Nguyên thứ 6, Nguyên Thế Tổ truy phong Vương Xứ Nhất là “Ngọc Dương Thế Huyền Quảng Độ Chân Nhân”. Năm Chí Đại thứ 3, Nguyên Vũ Tông tiến thêm một bước nữa, phong Vương Xứ Nhất là “Ngọc Dương Thế Huyền Quảng Từ Phổ Độ Chân Quân”.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/7/24/60734.html

09 tháng 5 2011

Chuyện cổ Phật gia: Tu khẩu

Chuyện cổ Phật gia: Tu khẩu

Tác giả: Quả Chính

[Chanhkien.org] Vào thời Già Diệp Như Lai, có một nhà sư trẻ tuổi hát rất hay. Cậu thường coi thường những tăng nhân khác khi cậu cùng họ hát những bài hát ca ngợi Phật. Cậu tin rằng giọng hát của cậu là hơn hẳn người khác, cả về sự trong trẻo và sâu sắc. Cậu đã hành xử kiêu ngạo và luôn thể hiện mình là siêu thường.

Một vị sư già với giọng khàn khàn không thể hát tốt những bài hát ca ngợi Phật. Nhà sư trẻ luôn nhạo báng vị sư già này và nói với ông rằng giọng ông thật tồi tệ. Tất nhiên, cậu không biết rằng vị sư già đã tu đến quả vị La Hán.

Một ngày nọ, vị sư già hỏi nhà sư trẻ: “Cậu biết tôi không?”

Nhà sư trẻ đáp: “Tôi đã biết ông từ lâu lắm rồi. Ông là nhà sư già với giọng hát khàn khàn khiến người ta khó chịu.”

Vị sư già nói với cậu: “Mặc dù tôi không thể hát hay, tôi đã giải thoát bản thân khỏi sự ràng buộc của sinh tử và không còn khổ não nơi thế gian này.”

Sau khi nghe điều này, nhà sư trẻ cảm thấy hoang mang và xấu hổ. Cậu hướng về vị sư già để sám hối, thế nhưng ác nghiệp đã được thiết lập. Cậu phải chịu đựng 500 năm luân hồi trong khổ báo vì ác khẩu.

Một lần nọ, có 500 lái buôn tụ tập lại để tới một nơi xa. Một trong số họ mang theo một con chó để canh gác vào ban đêm. Trên đường đi, con chó đã cắp mất một miếng thịt khi chủ nó đang ngủ. Khi người lái buôn thức giấc và thấy điều đã xảy ra, ông rất giận dữ và đánh đập con chó thậm tệ. Ông đã bỏ rơi con chó sau khi đánh gãy chân nó.

Lúc ấy, Xá Lợi Phất nhìn thấy điều này bằng thiên mục; ông đã tới cho con chó ăn uống và rồi thuyết pháp cho nó. Sau khi nghe thuyết pháp, con chó lập tức lăn ra chết và chuyển sinh vào một gia đình Bà La Môn ở thành Xá Vệ.

Khi Xá Lợi Phất đang một mình hành khất, một Bà La Môn trông thấy ông và hỏi: “Tôn giả, ông đi một mình hay đi với ai?”

Xá Lợi Phất đáp: “Ông có một cậu con trai. Ông có để để nó làm sa di cho tôi được không?”

Vị Bà La Môn nói: “Nó mới chỉ lên bảy. Nó quá ít tuổi phải không?

Xá Lợi Phất đáp: “Vừa đúng tuổi.”

Bởi vì Xá Lợi Phất đã cho con chó ăn uống và thuyết pháp cho nó nghe, con chó đã chuyển sinh thành tiểu sa di để báo đáp ân cứu mạng của ông.

Khi nghe Xá Lợi Phất giảng pháp, tiểu sa di lĩnh ngộ rất nhanh và mau chóng đắc chính quả. Khi tự giải thoát, cậu nhận thấy mình đã phải chịu đựng 500 năm luân hồi trong khổ báo chỉ vì ác khẩu với vị sư già.

Cố sự này đã nói với chúng ta rằng: Ngay cả trong các đệ tử, người ta không thể lấy thế mạnh của mình để so sánh với thiếu sót của người khác. Đó là bởi vì chúng ta vĩnh viễn không thể đo lường mức độ tâm tính của người khác cũng như tầng thứ chứng ngộ Pháp lý của họ.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/6/27/38280.html
http://pureinsight.org/node/4078

Hội họa Trung Quốc: “Khổng Tử hỏi lễ nghi”

Tác giả: Chương Thúy Anh


[Chanhkien.org] Khổng Tử từng hỏi Lão Tử về vấn đề chế độ lễ nhạc qua các triều đại trong lịch sử Trung Hoa. Cuộc gặp gỡ này là rất nổi tiếng trong lịch sử, và người ta có thể tìm thấy nhiều ghi chép; ngoài «Sử Ký» và những ghi chép trong chính sử ra còn có «Lão Tử thái đồ» (tương truyền vào cuối thời Xuân Thu), «Lão Tử, bạch thư tàn phiến» (một bộ phận) và các bức họa trên gạch vào triều Hán; còn có một bia đá trên tòa lầu ở phía Bắc phố Đông Quan, thành phố Lạc Dương, Trung Quốc; tương truyền đây chính là nơi Khổng Tử gặp Lão Tử và hỏi về lễ nghi.

Bức tranh ‘Khổng Tử hỏi lễ nghi’ (“Khổng Tử vấn lễ đồ”) của Chương Thúy Anh kể lại mẩu cố sự này: Lão Tử tóc bạc phơ búi sau đầu, đôi hàng mi trắng như cước, ngồi xếp bằng trên thạch đài; Khổng Tử chắp tay lễ độ cung kính, hướng về Lão Tử cúi đầu thi lễ.

Trong hơn 2.000 năm qua, “Đạo Trung dung” và “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” của Khổng Tử cùng với “Hư vô thanh tĩnh, tự nhiên vô vi” của Lão Tử đều đại biểu cùng một Đạo lý, đã trở thành tiêu chuẩn đạo đức và phương thức tu luyện của người Trung Quốc, đóng một vai trò rất lớn trong việc duy hộ ổn định xã hội và hài hòa gia đình. Thêm vào đó, nó cũng khiến những người có căn cơ và tu luyện được có thể tu luyện lên trên. Học thuyết của Khổng Tử và Lão Tử không chỉ đem lại lợi ích cho người dân Trung Quốc, mà còn truyền khắp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á và khắp các nước trên thế giới.

Người Trung Quốc từ xưa tới nay vẫn có cách nói “ngoại Nho nội Đạo”; nghĩa là, người có học vấn chân chính ở bề mặt giảng những điều của Nho gia, nhưng trong lòng thì chiểu theo nguyên lý của Đạo gia; trong xã hội, họ giảng đạo lý Khổng Tử, nhưng trong tu luyện đạo đức cá nhân thì họ dùng Đạo của Lão Tử.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/9/4/18389.html
http://pureinsight.org/node/1206

07 tháng 5 2011

Chuyện cổ Phật gia: Đệ tử của Phật không được chấp vào sắc dục

Chuyện cổ Phật gia: Đệ tử của Phật không được chấp vào sắc dục

Tác giả: Học viên tại Đại Lục

[Chanhkien.org] Trong những năm Phật Thích Ca Mâu Ni mới bắt đầu truyền Pháp, không hề có phụ nữ xuất gia. Về sau người dì tục gia của Phật Thích Ca Mâu Ni—phu nhân Mahā-prājapati—dẫn 500 phụ nữ tộc Thích Ca xuất gia thành ni cô; đây là những ni cô đầu tiên của Phật giáo.

Sau khi phu nhân Mahā-prājapati xuất gia không lâu, có một vị tăng nhân trẻ tuổi hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni rằng: “Ngài xem 500 người của phu nhân Mahā-prājapati xuất gia, các cô ấy cạo đầu mặc áo giống như tăng nhân, chúng ta có thể không coi họ là nữ nhân nữa; nhưng những phụ nữ ngoài xã hội, chúng ta nên mang thái độ như thế nào để đối đãi với họ?”

Phật Thích Ca Mâu Ni đáp: “Tốt nhất là tránh họ, không nên nhìn họ; nếu không thể tránh họ, thì cần xem như không nhìn thấy họ, không nên nói chuyện với họ; nếu vẫn không thể không nói chuyện, thì khi nói chuyện với họ nhất định phải có tâm thuần khiết; nên nghĩ rằng mình đã xuất gia, giống như hoa sen mọc giữa đám bùn mà không bị ô uế; mà hoa sen thì cần thanh tĩnh không dơ bẩn. Sắc dục là ngọn nguồn tội ác nơi thế gian, người xuất gia cần sống với thân tâm thanh tịnh trong sạch. Gặp phụ nữ lớn tuổi thì coi như mẹ mình, gặp phụ nữ nhiều tuổi hơn thì coi như chị gái mình, gặp phụ nữ ít tuổi hơn thì coi như em gái mình mà đối đãi.”

“Tại nhân gian gây phiền não lớn nhất chính là lực sắc dục, điều đáng sợ nhất cũng chính là lực sắc dục… Nam nhân học Đạo mê muội bởi nữ nhân mỹ lệ; nữ nhân học Đạo say đắm nam tử anh tuấn; dâm dục chính là đóng kín trí tuệ người ta, khiến không dễ tiếp thu chân lý… hãy cẩn thận quản chế tâm của chính mình, không được để tâm phóng túng.”

Sau khi đọc xong đoạn cố sự này, tôi nghĩ rằng trong lịch sử tâm sắc dục chính là chấp trước mà đệ tử của Phật không thể không loại bỏ. Người tu luyện ngày nay chẳng những tuyệt đối không thể phát sinh bất cứ hành vi bất chính nào, mà còn nhất định phải tu bỏ tâm sắc dục, nghiêm túc đối đãi với từng niệm đầu của mình, bảo trì chính tín chính niệm trong mọi thời khắc.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/4/18/65599.html