19 tháng 1 2011



Tác giả: Leonardo Vintiñi

Bằng cách này hay cách khác - vô tình hay hữu ý, trực tiếp hay gián tiếp – mọi thứ chúng ta làm, mọi hy vọng của chúng ta, đều liên quan đến một niềm khát khao hạnh phúc mãnh liệt. (Photos.com)
Người ta ai cũng đều khát khao hạnh phúc, nhưng nó dường như là một kho báu tiềm ẩn.

Bằng cách này hay cách khác – vô tình hay hữu ý, trực tiếp hay gián tiếp – mọi thứ chúng ta làm, mọi hy vọng của chúng ta, đều liên quan đến một niềm khát khao hạnh phúc mãnh liệt.

Với 256 điện cực được gắn trên cái đầu cạo trọc, nhà sư Phật giáo người Pháp Matthieu Ricard, tác giả cuốn sách “Hạnh phúc: Một chỉ dẫn để phát triển kỹ năng quan trọng nhất của cuộc sống”, vẫn nở một nụ cười tự nhiên luôn đi theo ông bất cứ nơi nào mà ông đến. Vùng não trước trán bên trái của ông, một khu vực của bộ não hoạt động đặc biệt tích cực ở những người có suy nghĩ lạc quan, cho thấy hoạt động vượt ra ngoài bất cứ thông số bình thường nào.

Là một nhà nghiên cứu sinh học phân tử, Ricard nhận ra các kết quả thu được bằng cách chụp cộng hưởng từ não: Theo khoa học, trạng thái tinh thần của ông chỉ có thể là tương ứng với trạng thái của người đàn ông hạnh phúc nhất trên hành tinh.

Bộ não hạnh phúc

Nhiều năm nghiên cứu đã đưa các nhà khoa học đến nhận thức rất chính xác rằng hoạt động của vùng não trước trán bên trái được phát hiện là có liên quan chặt chẽ đến cảm giác hạnh phúc, trong khi những trạng thái tình cảm tiêu cực để lại dấu vết của chúng ở vùng não trước trán bên phải.

Trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, các nghiên cứu đã phát hiện ra một mô hình rõ ràng ở những đối tượng sở hữu “những bộ não hạnh phúc”. Họ không phải là những người thành công nhất về mặt kinh tế hay vật chất trong cuộc đời, mà là một nhóm người hoàn toàn khác biệt – các nhà sư Tây Tạng và những người tập thiền chuyên nghiệp.

Theo một thí nghiệm thấu đáo với cách chụp cắt lớp não, một nhóm những người đã tập thiền trong thời gian dài, những người đã thực hành một loại thiền định tập trung vào sự thiện từ, có thể làm biến đổi giải phẫu của bộ não theo những cách đáng ngạc nhiên. Họ gia tăng các mức độ của cảm xúc tích cực, như được quan sát ở vùng não trước trán bên trái. Họ cũng giảm bớt hoạt động ở thùy trước trán bên phải – khu vực có liên quan đến sự trầm cảm; đồng thời giảm bớt hoạt động của hạch hạnh nhân – khu vực của não liên quan đến sự sợ hãi và tức giận; và tăng cường thời gian cũng như mức độ tập trung.

Các nhà khoa học đã kết luận rằng sự nhân từ được sinh ra bởi các loại thiền định nào đó khiến cho não trở nên tĩnh lặng, đạt đến một trạng thái hạnh phúc. Sự hạnh phúc của những người tập thiền bao gồm một trạng thái mà trong đó không có sự sợ hãi và hoàn toàn kiểm soát được cảm xúc.

Tương tự như vậy, hầu hết mọi người đều trải nghiệm qua điều được gọi là trạng thái lưu chảy trong những giai đoạn nào đó của việc rèn luyện trí óc và thể chất, một cảm giác hạnh phúc làm rung động tâm trí khi tâm trí hoàn toàn hợp nhất với những gì họ đang làm.

Theo tiến sỹ Daniel Goleman, được quốc tế công nhận vì công trình trong lĩnh vực tâm lý học của ông, trạng thái lưu chảy là một cảm giác vui sướng tự phát và ngạc nhiên thích thú.

Theo giải thích của Goleman, người ta trở nên chìm trong trạng thái lưu chảy đến nỗi sự chú ý và ý thức của họ hòa trộn vào với hành động của họ.

Trái ngược với những điều mà các nhà thần kinh học đã suy nghĩ trong thời gian qua, khi tâm trí tập trung tham gia vào một nhiệm vụ, như ở trong trạng thái lưu chảy, bộ não sinh ra ít hoạt động hơn. Dường như có ít hơn “tiếng ồn nơ-ron” quan sát được khi tâm trí suy nghĩ vẩn vơ. Nó tương tự như, mặc dù khó nhận biết hơn, trạng thái được phát triển bởi những người tập thiền thường xuyên.

Vì thế, hạnh phúc, theo các khám phá khoa học, là một trạng thái không thể đạt được bằng những phương tiện vật chất, mà nó là một hệ quả của sự đoạn dứt với những cảm xúc và của sự từ bi của vũ trụ. Nó có liên hệ với lòng vị tha nhiều hơn là sự ích kỷ – với tinh thần nhiều hơn là vật chất.

(Theo The Epoch Times)

17 tháng 1 2011

Chân tu không chỉ là làm việc Đại Pháp mà còn gồm cả việc kiên định tu luyện tâm tính bản thân

Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-12-2010] Tôi đã làm nhiều việc trong những năm gần đây, gồm việc phát tài liệu, giúp học viên địa phương thiết lập những điểm sản xuất tư liệu, phối hợp với các học viên gửi thư trong những “ngày nhạy cảm”, và phân phát tài liệu ở các thành phố và làng mạc. Qua những cố gắng của chúng tôi, tình trạng tu luyện của địa phương chúng tôi khá tốt. Những sự việc bức hại hiếm khi xảy ra.

Vì tôi nổi tiếng nhờ những hành động của mình, các học viên đã coi tôi là một người tu luyện tinh tấn, và khi gặp vấn đề họ thường muốn biết ý kiến của tôi. Trong một thời gian tôi đã có tư tưởng muốn chỉ bảo người khác cần phải làm gì, chỉ đạo hướng dẫn người khác, và cảm giác cao hơn người khác. Tuy nhiên khi bản thân tôi gặp mâu thuẫn, tôi lại không muốn nhìn vào bên trong bản thân.

Trên thực tế tôi có tu tốt không? Một sự kiện đã thay đổi quan điểm của tôi

Một hôm, tôi bổng nhiên có biểu hiện nghiệp bệnh: đau ngực, đau dạ dày, đau lưng, và chảy nước mũi. Nó trở nên tệ hơn. Tôi rất buồn ngủ. Tôi cũng có nhiều gầu ở trên đầu. Tối hôm đó, vài học viên và tôi phải đi phát tài liệu trong một ngôi làng. Trước khi chúng tôi đi, cơn đau dạ dạy của tôi trở nên nặng hơn tới mức tôi không thể đứng thẳng. Tôi nói với Sư Phụ: “Thưa Sư Phụ, con muốn đi cứu chúng sinh bây giờ. Xin Sư Phụ để con tiêu nghiệp sau khi con quay về.” Bỗng nhiên cơn đau dạ dày của tôi dừng lại. Chúng tôi đã phân phát hơn 1000 tờ tài liệu tối hôm đó. Khi chúng tôi quay trở lại, dạ dày của tôi cũng không đau nữa, nhưng nó đau trở lại vào ngày hôm sau. Một số học viên đã giúp tôi phát chính niệm để phủ nhận hoàn toàn bức hại của cựu thế lực, nhưng cũng không giúp được gì nhiều.

Tôi đã học thuộc Pháp của Sư Phụ về việc giải quyết mâu thuẫn xung đột bằng từ bi nhiều lần, nhưng vẫn còn đau. Tôi đã phát chính niệm để tiêu trừ nghiệp lực can nhiễu tôi, nhưng sự đau đớn vẫn không dừng lại.

Tôi không thể ăn hay ngủ ngon, không thể học Pháp với tâm thanh tịnh, cũng không thể luyện công. Tôi đã chịu đựng rất nhiều từ sự đau đớn. Một vài học viên nói: “Bạn nên dung làm công việc Đại Pháp và ở nhà học Pháp cho tốt.” Một số người khác nói: “ Nó quá nguy hiểm cho bạn nếu tiếp tục làm việc. Những vấn đề chưa giải quyết được của bạn cũng có thể dẫn đến nguy hiểm cho chúng ta.”

Tôi đã làm sai điều gì? Tôi nhìn vào bên trong và bỗng nhiên nhận ra rằng tôi đã không buông bỏ long căm ghét thù hận. Chắc chắn đó là lòng căm ghét thù hận và oán giận mà tôi chưa buông bỏ. Trong vài năm trước, tôi đã chứng kiến và nghe được từ các bạn đồng tu về những cảnh sát xấu xa dã man như thế nào khi họ tra tấn học viên, và điều này đã nảy sinh sự oán giận căm ghét mạnh mẽ. Khi tôi nhìn thấy những người trong đồng phục cảnh sát, tôi ghét họ. Khi tôi nhìn thấy xe cảnh sát, tôi căm ghét chúng. Thậm trí khi tôi nghe từ “cảnh sát” tôi cũng ghét nó. Sự căm ghét đã tạo ra một sinh mệnh mạnh mẽ trong cơ thể tôi, và bây giờ nó đã phát triển lớn hơn đủ để can nhiễu tôi. Bây giờ tôi đã phát hiện ra nó và tôi phải loại bỏ nó hoàn toàn. Học Pháp cho phép tôi thực sự hiểu rằng những người này trên thực tế họ thật đáng thương. Họ chỉ bị điều khiển bởi ma quỷ ở không gian khác. Họ cũng là những sinh mệnh đang bị bức hại. Họ cũng là những người mà chúng ta cần cứu.

Khi tôi tìm thấy chấp trước của tôi và hiểu ra những Pháp lý, những triệu chứng bệnh của tôi lập tức biến mất. Dạ dày của tôi không con đau nữa, gầu không còn nữa, và tôi đã lấy lại được năng lượng của mình.
Tôi cũng nhận ra những lời dạy của Sư Phụ: “…số lần tế bào phân tách là có giới hạn.” từ Chuyển Pháp Luân. Một tế bào là một sinh mệnh(hay một vũ trụ). Khi một học viên thăng tiến tâm tính, vật chất cao năng lượng liên tục thay thế tế bào xác thịt. Nếu sự thăng tiến tâm tính chậm chạp, tế bào sẽ bị đào thải. Nó có thể thấy được nguy cơ bị đào thải và kết quả cuối cùng là cái chết. Đó là tại sao nó muốn phản ứng lại và đánh lại, điều đó sẽ làm bạn chịu đựng đau đớn. Hơn nữa, thêm vào đó là nghiệp lực từ những tầng thứ khác nhau, nó tạo nên sự can nhiễu nghiệp bệnh to lớn trên bề mặt của thân thể con người. Hướng ngoại lúc này sẽ là một lỗi lầm lớn đối với chúng ta.

Bạn oán trách cựu thể lực về điều này? Bạn phát chính niệm để loại trừ nó? Họ nói: “ Chung tôi không có bức hại chư vị! Điều này không có quan hệ gì với chúng tôi. Chúng tôi thậm trí không hề động tới chư vị.”

Bạn có cô gắng để giải quyết những mâu thuẫn với những sinh mệnh trong thế giới vi quan của bạn không? Những sinh mệnh này nói: “ Tâm tính và cảnh giới của ngài có đủ tốt để cứu chúng tôi không? Hãy nhìn vào mức độ hận thù của ngài xem, tâm của ngài thậm trí còn không tốt bằng chúng tôi. Ngài không đáng tin và chúng tôi không thể đợi tới sau này. Tốt hơn là ngài trả nợ cho chúng tôi bây giờ.”

Khi bạn nói với các tế bào trong cơ thể của bạn: “Chúng ta hãy cùng nhau nói ‘Pháp Luân Đại Pháp tốt’ thì chúng ta có thể cùng nhau bước sang vũ trụ mới trong tương lai.” Tất cả những tế bào sẽ nói: “Tất cả chúng tôi đang chết. Nếu ngài không thăng tiến, chúng tôi sẽ sớm bị đào thải. Ngài nói điều này với chúng tôi thì có tác dụng gì?”

Hướng ngoại không có lợi ích gì cả. Chỉ khi nhìn vào trong vô điều kiện và loại bỏ sự hận thù căm ghét và tâm tranh đấu để đề cao cảnh giới của bản thân thì chúng ta mới có thể giải quyết tất cả mâu thuẫn. Theo Sư Phụ, mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta sẽ được đồng hoá trong Pháp và sẽ được thay thế bởi vật chất cao năng lượng.

Khi tôi nhận ra điều này, tôi không thể cầm được nước mắt. Tôi nói với Sư Phụ trong tâm: “ Sư Phụ, con đã phạm nhiều lỗi lầm. Con đã mất hơn mười năm để nhận ra chúng.”

Suốt những năm qua, tôi chỉ tập trung vào công việc Đại Pháp. Tôi đã không thể liên tục tu luyện tâm tính bản thân. Từ này trở đi tôi sẽ chắc chắn tu luyện bản thân kiên định và vững chắc! Làm việc Đại Pháp chỉ tích phước lành. Tu luyện tâm tính bản thân mới là cách để đạt uy đức.

Sau đó tôi có một giấc mơ. Tôi đang lái một chiếc xe hơi và đâm vào một động băng. Khi tôi nổi lên, tôi đã tắm mình bởi tia sáng mặt trời và hoà vào bầu trời trong xanh vô tận. Tôi xem đó như là sự khuyến khích của Sư Phụ cho sự thăng tiến của bản thân mình.

Sư Phụ nói:

“ Những điều của đệ tử Đại Pháp là vượt xa tu luyện cá nhân, như là việc chúng ta đang chứng thực Pháp giảng rõ sự thật, và cứu độ chúng sinh, và tất cả những thứ này là thực sự đặt căn bản trên sự Viên Mãn cá nhân, cho nên nếu như chư vị không đạt được Viên Mãn cá nhân thì mọi thứ khác không cần hỏi. Chứng thực Pháp không phải là thứ để người thường làm; chỉ có đệ tử Đại Pháp mới xứng đáng làm nó..” (“Giảng Pháp vào tiết Nguyên Tiêu 2003 tại Pháp Hội Miền Tây Mỹ Quốc”)

Cuối cùng tôi đã hiểu rằng trong tu luyện, bất kể bạn là một người tu luyện bình thường hay một điều phối viên, bạn sẽ phải tu luyện tâm tính bản thân một cách kiên định vững chắc. Nếu bạn không thể đáp ứng tiêu chuẩn, bạn sẽ không thể trở về thiên đàng. Theo tôi, cựu thế lực sẽ không giảm mức độ bức hại chỉ bởi vì bạn là một điều phối viên.

Những sinh mệnh ở không gian khác mà có mâu thuẫn với bạn họ sẽ đồng ý hoà giải chỉ khi họ thấy bạn tu luyện tinh tấn – ban cho họ hy vọng được cứu. Nếu bạn không tinh tấn, bất kể bạn cố gắng giải quyết mâu thuẫn thế nào, họ sẽ không đồng ý.

Theo hiểu biết của tôi từ Pháp, những tế bào trong cơ thể chúng ta tuân theo pháp lý sinh, lão, bệnh, tử chỉ có tểh đồng hoá Pháp và được thay thế bởi vật chất cao năng lượng khi chúng ta liên tục đề cao cảnh giới của chúng ta.

Khi chúng ta gặp vấn đề, chúng ta nên nhìn vào trong vô điều kiện và tinh tấn tu luyện bản thân chúng ta. Chỉ khi chúng ta làm điều đó một cách vững chắc kiên định thì mới được gọi là chân tu.

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/28/不光要“轰轰烈烈”做事, 也要扎扎实实的修心 -234177.html
Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/html/articles/2011/1/12/122439.html
Đăng ngày 16-1-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

04 tháng 1 2011



Tác giả: Vương Hạo Thiên

[Chanhkien.org] Ở một tầng thiên thể rất cao, có một ruộng Pháp (Pháp điền) vô biên vô tế. Nhìn từ trên cao, có thể thấy ruộng này nằm trong một đài sen vô cùng vĩ đại. Rất nhiều bông chồi nở ra từ khu ruộng này. Nhìn gần hơn, mỗi chồi này lại nằm trong một đài sen nhỏ hơn. Đây là những sinh mệnh sinh ra trong Pháp, cho nên chúng rất huy hoàng và tỏa ánh vàng kim.

Ruộng này thực sự vô cùng vĩ đại. Nó chia ra làm nhiều khu vực khác nhau dựa trên các màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, hữu sắc và vô sắc. Những khu vực này đối ứng với các quốc gia và dân tộc khác nhau trên trái đất, trong khi mỗi chồi đối ứng với một đệ tử Đại Pháp.

Thời gian trôi qua, rất nhiều chồi đã biết được nguồn gốc thực sự của chúng. Một số hiểu được rằng chúng đã không còn tinh khiết như lúc ban đầu: thánh khiết và cao quý. Tính ích kỷ và kiêu ngạo đã bắt đầu nảy sinh giữa những chồi này. Tự cao tự đại, cô đơn xa cách, chúng dần tách biệt với những bông chồi khác, đặc biệt khi nhìn thấy những điều xấu xa nơi thế tục: hành vi thấp hèn, ngôn ngữ thô tục, tư tưởng tà kiến. Những chồi này nghĩ rằng vì chúng sinh ra trong Pháp nên chúng là điều gì đó không phải tầm thường. Vì vậy tận trong thâm tâm chúng nảy sinh sự phản cảm, ngạo mạn và định kiến với con người thế gian, những người cần sự giúp đỡ của chúng.

Những tư tưởng tinh vi này khi bị phóng đại bởi những nhân tố xấu đã khiến các bông chồi trở nên “dung túng”. Những bông chồi này, với tâm ngạo mạn và thành kiến, dưới tác dụng của những nhân tố bất hảo, đột nhiên trở nên cao lớn hơn. Thấy mình cao hơn những bông chồi khác, chúng dương dương tự đắc, và nó trở thành điều phổ biến với những bông chồi này. Tuy nhiên những bông chồi “dung túng” này sớm thấy rằng rễ của chúng đã bị lộ ra khỏi tòa sen, và khiến các bông chồi héo úa. Vô cùng lo lắng, chúng cầu xin sự giúp đỡ của vị Chủ Vũ Trụ, đấng đã gieo những bông chồi này.

Sư phụ uy nghiêm ngồi trên đài sen sắc vàng xuất hiện giữa thiên không. Ngài bước xuống đài sen và đi tới khu ruộng Pháp. Một vị Thần nói với Ngài: “Thánh Chủ, việc Chính Pháp của Ngài mỗi thời mỗi khắc đều như vậy, mỗi thời mỗi khắc đều khiến Ngài bận rộn, vô cùng trọng yếu. Vậy mà chỉ có vài bông chồi nhỏ tầm thường này, Ngài hà tất phải tự mình bận tâm? Với Pháp lực vĩ đại, Ngài có thể loại bỏ chúng chỉ bằng một cái vẫy tay, vậy chẳng tốt hơn hay sao?”

Sư phụ từ bi nói với vẻ luyến tiếc: “Nếu những chồi non này có thể trưởng thành vững vàng, biết bao chúng sinh trong vũ trụ có thể được thọ ích!” Rồi Sư phụ bước tới ruộng Pháp, dùng Pháp lực gia năng cho những bông chồi này để chúng có thể tiếp tục sinh trưởng. Trong ruộng Pháp rộng lớn vô biên ấy, Sư phụ đích thân bước vào, đi qua đi lại và trồng lại những chồi non có rễ bị lộ ra ấy.

Nhìn cảnh tượng này, tôi tự nghĩ đến mình, mỗi lần tìm chỗ thiếu sót của bản thân, ức chế nhân tâm, thực ra tất cả đều là Sư phụ đích thân làm giúp, vì đệ tử mà thanh trừ những nhân tâm hiểm ác này.

Khi tôi hạnh phúc với danh hiệu “đệ tử Đại Pháp thời Chính Pháp”, Sư phụ lại càng hy vọng nhiều chúng sinh hơn nữa được đắc cứu. Là một sinh mệnh được Đại Pháp trùng tân tái tạo, hạnh phúc được trợ Sư Chính Pháp, tôi tự hỏi mình: “Liệu mình đã hoàn toàn bắt rễ vào ruộng Pháp để cứu độ chúng sinh hay chưa?”

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/11/30/69997.html
http://pureinsight.org/node/6073

Tây Y – Trung Y – Tu luyện

Tây Y – Trung Y – Tu luyện
Tác giả: Phượng Minh
[Chanhkien.org] Con người ta sống ở trên thế gian, hàng ngày ăn ngũ cốc, liệu có thể hết bệnh hay không? Bởi vì con người phải chịu đựng thống khổ, khó chịu nên họ cố gắng hết sức để tránh bệnh tật. Có câu nói “Chỉ cần hết bệnh thì có tốn bao nhiêu tiền cũng được”. Đó là lý do tại sao chúng ta phải có nhiều phương thuốc, phòng khám và bệnh viện. Có ba phương cách chính để phòng và trị bệnh: Tây Y, Trung Y và khí công (hay tu luyện).
Tây Y hiện là phương pháp chủ yếu hay phổ biến nhất để chữa bệnh. Tây Y bao gồm một bộ các lý thuyết và kỹ thuật trị bệnh, từ tiêm thuốc, uống thuốc, phẫu thuật cho tới xạ trị,… Bằng cách chữa trị các triệu chứng, Tây Y là con đường thẳng, và đôi lúc hơi máy móc khi điều trị một bệnh nhân. Lấy ví dụ, sốt thì dùng thuốc hạ nhiệt, viêm thì dùng thuốc kháng sinh, u bướu thì dùng phẫu thuật…
Trung Y, ngược lại, sau khi hưng thịnh vào thời cổ đại rồi trở nên lạc hậu, thì nay lại đang hưng khởi trở lại. Thay vì dùng phương pháp phân tích và trị liệu như Tây Y, Trung Y xem xét cơ thể người trên toàn bộ hệ thống, vận dụng những học thuyết như kinh lạc, Tử Ngọ lưu chú đồ, Âm Dương Ngũ Hành,… Với một hệ thống khái niệm toàn diện và hữu cơ, các thầy thuốc Trung Y nhấn mạnh vào sự hài hòa bên trong cơ thể người và sự hòa hợp giữa con người với môi trường (thiên nhân hợp nhất).
Lấy ví dụ, các thầy thuốc Trung Y coi những cảm xúc mạnh mẽ là không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn giận dữ làm hại gan, buồn bã làm hại tì, sợ hãi làm hại thận… Do vậy để phòng bệnh và trị bệnh có hiệu quả thì không chỉ dùng thuốc mà còn phải chú trọng điều tiết, cải thiện tâm tình của tự thân và tập quán sinh hoạt. Đây chính là điểm mà Trung Y cao thâm hơn Tây Y.
Tôi có một người bạn tốt, một nữ giáo sư đại học, người mà kinh nguyệt đột ngột bị ngừng một thời gian. Cô cảm thấy khó chịu và đã nhiều lần đi khám bác sĩ Tây Y. Các bác sĩ cho rằng đây là vấn đề phụ khoa và kê rất nhiều đơn thuốc. Nhưng việc trị liệu không có tác dụng. Sau đó, một số người khuyên cô thử gặp một bác sĩ Trung Y lão niên. Sau khi khám, bác sĩ này cho biết nguyên nhân của sự khó chịu là thiếu máu vào dạ dày. Ông kê đơn theo Trung Y và nó có tác dụng ngay lập tức. Điều này có vẻ kỳ lạ – nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa lại đến từ dạ dày. Nhưng từ điều này, chúng ta có thể thấy bác sĩ Trung Y này có một hiểu biết thâm sâu hơn về bệnh tật và cơ thể người, từ đó đưa ra phương thức điều trị hiệu quả.
Khí công là một danh từ có vẻ tương đối mới, nhưng thực chất là đề cập đến tu luyện có từ hàng ngàn năm. Khi cả Tây Y và Trung Y đều không trị được bệnh thì người ta tìm đến khí công. Đối với những người mới bắt đầu, khí công dường như gồm một bộ các động tác liên quan đến sự vận hành của khí. Thế nhưng với người tu luyện thực sự, họ thấy rằng bệnh tật là có nguyên nhân từ nghiệp lực được tạo ra từ quá khứ. Do vậy, để trị hoàn toàn bệnh thì phải tu luyện, tiêu nghiệp, hay nói cách khác là trả nợ nghiệp gây ra từ quá khứ. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi nhân tâm hướng thiện, cần phải Chân, phải Thiện và phải Nhẫn. Rèn luyện ba đức tính này là cách thức cơ bản nhất để trị tận gốc bệnh.
Tôi từng chứng kiến một trường hợp sau ở Đài Loan, nơi có một người phụ nữ trung niên bị ung thư vú. Sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, một ngày nọ bà ngồi thiền, nhập định thâm sâu và thấy ở không gian khác có một con cá màu bạc rất thù hận bà. Hóa ra trong quá khứ bà đã từng giết chết con cá này và nó rất oán hận bà, từ đó dẫn tới biểu hiện bệnh tật cho bà ở không gian này.
Nhưng kể từ khi bà bắt đầu tu luyện ba đức tính trên, Phật Pháp đã giúp hóa giải oán hận của con cá đối với bà. Kết quả là ở không gian này những khối loét và mủ đã lành, và căn bệnh của bà biến mất.
Một câu chuyện khác mà tôi biết là về một bác sĩ hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Ông đã học Trung Y ở Trung Quốc, Tây Y ở Hoa Kỳ và sau đó tập Pháp Luân Công. Sau khi nghỉ việc tại bệnh viện, ông mở một phòng khám tư. Ông đặt phí chữa bệnh cho bệnh nhân như sau: Tây Y 200$, Trung Y 100$ và dạy Pháp Luân Công 0$ (miễn phí). Khi được hỏi về ba mức phí này, ông trả lời: “Nếu bạn đến điều trị bằng Tây Y, tôi phải có trách nhiệm hoàn toàn đối với sức khỏe của bạn, cho nên tôi lấy mức giá cao nhất. Khi bạn đến trị bệnh bằng Trung Y, tôi chỉ gánh phân nửa trách nhiệm, bởi vì nửa kia phụ thuộc vào hành vi của chính bạn – liệu bạn có theo đề xuất cải thiện tập quán sinh hoạt mà tôi đưa ra hay không. Còn khi bạn học Pháp Luân Công, bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sức khỏe của mình, đó là lý do tôi không lấy tiền, dạy miễn phí.”
Vị bác sĩ này có lẽ đã hiểu được chân lý và bí ẩn đằng sau việc trị bệnh. Có ba loại phương pháp, ba loại cơ chế, ba loại tầng thứ, theo thứ tự tăng cao dần.
Từ câu chuyện này, chúng ta có thể thấy ba cấp độ của việc trị bệnh. Nếu bạn muốn được khỏe mạnh hoàn toàn, bạn sẽ chọn phương pháp nào đây?
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/12/20/70407.html
http://pureinsight.org/node/6075