19 tháng 11 2010

Thay đổi số mệnh một cách diệu kỳ

Bài của Trường Hà

[MINH HUỆ 25-5-2010]“Liễu Phàm Tứ Huấn” là một cuốn sách nổi tiếng của Trung Quốc. Tác giả có tên thật là Viên Hoàng, tên tự là Khôn Nghi (1533 – 1606). Ông là người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, sống vào triều đại nhà Minh. Khi còn trẻ, ông đã được một vị cao nhân tiên đoán chính xác cả cuộc đời của mình, tuy nhiên sau này ông đã tự thay đổi được số mệnh.

Cha của Viên Liễu Phàm qua đời từ khi ông còn niên thiếu, mẹ ông khuyên con trai hãy từ bỏ việc tu học theo Nho giáo, thay bằng việc học nghề y để có thể kiếm tiền nuôi thân, lại vừa có thể cứu người.

Một hôm, ông đi đến chùa Từ Vân, gặp được một ông lão có tướng mạo phi phàm, phong thái phiêu nhiên như một vị Đạo Thần. Ông lão nói với ông: “Con có tướng làm quan. Sang năm, con có thể tham gia kỳ thi và được thăng quan tiến chức. Cớ sao con lại ngừng học?”

Viên Liễu Phàm liền kể lại chuyện nghe lời mẹ bỏ việc đọc sách thánh hiền để theo học nghề y. Ông lão tự xưng mình họ Khổng, là người tỉnh Vân Nam, từng được chân truyền phép xem số Hoàng Cực của tiên sinh Thiệu Khang Tiết đời nhà Tống. Ông nói rằng số mệnh của Viên Liễu Phàm đã định sẵn rồi, cần phải nói hết cho ông ta biết.

Viên Liễu Phàm liền thỉnh mời Khổng tiên sinh về nhà mình và đem mọi chuyện kể lại cho mẹ. Mẹ ông nói: “Nếu vị tiên sinh ấy tự xưng là người tinh thông tướng số, vậy hãy mời tiên sinh bói thử cho con, xem xem liệu những điều được tiên đoán có chính xác hay không”. Kết quả, Khổng tiên sinh đều nói đúng, ngay cả những chi tiết nhỏ cũng cực kỳ chính xác. Tiếp đó, Khổng tiên sinh nói về số mệnh tương lai của Viên Liễu Phàm cát hung họa phúc ra sao, như là năm nào ông sẽ trúng tuyển, năm nào ông nên ra ứng thí Lẫm Sinh, năm nào ông sẽ trở thành Cống Sinh, sau khi tốt nghiệp, ông sẽ làm quan huyện ở tỉnh nào. Làm quan được ba năm rưỡi, Viên Liễu Phàm sẽ từ quan và về quê nhà. Cuối cùng, ông sẽ qua đời vào giờ Sửu ngày 14 tháng 8 âm lịch, hưởng thọ 53 tuổi. Đáng tiếc là trong mệnh ông đã định là sẽ không có con trai để nối dõi.

Viên Liễu Phàm ghi lại những lời của Khổng tiên sinh, thế là lại bắt đầu tiếp tục học hành. Từ đó về sau, hễ tham gia cuộc khảo thí nào thì thứ hạng của ông luôn đúng như lời Khổng tiên sinh đã dự đoán. Có một lần, dựa theo lời Khổng tiên sinh đã tiên đoán thì Viên Liễu Phàm khi làm Lẫm Sinh được cấp gạo ăn, đến khi lĩnh đủ 91 thạch 5 đấu gạo mới trở thành Cống Sinh. Nhưng khi ông mới chỉ lĩnh được 71 thạch thì tôn sư họ Đồ là quan Học Đài (chức quan Học Đài ngày xưa tương đương với Giám đốc Sở Giáo dục ngày nay) đã tiến cử ông làm Cống Sinh. Viên Liễu Phàm bắt đầu hoài nghi lời tiên đoán của Khổng tiên sinh lúc trước đã có phần sai trật.

Sau đó, quả nhiên việc này bị một vị đại diện của quan Học Đài là tôn sư họ Dương bãi bỏ, không chấp nhận việc tiến cử ông làm Cống Sinh. Trải qua bao trắc trở mãi đến năm Đinh Mão ông mới được chấp thuận. Trước đã nhận được 71 thạch gạo, cộng với số gạo nhận thêm cho đến thời điểm ấy thì vừa đúng 91 thạch 5 đấu. Viên Liễu Phàm trải phen trắc trở ấy lại càng tin rằng: con đường công danh của mỗi người dẫu có tiến thoái thăng trầm thì đều là điều đã định sẵn trong số mệnh rồi. Dẫu vận may tới sớm hay muộn thì thời điểm cũng đã định trước rồi, vậy nên ông coi nhẹ mọi thứ, không truy cầu điều gì nữa.

Vốn đã được biết trước cả cuộc đời của mình, Viên Liễu Phàm trở nên an phận thủ thường. Khi được tiến cử làm Cống Sinh, theo quy định, ông sẽ đến học tại trường Quốc Học tại Nam Kinh. Trước khi đến trường Quốc Học, ông lên núi Tây Hà ở ngoại ô Nam Kinh bái kiến Vân Cốc thiền sư, là một vị cao tăng đắc Đạo.

Tại thiền phòng của Vân Cốc thiền sư, nhà sư kinh ngạc hỏi Viên Liễu Phàm: “Từ khi thí chủ bước vào đây, bần tăng không hề thấy thí chủ khởi vọng niệm nào, đó là duyên cớ làm sao?”

Viên Liễu Phàm giãi bày với thiền sư: “Số mệnh của tôi đã được Khổng tiên sinh đoán định chính xác rồi, lúc nào sinh, lúc nào tử, khi nào gặp vận, khi nào gặp hạn, đều đã biết trước cả rồi, chẳng có cách nào thay đổi được. Chính là vì tôi có muốn nghĩ ngợi lung tung thì cũng không ích lợi gì, cũng là mơ tưởng viển vông cả, cho nên quả thực là tôi không nghĩ gì nữa, trong lòng cũng không còn vọng niệm gì”.

Vân Cốc thiền sư cười nói: “Tôi vốn nghĩ rằng ông là một hào kiệt hiếm có trên đời, giờ tôi mới biết hóa ra ông chỉ là một phàm phu tục tử tầm thường mà thôi”.
Viên Liễu Phàm hỏi thiền sư: “Tại sao lại như vậy?”

Vân Cốc thiền sư đáp: “Một người bình thường, thông thể nói rằng họ hoàn toàn không nghĩ những điều xấu; chẳng may có lúc không kiềm chế tham vọng lại được thì cũng vẫn bị vận mệnh trói buộc thôi; mà còn bị vận mệnh trói buộc thì làm sao nói đến chuyện vượt qua số mệnh? Tuy nói số mệnh đều là tiền định, nhưng chỉ những người bình thường mới bị trói buộc vào số mệnh được an bài sẵn đó thôi. Nếu là người cực thiện thì số mệnh sẽ không thể trói buộc nổi người đó”.

Mở chương đầu tiên trong Kinh Dịch, thiền sư nói: ” “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh” (Nhà mà làm việc thiện tích đức thì tất nhiên sẽ gặp nhiều điều tốt lành). Vì vậy, số mệnh của con người là có thể tự thay đổi được. Phật gia giảng con người cần phải hiểu thấu điều thiện và điều ác, dựa theo đó mà hành động. Số mênh là do tự mình tạo, phúc là bởi tự mình cầu, kẻ làm ác tất sẽ tổn phúc đức, người tu thiện ắt sẽ được phúc đức. Điều trong các kinh thư thuở xưa đã nói, thật sự là lời giáo huấn rất giá trị, rõ ràng và chính xác. Trong kinh Phật, chúng ta cũng được dạy rằng: người như thế cầu phú quý ắt sẽ được phú quý, cầu con cái ắt sẽ có con cái, cầu trường thọ ắt sẽ được trường thọ!”

Những lời nói đó như đánh thức người trong mộng, Viên Liễu Phàm bắt đầu thay đổi. Kể từ đó về sau, ông ngày ngày trau dồi đức hạnh, dẫu là ở nơi không người cũng nhất định không làm gì đắc tội với đất trời. Khi gặp phải những người ganh ghét và phỉ báng mình, ông có thể thản nhiên như không, cũng không màng so đo tranh luận với họ.

Một năm sau lần gặp Vân Cốc thiền sư, ông tham dự kỳ thi Đình. Theo lời của Khổng tiên sinh, ông sẽ xếp hạng thứ ba trong kỳ thi này, vậy mà lạ kỳ thay ông lại đỗ đầu, lời của Khổng tiên sinh thực sự đã bắt đầu không còn linh nghiệm nữa. Khổng tiên sinh không bói được rằng Viên Liễu Phàm đỗ cao như vậy trong kỳ thi, những điều này vốn không có trong số mệnh của ông.

Sau đó, Viên Liễu Phàm phát nguyện sẽ làm 3.000 việc thiện. Qua hơn mười năm nỗ lực, ông đã hoàn thành được ước nguyện ấy, và kết quả là vợ ông sinh được một đứa con trai, đặt tên là Thiên Khải. Sau này, mỗi lần làm được một việc thiện, lúc nào ông cũng đều dùng bút ghi chép lại; vợ ông không biết viết chữ, mỗi lần chồng làm được một việc thiện đều dùng bút lông ngỗng mà vẽ một vòng tròn màu đỏ trên lịch, dẫu là phân phát lương thực cho người nghèo, hay là mua vật sống để phóng sinh thì đều nhớ ghi lại. Có khi một ngày đã hơn 10 vòng tròn đỏ, chính là một ngày mà làm được hơn 10 việc thiện. Mấy năm sau, đến năm Bính Tuất, ông tự nhiên lại thi đỗ tiến sĩ, bộ Lại bèn bổ nhiệm Viên Liễu Phàm làm chức quan huyện lệnh coi sóc huyện Bảo Trì, vậy là ông lại phát nguyện tiếp tục làm thêm một vạn điều thiện nữa.

Khi đang làm tri huyện Bảo Trì, ông chuẩn bị viết một cuốn sách nhỏ. Viên Liễu Phàm gọi nó là sách “Trì Tâm”. Ý là sợ rằng bản thân mình nảy sinh tâm xấu, bởi vậy mới đặt hai chữ là “Trì Tâm” – nghĩa là giữ vững tâm tính. Mỗi ngày khi xử lý mọi việc, dù là việc nhỏ đến đâu, ông đều nhớ lấy những điều trong cuốn “Trì Tâm” mà suy xét. Đến tối, ông lập đàn ở sân sau nhà, thay quan phục, bắt chước quan Thiết Diện Ngự Sử (Chức quan chuyên xét xử quan lại và can ngăn vua) Triệu Duyệt Đạo đời nhà Tống, và thắp hương cầu khấn Thượng Đế, mỗi ngày ông đều làm như vậy. Vợ ông thấy chồng mình bận bịu quá nhiều công vụ không có nhiều thời gian để làm việc thiện nên thường hay cau mày nói: “Thiếp thuở xưa ở nhà giúp chàng làm việc thiện mới có thể hoàn thành tâm nguyện làm 3 nghìn việc tốt. Bây giờ chàng lại nguyện sẽ làm một vạn việc tốt, nhưng đâu có được bao nhiêu việc tốt mà làm trên công đường, chẳng biết bao lâu nữa mới hoàn thành được tâm nguyện đây?”

Sau khi nghe vợ nói ra những suy nghĩ ấy, tối đó Viên Liễu Phàm nằm mơ thấy một vị thần. Ông nói với vị thần ấy rằng tâm nguyện làm một vạn việc thiện thật khó hoàn thành được. Vị thần đáp: “Chỉ tính riêng việc ông lấy danh nghĩa là tri huyện mà giảm tiền thuế ruộng cho dân là đã làm được một vạn việc thiện rồi, đã hoàn thành tâm nguyện của ông rồi đó”.

Nguyên là ở huyện Bảo Trì, mỗi mẫu đất nông dân phải nộp thuế 2 phân 3 ly 7 hào. Viên Liễu Phàm nghĩ rằng người dân trăm họ phải đóng thuế quá nặng, vậy nên sau khi đi kiểm kê toàn huyện một lượt, ông quyết định mỗi mẫu ruộng sẽ chỉ phải đóng 1 phân 4 ly 6 hào.

Cả cuộc đời Viên Liễu Phàm không ngừng làm việc thiện, Khổng tiên sinh đoán rằng khi được 53 tuổi ông sẽ qua đời, nhưng tới tận năm 69 tuổi ông vẫn rất khỏe mạnh. Sau đó, Viên Liễu Phàm tiếp tục làm việc thiện trong suốt phần đời còn lại của mình. Ông đã lấy toàn bộ câu chuyện thay đổi vận mệnh mà bản thân đã tự thể nghiệm trong suốt cuộc đời để viết thành một cuốn sách nhỏ “Liễu Phàm Tứ Huấn”, truyền lại cho con trai mình là Thiên Khải và cho hậu thế.

Câu chuyện Viên Liễu Phàm tự mình thay đổi vận mệnh khiến chúng ta phải suy ngẫm. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc thì chủ đề chính yếu nhất đều là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Nhìn lại trong sử sách, có vô số tiểu thuyết của người xưa đều ghi lại và trình bày đạo lý này, mà Viên Liễu Phàm chỉ là một người trong số đó. Ông đã lấy trải nghiệm thực tế của bản thân mà ghi chép lại, cho nên “Liễu Phàm Tứ Huấn” mãi cho đến ngày nay vẫn có sức ảnh hưởng lớn. Năm tháng đã tôi luyện nó trở thành một mũi tên nhọn chọc thủng sự lừa dối của học thuyết vô thần.

Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng trong sách Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ hai rằng:

“Còn có một cách có thể cho phép con người biến đổi đời của họ; đây là cách duy nhất; chính là cá nhân ấy từ nay trở đi sẽ bước trên con đường tu luyện”.

Chú thích:

Lẫm sinh: là những học trò được học bổng của các châu, huyện, hoặc phủ thời xưa.

Cống sinh: học trò giỏi thời xưa được chọn qua các kì thi sát hạch ở tỉnh, được cấp lương ăn để chuẩn bị đi thi Đình.

Giờ Sửu: ngày xưa, khoảng thời gian từ 0h đến 2h sáng ở Trung Quốc.

Thạch và đấu là 2 đơn vị đo lường của Trung Quốc. 10 đấu bằng 1 thạch.
Bản tiếng Hán: http://minghui.org/mh/articles/2010/5/25/224226.html
Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2010/8/1/118979.html
Đăng ngày 18-11-2010, bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

17 tháng 11 2010

Không nên tùy tiện mua sách cho trẻ em

Tác giả: Mỹ Hảo

[Chanhkien.org] Một người họ hàng của tôi đã mua một vài cuốn sách cho trẻ em, với suy nghĩ rằng chúng sẽ giúp giáo dục trẻ. Con trai tôi rất thích chúng và không thể dừng đọc chúng. Tôi nhìn qua bìa cuốn sách và thấy rằng nó là không tốt. Tuy nhiên, khi tôi nói với cháu rằng đừng nên đọc chúng, cháu đã rất không đồng ý. Tôi không còn cách nào khác ngoài việc bỏ qua.

Kể từ đó, con trai tôi thường hét lên vào lúc nửa đêm khi đang ngủ. Tôi ngạc nhiên nhưng không nghĩ nó liên hệ gì tới những cuốn sách. Một ngày nọ, tôi đưa cháu đi nhóm học Pháp. Thấy con trai tôi không được khỏe, một đồng tu đề nghị chúng tôi phát chính niệm. Chúng tôi đã làm điều ấy và giúp cháu thanh lý ở những không gian khác. Sau khi trở về nhà, tôi nhìn thấy những cuốn sách ấy và cầm thử một cuốn. Lập tức, tôi biết rằng chúng là tà. Tất cả chúng đều có cùng tác giả, mà theo lời con trai tôi, là một nhà văn đương đại nổi tiếng. Tuy nhiên, ở giữa các dòng chữ, tôi thấy các phụ thể cấp thấp và ma quỷ loạn bát nháo. Ngoài ra, cuốn sách tán thưởng Van Gogh, người phá hoại văn hóa nhân loại bằng nghệ thuật biến dị. Tôi lập tức hiểu ra lý do con trai tôi thét lên trong đêm. Vì vậy, tôi nói với cháu điều đó và chỉ ra rằng các cuốn sách là rất xấu. Cháu sợ và nói sẽ bán chúng như những sách cũ. Tôi không muốn những cuốn sách này ở đó lâu hơn nữa, do đó tôi đã vứt chúng vào thùng rác. Chỉ vì đọc một trong những cuốn sách này, tôi cũng đã bị can nhiễu. Tôi bèn phát chính niệm và phải mất vài ngày để tôi phục hồi. Rồi tôi nói với chồng và con tôi rằng chúng tôi không nên mua những cuốn sách như thế này nữa.

Tôi ít khi đưa con đi cửa hàng sách. Có nhiều sách ở đó, nhưng rất khó để tìm được một cuốn sách tốt. Ngoại trừ các cuốn sách về văn hóa truyền thống, trong đó đề cao giá trị đạo đức, thì chúng tôi phải cân nhắc kỹ càng khi đưa sách cho trẻ đọc, đặc biệt cái gọi là ‘sách thịnh hành’. Nhiều cuốn sách có các quan niệm bại hoại trong đó, và một số tác giả có thể bị phụ thể cấp thấp thao túng. Khi người ta đọc những cuốn sách này, các thứ xấu sẽ đi vào thông qua con mắt. Các trường hợp bị phụ thể thậm chí còn nghiêm trọng hơn, và nó sẽ tiến nhập vào ngay khi người ta chấp nhận ý tưởng nào đó trong sách. Các cuốn sách mà không có phụ thể thì cũng không tốt. Đó là vì nhiều sách truyền bá tư tưởng cầu danh cầu lợi, tiền bạc, hay thất tình lục dục. Những thứ này không có gì tốt cho người đọc chúng.

Vì vậy, tôi không bao giờ tùy tiện mua sách cho con tôi. Một mặt, làm như vậy thực sự là mang tà linh phụ thể về nhà. Có câu nói “mời thần đến thì dễ, mời thần đi thì khó”. Mặt khác, các giá trị thoái hóa trong những cuốn sách này sẽ dẫn trẻ em đi sai đường. Xã hội ngày nay đang rất loạn. Nhiều cuốn sách, mặt dù chúng tuyên bố là quảng bá tri thức và khoa học, thực ra lại làm ô nhiễm tâm hồn độc giả bằng cách bóp méo các chuẩn mực đạo đức. Sách báo tạp chí khiêu dâm từng bị coi thường trong quá khứ, nhưng nay lại đang phổ biến và được trông thấy ở hầu như khắp mọi nơi. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực lên trẻ nhỏ, vì chúng còn quá ít tuổi để phân biệt tốt-xấu. Thêm vào đó, nhiều cuốn sách có các nhân tố của văn hóa đảng ở trong đó. Chúng tuyên dương “giả, ác, đấu”, dễ làm trẻ nhỏ trở nên vô lễ và nổi loạn. Khi vô ý mua chúng, tôi thấy rằng rất ít sách là không có độc tố ở trong ấy. Rất khó để một học viên tu luyện, ngay cả khi không chủ động đọc những cuốn sách này. Với những loại sách loạn bát nháo này, nó khiến tu luyện trở nên khó khăn hơn.

Như chúng ta biết, những cuốn sách tốt nhất thì chúng ta đã có. Chúng ta không bao giờ chán khi đọc các sách Đại Pháp. Càng đọc, chúng ta càng trở nên khỏe mạnh, lý trí và thông tuệ hơn. Vì vậy, thay vì để con em chúng ta mất thời gian vào những cuốn sách xấu kia, chúng ta nên bảo chúng dành thời gian đọc sách Đại Pháp. Đây là cách tốt nhất chúng ta có thể làm cho con em mình.

Tôi nhớ tôi từng đọc một bài chia sẻ của một học viên trên «Tuần báo Chánh Kiến». Học viên ấy nói: “Thực ra tôi không phải là một học viên thật sự tinh tấn. Nhưng có điều tôi rất nghiêm khắc với bản thân khi không đọc sách gì khác ngoài sách Đại Pháp, và không đọc bài trên trang web nào khác ngoài Minh Huệ và Chánh Kiến. Vì vậy, Sư phụ đã giúp tôi tu luyện trong mọi lúc.”

Trong «Tinh Tấn Yếu Chỉ», bài “Hòa tan trong Pháp”, Sư phụ giảng:

“Người ta giống như một vật chứa. Mọi thứ người ta thấy bằng mắt và nghe bằng tai là: bạo lực, thú tính, tranh giành quyền lợi qua các văn hoá phẩm, tranh giành quyền lợi, thời phụng tiền bạc, hoặc những hiện tướng khác của ma-tính, v.v nơi thế giới vật chất này. Nếu đầu người ấy chứa đầy những thứ như thế, kẻ ấy chắc chắn là người xấu, dẫu bề ngoài có như thế nào đi nữa. Hành động của người ta do tư tưởng kiểm soát. Nếu đầu óc chỉ toàn những thứ như thế, hỏi người ấy có thể có những hành xử nào khác được nữa?”

“Trái lại, nếu người kia chấp thuận những tư tưởng thuần hậu, truyền thống của con người đã thịnh hành trong hàng nghìn năm qua, đặt niềm tin vào hành xử và chuẩn mực đạo đức nơi con người, và đầu óc họ chứa đầy những điều ấy, thử hỏi hành xử ngoài đời của họ sẽ như thế nào? Dù họ có thể hiện ra hay không, họ chính là người tốt.”

“Là một học viên, nếu đầu óc không có gì ngoài Đại Pháp, người ấy đích thị là kẻ chính tu.”

Trên đây chỉ là hiểu biết riêng của tôi. Xin chỉ ra những gì không phù hợp.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/11/5/69477.html
http://pureinsight.org/node/6059

10 tháng 11 2010

Cơ hội cuối cùng

Tác giả: Niệm Từ

[Chanhkien.org] Đêm qua tôi có một giấc mơ. Trong mơ, tôi thấy một nhóm đông người đang làm việc trong một nhà máy.

Đến cuối tháng, ông chủ chẳng những không trả lương cho họ mà còn đuổi họ ra khỏi nhà máy. Lúc đó, bầu trời tối tăm mù mịt. Tôi dẫn một vài công nhân vào một căn phòng trống. Ngay sau khi ổn định chỗ ngồi, chúng tôi nghe tiếng chạy, tiếng vấp ngã, la hét v.v. Tôi chạy ra cửa và nhìn thấy mọi người trông như đang bệnh: một số thì làn da tối sầm lại và số khác thì rất xanh xao. Người ta vừa chạy vừa té ngã. Tôi nghĩ: Đại họa đây rồi. Hỡi nhân loại, các bạn đã không nghe theo lời khuyên của các đệ tử Đại Pháp, cho nên hôm nay các bạn mới gặp rắc rối. Tôi không thể chịu được nữa và hét to với những người đang chạy: “Đừng chạy nữa! Hãy niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Vài người nghe lời tôi nói và lập tức hô to: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Màu da của những người hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” đã trở lại bình thường. Nhưng những ai không làm theo đều lần lượt ngã gục, hết người này đến người khác. Bụng của một số người nổ tung ra và trông thật kinh khủng.

Khi quay lại căn phòng trước đó, tôi thấy da của một số người đã bắt đầu thay đổi. Tôi nói với họ: “Hãy hô ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ nhanh lên!” Lúc đó mọi người trong phòng đều hô to: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Làn da của họ liền sớm trở lại bình thường. Sau đó có vài người đến chỗ chúng tôi và muốn vào trong. Tôi nói: “Bạn có thể vào chỉ khi bạn hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Một số người làm theo và số khác thì bỏ đi. Căn phòng mau chóng chật kín. Có một người trông giống như mục sư. Ai đó đã hỏi người ấy rằng họ nên làm gì. Ông ấy chỉ vào tôi và nói: “Hãy làm theo lời cô ấy và hô ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’”.

Tôi nói với mọi người rằng họ có thể được cứu nếu họ tin rằng “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”. Mọi người cùng hô to một lần nữa và tất cả những người trong phòng đã được cứu. Bên ngoài, xác chết la liệt khắp nơi. Đó thật sự là một cảnh tượng kinh hoàng.

Tôi nhận ra rằng đó là do Sư Phụ từ bi của chúng ta đã ban cho những người này một cơ hội cuối cùng. Ngay trong phút cuối, nếu bạn tin “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”, bạn sẽ được cứu. Sau khi thức giấc, cảm giác của tôi thật khó tả. Sau đó tôi kể với những người hàng xóm và hy vọng họ cũng sẽ giác ngộ được sự từ bi của Sư Phụ. Tuy nhiên, họ chỉ nhìn tôi và mỉm cười. Tôi muốn nói với những chúng sinh mê lạc trong cõi hồng trần này rằng: “Xin hãy nghe theo lời khuyên của các đệ tử Đại Pháp và tỉnh ngộ.” Hãy nhớ rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt, bạn sẽ thấy “hy vọng” ngay trước mắt.

Dịch từ:

http://www.pureinsight.org/node/5114
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/11/26/49559.html

08 tháng 11 2010

Văn hóa truyền thống: Sự chân thành của Yến Thù

Trong “Mộng khê bút đàm” có ghi lại một câu chuyện xưa: Khi Yến Thù vẫn còn là thiếu niên, Trương Tri Bạch đã đề cử ông với triều đình. Hoàng thượng triệu ông tới cung điện, đúng lúc gặp kỳ thi đình để chọn tiến sỹ, liền lệnh cho Yến Thù dự thi luôn. Yến Thù vừa thấy đề thi liền nói: “Thần mười ngày trước đã dùng đề này để làm bài rồi, bản thảo của bài phú ấy thậm chí vẫn còn, khẩn cầu được xin đề khác”. Hoàng thượng rất thích sự thẳng thắn của anh.

Đến khi Yến Thù nhậm chức, đúng lúc Thiên hạ thái bình, triều đình cho phép quan lại chọn lựa nơi nào tốt mà làm yến tiệc vui chơi. Lúc ấy các quan sỹ đại phu tại quán các nhậm chức đều tụ tập đi du lịch khắp nơi, đến nỗi chợ phiên lẫn các cao lầu tửu quán, thường thường đều có những chỗ đặc biệt dành riêng cho các vị quan sỹ đại phu du lịch nghỉ ngơi. Yến Thù lúc đó rất nghèo, không thể ra ngoài du ngoạn được, nên ở lại nhà cùng các vị huynh đệ nghiên cứu học vấn. Một ngày triều đình tuyển quan lại cho Đông cung (nơi ở của Thái tử), đột nhiên trong cung truyền ra lệnh của Hoàng thượng bổ nhiệm Yến Thù làm quan đại thần mà không rõ nguyên do. Ngày thứ 2 các vị chấp chính đại thần yết kiến chờ xét duyệt, Hoàng thượng mới giải thích cho bọn họ: “Gần đây nghe nói các quan viên đều đi vui chơi, cả ngày lẫn đêm, chỉ có Yến Thù đóng cửa cùng với huynh đệ đọc sách. Yến Thù cẩn thận đôn hậu như thế, có thể đảm nhiệm được chức quan ở Đông cung”.

Yến Thù được bổ nhiệm rồi, được vào cung diện kiến, Hoàng thượng trực diện nói rõ nguyên nhân vì sao bổ nhiệm quan chức cho ông. Yến Thù nói chuyện ngay thẳng, trả lời rằng: “Thần không phải không thích đi du ngoạn, chỉ vì quá nghèo không có tiền đi. Thần nếu có tiền cũng sẽ đi vui chơi, chỉ vì không có tiền, nên không có cách nào khác đó thôi”. Hoàng thượng càng thêm coi trọng sự thành thật của ông, cho rằng ông hiểu được đạo lý quan trọng trong việc phụng sự cho vua, ngày càng ân sủng ông hơn. Trong thời vua Nhân Tông, Yến Thù rốt cuộc luôn được trọng dụng.

Bởi vì thành thật mà được Hoàng thượng trọng dụng, thăng quan tiến chức, giàu sang phú quý. Kỳ thực người Trung Quốc không thiếu truyền thống “Thành tín”, trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, những người thành thật và giữ chữ tín được mọi người tôn sùng, trân quý.

Khổng Tử viết: “Tự cổ giai hữu tử, dân vô tín tắc bất lập”. (Tạm dịch: Xưa nay vẫn có người chết, nhưng nếu dân chúng mất đi chữ Tín thì không tồn tại được)

Trong sách “Đại học” có nói: “Thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Trong sách “Trung dung” có câu nói về nguyên tắc: “Thành, ngũ thường chi bổn, bách hành chi nguyên dã”. (Tạm dịch: Thành tín là gốc rễ của ngũ thường, cũng là nguyên lý của trăm việc).

Thành tín cách chúng ta cũng không xa xôi gì, trong lịch sử các doanh nhân vang danh thiên hạ, cũng là dựa vào uy lực của “Thành tín”.

Không có tín ngưỡng, không có “Thành tín” ấy, người ta mất đi sự ràng buộc của nội tâm, lạc lối mà chạy theo tiền của, quyền lực, tôn sùng bạo lực và lừa dối.

Từ cổ chí kim, những kẻ bách hại chính tín chưa ai đạt được mục đích. Hoàng đế La Mã xưa vì để tăng cường thống trị, hạ lệnh phá hủy giáo hội, những môn đồ Cơ đốc giáo không buông bỏ tín ngưỡng bị thiêu sống, bị treo cổ, bị ném vào trường đấu cho ác thú cắn chết. Về sau Đế quốc La Mã liên tiếp xảy ra 4 trận đại ôn dịch, dần đi đến diệt vong.

Chuyện kinh người tương tự như thế đã từng xảy ra, lấy lịch sử mà xem xét, chỉ mong mọi người có thể phân biệt được đúng sai.

(Theo Minhhue.net)

03 tháng 11 2010

Tôi đã trải nghiệm được sự cứu độ đại từ bi của Sư phụ

Theo một học viên tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 5-9-2010] Tôi may mắn được gặp Sư phụ năm 1992 khi tôi tham gia khóa đầu của lớp học Pháp Luân Đại Pháp tổ chức tại huyện Quảng, tỉnh Sơn Đông. Sư phụ đích thân viết tay các bằng cấp hoàn tất khóa học và phát chúng cho chúng tôi. Tôi được 32 tuổi lúc bấy giờ. Tôi không biết thế nào là tu luyện, nhưng tôi thích nghe Sư phụ giảng. Mỗi lời của Sư phụ nói đều làm cảm động tâm tôi. Ngài nói lên chân lý mà chưa bao giờ ai đã nói lên, và nó không thể tìm thấy trong bất cứ sách nào. Sư phụ dùng một ngôn từ đơn sơ giản dị để nói, và nó tịnh hóa tinh thần tôi. Tôi biết đó là điều mà tôi hằng chờ đợi; đó là điều mà tôi hằng mong muốn.

Tôi không tham gia khóa dạy cho đến ngày thứ ba. Sau khi nghe lời giảng trong một ngày rưỡi, tôi đi đến nơi của mẹ tôi. Tôi nói với gia đình tôi là Sư phụ của Pháp Luân Công đã ở nơi đây, và giải thích sự hiểu biết của tôi về Sư phụ. “Hãy đi tham gia khóa học càng sớm càng tốt.” Chị tôi cười và nói với tôi, “Em đi trước đi và tập luyện nó bây giờ; chị sẽ tập luyện nó sau khi em thành công.” Mẹ tôi cười và nói, “Con thật là quan trọng hóa chuyện này.” Cha tôi và anh tôi cũng theo hùa về họ. Khi tôi thấy rằng tôi không thể thuyết phục được họ, tôi sau đó đến nhà dì tôi. Tôi nói với họ rằng các bệnh của họ có thể được trị lành bằng cách tham gia khóa học của Sư phụ Pháp Luân Công. Dì tôi không tin tôi.

Khi tôi tham gia khóa học vào buổi tối, Sư phụ mỉm cười với tôi từ bục giảng và nói với tôi trước buổi giảng: “Đối với những người mà không tin chư vị, thì chư vị không cần nói với họ về điều này; họ sẽ nói rằng chư vị bị bệnh tâm thần.” Kỳ thực, Sư phụ biết mọi điều mà tôi đã làm.

Khi khóa học kết thúc, Sư phụ đích thân phát các bằng cấp hoàn tất khóa học. Lúc bấy giờ, một điều mà khó hiểu nhất cho tôi là tôi có hai bằng cấp. Sư phụ nói:“Đối với một số người, cho dù là chư vị cũng đã tham gia khóa học, cơ duyên của chư vị vẫn chưa đến, và chư vị vẫn không biết tu luyện là gì.” Khi Sư phụ thấy rằng tôi không hiểu, Ngài nói, “Hãy nghĩ về bằng cấp của chư vị khác với những người khác.”

Khi tôi học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng tu năm 1993, chúng tôi nói về điều đó. Một bạn đồng tu nói, “Đó là vì cơ duyên của chị chưa đến. Sư phụ điểm hóa cho chị, chị phải tham gia thêm các khóa học.”

Sư phụ tổ chức một khóa giảng tại Lâm Thanh năm 1993. Ngài đến huyện Quảng để thăm các học viên. Trong phòng họp của xưởng rượu tại huyện Quảng, tôi may mắn lại được gặp lại Sư phụ. Đó là lần đầu tiên mẹ tôi được gặp Sư phụ. Tôi nhớ rằng Sư phụ đã nói chuyện với chúng tôi. Nhiều học viên đã mang ra tượng Phật và Bồ tát của họ và xin Sư phụ khai quang. Mẹ tôi không có mang theo nhưng bà cũng muốn có một cái. Tôi đi ngay ra chợ mua một bức tượng. Trên đường trở về, tôi gặp Sư phụ khi Ngài ra về. Tôi ép mình ngăn Sư phụ và xin Ngài khai quang cho tượng Phật. Nhân viên mà đi theo Sư phụ lúc bấy giờ ngăn tôi và nói,“Sư phụ có những chuyện rất gấp phải lo, Ngài phải đi ngay.” Nhưng Sư phụ vẫn ngừng lại, và Ngài đã khai quang một cách rất buồn bã tượng mà tôi đã mua. Sau đó Ngài nhanh chóng rời đi. Đó là ngày mà bệnh tim của mẹ tôi, căn bệnh đã làm phiền bà trong nhiều năm, biến mất.

Sau này tôi nghe từ mẹ tôi, “Khi Sư phụ đang tiêu trừ bệnh tật cho các học viên trong lớp học, Ngài kêu mọi người hãy nghĩ về bệnh của họ.” Mẹ tôi nghĩ về nó khi nghe Sư phụ nói. Khi bà cảm thấy rằng bàn tay của Sư phụ đã chụp lấy nó, bà cảm thấy có một cái gì trong tim bà được cất bỏ; bệnh đã dứt.

Bà nói với cha tôi, người mà bệnh tim còn trầm trọng hơn: “Chúng ta hãy đi và tham gia khóa dạy của Sư phụ và để cho bệnh của ông được trị lành.” Cha tôi vui mừng đồng ý sau khi nhìn thấy sự bình phục mầu nhiệm của mẹ tôi. Cặp vợ chồng già tham gia một vài khóa học của Sư phụ và thật sự trải qua cảm giác cơ thể được nhẹ nhàng không bệnh. Cha tôi bị nhiều bệnh trong quá khứ. Ông phải ngưng để nghỉ sau khi bước đi mỗi một trăm mét, và uống thuốc cho bệnh tim của ông. Nhưng ngay ngày đầu ông tham gia lớp dạy của Sư phụ, ông không còn cần dùng một viên thuốc nào nữa. Anh tôi được chính mắt nhìn thấy các sự thay đổi mầu nhiệm nơi cha mẹ tôi. Anh tức thời tham gia khóa học của Sư phụ tổ chức tại thành phố Trịnh Châu. Anh cũng đích thân được chứng kiến sự mầu nhiệm và bắt đầu tu luyện.

Tôi may mắn được tham gia khóa dạy thứ nhì của Sư phụ tổ chức tại thành phố Tế Nam lần nữa năm 1994. Sau đó tôi thật sự bắt đầu sự tu luyện. Sư phụ tịnh hóa và điều chỉnh cơ thể của tôi, và trị lành các bệnh mũi và bao tử của tôi.

Đã 18 năm qua từ khi tôi lần đầu được gặp Sư phụ. Tôi thay đổi từ một người yếu đuối với rất nhiều bệnh tật, mà cảm thấy mệt mỏi sau khi bước một vài bước đi, thành một con người khoẻ mạnh và đầy sinh lực; từ một suy nghĩ hẹp hòi và một gia đình bất hòa thành một nếp sống hài hòa với mẹ chồng tôi. Đó là các nguyên lý của Đại Pháp: Chân-Thiện- Nhẫn mà đã theo tôi, và giúp tôi vượt qua đủ loại khó khăn và tai nạn.

Hởi thế nhân, xin đừng tin các sự giả dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Pháp Luân Đại Pháp là tốt. Chân-Thiện-Nhẫn là tốt. Hãy đến và thử tu luyện Đại Pháp! Chỉ sau khi các bạn bước đi trên con đường tu luyện thì mới có thể hiểu được cái đẹp và uy lực của nó. Tôi đã đắc được những điều đẹp đẽ; tôi cũng muốn giới thiệu nó cho mọi người.
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2010/9/5/229108.html
Bản tiếng Anh: http://www.clearwisdom.net/html/articles/2010/10/17/120677.html
Đăng ngày: 02–11-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

01 tháng 11 2010

Đột phá nghiệp tư tưởng ngăn cản chúng ta dậy sớm tập công

[MINH HUỆ 07-10-2010] Trong một thời gian dài, tôi đã day dứt vì không thể dậy sớm tập công. Tôi đã thử nhiều cách để đánh thức mình dậy. Thậm chí tôi đã đặt bốn chiếc đồng hồ báo thức ở những vị trí khác nhau như trong phòng khách và cửa sổ phòng ngủ để khi chúng đổ chuông tôi phải thức dậy để đi tắt.

Trong những ngày đầu, tôi lên kế hoạch dậy sớm tập công. Nhưng dường như tôi không thể duy trì. Đặc biệt khi có nhiều công việc nhà để làm, tôi không thể thức dậy. Cuối cùng tôi thậm chí còn không nghe chuông báo thức. Khi ngủ dậy sau khi đã bỏ lỡ chuông báo thức, tôi thấy đồng hồ báo thức ở cạnh mình nhưng tôi không thể nhớ được tôi đã lấy nó và tắt chuông như thế nào.

Nhìn vào trong, tôi biết tình trạng này là do không có đủ chính niệm và không đủ kiên trì. Kết quả là khi đồng hồ đổ chuông tôi nửa mê nửa tỉnh và tắt chuông đi. Tôi cảm thấy chóng mặt vì nghĩ rằng tôi đã bật dậy quá nhanh, bởi vì trước khi tập Pháp Luân Công tôi thường cảm thấy chóng mặt khi đứng dậy đột ngột. Các quan niệm cũ đã tạo ra ảo giác này. Tôi sẽ ngồi xuống và đợi đến khi cảm giác chóng mặt qua đi nhưng sau đó thì ngủ lại. Tôi bị tình trạng này trong một thời rất rất lâu. Thậm chí nếu không buồn ngủ, tôi còn có xu hướng ngủ gật khi tập bài thiền định. Đôi khi tôi còn nằm xuống ngủ trong khi tập công.

Mỗi buổi tối tôi đều tự nhủ bản thân rằng ngày mai mình phải dậy sớm. Nhưng tôi vẫn phải đấu tranh tư tưởng, ngay cả khi tôi đã dự định dậy sớm vào sáng hôm sau. Tôi luôn có nhiều cớ để ngủ trở lại. Ví dụ như tôi lo lắng tôi sẽ bị buồn ngủ ở sở làm hay thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng. Nếu tôi liên tục tập công trong vài ngày, tôi để ý sự thay đổi lớn ở da tôi: nó trở nên mịn màng và sáng. Mọi người sẽ khen tôi:“Sao dạo này chị đẹp vậy? Da chị trông rất sáng”. Thì chấp trước hiển thị và hoan hỉ của tôi sẽ đến trong vô thức.

Sau khi đọc xong bài kinh văn mới của Sư Phụ, tôi nhận ra rằng tôi không nên tiếp tục như thế này. Tôi biết rằng tôi phải vượt qua. Tôi xin Sư Phụ giúp đỡ. Khi tôi ngồi thiền, Pháp của Sư Phụ đến trong đầu tôi:

“Trong quá khứ, người cổ đại làm việc rất nhanh chóng. Họ có thể đi bộ một trăm lí mỗi ngày, và ngựa có thể chạy một ngàn lí. Họ không nói dối. Suy nghĩ của họ tương đối đơn giản và tập trung. Họ sẽ theo một con đường khi làm điều gì đó và tập trung hết sức để làm tốt. Họ làm theo điều họ nói. Nếu họ hứa điều gì họ chắc chắn sẽ thực hiện. Con người nên như vậy.” (“Giảng Pháp cho các phụ đạo viên ở Trường Xuân”) (Bản dịch không chính thức)

Tôi đột nhiên ngộ ra. Tôi nhận ra rằng tôi đã ngủ trở lại sau khi thức dậy, đó là vì suy nghĩ của tôi không được thuần tịnh và vì vậy đã để cho nghiệp tư tưởng có cớ để dùi vào. Thời cổ đại, con người có suy nghĩ thuần phác. Khi họ đi bộ, họ chỉ nghĩ đến việc đi bộ và không nghĩ gì nữa. Khi năng lượng của họ được tập trung, họ có thể đi bộ một trăm lí mỗi ngày (1 lí = 500 mét). Ngày nay, con người không thể làm được điều đó bởi vì mặc dù chân họ đang đi nhưng tâm trí họ đang lang thang đâu đó. Họ cứ nghĩ đến những chuyện khác và quên rằng mình đang đi bộ. Năng lượng của họ bị lãng phí vào những điều mà họ không nên làm.

“Luyện công là cách nghỉ ngơi tốt nhất” và “Chư vị có thể đạt được sự nghỉ ngơi mà không thể đạt được khi ngủ” (“Giảng Pháp tại Pháp hội lần đầu ở Bắc Mỹ”) (Bản dịch không chính thức)

Chuyển hóa bản thể là kết quả tự nhiên của việc tập công, vì vậy chúng ta không cần nghĩ về nó. Điều quan trọng nhất là chỉ cần có thể làm điều đó. Thật vô nghĩa nếu như chúng ta không làm. Nếu tôi vẫn nghĩ về điều đó, tôi đang truy cầu nó. Nên tôi đã chiêu mời ma, điều đó làm tôi mất tinh thần tập công và lãng phí thời gian quý giá. Đó là vì khi tôi thức dậy, suy nghĩ của tôi không dành cho việc luyện công mà lo lắng về điều tôi sẽ được và mất. Điều đó làm giảm đi quyết tâm tập công và khích lệ sự lười biếng của tôi. Suy nghĩ không trong sạch này đã làm tôi liên tục rớt xuống và không tinh tấn trong một thời gian dài.

Sau khi nhận ra điều này, tôi nói với bản thân rằng tôi phải làm tốt. Trước khi đi ngủ, tôi nói với chính mình: “Khi đồng hồ đổ chuông, tôi nên thức dậy ngay lập tức. Chỉ nghĩ đến việc tập công và không nghĩ gì nữa. Không có bất kỳ suy nghĩ nào khác” . Khi đồng hồ đổ chuông, tôi mở mắt và không thấy buồn ngủ gì cả. Tôi rất tỉnh táo. Vấn đề mà đã làm tôi day dứt trong nhiều năm được giải quyết khá đơn giản. Thật vậy, đó là vì tôi đã có quá nhiều suy nghĩ và làm phức tạp vấn đề. Tôi đã tạo mình một cái bẫy ma quỷ để tự bẫy mình.

Bây giờ tôi nhận ra rằng vấn đề của tôi là không có những suy nghĩ thuần tịnh khi làm việc và có quá nhiều suy nghĩ về bản thân. Khi làm ba điều, mỗi một niệm đều phải thoát ra khỏi chấp trước con người. Suy nghĩ càng thuần tịnh thì can nhiễu sẽ càng ít đi. Khi chúng ta chỉ có chính niệm và không có gì nữa cả, thì không một yếu tố tà ác nào có thể ngăn cản nổi chúng ta.
Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2010/10/20/120908.html

Bản tiếng Hán: http://minghui.ca/mh/articles/2010/10/7/230683.html

Đăng ngày: 31-10-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.