26 tháng 10 2010

Gương người xưa: Cuộc đời thanh bạch của Trương Tri Bạch

Tác giả: Chân Ngôn

[Chanhkien.org] Trương Tri Bạch, tự là Dụng Hối, là người ở đất Thương Châu, thời Bắc Tống. Năm Đoan Củng thứ hai, ông thi đỗ Tiến Sĩ, rồi làm quan đến chức Ngự Sử. Năm Thiên Thánh thứ ba (năm 1025), ông đảm nhiệm chức vụ Tể Tướng. Năm Thiên Thánh thứ sáu, ông qua đời, được truy tặng chức Thái Phó, với thụy hiệu là Văn Tiết.

Trương Tri Bạch lúc bình thường sống rất thanh bạch và cần kiệm. Khi ông lên làm Tể Tướng, cuộc sống cũng giản dị, chất phác giống như những người dân bình thường. Tuy vậy tự bản thân ông cũng cảm thấy vui vẻ và rất đầy đủ. Có người khuyên ông nên thay đổi cuộc sống cho hợp với chức vụ để khỏi bị xem là giả dối bề ngoài. Người thân cận ông cũng nói : “Lương bổng của ngài rất cao, nhưng cuộc sống của ngài lại rất thanh bạch và cần kiệm. Tại sao lại phải như vậy chứ?”

Trương Tri Bạch trả lời: “Người ta nói rằng ‘sống thanh bạch, đạm bạc thì sự vui vẻ được lâu dài hơn’. Với lương bổng của ta, ta có thể chu cấp cho cả gia đình được ăn ngon, mặc đẹp một cách dễ dàng. Nhưng ta thử nhìn qua sự thường tình của con người, từ cuộc sống cần kiệm đổi qua cuộc sống xa hoa thì rất dễ, nhưng từ lối sống giàu có mà đi trở lại lối sống giản dị, đạm bạc thì rất khó. Lương bổng của ta hôm nay có thể giữ được mãi mãi chăng? Thân thể của ta có thể giữ mãi như thế này chăng? Nếu người nhà quen thói sống xa xỉ, một khi lương bổng của ta hết rồi, làm thế nào họ có thể lập tức hòa đồng với đời sống thanh đạm chứ? Giả sử ta có còn giữ chức vị hay không, còn sống hay không, thì cuộc sống của người nhà ta cũng không khác biệt, họ vẫn theo nếp sống bây giờ”. Người ta nghe xong đều bội phục kiến thức sâu rộng và tầm nhìn xa của ông.

Sau này, khi Trương Tri Bạch lâm bệnh nặng, vua Tống Nhân Tông đến nhà thăm viếng. Phu nhân của ông mặc áo vải, rất giản dị ra bái kiến nhà vua và mời vua Tống vào nhà ngồi. Tống Nhân Tông bước vào trong, nhìn qua thấy rèm cửa sổ và chăn màn trong phòng đã cũ rách, nhà vua thở dài, rồi khen ngợi tính tình Trương Tri Bạch một lúc lâu. Ngay sau đó vua Tống ra lệnh cho người hầu lập tức đem những đồ dùng mới tới thưởng nhà họ Trương.

Về sau, những ai tôn sùng những người đạo đức trong sạch, thường lấy Trương Tri Bạch làm gương mẫu.

(Theo PureInsight.org)

Ngày đăng: 25-10-2010

Lạm dụng quyền lực trong đời trước gây nên nghèo khó và bệnh tật trong đời này

Tác giả: Thanh Địch

[Chanhkien.org] Ông nằm trên một chiếc ghế băng nhắm mắt và tâm của ông tĩnh như mặt nước phẳng lặng. Ý thức của ông tiến nhập vào một trạng thái tương tự như khi thiền định trong Phật gia. Khi được cho tên của một người lạ thậm chí ở xa hơn một nghìn dặm, người đàn ông này, một khi ở trong trạng thái thiền định này, có khả năng đi xuyên qua thời gian và không gian, đọc được tình hình hiện thời của người lạ mặt đó, chẩn đoán bệnh của anh ta, và đề xuất cách điều trị. Ông cũng có khả năng đọc những mối quan hệ nhân quả của đời này và các đời trước của anh ta. Người đàn ông này là Edgar Cayce (sinh năm 1877 – mất năm 1945), một người theo đạo Cơ Đốc bình thường và cũng là một nhà tiên tri xuất chúng.

Trong suốt cuộc đời của mình, những khả năng siêu thường của Cayce đã luôn bị nghi ngờ. Trường Đại học Tổng hợp Harvard đã cử tiến sĩ Hugo Munsterberg đến để điều tra những khả năng siêu thường của Cayce. Những điều tiến sĩ Munsterberg chứng kiến đã thuyết phục được ông, không một chút nghi ngờ rằng Cayce thực sự có những khả năng siêu thường. Trong khi Cayce sống ở Bờ biển Virginia (Virginia Beach), nhiều người đã đến để kiểm chứng những khả năng siêu thường của Cayce. Trong số đó có Thomas Sugrue, sau khi điều tra và xác minh kỹ càng, không chỉ công nhận những khả năng siêu thường của Cayce, mà năm 1942 còn viết một cuốn sách về Cayce với tiêu đề Câu chuyện về Edgar Cayce: Có một dòng sông [1]. Cayce là một người Cơ Đốc giáo ngoan đạo, và là một người giản dị và chân thành. Ông không bao giờ dùng những khả năng siêu thường của mình để kiếm danh lợi. Một nửa thế kỷ sau khi ông chết, nhiều cuốn sách về Cayce đã được xuất bản.

Trong suốt cuộc đời của mình, Cayce đã đọc và ghi lại khoảng 15 nghìn trường hợp, nhiều trường hợp trong số đó là đọc về những đời trước của mọi người. Tiến sĩ Gina Cerminara đã cẩn thận biên soạn và phân tích những nghiên cứu của Cayce về đời trước, và xuất bản chúng năm 1950 trong cuốn sách của bà với tiêu đề, ‘Những ngôi nhà: Câu chuyện của Edgar Cayce về sự luân hồi’ [2]. Chúng tôi sẽ mô tả một số nghiên cứu này về những bệnh nhân đã lạm dụng quyền lực của mình để hại những người khác trong những đời trước của họ và cuối cùng phải sống trong bần hàn, và hoặc là khốn khổ vì bệnh tật, trong những đời này của họ để trả nợ cho những tội nghiệp mà họ đã gây ra.

Nhiều người có thể đã nghe thấy rằng vào thời Trung cổ, khi tôn giáo cũng là luật pháp, nhiều phụ nữ đã bị buộc tội oan là làm phù thủy và bị thiêu cho đến chết trên cọc. Một trong những bệnh nhân của Cayce đã từng là một người đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu trong một đời trước, có nhiệm vụ phán xử những trường hợp liên quan đến phù thủy. Nói cách khác, ông ta có nhiệm vụ bức hại những người bị buộc tội oan là phù thủy. Trên bề mặt, ông ta đang duy hộ tôn giáo và cái gọi là đạo đức xã hội, nhưng ngược lại trên thực tế, để biện hộ cho thói dâm ô của mình, ông ta đã lạm dụng tình dục đối với những người phụ nữ vô tội này trong khi xét xử họ. Khi ông ta đến gặp Cayce để được chẩn đoán, [trong đời này] ông ta là một cậu bé 11 tuổi sống trong cảnh bần hàn với mẹ của mình. Cậu bé bị mắc chứng động kinh nghiêm trọng làm cho cậu ta bị liệt ở phần người bên trái và không nói được. Cậu thậm chí không thể tự mặc quần áo cho mình vì vai của cậu bị vẹo quá. Trong một giai đoạn kéo dài khoảng vài ngày, những cơn động kinh của cậu ta cứ 20 hay 30 phút lại xảy ra một lần, làm cho cậu hoàn toàn mất khả năng tự nâng đầu mình hay ngồi thẳng lên. Những tài liệu mà Cayce ghi lại những nghiên cứu của mình đưa ra giả thuyết rằng chứng động kinh thường là kết quả của những hành vi cực kỳ sai trái về tình dục trong những đời trước. Trong trường hợp của cậu bé, có vẻ như rằng những thống khổ của cậu bị tăng lên vì đã lạm dụng quyền lực của mình để bức hại những người vô tội cùng với những hành vi sai trái về tình dục trong đời trước của mình.

Một bệnh nhân khác của Cayce là một quân nhân trong thời kỳ Đế quốc La Mã cổ đại. Anh ta đã lạm dụng quyền hạn của mình để tư lợi và làm giàu cho riêng mình. Cayce không nói rõ là anh ta đã lạm dụng quyền lực như thế nào. Ông chỉ nói rằng anh ta đã hưởng lợi về mặt vật chất nhưng đã bị mất rất nhiều về mặt tinh thần. Trong đời này, anh ta bị bần hàn hành hạ. Anh ta không có nhà cửa và bị cái đói dày vò. Anh ta phải sống dựa vào tiền từ thiện của thân nhân ở Mỹ gửi về để sống qua ngày trong khu nhà ổ chuột ở London. Trong đời trước, anh ta đã dùng bạo lực để lấy của cải của người khác, một tội ác gây ra nghèo đói và vô gia cư trong đời này.

Trong một ví dụ khác, một nữ bệnh nhân của Cayce đã từng tham gia cuộc Cách mạng Pháp trong đời trước, kêu gọi nhân dân Pháp nổi dậy chống lại tầng lớp quý tộc. Trong cuộc Cách mạng Pháp, cô đã hiến dâng mình để thực hiện lý tưởng của mình, và đã đạt được những tiến bộ to lớn trên phương diện tinh thần. Nhưng khi cô đã đạt được quyền lực sau thành công của cuộc cách mạng, cô đã trở nên sa đọa không kém những người quý tộc mà cô đã từng chiến đấu để lật đổ. Người phụ nữ này đã 40 tuổi, phải sống trong cảnh góa bụa 10 năm, và phải tự nuôi một cô con gái khi đến gặp Cayce để chẩn đoán. Bà đã phải vất vả lắm mới kiếm đủ tiền để tiêu. Cuộc sống cô đơn và buồn tẻ đã làm cho bà tuyệt vọng. Bởi vì cô đã lạm dụng quyền lực trong một đời trước và đẩy những người khác vào chỗ tuyệt vọng, cô ta đã phải nếm trải nỗi tuyệt vọng tương tự trong đời này. Trông có vẻ như là cô là một nạn nhân của nền kinh tế và của một số phận không công bằng, nhưng trên thực tế cô thực sự là nạn nhân của những tội ác của chính mình trong đời trước. Khổng Tử đã nói, “Đừng bao giờ cho người khác ăn một món mà chính mình cũng không muốn nếm thử”. Có một câu nói cổ nữa là, “Gieo gì gặt nấy”. Điều này thực sự đúng.

Tất nhiên, không phải tất cả những khổ nạn trong cuộc đời đều là do những lỗi lầm trong các đời trước. Nó có thể là được an bài cho một số người gặp những khổ nạn trong cuộc đời để giúp họ đề cao tầng về tinh thần qua những thử thách này. Những người này được an bài để chịu bệnh tật, khổ nạn, và bất công trên đời hoặc là để tiêu nghiệp mà họ đã tích từ các đời trước hoặc là để rèn luyện tinh thần của họ. Sự bất hạnh của những người khác, bất kể là dưới hình thức nào, đều không phải là việc để cười. Con người sẽ tạo nghiệp cho chính mình nếu họ thờ ơ lãnh đạm hoặc thậm chí cười trên những đau khổ và bất hạnh của những người khác. Cuối cùng thì những người đó sẽ phải trả giá bằng những khổ nạn tương tự trong một đời sau.

Ông Lý Hồng Chí, Người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã giải thích về mối quan hệ nhân quả giữa nghiệp lực và khổ nạn trong “Pháp Luân Phật Pháp, Bài Giảng Pháp ở Hoa Kỳ” (bản dịch không chính thức):

“Con người đang tạo nghiệp từ đời này qua đời khác. Nghiệp lực của một người đem đến cho người đó gian khổ, đau đớn, khổ nạn, thiếu tiền, và nhiều bệnh tật trong đời này và sau. Chỉ sau khi trả hết nghiệp của chư vị, chư vị mới có thể có được hạnh phúc và trở nên giàu có. Điều đó là không thể chấp nhận được nếu hành vi sai trái không bị trả giá — đây là một nguyên tắc có ở trong vũ trụ. Chư vị có thể cảm thấy rằng những việc xảy ra trong đời trước và những việc xảy ra trong đời tiếp theo là liên quan đến hai người khác nhau. Trên thực tế, khi những người khác xem xét chư vị, họ xem xét cả quá trình tồn tại của chư vị. Nó như là chư vị tỉnh dậy từ giấc ngủ và nói rằng những việc mà chư vị làm hôm qua không liên quan gì đến những việc mà chư vị làm hôm nay, và rằng những việc chư vị làm hôm qua không phải là do chư vị làm. Nhưng, tất cả những việc ấy đều là do chư vị làm, và đó là cách mà họ xem xét cuộc đời của một con người.”

Vào lúc này, nhiều quan chức chính phủ và cảnh sát bại hoại ở Trung Quốc đã gây dựng cho mình một sự nghiệp nhờ vào việc đàn áp và bức hại những người tập Pháp Luân Công. Những tội ác họ gây ra còn tồi tệ hơn gấp nhiều lần việc lạm dụng quyền lực một cách đơn thuần. Nếu họ không dừng việc gây tội ác và chuộc lại những tội ác của mình, họ sẽ không chỉ phải đối mặt với những khổ nạn đơn thuần vì những tội ác đó trong đời sau.

Sách tham khảo:

[1] Tác giả Thomas Sugrue, Câu chuyện về Edgar Cayce: Có một dòng sông – “Story of Edgar Cayce: There Is a River.” Nhà xuất bản: A. R. E. Press; Tái bản có chỉnh sửa (Tháng 2 năm 1997)

[2] Tác giả Gina Cerminara, Những ngôi nhà: Câu chuyện của Edgar Cayce về đầu thai – “Many Mansions: The Edgar Cayce Story on Reincarnation.” Nhà xuất bản: New American Library; Tái bản có chỉnh sửa (Tháng 7 năm 1999)

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2003/1/22/20139.html

http://www.pureinsight.org/node/1436

Ngày đăng: 25-10-2010

22 tháng 10 2010

Đức Khổng Tử nói về phẩm hạnh của người quân tử

Bài viết của Trí Chân

[MINH HUỆ 4-7-2010] Khổng Tử (551-479 trước Công nguyên) đã từng nói, “Hoa lan mọc trong rừng, tỏa hương thơm ngay cả khi không có ai xung quanh thưởng thức. Tương tự như vậy, người có nhân cách cao quý sẽ không để cảnh nghèo làm nhụt chí tu Đạo và xây dựng uy đức.” Người quân tử luôn hiểu chân nghĩa của cuộc đời. Dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn tôn trọng các chuẩn mực đạo đức trong việc làm và tự kiểm soát bản thân bằng cách tuân theo những lời dạy của các bậc thánh hiền. Bất cứ nơi nào họ đến, họ đều lan tỏa lòng tốt và sự ảnh hưởng đến những người mà họ tiếp xúc, để người ta tôn thờ đạo đức và công lý. Hiệu quả và sự ảnh hưởng của những lời dạy ấy đã khắc họa rõ phẩm chất đạo đức của họ. Sau đây là một vài câu chuyện về Khổng Tử và các học trò đã được ghi lại trong 2 cuốn sách “Luận ngữ“ và “Khổng Tử gia ngữ“.

Người quân tử nói bằng hành động

Có một lần, Nhan Hồi hỏi thầy của mình là Khổng Tử: “Lời nói của phường tiểu nhân có những điểm gì chung? Là người quân tử, cần phải hiểu cho rõ.” Khổng Tử đáp: “Một người quân tử nói bằng hành động. Trong tất cả lời nói và việc làm, người ấy đều thực hiện theo những chuẩn mực mà thánh nhân đã dạy. Một kẻ tiểu nhân chỉ giỏi nói miệng mà thôi. Kẻ ấy chỉ giỏi đòi hỏi và tìm lỗi của người khác, trong khi lại chẳng đóng góp gì. Một người quân tử đối nhân xử thế bằng sự chân thành. Khi nhìn thấy bạn bè của mình vi phạm đạo đức, người đó sẽ cảnh báo những hậu quả mà bạn mình phải gánh chịu và khuyên bạn hành động theo lương tâm. Lời nói của họ là phát xuất từ trong tâm bởi vì họ thực sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác. Kết quả là tình bạn sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Kẻ tiểu nhân thì lại thường kết thành bè đảng để gây rối. Tuy nhiên, chúng không thể không đổ lỗi và đâm sau lưng nhau.” Khổng Tử cũng giảng: “Quân tử nghĩ về đức hạnh, tiểu nhân truy cầu hưởng thụ. Quân tử nghĩ về đạo lý; tiểu nhân truy cầu những đặc ân mà hắn có thể kiếm được.” Điều này đã nói rõ những điểm khác nhau trong tâm của hai loại người. Người quân tử không xuôi theo dòng nước, huống hồ là thông đồng với kẻ khác. Tất cả những gì họ nghĩ đến là làm thế nào để thực hành đạo nghĩa. Còn kẻ tiểu nhân thì lúc nào cũng chỉ lo nghĩ cho bản thân. Người quân tử tôn trọng phép tắc và quy củ. Kẻ tiểu nhân luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên hết thảy mọi thứ, và tâm kẻ ấy chứa đầy những món lợi nhỏ nhen. Điều này đã được đề cập đến trong cuốn “Đệ tử quy” (“Chuẩn mực của người học trò”), viết vào thời nhà Thanh (1644 – 1912), “Nhắc nhở người khác bằng lòng tốt; đức hạnh vẹn toàn cả đôi bề; Tìm bới sai lầm của người khác; chắc chắn mất lòng cả đôi bên.” Đây là một ví dụ nữa về sự khác nhau giữa hành động của kẻ tiểu nhân với người quân tử.

Lời nói và hành động của một người đều dựa trên những suy nghĩ của người đó. Một người quân tử luôn nuôi dưỡng những suy nghĩ tốt đẹp và lẽ phải. Lời nói và hành vi của người đó là kết tinh của tình thương, lòng tốt, và sự vị tha. Ở những nơi nào người quân tử đến, những suy nghĩ tinh khiết, tốt đẹp của họ sẽ lan tỏa ra những người xung quanh, thức tỉnh lương tâm của mọi người và trồng những hạt giống của sự chính trực và lòng nhân ái.

Dùng trí tuệ để tránh một cuộc chiến

Khổng Tử đã dẫn các học trò đến đất Khuông, một vùng thuộc nước Tống. Những người dân địa phương đã nhầm Khổng Tử với Dương Hổ, kẻ đã từng tấn công tàn bạo người dân đất Khuông. Họ ngay lập tức báo động cho Giản Tử, thủ lĩnh của người Khuông. Giản Tử vội vã tập hợp binh sĩ mặc giáp, rồi họ cưỡi ngựa đến bao vây Khổng Tử và các học trò của Ngài.

Tử Lộ, một trong những người học trò của Khổng Tử, có lòng dũng cảm thiên phú. Ông thấy khó chịu ngay khi nhìn thấy những người Khuông hung tợn vây xung quanh. Ông nắm lấy vũ khí sẵn sàng nghênh chiến. Khổng Tử ngăn ông lại và nói: “Không lẽ những người đang tu luyện, hành thiện và công bình lại không thể ngăn chặn điều ác này sao? Ta thực sự sai lầm nếu không truyền rộng những áng thơ cổ cùng những tác phẩm lớn và đề cao nghi lễ và âm nhạc… Lại đây đã, Tử Lộ. Con hãy chơi nhạc và hát lên, rồi ta sẽ hòa tấu.” Tử Lộ đặt vũ khí của mình xuống và lấy ra một nhạc cụ. Khổng Tử cũng tham gia. Sau ba vòng ca hát, người dân Khuông nhận ra rằng Khổng Tử là một vị thánh hiền, chứ không phải là Dương Hổ tàn bạo. Họ cởi bỏ áo giáp và bỏ đi.

Ngay cả khi ở trong vòng vây, Khổng Tử vẫn giữ được sự điềm tĩnh. Đầu tiên ông tự nhìn lại chính mình để xem xem mình có làm gì sai hay không. Nếu không thì ông sẽ tiếp tục việc giảng dạy của mình và tác động tới những người Khuông thông qua lễ nghi và âm nhạc. Hành động của ông minh chứng rõ sự khác biệt giữa ông và Dương Hổ. Những người dân Khuông nhận ra rằng Khổng Tử là một người nhã nhặn, một người quân tử, một bậc thánh hiền, mặc dù dung mạo bề ngoài của ông rất giống Dương Hổ. Họ đã bị đẩy lui và cảm thấy thẹn. Cuối cùng, họ đã cởi bỏ áo giáp và trở về một cách yên bình. Khổng Tử đã thay đổi người khác bằng đức hạnh của mình, ông đã đảo ngược tình thế nguy hiểm. Khổng Tử đã minh chứng được lòng tốt xuất phát từ nội tâm. Mọi người đều có thể cảm nhận được lòng độ lượng cùng ý thức trách nhiệm của ông trong việc duy trì văn hóa truyền thống.

Tập trung vào vấn đề chính

Một ngày nọ, Lỗ Ai Công hỏi Khổng Tử, “Ngày xưa, vua Thuấn đã đội loại vương miện gì?”

Khổng Tử không trả lời.

Nhà vua hỏi lại: “Ta đang cố gắng học hỏi từ ngài. Tại sao ngài không trả lời?”

Khổng Tử cúi đầu đáp: “Bởi vì câu hỏi Bệ Hạ đưa ra không tập trung vào những vấn đề chính. Đó là lý do tại sao thần đang suy nghĩ làm thế nào để trả lời.”

Nhà vua thấy tò mò và hỏi: “Những vấn đề chính là gì?”

Khổng Tử trả lời: “Trong suốt triều đại vua Thuấn, ông luôn thương dân như con của mình. Ông đề cao giáo dục đạo đức và bổ nhiệm những người hiền tài. Đức hạnh của ông lan xa khắp chốn. Tuy vậy, ông vẫn luôn giản dị khiêm nhường. Ông đã làm mọi thứ thay đổi thật nhẹ nhàng, giống như bốn mùa luân phiên thay đổi trong tự nhiên. Ông khuyến khích việc giáo hóa đạo đức trong dân chúng. Lòng tốt của ông trải rộng ra cho mọi chúng sinh. Đó là lý do tại sao những lời giáo huấn của ông được lưu truyền rộng rãi. Ngay cả những con chim Phượng hoàng và Kỳ Lân huyền thoại cũng đã xuất hiện trên mảnh đất mà ông cai trị, chứng tỏ rõ uy đức của ông. Tất cả điều này có được là nhờ ân đức vua Thuấn dành cho nhân dân. Bệ Hạ hỏi về loại vương miện mà vua Thuấn đã mang thay vì hỏi những vấn đề quan trọng hàng đầu như thế, vì thế thần không trả lời ngay được.”

Sống với người tốt cũng giống như được vào một căn phòng đầy hoa lan

Khổng Tử từng nói với Tăng Sâm, “Tử Hạ sẽ tiến bộ rất nhanh vì trò ấy rất thích dành thời gian để ở bên những người có đức hạnh cao hơn mình. Ở với những người tốt cũng giống như sống trong một căn nhà đầy hoa lan. Con người sẽ đồng hóa với môi trường. Vì vậy, một người quân tử phải cẩn thận trong việc lựa chọn người cùng chung sống.” Điều đó cũng đã được nói đến trong cuốn “Đệ tử quy”, “Thật vô cùng ích lợi nếu một người được sống gần những người có thiện tâm. Mỗi ngày trôi qua, đức hạnh của người đó sẽ một tăng, và những thiếu sót của người ấy cũng bớt đi. Phải sống xa những người tốt thì thật là nguy hại. Người mà bị đẩy vào chỗ của những kẻ tiểu nhân thì rồi cũng sẽ hư hỏng.”

Điều này cho chúng ta biết rằng, bằng cách sống gần với những người nhân đức, kết bạn với họ hoặc nhận họ làm thầy, người ta có thể mở rộng kiến thức của mình cũng như giúp bản thân họ ngày một thêm hoàn thiện. Một người quân tử sẽ là một tấm gương tốt. Những người xung quanh anh ta sẽ học cách nhìn vào bản thân họ để tìm những thiếu sót của mình và liên tục tự đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn cho mình. “Thường xuyên tự tìm thấy những khuyết điểm của bản thân, thay vì đổ lỗi cho người khác” đòi hỏi một người phải thật trong sáng khoáng đạt trong lời nói và hành vi của mình. Nghiêm khắc với bản thân nhưng khoan dung với người khác là biểu hiện của lòng độ lượng. Khổng Tử nói: “Một người quân tử học Đạo và yêu thương mọi người.” Ông đã chỉ ra rằng một người quân tử có Đạo cần phải biết quan tâm đến mọi người, biết áp dụng các nguyên tắc người đó đã học được từ Đạo để đối đãi với người khác. Tâm đại từ bi cũng giống như nước vậy, làm lợi cho tất cả trong khi bản thân không giữ lại gì.

Đức hạnh của một người quân tử sẽ đem lại sự hòa hợp và thái bình, sẽ nhắc nhở người ta tu chỉnh bản thân mình và không làm điều gì trái với lương tâm. Trong thế giới vật chất ngày nay, nơi mà có quá nhiều người mang lòng tham danh lợi, thì điều đó còn chính yếu hơn nữa trong việc giúp con người có thể giữ vững được lương tâm và đạo đức.
Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2010/7/4/226458.html
Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/html/articles/2010/8/15/119263.html
Đăng ngày 21-10-2010; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.
Chuyên mục: Uncategorized

18 tháng 10 2010

Văn hóa truyền thống: Thẳng thắn khuyên can và giữ vững tiết tháo

Cấp Ảm, tự là Trường Nhụ, là người huyện Bộc Dương (nay ở phía Nam Bộc Dương) vào thời Tây Hán (206 TCN – 9 SCN). Ông ưa chuộng học thuyết Hoàng Đế, Lão Tử, lại là người cương quyết chính trực. Ông là người có thể lấy quốc gia xã tắc và nỗi khổ của dân chúng làm trọng, không kể tới an nguy của bản thân mình, khuyên can thẳng thắn, vì thế tiếng thơm được truyền tụng.

Vào thời Hán Vũ Đế, quận Hà Nội phát sinh hỏa hoạn thiêu cháy hơn một ngàn nhà, Hoàng đế bèn phái Cấp Ảm đi thị sát. Cấp Ảm đến nơi, phát hiện ra chuyện hỏa hoạn chỉ là việc nhỏ, nơi này người dân hơn một vạn nhà đang phải chịu cảnh bần cùng bởi nạn hạn hán hoành hành, thậm chí đến mức người sống ăn thịt người chết để cầm hơi. Cấp Ảm lấy dân làm trọng, thấy cảnh như thế bèn tìm cách cải thiện tình hình. Trong tay đang cầm Phù tín vua ban, Cấp Ảm liền mệnh lệnh cho quan lại trong quận Hà Nội phân phát lương thực cứu đói cho dân nghèo địa phương. Lúc về triều phục mệnh, Cấp Ảm trả lại Phù tiết, xin Hoàng đế định tội. Hán Vũ Đế cho rằng Cấp Ảm hết mực hiền lương cho nên miễn trách tội ông.

Một lần nọ, trong triều tuyển lựa nho sỹ có tài văn chương, Hoàng đế nói mãi rằng ta muốn như thế như thế. Cấp Ảm nói: “Bệ hạ nội tâm rất nhiều dục vọng, bên ngoài có vẻ như muốn thi hành những điều nhân nghĩa, nhưng có lẽ nào so sánh được với sự trị vì của các bậc thánh vương Đường Ngu [Nghiêu Thuấn]?”. Hoàng đế nổi giận đỏ mặt, tuyên bố đình chỉ triều chính, các quan đại thần thảy đều sợ hãi thay cho Cấp Ảm, quay ra trách cứ ông. Cấp Ảm nói: “Thiên tử thiết lập bố trí quan lại để phò tá Triều đình, chẳng lẽ để cho bọn họ thừa cơ a dua, tâng bốc ý chỉ, khiến vua lạc vào con đường bất nghĩa hay sao? Huống hồ ta mang địa vị Công khanh, cho dù có yêu cái thân thể của mình bao nhiêu, sao có thể để lợi ích của Triều đình bị tổn hại như thế được?”.

Đại tướng quân Vệ Thanh có địa vị ngày càng tôn quý, có chị gái làm Hoàng hậu, triều đình đều e sợ, chỉ có Cấp Ảm đối với ông ta vẫn lễ tiết bình đẳng như thường. Có người khuyên Cấp Ảm, ông chỉ trả lời: “Để cho Đại tướng quân có một vị khách có thể chắp tay ngang hàng lễ đãi, như thế không phải là kính trọng ông ấy hay sao?” Vệ Thanh nghe chuyện lại càng cho rằng Cấp Ảm là bậc hiền lương, không a dua nịnh nọt quyền thế, nhiều lần thỉnh giáo ông Triều đình đại sự, hậu đãi Cấp Ảm hơn cả trước kia.

Đối với việc triều chính bất hợp lý cùng với bọn gian thần nịnh thần, Cấp Ảm luôn có thể nói thẳng chỉ thẳng, tựa hồ như không một ai có thể khiến ông thay đổi tiết tháo. Hoàng đế từng ca ngợi ông là người bề tôi có thể sống chết cho giang sơn xã tắc, đối với ông thì vô cùng kính trọng và lễ ngộ. Nếu Đại tướng quân Vệ Thanh nhập cung cầu kiến, Hoàng đế có khi tiếp đón từ trong phòng tắm; khi Thừa tướng Công Tôn Hoằng cầu kiến về công việc thường ngày, Hoàng đế có khi không đội vương miện; nhưng nếu Cấp Ảm cầu kiến, Hoàng đế không đội vương miện thì không dám tiếp đón ông.

Mặc dù Cấp Ảm tính tình cao ngạo, khuyết thiếu Lễ tiết, thích thẳng thừng chỉ trích người khác, nhưng tại chốn quan trường mà gặp bọn gian quan nịnh thần, hoặc lúc gặp chuyện can hệ đến an nguy của quốc gia đại sự và an nguy của trăm họ, thì ông có thể vứt bỏ an nguy của bản thân mà dùng lời lẽ ngay thẳng để khuyên can, giữ vững tiết tháo. Trung thần như ông cổ kim hiếm gặp, cho nên danh tiếng của ông lừng lẫy Triều đình.

Chú thích:
(*) Phù tín: một loại lệnh bài, vị nào cầm nó nghĩa là được Vua trao cho trọng trách thay Vua hành sự, tất cả đều phải phục tùng vị ấy.
Tiết tháo: Chí khí cương trực và trong sạch.

Thanh Ngôn
(Theo Minhhue.net)

15 tháng 10 2010

Những chiếc chìa khóa vàng

Tác giả: Vương Hạo Thiên

[Chanhkien.org] Sau khi phát chính niệm xong, tôi vẫn chưa muốn bỏ chân ra khỏi thế song bàn. Tôi cảm thấy mình được bao bọc bởi một thần thái uy nghiêm và vĩ đại. Khi cẩn thận nhìn qua thiên mục, tôi thấy nhiều ổ khóa trên thân thể tôi tự nhiên được đả khai, điều mà trước đây tôi chưa từng thấy.

Mỗi người trong chúng ta có rất nhiều khóa trong thân, chúng phân thành tầng tầng lớp lớp. Các tầng lớp nhiều đến mức bất khả tư nghị. Nếu một người không tu luyện, cơ thể họ bị khóa chặt và vẫn trong vòng luân hồi. Nó bị bao phủ trong lớp bụi dày và không thể mở tung các khóa. Mỗi ổ khóa có hình dạng khác nhau tương ứng với những nhân tâm và quan niệm biến dị của con người. Hơn nữa, lõi của các ổ khóa chính là hang ổ của các linh thể xấu.

Một số học viên tuy đã may mắn bước vào cửa tu luyện, nhưng lại không thể chiểu theo Pháp và hướng nội tìm. Do đó, tâm tính của họ không đề cao lên sau một thời gian dài. Trong số họ, có nhiều con quỷ đang ẩn nấp trong các ổ khóa và nhìn sự thiếu tinh tấn của họ một cách hả hê. Một lần bọn chúng nói với tôi một cách ngạo mạn: “Các ổ khóa này là pháo đài của bọn ta. Không ai có thể đột nhập vào.” Thấy bọn chúng đang cười mất cảnh giác, tôi liền vẫy tay phá ổ khóa bằng thanh kiếm tỏa ánh vàng kim. Tuy nhiên, Pháp khí của tôi không thể mở khóa và bọn quỷ cười tà ác hơn nữa. Và rồi một vị tiên nhân trông rất giống Đại Đạo tiến đến trước mặt tôi nói: “Chỉ có dùng chìa khóa vàng của vị Phật Chủ mới có thể mở những ổ khóa ngoan cố này. Ngài đã có chìa khóa trong tay, sao lại không dùng đến chúng?” Rồi vị ấy biến mất. Nhìn vào đôi bàn tay trống không, tôi bối rối: chúng ở đâu?

Khi nhớ lại Pháp của Sư phụ, tôi thấy rằng chúng ta phải hướng nội, tìm bên trong chính mình, cho dù gặp phải ma nạn nào đi nữa. Khi tôi dần dần quy chính lại tư tưởng và thanh lý sạch các quan niệm biến dị vốn đã bén rễ sâu trong tâm, tôi để ý thấy những chiếc chìa khóa vàng đang bắt đầu được hình thành. Cuối cùng, chúng hiện ra trong tay tôi. Bây giờ tôi đã ngộ ra tầm quan trọng của việc hướng nội. Mỗi lần tư tưởng và cơ thể tôi được thanh lọc, những chiếc chìa khóa sẽ hiện ra. Khi tôi tiếp tục hướng nội, thậm chí những chiếc ổ khóa rất chắc vẫn được mở ra dễ dàng. Với những chiếc khóa được mở ra, bọn quỷ không được bảo vệ và bị diệt trừ dễ dàng chỉ trong một cái huơ tay. Tôi dần nhận ra rằng những trở ngại trong tu luyện chỉ có thể vượt qua bằng cách hướng nội. Sư phụ và chư Thần đều đang nhìn vào các đệ tử Đại Pháp chúng ta, để xem chúng ta vận dụng năng lực chứng thực Pháp và vượt qua các chướng ngại như thế nào.

Nhìn vào những ổ khóa được mở ra ấy và cảm thấy cơ thể đang cải biến hết lớp này đến lớp khác, tôi học được rằng hướng nội giúp người tu luyện cải biến từ căn bản. Khi suy nghĩ này qua đi, tôi nhận ra rằng Sư phụ sẵn sàng trao cho chúng ta những chiếc chìa khóa vàng và đang đợi chúng ta tự mở khóa, để giải thoát chính mình và cứu độ chúng sinh.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2010/8/24/68112.html

http://pureinsight.org/node/6034

Ngày đăng: 15-10-2010

12 tháng 10 2010

Khám phá chu kỳ luân hồi: Hoàng thái hậu và tiểu cách cách

Tác giả: Hàng Minh

[Chanhkien.org] Tôi đã sống tại Mỹ quốc được gần 20 năm. Tôi đã từng gặp vô số những người ở đây. Mỗi khi đi đâu, tôi lại có thể gặp ai đó chỉ muốn chào hỏi hay nói chuyện với tôi một cách sôi nổi. Tôi không thể giải thích được liệu sự “sôi nổi” ấy đến từ đâu. Tôi đoán là những người này có tiền duyên với tôi, cũng như câu nói của người Trung Quốc: “Có duyên thì nghìn dặm xa xôi cũng gặp nhau, còn vô duyên thì đối diện cũng chẳng thấy quen biết”.

Trong biển người ấy, tôi đã gặp Anna đến từ Đài Loan vào một ngày nọ. Ngoài ẩm thực Trung Hoa ra, tôi còn rất yêu thích ẩm thực Nhật Bản nữa. Một lần, một người bạn đưa tôi đến một nhà hàng Nhật Bản tuyệt hảo do Anna sở hữu. Anna là một người hòa nhã và tốt bụng. Tất cả khách đến ăn nhà hàng của cô đều cảm thấy cô đối xử với họ như thành viên trong gia đình vậy. Ngay khi gặp nhau, chúng tôi đã cảm thấy như thể chúng tôi là bạn từ rất lâu rồi. Trước khi chia tay, chúng tôi trao đổi số điện thoại và nhanh chóng trở thành bạn tâm giao.

Tôi không hề quen biết bất cứ ai mà sống hoàn toàn vô tư không lo nghĩ cả. Anna có thể là một chủ nhà hàng thành đạt, và là sự ganh tỵ của nhiều người bạn, nhưng cuộc hôn nhân đầu tiên của cô lại thật bất hạnh. Sau khi ly dị, cô gặp một người đàn ông khác. Họ đã ở cùng nhau trong một thời gian dài, nhưng họ có rất nhiều vấn đề. Họ không muốn kết thúc mối quan hệ, nhưng biết rằng họ cũng không nên lấy nhau. Tôi đau lòng khi thấy cô khổ não, vì vậy tôi đã mời cô tham gia một cuộc thôi miên để xem liệu tôi có thể tìm ra điều gì đó không. Cô đã đồng ý thử. Nhưng điều gây ngạc nhiên cho cả hai chúng tôi, đó là cuộc thôi miên không tiết lộ quan hệ nhân duyên giữa bạn trai cô và cô ở tiền kiếp, mà lại tiết lộ tiền duyên giữa Anna và tôi!

Đầu tiên, Anna tiến nhập vào thời kỳ đế chế La Mã cổ đại. Cô trông thấy quảng trường La Mã cổ đại trong một ngày nắng đẹp. Một thiếu nữ người Ý duyên dáng và thanh lịch, khoảng 18 tuổi đang cho những con bồ câu ăn trên quảng trường. Những đám bồ câu lớn đang thích thú mổ thức ăn trên bàn tay cô. Như thể là chúng kéo đến không bao giờ ngớt. Khi tôi hỏi Anna rằng cô gái trẻ ấy là ai, cô ấy nói tôi chính là thiếu nữ xinh đẹp ấy. Tôi bị sốc. Tôi đã nghĩ rằng đó là Anna. Đứng gần thiếu nữ là một bé gái chừng 6 tuổi. Cô bé là một đứa trẻ mồ côi và được người thiếu nữ này nhận nuôi. Khi tôi hỏi Anna đứa bé gái ấy là ai, Anna trả lời rằng đó là cô ấy.

Họ đã sống với nhau rất gắn bó. Trong nhiều đêm liền, người thiếu nữ ngồi may quần áo và ga trải giường cho bé gái. Cũng trong nhiều ngày đêm, cô nướng bánh Pizza Ý cho bé gái. Nhiều năm sau, “thiếu nữ người Ý” đã trở thành một phụ nữ độc thân, nhưng vẫn đầy vẻ duyên dáng. Bà thường mặc bộ váy màu đen dài chấm đất, và đeo một tấm mạng bằng lụa đen che mặt. Bà có phong thái của một phụ nữ quý tộc. Bà sống độc thân suốt đời và dành trọn đời để chăm sóc cô bé mồ côi. Nhiều năm sau, người phụ nữ duyên dáng và tốt bụng này đã già. Bà rất yếu và nằm bẹp trên giường vì bệnh tật. Bác sĩ thường lui tới nhà bà. Đứa bé gái kia nay đã trưởng thành. Cô rất lo lắng vì sợ rằng thành viên gia đình duy nhất mà cô biết có thể qua đời và bỏ cô lại. Cô ngồi bên cạnh giường người phụ nữ, tận tình chăm sóc bà hết mức có thể. Cô van xin người bác sĩ cố gắng cứu sống bà. Nhưng cuối cùng, người phụ nữ tốt bụng đã qua đời. Cô gái trẻ ôm chầm lấy bà và khóc: “Xin đừng xa con! Xin đừng xa con! Cô yêu con, cô đã cho con mọi thứ. Con không thể trả hết tình thương yêu và sự hy sinh của cô đối với con!” Tiếng khóc của cô gái nghe thật chấn động tâm can. Đó là sự kết thúc cho mối nhân duyên ở nước Ý của chúng tôi trong kiếp sống ấy.

Câu chuyện này đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Việc nhìn lại mỗi kiếp luân hồi chuyển sinh cho chúng ta niềm xúc cảm thực sự và là lời cảnh tỉnh cho sự tranh đấu truy cầu trong kiếp sống này của chúng ta. Cuộc sống là sự học tập, yêu thương, và phó xuất vô tư, cũng là sự trưởng thành và thăng hoa trong cảnh giới tư tưởng.

Sau đó, Anna tiến nhập vào thời nhà Thanh ở Trung Quốc (năm 1616-1912 SCN), nơi những cây hoa mẫu đơn đang nở rộ trông thật đẹp mắt. Cô trông thấy cảnh tượng Di Hòa Viên (một khu vườn hoàng gia Trung Quốc). Hoàng thái hậu đang dẫn nhóm phi tần và cách cách (công chúa thời nhà Thanh) đi xem các cây hoa mẫu đơn nở trong vườn. Mẫu đơn là quốc hoa thời Trung Quốc cổ đại; những bông hoa mẫu đơn rất lớn, quý phái và nhiều màu sắc. Cổ nhân Trung Quốc tôn vinh hoa mẫu đơn là vua của các loài hoa, và coi nó là biểu tượng của sự thịnh vượng, hòa bình và cát tường. Mẫu đơn cũng là loài hoa yêu thích của Hoàng thái hậu và các cách cách trong Hoàng cung Trung Quốc thời ấy. Đó là một ngày đầy nắng trong Di Hòa Viên, hương sắc mùa xuân như tràn ngập trong không khí. Hoàng thái hậu ngồi bên khu vườn hoa mẫu đơn trong bộ áo choàng lụa đen và đeo một vòng hạt trân châu màu đen. Bà có thần thái uy nghiêm, nhưng cũng rất ung dung và cao quý. Những bông hoa mẫu đơn nở rộ khiến bà vui vẻ, và nhờ đó, bầu không khí trang nghiêm nơi cung đình được làm nhẹ bớt. Dù ngày hôm ấy Thái hậu cho phép mọi người được miễn lễ tiết cung đình, nhưng các phi tần, cách cách và cung nữ vẫn nhất tề cúi lạy vấn an Thái hậu. Chỉ duy nhất một tiểu cách cách là đang quỳ gối dưới tán cây hoa mẫu đơn màu trắng bên tay trái với cái nhìn ngang bướng tới Thái hậu. Hóa ra cô gái tinh nghịch bướng bỉnh thời nhà Thanh ấy là Anna và Hoàng thái hậu chính là tôi!

Tôi cảm thấy buồn cười và hơi bùi ngùi khi Anna nói với tôi rằng tôi chính là Hoàng thái hậu trong triều Thanh. Ai có thể nghĩ rằng Hoàng thái hậu lại có thể trở thành một cô hầu bàn làm việc bán thời gian tại Mỹ quốc trong kiếp sống này? Đúng là “nhân sinh vô thường”. Cũng có thể người đàn ông vô gia cư sắp tới mà bạn trông thấy trên đường phố New York đã từng là một vị Vua hay hoàng tử trong tiền kiếp.

Bậc thánh nhân từng nói: “Đức tích lại từ các kiếp trước. Vua, quan, phú, quý đều từ đức mà ra. Vô đức, vô đắc; mất đức tức là sẽ mất tất cả.”

Có lẽ tôi đã trở thành Hoàng thái hậu trong triều Thanh bởi vì tôi đã tích được rất nhiều Đức. Cũng có lẽ tôi đã trở thành một nữ hầu bàn làm việc bán thời gian trong kiếp sống này bởi vì tôi đã sử dụng quá nhiều Đức khi tôi làm Thái hậu và không thể dùng quyền lực ở địa vị của mình làm theo ý dân, yêu thương thần dân, và thuận theo Đạo Trời.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/4/9/31885.html

http://pureinsight.org/node/3807

Ngày đăng: 11-10-2010

05 tháng 10 2010

Điều một tiểu đệ tử mới đắc Pháp nhìn thấy tại không gian khác

Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ] Em là một học sinh lớp 7, nhưng em đã có tiền duyên với Đại Pháp từ lâu. Mùa thu năm 1995, mẹ em đi tới nhà bà ngoại, ở đó người dì thứ hai của em đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho mẹ em. Mẹ em cảm thấy nó rất tốt và đã quyết định tu luyện. Mẹ em mang những quyển sách Pháp Luân Đại Pháp về nhà và bắt đầu tập luyện. Em mới chỉ được tám tháng tuổi lúc đó, nhưng em luôn ở bên cạnh mẹ em khi mẹ em học Pháp và luyện công cho đến ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Mẹ em đã dừng tập luyện sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Mẹ em lại trở lại tu luyện vào tháng 6 năm 2008, và đã bảo em tu luyện cùng. Mặc dù em bắt đầu muộn như vậy, nhưng em đã nhìn thấy nhiều cảnh tượng trong những cảnh giới khác nhau và đã nghe thấy nhiều lời giảng dạy của Sư phụ. Tại đây em muốn chia sẻ những điều này với các bạn đồng tu.

Ngày đầu tiên em bắt đầu tu luyện, em ngồi đả tọa trong thế song bàn kiết già khi phát chính niệm. Em lập tức nhìn thấy nhiều những gương mặt ma quỷ đang tấn công em. Một số con đã cố lao vào mắt của em, nên em đã dùng gậy đánh chúng. Chúng đánh vào mặt em, làm mũi em chảy máu. Đó là lần đầu tiên em phát chính niệm, và em thấy nó không có tác dụng lắm. Sau nửa năm tu luyện, đã không còn nhiều ma quỷ như vậy trong trường của em nữa.

Sau khi năm học mới bắt đầu, em vẫn nhìn thấy nhiều ma quỷ trong giấc mơ của em khi em ngủ. Chúng dùng tất cả sức mạnh của chúng để ngăn cản em luyện công. Em có nhiều bài tập ở nhà và không nghiêm khắc kỷ luật bản thân, nên em luyện tập khi được khi không.

Người dì thứ hai của em đã tới thăm gia đình em vào tháng 11 năm 2008. Dì nói với gia đình em rằng em cùng người nhà phải tu luyện tinh tấn và dành nhiều thời gian đọc sách, luyện công và phát chính niệm. Mẹ em đã tinh tấn hơn trước kia và giúp em sắp xếp thời gian học Pháp và luyện công. Em luyện công sau khi đi học về trong khi mẹ em nấu bữa tối. Khi em luyện các bài động công, lòng bàn tay, vai, bụng và lưng của em, tất cả đều rất nóng, và em trở nên ướt đẫm mồ hôi. Thỉnh thoảng, khi em ngồi trong thế song bàn kiết già, tất cả lông trên toàn cơ thể em dựng đứng lên. Em thấy lòng bàn tay và bàn chân của em có màu đỏ và tất cả các mạch đều khai mở. Đó là một cảm giác tuyệt vời; em cảm thấy cơ thể rất nhẹ nhàng và khoẻ mạnh.

Một ngày mùa hè khi đang phát chính niệm, em đã nhìn thấy nhiều con bọ cạp tới tấn công em như một đám mây đen. Em ngồi trong không gian khác luyện công, và có nhiều đóa sen trước mặt em, và chúng hút tất cả những con bọ cạp. Hai ngày tiếp theo, khi phát chính niệm, em đã tiêu diệt sạch những con bọ cạp khỏi trường của em. Vào ngày thứ tư, em bảo mẹ mở nhạc bài tập số năm và dạy em các động tác đả thủ ấn; đó là lần đầu tiên em tập bài tĩnh công ngồi.

Ngay khi nhập định, em đã nhìn thấy Sư phụ trong bộ trang phục tập công màu vàng, và Ngài đã đưa em lên Trời, đến một không gian rất cao. Sư phụ ngồi đó và nói với em: “Từ giờ trở đi, con phải tận dụng thời gian học Pháp luyện công, chuyển hoá bản thể. Sư phụ có thể thanh trừ đám ma quỷ kia trong những không gian khác cho con. Thời gian không còn nhiều. Hãy nói với những người trong gia đình con, họ cũng phải tận dụng thời gian để học Pháp và luyện công. Hơn nữa, để tìm thấy con, những sư phụ của con trong các tiền kiếp đã phải chịu đựng rất nhiều đau khổ.”

Lúc đó, em thấy bốn người đứng cạnh Sư phụ. Họ nói với em rằng: “Chúng tôi có nhiều đệ tử, và chúng tôi đã tìm thấy họ, điểm hoá cho họ trong giấc mơ, thúc giục họ học Pháp và luyện công, nhưng họ đã không ngộ. Chúng tôi đã bảo hộ con từ khi chúng tôi tìm thấy con trong nhân thế.” Lúc này, Sư phụ nói với em: “Cơ thể của con vẫn ở trong tình trạng không tốt, cánh tay phải của con có bệnh, và nó vẫn chưa thông được tốt. Nó chỉ có thể được thanh lý qua sự luyện công của con.”

Khi ở bên Sư phụ, em đã nhìn thấy một cái chai thuỷ tinh ở gần cơ thể em. Ở phần bên trái là chất màu trắng như sữa, trong khi đó ở phần bên phải là những chất màu đen. Em ngộ ra rằng chắc chắn đây là biểu hiện của cơ thể của em trong không gian khác. Em đã nhìn thấy cánh tay phải của em bị bao bọc bằng một chất giống như xi măng. Cơ thể xác thịt của em có một mảnh cơ bị chết trong cánh tay của em, bị gây ra bởi quá nhiều mũi tiêm sau khi em sinh ra. Bây giờ nó biểu hiện là một vết sẹo thâm tím. Mỗi khi em tập bài công pháp số hai, em lại cảm thấy nó rất nặng, và em có thể nhìn thấy vật chất màu đen đang rơi xuống.

Sư phụ nói với em: “Nếu con tu không tốt và không thể xuất khỏi thế gian pháp, con sẽ không thể quay về khi Chính Pháp của ta kết thúc. Con chỉ có thể chuyển sinh trong nhân thế, không phải là lục đạo luân hồi, mà chỉ ở trong người thường. Những tai nạn trong tương lai, đại đào thải, sẽ không ảnh hưởng tới con. Đương nhiên, những khổ nạn nhỏ vẫn chắc chắn sẽ xảy ra. Trong khi chuyển sinh trong người thường, đầu tiên con có thể là hoàng đế và bác sĩ, rồi cuối cùng con sẽ là một người canh gác ban đêm. Nếu con hoàn thành tu luyện bây giờ, tất cả những vị Phật mà con kính trọng bây giờ sẽ là chúng sinh trong thế giới của con. Nhưng nếu con không đạt viên mãn, con sẽ do họ quản khi chuyển sinh trong người thường. Vì vậy, con phải tinh tấn.”

Em đã hỏi Sư phụ: “Liệu con vẫn có thể tu luyện khi chuyển sinh trong người thường không?” Sư phụ thở dài: “Có nhiều Giác Giả ở tầng thứ rất cao đang xuống vào thời gian này, nhưng tất cả họ đều bị sa lầy mắc kẹt trong tầng thứ con người và không thể trở về. Cũng giống như con, một Bồ Tát bị vấy bùn khi qua sông thậm chí không thể đảm bảo sự thành công của bản thân mình. Con người trong tương lai sẽ được quản bởi những vị Thần ở gần con người nhất. Con người vẫn có thể tu luyện, nhưng không ai trong họ có thể trở lại cảnh giới nguyên thuỷ, và sự thăng tiến của họ sẽ rất chậm chạp.”

Em nói với Sư phụ: “Con chắc chắn sẽ tu luyện tốt, để có thể theo Sư phụ trở về. Nếu con vẫn không đạt viên mãn khi Chính Pháp kết thúc, xin hãy cắt cánh tay phải của con, vì con muốn trở về ngay cả khi con mất đi một cánh tay. Xin đừng bỏ con ở lại.”

Sư phụ trả lời: “Điều đó không thể được. Ta không an bài con đường của con như thế. Con không thể bắt đầu lại việc tu luyện của con bây giờ được, và sự tu luyện mới của con sẽ quá chậm. Con đường mà Sư Phụ đã an bài cho con là nhanh nhất. Sau khi vượt qua khỏi tu luyện thế gian pháp, con có thể luyện xuất ra được vô số Pháp thân và thần thông.”

Em hỏi Sư phụ: “Tại sao Sư phụ thường xuyên chăm lo cho con, chứ không phải mẹ con?” Sư phụ nói: “Mẹ con tu luyện chậm chạp. Nhưng các vị Thần trong những không gian cao tầng khâm phục mẹ con, vì mẹ con sinh ra con, một Đại Giác Giả cao như thế, và đã dẫn dắt con tới con đường tu luyện. Bà ấy đã tích được công đức vô lượng. Nếu mẹ con tu thành, nhưng con không tu thành, thì con sẽ là một sinh mệnh trong thế giới của bà ấy, nhưng không ai trong chúng sinh của con có thể đi theo con. Nếu con tu thành, nhưng mẹ con không tu thành, thì bà ấy sẽ đi đến thế giới của con để là một chúng sinh trong đó, nhưng chúng sinh của bà ấy sẽ không được phép tới đó.” Lúc này, Sư phụ nói: “Được rồi, đã đến lúc con phải đi xuống!”

Em thấy ngón chân của Sư phụ hơi cử động, và em đã đi xuống. Nhạc luyện công cũng kết thúc. Em nói với mẹ điều mà em đã trải qua. Từ đó trở đi, mẹ em và em rất tinh tấn. Trong khi luyện công, em nhìn thấy vật chất màu đen chảy nhỏ giọt xuống từ cánh tay của em, và vật chất màu đen trong cái chai cũng đã giảm đi. Mẹ em đọc Hồng Ngâm của Sư phụ trong khi em làm bài tập, và em nhìn thấy khói đen xuất ra từ đầu ngón tay của bà. Khi không luyện công, em cũng có thể nhìn thấy những không gian khác.

Một lần, em nhìn thấy mẹ em ở không gian khác trong khi tập bài công pháp số hai. Bà là một người đàn ông, với một cơ thể màu vàng kim, nhưng ông ấy đang ngáy ngủ dưới một cây to phát ánh sáng chói lọi. Em biết thuyền Pháp của Sư phụ đang chuẩn bị rời bến, và bất kỳ ai không lên thuyền sẽ không đạt viên mãn. Em đã cố gắng hết sức để đánh thức mẹ em. Ông ấy đã mở mắt và nói: “Buồn ngủ”, sau đó lại quay ra ngủ. Em đã đánh ông ấy bằng một hòn đã, nhưng ông ấy vẫn ngủ. Một người đàn ông cưỡi trên một con rùa đi qua em, và em cầu xin ông ta giúp em đánh thức mẹ em. Ông ấy trả lời: “Không có thời gian đâu” và sau đó rời đi. Em nhìn thấy vài người ngồi trên những bông hoa sen đang bay qua chúng em. Một ông lão nói với em: “Không còn thời gian nữa! Chạy nhanh lên, cứ mặc kệ ông ấy!”

Em biết Sư phụ không muốn bỏ lại dù chỉ là một đệ tử, và Ngài muốn em giúp mẹ em. Em đã thấy Sư phụ lấy ra một miếng thịt từ cơ thể của Ngài và ném nó vào không khí, và nó lập tức biến thành vô số những Pháp khí bay lượn để cho những người tu luyện dùng làm phương tiện. Sư phụ đã ban cho em một phi thuyền và cho mẹ em một con rồng bay. Vì mẹ em vẫn còn đang ngủ, em đã nhận con rồng cho mẹ. Có chín cái đồng hồ lớn ở bên cạnh thuyền Pháp. Một bảng chú thích cũng được treo lên: Khi mỗi đồng hồ hoàn thành một vòng quay chín lần, kết thúc vào đúng 12 giờ, thời gian cho tu luyện sẽ kết thúc. Bây giờ là 8 giờ đúng. Mặc dù em không biết làm thế nào để đổi thời gian đó sang không gian của chúng ta, nhưng em biết thời gian còn lại rất ngắn.

Em nói với mẹ điều mà em thấy được sau khi luyện công xong. Bây giờ bà thậm chí còn nghiêm khắc với bản thân hơn nữa. Ba ngày sau, trong không gian khác em đã thấy mẹ tỉnh dậy. Ông đã muốn đi tới thuyền Pháp, nhưng chân phải của ông không thể cử động. (Trong không gian này, chân phải của mẹ luôn cảm thấy tê sau khi ngủ.) Em đã thúc giục ông cưỡi lên con rồng bay, nhưng ông không dám, vì nó có vẻ như rất nguy hiểm. Để ông đi nhanh hơn, em đã ẩn mình và chạy bên cạnh ông. Em và mẹ em đã nhìn thấy nhiều người trên đường và một đám đông lớn bên cạnh thuyền Pháp. Em đã thúc giục mẹ em chen vào đám đông. Nhưng ông không làm thế mà lại đứng ở cuối hàng chờ. Em biết có một chỗ trên thuyền dành cho em, nên em đã đi vào.

Em đã kể với mẹ tất cả những điều mà em nhìn thấy trong không gian khác, và bà đã trở nên rất tinh tấn. Dì của em và những người bạn của dì, tất cả đều rất xúc động và đã kinh nghiệm được nhiều điểm hoá từ những điều em mơ thấy.

Em viết ra những điều này với hy vọng các đồng tu sẽ dũng mãnh tinh tấn. Với những ai chưa tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, xin hãy khẩn trương và bắt đầu!

Hợp thập!

Đây chỉ là hiểu biết có giới hạn của em. Xin từ bi chỉ ra những gì không phù hợp với Pháp.

Dịch từ:

http://minghui.ca/mh/articles/2009/1/7/193063.html
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2009/1/14/103893.html

Ngày đăng: 03-10-2010

01 tháng 10 2010

Món canh Mạnh Bà và cõi luân hồi

Tương truyền rằng người ta ai cũng phải uống món canh của Mạnh Bà trước khi đầu thai chuyển thế vào thế giới con người.

Theo truyền thuyết, sau khi con người chết đi, linh hồn của họ sẽ bị đưa đến các điện địa ngục để chịu tội cho đến khi đi đến điện thứ 10, là khu Vong Đài của Mạnh Bà. Tại đây họ trải qua quá trình chuẩn bị đầu thai sang kiếp khác. Con đường dẫn tới điện của Mạnh Bà được gọi là đường Hoàng Xuân.

Người ta kể rằng Mạnh Bà sống vào thời Tây Hán. Bà đã đọc sách Nho giáo từ khi tuổi còn nhỏ, sau này lớn lên lại tiếp tục học kinh điển Phật giáo. Mạnh Bà đã sống một cuộc đời ‘quá khứ không truy tìm, tương lai không vọng tưởng’. Bà dồn tâm sức khuyên bảo mọi người không sát sinh, ăn chay thanh tịnh. Bà vẫn còn trong trắng cho đến khi đã 81 tuổi. Người thời đó gọi bà là Mạnh Bà. Sau này, Mạnh Bà đã lên núi tu hành và đắc Đạo.

Vào thời Đông Hán, nhiều người có thể kể về những chuyện trong đời trước của họ. Vậy nên thiên cơ đều bị tiết lộ. Vì thế thiên thượng bèn cử Mạnh Bà làm thần U Minh phụ trách các linh hồn sắp được chuyển sinh thành người.

Món canh Quên Lãng của Mạnh Bà được nấu bằng thảo mộc của thế giới con người. Nó giống như rượu và có 5 vị: ngọt, đắng, cay, mặn và chua. Bất cứ ai muốn chuyển sinh sang kiếp khác cũng phải uống món canh này. Với những linh hồn tìm cách bỏ trốn và không chịu uống canh Mạnh Bà, lập tức sẽ xuất hiện hai cái móc trồi lên từ dưới đất giữ chặt chân họ và một cái ống đồng sắc nhọn sẽ cứa vào cổ họng để bắt họ uống món canh.

Theo truyền thuyết, canh Mạnh Bà có thể xóa hết ký ức về những đời trước của một người, đó là lý do vì sao người ta đến trong cuộc đời này mà chẳng hề nhớ gì về những đời trước của mình, và bị mê mờ bởi danh, lợi và tình trong cõi trần tục này.

(Theo Secret China)

Văn hóa truyền thống: Ẩm thực là để no bụng

Mục đích của ẩm thực chính là no bụng, chỉ cần có thể làm đầy bao tử là được rồi. Chỉ có người vô Đức, xa hoa lãng phí mới có thể quá câu nệ, yêu cầu hà khắc và chấp trước vào mỹ vị.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)

Lưu Nam Viên là Thượng thư Bộ Công vào những năm Gia Tĩnh triều Minh. Lúc ông cáo lão về quê, có một học trò của ông nay làm quan Trực chỉ sử, thường xuyên về phương diện ẩm thực hà khắc trách phạt thuộc hạ, quan lại quận huyện đều rất sợ hãi. Lưu Nam Viên nói: “Đó là học sinh của tôi, tôi sẽ dạy dỗ nó”.

Vị Trực chỉ sử đến, Lưu Nam Viên chiêu đãi ông ta, nói với ông ta rằng: “Lão phu định làm yến tiệc mời, nhưng sợ làm phương ngại đến việc công, muốn mời con một bữa cơm, nhưng thê tử đã đi mất không ai sửa soạn được, vậy làm một bữa cơm bình thường để con cùng ta ăn uống vậy nhé?”. Bởi vì đây là mệnh lệnh của thầy, viên quan Trực chỉ sử nào dám chối từ.

Suốt từ buổi sáng cho đến quá giữa trưa, bữa cơm vẫn chưa xuất hiện, quan Trực chỉ sử đã quá đói khó chịu đựng. Đợi được bữa cơm bưng lên, chỉ có cơm và một chén đậu hũ mà thôi. Ăn liền 3 bát, Trực chỉ sử thấy bụng đã no lắm rồi. Chốc lát sau, giai hào mỹ tửu mới được dọn lên, bày sắp la liệt, Trực chỉ sử đã rốt cục không ăn nổi nữa, nói: “Con đã quá no rồi, không thể ăn thêm nữa”. Lưu Nam Viên cười nói với ông ta: “Bởi vậy có thể thấy được rằng ẩm thực nguyên lai là không có phân biệt tinh thô, lúc đói thì dễ dàng ăn cơm, lúc no thì khó có thể ăn được gì, đạo lý chỉ là như vậy mà thôi”.

Mục đích của ẩm thực chính là no bụng, chỉ cần có thể làm đầy bao tử là được rồi. Chỉ có người vô Đức, xa hoa lãng phí mới có thể quá câu nệ, yêu cầu hà khắc và chấp trước vào mỹ vị. Vị Trực chỉ sử này tuân theo giáo huấn của thầy, từ đó về sau rốt cục không hà khắc trách phạt người khác về phương diện ẩm thực nữa.

(Theo Minhhue.net)