23 tháng 6 2009

Trí tuệ Khổng Tử về cách đối xử với người khác

Bài viết của Zhi Zhen

[MINH HUỆ 22-06-2008] Khổng tử đã chỉ ra rằng lòng tốt là gồm cả hai một tư tưởng chính trị và một tiêu chuẩn đạo đức. Lòng tốt nhấn mạnh việc chăm lo cho người khác và chú trọng tư tưởng về lòng trung thành và sự khoan dung tha thứ. Một tư tưởng như vậy đã có một ảnh hưởng sâu rộng đến đạo đức truyền thống Trung Hoa về lương thiện, trung thực, nhẫn nại và khoan dung. Nó vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong xã hội ngày nay.

Lòng chân thành, chân thật là cơ sở nền tảng đầu tiên quan trọng nhất

Một lần khi Khổng Tử đang thảo luận cách đối nhân xử thế với những học trò của ông, Zily nói: “Nếu người khác đối xử tốt với con, đổi lại con cũng sẽ đối xử tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con cũng sẽ không tốt với họ.”
Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế của những người không tốt.”
Zigong nói: ” Nếu người khác đối xử tốt với con, con sẽ đáp lại tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con sẽ hướng dẫn họ đến cái tốt.”
Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế giữa những người bạn.”
Yanzi nói: “Nếu người khác đối xử tốt với con, con sẽ tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con cũng sẽ tốt với họ và dẫn họ đến cái tốt.”
Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế trong gia đình và người thân. Nếu các con có thể mở rộng tư tưởng và đối xử với tất cả mọi người trong thế giới này bằng lòng chân thành, thành thật, nó sẽ thực sự tốt!”

Đối xử với người khác bằng lòng tốt lương thiện

Yanzi đã hỏi Khổng Tử: “Làm sao con có thể đạt được mục tiêu đối xử với người khác bằng lòng tốt? con mong ước con có thể làm được việc đối xử với mọi người như nhau bất kể họ giàu hay nghèo; can đảm mà không hiển thị khoe khoang mình dũng cảm; làm bạn chỉ với những người có mục đích cao quý và tránh gian khổ suốt cuộc đời. Điều đó có đúng không?”

Không Tử nói: ” Để là người tốt, một người cần phải tu thân và liên tục nâng cao đạo đức bản thân. Điều mà con nói là tốt. Đối xử như nhau cho dù họ giàu hay nghèo, con sẽ thấy hài lòng và không bị điều khiển bởi ham muốn dục vọng. Hành xử như nhau bất kể con ở địa vị cao hay là người dân bình thường, con sẽ luôn luôn khiêm tốn và lịch sự. Can đảm mà không hiển thị khoe khoang lòng dũng cảm, con sẽ đối xử với mọi người bằng lòng kính trọng. Làm bạn với những người có mục đích cao quý và tránh gian khổ suốt cuộc đời, con có thể lựa chọn những người bạn của mình, con sẽ thận trọng trong lời nói và hành động mình. Đây là một mục đích rất tốt!”

Cách cai trị

Qi Gaoting đã hỏi Khổng Tử : “con đã đi một đoạn đường dài và đã trải qua nhiều khó khăn thử thách, mặc quần áo sờn rách và mang quà đến cho thầy, con đến với hy vọng rằng thầy có thể dạy con cách phò tá hoàng đế cai trị đất nước.”

Khổng Tử đã nói: “Hãy dựa vào những nguyên tắc luân lý đạo đức và công bằng, Ngay cả khi xúc phạm đến hoàng đế, con cũng không thể từ bỏ sự chính trực và những nguyên tắc đạo đức. Phò tá hoàng đế không có nghĩa là làm mọi việc cho hoàng đế, mà là làm việc cho đất nước và cho người dân dưới sự cai trị của hoàng đế. Tóm lại là làm những việc chân chính và phò tá hoàng đế truyền bá lòng tốt lương thiện. Con cần phải đối xử với mọi người bằng lòng chân thành. Con cần phải làm một tấm gương tốt và ngay thẳng công bằng. Tiến cử những người có khả năng với hoàng đế đồng thời loại đi những kẻ xấu xa; loại bỏ phần xấu ra khỏi bản thân con và cùng với hoàng đế sống theo luật pháp và chuẩn mực đạo đức. Con cần phải thông minh nhưng cẩn thận trong lời nói và hành động; tu thân và dẫn dắt người dân sống theo lòng tốt lương thiện. Nếu con có thể làm như vậy, con có thể giống như một đạo hữu bên cạnh hoàng đế ngay cả khi con ở cách xa ông ấy ngàn dặm. Nếu không, con không thể làm được điều đó ngay cả khi con ở ngay bên cạnh ông ta.”

Khổng Tử nói rằng một người cần phải tu thân để đối xử tốt với người khác. Đối xử với người khác không phải là mục đích, mà mục đích là thăng tiến bản thân đến một tầng cao hơn. Khổng Tử xem trung, nghĩa, trí và tín là những điều kiện tiên quyết để là một người cao quý. Một người cao quý có thể đạt đến “từ bi” qua tự phê bình và đối xử với người khác bằng lòng tốt và khoan dung. Một người cao quý sẽ duy trì đạo đức cao trong bất kể tình huống nào và sẽ giữ tâm anh ta trong sạch, đối xử tốt với mọi người và trân quý sinh mệnh. Cho dù họ giàu hay nghèo, anh ta sẽ không bị dao động. Quyền lực và sự ép buộc cũng không ảnh hưởng anh ta được.


Bản tiếng Hán: http://minghui.ca/mh/articles/2008/6/22/180739.html
Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/emh/articles/2008/7/5/98725.html
Đăng ngày 9-7-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Thông tin trên trang, http://minhhue.net/news/2797-Tri-tue-Khong-Tu-ve-cach-doi-xu-voi-nguoi-khac.html

Ngẫm nghĩ về cuộc sống: Một tâm hồn khoáng đạt bình thản như mặt hồ phẳng lặng

Tác giả: Guan Ming

[Chanhkien.org] Trong cuộc sống hằng ngày tôi nhìn thấy nhiều người nóng nảy, người mà dễ tức giận chỉ vì những chuyện nhỏ hoặc là lăng mạ người khác nếu người ta nói không vừa ý, một số còn dùng đến cả bạo lực. Đôi khi tôi gặp những người tu luyện có tâm tính cao. Trong cuộc sống hằng ngày, họ luôn luôn xử lý sự việc một cách điềm tĩnh và tử tế. Khi đối mặt với xúc phạm và sỉ nhục họ chỉ bình thản như mặt hồ phẳng lặng vậy.

Một lần, tôi tò mò hỏi một người tu luyện: “ Làm sao tôi có thể có thể đạt được sự độ lượng khi bị lăng mạ? Làm thế nào tôi có thể bình thản như mặt hồ phẳng lặng?” Anh ta cười và nói: “ Để có thể bình thản như mặt hồ phẳng lặng, then chốt là vất bỏ tất cả chấp trước và từ bỏ mọi tình cảm và dục vọng. Do vậy bạn phải học làm thế nào để buông bỏ bản thân mình”. Tôi hiểu! Trong thế giới con người, nguyên nhân tại sao mà có nhiều tranh cãi và tại sao tâm người ta không ngừng nghỉ và cảm thấy không yên tĩnh là vì họ quan tâm quá nhiều về chính bản thân họ.

Là một người đàn ông trung niên, tôi thích tư tưởng yên tĩnh và coi mọi thứ càng ngày càng nhẹ. Tôi biết coi nhẹ mọi thứ sẽ mang đến niềm vui , một tâm hồn khoáng đạt, và là sự thể hiện của một cảnh giới tư tưởng cao đẹp. Bởi nó là bình thường khi có sinh, lão, bệnh, tử, thế thì tại sao chúng ta lại lo lắng khi đề cập đến những thăng trầm trong cuộc sống? Chỉ sau khi một người hoàn toàn hiểu được ý nghĩa của cuộc đời thì anh ta mới có được một tâm hồn trong sạch và sáng suốt như như mặt hồ phẳng lặng.

Hạnh phúc mà thành công đem lại giống như làn sóng bất thường- sau khi thủy triều đến rốt cuộc nó sẽ biến mất. Do đó, đối với một người, cảnh giới cao nhất là thực sự coi nhẹ mọi thứ. Nếu bạn suy nghĩ kỹ, bình thản như mặt hồ phẳng lặng sẽ là cảnh giới cao nhất trong cuộc sống. Có một tâm trí tĩnh lặng, không bị ảnh hưởng bởi niềm vui hay nỗi buồn. Khi bị sỉ nhục, một người sẽ không nổi giận; khi gặp vấn đề, một người sẽ không lo sợ. Khi đối mặt với thăng trầm nghiêm trọng, khi đối mặt với vui buồn cực độ, một người vẫn giữ được bình tĩnh và đón nhận chúng một cách bình thản. Như thế thật phóng khoáng và cao quí biết bao.

Đón nhận mọi thứ một cách điềm tĩnh cũng là thể hiện của trí huệ. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, tướng Tư Mã Ý bên tấn công chỉ huy 150 000 quân lính đánh vào Nhai Đình. Trong khi đó, Cát Lượng thuộc bên phòng thủ chỉ có 2500 quân lính. Nhưng Cát Lượng không run sợ. Với hai đứa trẻ đứng bên cạnh, ông ta ngồi trong thành chơi đàn tam thập lục một cách điềm tĩnh. Tiếng nhạc thanh bình làm Tư Mã Ý run sợ bỏ đi. Tinh thần độ lượng đáng ca ngợi này, “ Không sợ khi núi Thái Sơn đổ trước mắt, không sợ khi sét đánh gần kề” không thể đạt được bởi một người bình thường.

Nhiều lúc khi tôi nhìn dòng suối chảy một mạch từ núi xuống đại dương, tôi thấy phẩm chất của dòng suối thật đáng khâm phục: Nó giống như là không màng tới danh tiếng và giàu có, vứt bỏ lợi ích cá nhân, và đứng tách biệt với thành công thế gian! Có người từng nói: “ Sự thẳng thắn là sự thật, sự yên bình là vận may” Tôi nghĩ rằng sự tĩnh lặng thật sự là tâm hồn bình thản như mặt hồ phẳng lặng.

Những điều tầm thường trong cuộc sống sinh ra bởi những ước muốn không cần thiết. Tâm con người bị che phủ bởi bụi, bị chất nặng bởi những cám dỗ trong thế giới vật chất. Thời Trung Quốc cổ, có một vài học giả mà tâm hồn điềm tĩnh như mặt hồ phẳng lặng. Đào Tiềm trồng hoa cúc và hoa sen; Lý Bạch uống rượu và thưởng thức ánh trăng; Tô Thức chợp mắt trên chiếc giường mây. Trong sự hỗn loạn của thế giới này, tâm tĩnh lặng tồn tại đồng thời với tâm cuồng dại.

Một người thường trở nên thất vọng khi gặp khó khăn; anh ta cảm thấy đau khổ và tổn thương; anh ta phải chịu đựng khi bị thóa mạ; anh ta tức giận khi bị lừa dối; anh ta sợ hãi khi đối mặt với khảo nghiệm sinh tử. Thực tế, điều đó cho thấy rằng khả năng tập trung của anh ta không đủ và anh ta chưa hoàn thiện bản thân qua tu luyện. Một vị giác giả không bị bối rối bởi những chuyện vặt vãnh thế gian; vị ấy không lo sợ khi gặp khó khăn; vị ấy không hoảng loạn khi đối mặt với nguy hiểm; vị ấy đối mặt với sự lăng mạ với một cái mỉm cười; vị ấy đối mặt với lừa dối với sự từ bi. Trong bất kỳ tình huống nào vị ấy cũng vẫn giữ được sự bình thản như mặt hồ phẳng lặng.

Lão Tử nói rằng: “ Từ bi vĩ đại nhất giống như nước vậy” Khổng Tử nói: “ người khôn giống như nước, người thiện giống như núi.” Người thường có thể học được rất nhiều từ bản chất uyên thâm của nước. Khi tâm của một người tu luyện có thể tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, điều đó chỉ ra rằng anh ta đang trên đường tới viên mãn. Khi tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, tâm trí đạt đến trong sạch, khi tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, vị trí tinh thần của một người cao và thần thánh; khi tĩnh như mặt hồ phẳng lặng , một luồng từ bi tỏa ra lên tất cả các chúng sinh trong vũ trụ; khi tĩnh như mặt hồ phẳng lặng, hoa sen tinh khiết và rực rỡ sẽ nở ở trong tim.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2009/4/21/59108.html

http://www.pureinsight.org/node/5753


Ngày đăng: 14-06-2009

Thông tin trên trang, http://chanhkien.org/1979.html

Người cổ đại nghĩ gì về những tư tưởng tục tĩu

[MINH HUỆ 26-06-2008] Có một câu châm ngôn cổ: “Tất cả ma quỷ đều phát sinh từ ham muốn.” Tôi tin rằng chắc chắn có một vài chân lý nào đó liên quan đến nó.

Vì vi phạm những tiêu chuẩn đạo đức về tình dục, con người đã tạo ra số lượng nghiệp lực rất to lớn. Trước khi có sự bại hoại về tiêu chuẩn đạo đức, người ta không tán thành những người có ham muốn tình dục.

Ở Trung Quốc trong Triều Đại Thanh (1644-1911 A.D), Ji Xiaolan là một quan chức nổi tiếng và là chủ biên của Si Ku Quan Shu (Ghi chú: tuyển tập những quyển sách được biên soạn trong suốt triều đại Thanh). Ông đã viết một cuốn sách gọi là Yue Wei Cao Tang Biji ( tham khảo dịch sang tiếng Anh: The Thatched Study of Close Scrutiny) trong đó ông ghi lại nhiều câu chuyện lạ thường mà ông đã nghe được hay bản thân trải qua. Một trong những câu chuyện diễn ra như sau:

Hoàng đế đã phái một viên quan tới vùng mà ngày nay được biết là Đài Loan về việc thông thương chính thức. Trên đường đến Đài Loan, ông đã ở lại một khách sạn. Vào một buổi tối ở đó, ông đã nhìn thấy một cô gái xinh đẹp lộng lẫy đang lén nhìn trộm qua tường vào trong sân nơi mà ông đang ở. Ông đã lớn tiếng và giận giữ quát mắng cô và ra lệnh cho đầy tớ tìm kiếm cô, nhưng họ đã không tìm thấy cô.

Buổi tối khi đang ngủ, Ji Xiaolan đã bị đánh thức bởi một âm thanh và một mảnh ngói bay vào gối ngủ của ông. Ông đã la lên một cách tức giận: “ Là một con yêu quái, Sao ngươi dám xúc phạm đến sứ giả của triều đình?

Giọng của một cô gái từ bên ngoài cửa sổ: “ Ngài là một quan chức triều đình. Suốt ngày tôi đã cố để tránh ngài, nhưng ngài đã nhìn thấy tôi, la mắng tôi và tìm kiếm tôi. Tôi không muốn Chư Thần biết điều này và không muốn bị khiển trách. Do vậy, tôi đã thực sự lo lắng.”

“Tuy nhiên, khi ngài đi ngủ, ngài lại nghĩ rằng có thể tôi là con gái của chủ khách sạn này. Ngài đang suy tính trong đầu một kế hoạch để lấy tôi làm vợ hai của ngài. Tất nhiên ngài không biết rằng bất kể tư tưởng nào mà ngài có, Chư Thần đều biết. Khi một người hình thành trong đầu họ một tư tưởng xấu, nó sẽ thu hút sự quấy rối của một linh hồn ma quỷ. Dưới hoàn cảnh này, Chư Thần sẽ không thể khiển trách ma quỷ được. Vì vậy, khi tôi ném một mảnh ngói vào ngài, ngài thực sự không có quyền để nóng giận.”

Khi nghe cô giải thích, ông ta cảm thấy thất vọng và xấu hổ. Trước khi trời sáng, ông đã ra lệnh cho đầy tớ thu dọn hành lý và rời đi.

Từ câu chuyện trên chúng ta có thể thấy những châm ngôn như vậy của người cổ đại như là “Chư Thần luôn theo dõi bạn” và “Bạn nghĩ gì, Chư Thần đều biết” đến từ đâu. Ngay khi một người hình thành trong đầu một tư tưởng tục tĩu dâm dục, Thần đã có thể biết và xem thường khinh miệt người này. Một linh hồn ma quỷ có thể đựơc đến quấy nhiễu người này. Do vậy, một người không được nói hoặc hành động một cách tục tĩu, và thậm trí phải tránh nuôi dưỡng những tư tưởng ý niệm tục tĩu dâm ô đó.

Ngày 25 tháng 6, 2008


Bản tiếng Hán: http://minghui.org/mh/articles/2008/6/26/180949.html
Bản tiếng Anh: http://clearwisdom.net/emh/articles/2008/7/12/98908.html
Đăng ngày 22-7-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

thông tin có trên http://minhhue.net/news/2824-Nguoi-co-dai-nghi-gi-ve-nhung-tu-tuong-tuc-tiu.html

20 tháng 6 2009

Tu Luyện

Đề cao tâm tính, Luyện công hàng ngày, chăm chỉ hơn nữa, chặn đứng và loại bỏ các tư tưởng và ý nghĩ không đúng.

Tu luyện tinh tấn phải trường kỳ.

08 tháng 6 2009

can nhiễu từ sắc dục

Tôi biết can nhiễu này ghê gớm lắm, tôi đã nhiều lần chưa vượt qua và thấy hổ thẹn mỗi lần, nghiệp tư tưởng với những suy nghĩ lung tung đang can nhiễu nhiều lắm.

Tôi biết tôi phải vượt qua và bước trên con đường tu luyện tinh tấn.

daocuong