Khám phá «Tây Du Ký» (4): Vua Đường phái Đường Tăng đi thỉnh kinh (II)
Tác giả: Thuyền Tưởng
[Chanhkien.org]
Vua Đường phái Đường Tăng đi thỉnh kinh
Tiếp theo nói về lý do Vua Đường phái Đường Tăng đi thỉnh kinh.
Kỳ thực việc này hết thảy đều bắt nguồn từ thầy tướng số Viên Thủ Thành, cháu của Viên Thiên Cang. Viên Thiên Cang là một danh nhân trong lịch sử Trung Quốc, ông cùng Lý Thuần Phong là đồng tác giả của dự ngôn nổi tiếng «Thôi Bối Đồ» (đồ hình đẩy lưng), dự đoán đúng rất nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử Trung Quốc. Ông cho Vua Đường biết trước rằng sau này ở hậu cung sẽ có một phụ nữ họ Võ soán lấy thiên hạ của nhà họ Lý (ám chỉ Võ Tắc Thiên). Đường Thái Tông Lý Thế Dân vì thế mà định diệt sạch hậu cung đề trừ hậu họa. Nhưng nhờ Viên Thiên Cang khuyên giải, bởi Thiên Ý đã như vậy, nếu hiện tại giết người thì tương lai người này vẫn chuyển sinh vào cung, lúc ấy sát tâm còn nặng hơn; bằng như không giết, đến khi già người này động tâm trắc ẩn. Do vậy cuối cùng Đường Thái Tông mới bỏ qua.
Nhân tiện bình luận một chút về tướng số. Hiện tại nhiều người thấy thích thú với tướng số, đều hy vọng liễu giải được tương lai của bản thân. Kỳ thực sau khi xem bói rồi, thì trong tâm đã lặng lẽ thừa nhận số mệnh. Mọi người nghĩ xem, như thế nếu vận mệnh là không cố định, tùy cơ thay đổi, thì làm sao có thể bói ra được? Chỉ cần bói ra được, thì khẳng định là có thứ tồn tại mang tính quy luật, cũng chính là số mệnh. Tôn Ngộ Không có thể biết được sự việc 500 năm trước và 500 năm sau, trực tiếp nhìn thấy, so với toán mệnh thì lợi hại hơn rất nhiều. Tại giới khí công thì đó là một loại công năng gọi là túc mệnh thông, trong Phật giáo thì có thể đối ứng với tầng thứ Pháp nhãn thông.
Có nhiều người dùng cách bói mệnh bằng Kinh Dịch. Trong «Chu Dịch» Chu Hy giảng như sau: “Thiên Địa hợp tức là Đức, Nhật Nguyệt hợp tức là minh, bốn mùa hợp tức là trình tự, quỷ thần hợp tức là cát hung, sau đó có thể hiểu được Dịch.” Vì thế người bói được chuẩn xác, tất nhiên đều có một chút chỗ đặc thù, không thể giải thích Dịch lý trên bề mặt được. Lý luận về Bát Quái này, vẫn còn trực tiếp chỉ dẫn phương hướng nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhà khoa học chân chính, là không sợ đối diện với thách thức, chỉ có những người bảo thủ hẹp hòi mới gộp chung lại mà nói thành “mê tín”, rồi chụp lên cái mũ “phong kiến”.
Tại Hồi 10 «Tây Du Ký», “Long Vương phạm tội Thiên Tào, Ngụy Trưng gửi thư Âm Phủ”, Long Vương lên bờ giả Tú Tài áo trắng cùng thầy toán mệnh Viên Thủ Thành đánh cược xem hôm sau mưa vào giờ nào, nước dâng lên mấy thước mấy tấc. Viên Thủ Thành nói: “Giờ Thìn kéo mây, giờ Tỵ nổi sấm, giờ Ngọ đổ mưa, cuối giờ Mùi tạnh. Nước dâng lên cao ba thước ba tấc có thể bốn mươi tám giọt bốn phân bốn ly”. Tú Tài áo trắng (Long Vương) nói: “Nếu quả thực như lời đoán thì ta thưởng bạc năm chục lượng chẳng sai. Nếu không mưa, hoặc mưa không như lời đoán, thì ta phá nát cửa thầy, xé tấm vải treo, tức thì đuổi khỏi chợ Trường An, không cho ở đây gạt dân chúng nữa”. Sau đó Long Vương cố tình không tuân thủ ý chỉ ban mưa ban gió của thiên đình, cắt giảm lượng mưa, phạm phải luật Trời, kết quả bị thiên đình hạ chiếu lệnh thừa tướng Ngụy Trưng xử trảm vào giờ Ngọ. Vậy mới thấy hết thảy hiện tượng tự nhiên trong nhân gian cũng không hẳn đều là tự nhiên, chẳng qua chỉ là người ta không biết mà thôi.
Kế đó Viên Thủ Thành chỉ cho Long Vương một con đường sống, đó là cầu xin Đường Thái Tông ngăn cản quan chấp hình Ngụy Trưng. Đường Thái Tông sau đó nhận lời và giúp Long Vương bằng cách gọi Ngụy Trưng đến chơi cờ vào đúng giờ Ngọ để cầm chân. Thế mà Long Vương vẫn bị Ngụy Trưng xuất hồn trảm trong mộng khi ông ngủ thiếp đi trong lúc đánh cờ. Vậy mới thấy “mộng” này cũng không phải là đơn giản, có loại mộng (không phải tất cả) mà giới tu luyện gọi là “Thần du” cũng tương tự như vậy.
Bởi vậy Long Vương ở dưới âm phủ kiện Đường Thái Tông, sau đó dẫn tới một đoạn “Vua Đường du địa phủ”. Trong đoạn này giới thiệu đại khái về tình trạng tại Âm Tào địa phủ, hình tượng phi thường. Kỳ thực trong tôn giáo giảng luân hồi, cũng có miêu tả tương tự, trong nhiều cố sự, đặc biệt tại dân gian đều lưu truyền những câu chuyện miêu tả về âm gian và quỷ. Thực ra điều này trong giới tu luyện hoàn toàn không có gì là mới mẻ, là sự việc rất bình thường, đều là tồn tại vật chất, không đáng để thảo luận. Trong «Tây Du Ký» có nói về quan hệ chuyển hoán nhân quả giữa dương gian và âm phủ, rất đáng để người ta suy ngẫm.
Trong đó có nói về lai lịch các môn thần dưới địa phủ trong phong tục truyền thống Trung Quốc. Trước đây các môn thần này là hoàn toàn hiệu nghiệm, hiện nay có lẽ không nên bàn đến.
Vua Đường sau khi từ âm phủ trở về, hạ lệnh mở pháp hội cầu siêu. Ở đây có thể nói một chút về vấn đề cầu siêu này, kỳ thực chính là siêu độ cho những sinh mệnh bị chết mà chưa đi hết tiến trình sinh mệnh thiên định. Bởi vậy các chính giáo xưa nay đều nhấn mạnh rằng không được sát sinh, hơn nữa còn cực kỳ nghiêm khắc. Những sinh mệnh bị giết nếu như không được cấp siêu độ, thì chính là cái gọi là “cô hồn dã quỷ”, chịu đựng thống khổ phi thường, cũng thù hận phi thường đối với người sát sinh, về sau sẽ mang ác báo rất lớn cho người sát sinh. Nếu giáo phái nào đó cổ vũ sát sinh, hoặc nói có thể sát sinh với một số điều kiện nhất định, thì chắc chắn chúng đều là tà, không phải bàn cãi. Nếu như sát sinh tạo oan nghiệt rất lớn như vậy, thì bị báo ứng không chỉ là người trực tiếp sát sinh, mà cả người xúi giục nữa. Coi mạng người như cỏ rác thì tất chịu ác báo.
Tiếp đó Quan Âm Bồ Tát chỉ điểm Kim Thiền Tử (Đường Tăng) đi thỉnh kinh. Ở đây có không ít vấn đề đáng nói.
Phật gia giảng luân hồi chuyển thế, Đường Tăng chính là Kim Thiền Tử đầu thai. Về phương diện này trong Hồi 11, “Xuống Âm Phủ, Thái Tông hoàn sinh; Đi dâng dưa, Lưu Toàn gặp vợ” cũng đã nói rõ. Giới khoa học trong và ngoài nước đối với hiện tượng “cận tử” cũng đã làm rất nhiều nghiên cứu, rất nhiều người gặp đại nạn mà không chết đều kể lại rằng họ ở trong một trạng thái “thể nghiệm cận tử”, đều là cơ bản giống nhau, gần giống với miêu tả trong các câu chuyện xưa. Mà luân hồi này không chỉ là luân hồi của người, miễn là sinh mệnh nội trong Tam Giới, bao gồm cả Thần, quỷ đều bị luân hồi. Vì thế Phật gia giảng phải nhảy ra ngoài Tam Giới mới thực sự thoát khỏi bể khổ, không bị luân hồi nữa, đại tự tại một cách chân chính.
Quan Âm Bồ Tát bán cà sa và pháp trượng, người vô duyên bán 7.000 lượng, người hữu duyên có thể cho không. Cả Phật và Đạo kỳ thực đều giảng về duyên phận. Bởi thế mới nói Phật độ người hữu duyên. Loại duyên phận này trong luân hồi chuyển thế bao đời mà phát sinh biến hóa. Chỉ cần trong người ta còn có Phật tính, còn có niệm đầu hướng thiện, thì là vẫn còn có cơ hội. Như cố sự nọ, Phật Như Lai thấy có người ở địa ngục kêu cứu mạng, người này khi còn sống từng cứu một con nhện, thế là bèn bám một sợi tơ nhện mà đi lên. Đây chính là thể hiện của duyên phận. Duyên cũng có thiện duyên và ác duyên. Kỳ thực những sự tình giữa người với người thì cũng chì là nhân quả luân báo mà thôi.
Tiểu thừa Phật giáo tu La Hán, chỉ tín ngưỡng Phật Thích Ca Mâu Ni, cầu giải thoát tự thân; Đại thừa Phật giáo mục tiêu cao hơn, hơn nữa là tín ngưỡng đa Phật. Đây không phải là nói Đại thừa tốt hơn Tiểu thừa. Chỉ cần tu thành chính quả thì đều là tốt. Nếu không, dù tin theo Đại thừa Phật giáo mà không đạt yêu cầu thì tu cũng không cao. Phật giáo phát triển cho đến hôm nay, quả thực đã rất biến dị. Tôn giáo này đã trở nên thế tục, bị chính trị hóa, chứ không dạy người ta tu luyện, ngay cả khuyên người hướng thiện cũng là rất khó. Thật là đáng buồn! Sự bại hoại của Phật giáo trong thời kỳ mạt pháp thực ra đã sớm được nói rõ, đó là trong đoạn đối thoại giữa Phật Thích Ca Mâu Ni và ma.
Quan Âm Bồ Tát hiển tướng trước đám người của Vua Đường, thực ra tình huống này là rất hiếm. Bởi vì Thần cho rằng thông thường con người không xứng nhìn thấy Thần, chỉ có những người rất đặc biệt, căn cơ rất tốt, đang trong tu luyện, hoặc người có lai lịch đặc biệt mới có thể nhìn được một chút. Vì thế đại đa số người ta đều không nhìn thấy. Nhiều người không tin Thần nói, cho tôi thấy thì tôi mới tin. Kỳ thực đây là tư tưởng khó đổi của bản thân, nếu không chuộc tội của bản thân, thì không xứng nhìn thấy Thần. Kết quả ngày càng nhiều người như vậy, càng nhiều người không nhìn thấy, càng bất ngộ, càng không tin, tiến nhập vào một trạng thái tuần hoàn ác tính. Loại người này vẫn tự cho mình là đúng, kỳ thực là rất đáng thương.
Trong «Tây Du Ký», các sự việc này mới chỉ là khởi đầu. Phần đầu chỉ là giới thiệu bối cảnh, tiền đề giả thiết và điều kiện hạn chế. Trong số các sự kiện này thì Đường Tăng chỉ là người thừa hành, tự ông không hề biết toàn bộ quá trình an bài, đây là kế hoạch của Phật Như Lai và Quan Âm Bồ Tát. Người tu luyện chân chính thì đều là thượng sư an bài con đường tu luyện, tự người tu luyện thì là phải thực hiện mà không truy cầu.
(*) Tây Du Ký: Tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân, gồm 100 hồi, nói về cuộc hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng. Sau khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung đã cùng Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh hộ tống Đường Tăng sang Tây Phương thỉnh kinh, dọc đường đi đã hàng ma phục yêu trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng thành chính quả.
(Còn tiếp)
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2007/8/19/47800.html
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ